1. Trang chủ
  2. » Tất cả

240954

40 312 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

MỞ ĐẦU Dự báo là bài toán quan trọng mang lại nhiều lợi ích thiết thực phụ vụ con người, nó giúp con người nắm bắt được các quy luật vận động trong tự nhiên và trong đời sống kinh tế xã hội. Trong những năm gần đây, các mạng nơron truyền thẳng nhiều lớp được thực tiễn chứng minh là khá mạnh và hiệu quả trong các bài toán dự báo và phân tích số liệu, đặc biệt trong các bài toán dự báo phụ tải, dự báo kinh tế, dự báo thời tiết,… Cho đến nay đã có khá nhiều phương pháp luận cho hoạt động dự báo, trong đó đa số các phương pháp luận đều mang tính chất kinh nghiệm thuần túy. Dùng cách giải quyết theo kinh nghiệm vào việc dự báo là chưa đầy đủ, vì cách làm ấy hoàn toàn chỉ dựa vào kinh nghiệm của giai đoạn quá khứ, mà các kinh nghiệm ấy không phải lúc nào cũng có thể vận dụng vào hoàn cảnh đã thay đổi so với trước. Việc nghiên cứ ứng dụng các mô hình dự báo khác nhau cho phép ta có cơ sở tiếp cận tới việc lựa chọn các phương pháp dự báo, đánh giá mức độ chính xác của dự báo đồng thời xác định khoảng thời gian lớn nhất có thể dùng dự báo. Dự báo phụ tải ngắn hạn (giờ, ngày hoặc tuần) có vai trò quan trọng trong vận hành, lập phương thức ngày, phương thức tuần. Nếu chúng ta dự báo phụ tải quá thừa so với nhu cầu sử dụng thì hậu quả là phải huy động nguồn dự phòng đắt tiền lớn hơn mức cần thiết. Ngược lại, nếu dự báo phụ tải quá thấp so với nhu cầu thì dẫn đến kết quả nguồn dự phòng thấp, giảm an toàn cung cấp điện, không đáp ứng đủ nhu cầu điện cho các hộ tiêu thụ, và làm thiệt hại cho nền kinh tế quốc dân. Mục đích của báo cáo này là tìm hiểu, làm sáng tỏ một số khía cạnh về mạng nơron truyền thẳng nhiều lớp, thuật toán lan truyền ngược, giới thiệu phương pháp luận và một số kết quả ban đầu của nghiên cứu ứng dụng mạng nơron vào trong dự báo phụ tải ngắn hạn cho hệ thống điện. Trang 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ DỰ BÁO PHỤ TẢI NGẮN HẠN 1.1 Vài trò của dự báo phụ tải ngắn hạn trong công tác điều độ Điện năng là một sản phẩm đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, đời sống dân sinh và môi trường của bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Không giống như các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm khác trong nền kinh tế thị trường với mục tiêu là lợi nhuận – khi không có lợi nhuận thì ngừng sản xuất, điện là sản phẩm đặc biệt không thể thiếu được, nên ngành điện được coi là một ngành thuộc cơ sở hạ tầng. Điện được phân biệt với các sản phẩm hàng hóa khác nhờ khả năng đáp ứng nhanh chóng những biến đổi của nhu cầu tại mọi thời điểm và tính hầu như không thể dự trữ được. Do đó vấn đề dự báo phụ tải một cách chính xác cũng như toàn bộ các dây chuyền sản xuất, truyền tải, phân phối phải luôn ở tình trạng sẵn sang đáp ứng nhu cầu phụ tải là yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả phục vụ khách hàng của toàn hệ thống. Việc dự báo phụ tải ngày hệ thống điện với sai số cao có ảnh hưởng rất lớn đến giá thành vận hành. Dự báo phụ tải cao hơn thực tế sẽ làm chi phí tăng cao, do phải huy động không cần thiết các nguồn điện dự phòng đắt tiền như diesel,… Dự báo phụ tải thấp hơn thực tế sẽ dẫn đến kết quả nguồn dự phòng thấp, giảm độ an toàn cung cấp điện, có thể phải cắt điện do việc huy động thiếu nguồn, gây thiệt hại cả về kinh tế, an ninh xã hội, đời sống sinh hoạt của nhân dân và uy tín phục vụ của ngàng đối với khách hàng. Đối với thực tế vận hành hệ thống điện Việt Nam, do thành phần phụ tải sinh hoạt và dịch vụ còn chiếm tỷ lệ khá cao nên sự chênh lệch phụ tải cao điểm (phụ tải cao nhất trong ngày P max ) và phụ tải thấp điểm (phụ tải thấp nhất trong ngày P min ) là rất lớn (khoảng 2.5 đến 3 lần). Đây chính là hai giá trị phụ tải đặc biệt trong đồ thị phụ tải ngày, và được người làm công tác điều độ quan tâm nhiều nhất trong quá trình vận hành. Về mặt vận hành với đồ thị phụ tải biến động lớn, thành phần thay đổi, quá trình khởi động máy diễn ra thường xuyên ảnh hưởng đến tuổi thọ và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của nhà máy điện, tổn thất công suất và điện năng cuãng sẽ gây nhiều bất lợi. Trang 2 Phụ tải cao điểm là nhân tố quyết định việc huy động các nguồn nhiệt điện, tua-bin khí, diesel dự phòng nhằm đảm bảo đủ nguồn phủ đỉnh và dự phòng nóng, tăng độ an toàn cung cấp điện. Phụ tải thấp điểm quyết định việc phối hợp và điều chỉnh các nguồn tua-bin khí, nhiệt điện, thủy điện nhằm đảm bảo vận hành kinh tế, tránh cho nhà máy thủy điện Hòa Bình vận hành trong công suất không cho phép về kỹ thuật. Trong đó phụ tải lúc cao điểm P max là khâu quan trọng nhất trong ngày. Giải quyết tốt vấn đề cung cấp điện có vai trò và ý nghĩa vô cùng lớn, vì vậy việc áp dụng và nghiên cứu mô hình dự báo khác nhau nhằm tìm ra mô hình dự báo tối ưu cho vấn đề dự báo phụ tải là việc rất cần thiết. 1.2 Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến phụ tải ngày Mục tiêu cuối cùng của tất cả các dự báo là kết quả dự báo phải bám sát giá trị thực tế. Muốn có dự báo ngày với sai số nhỏ, phải chọn phương pháp dự báo tối ưu. Các yếu tố ảnh hưởng đến phụ tải ngày: • Thứ của ngày trong tuần: giá trị phụ tải giờ trong các ngày làm việc thường cao hơn phụ tải của các ngày nghỉ cuối tuần. • Thời tiết trong ngày: thời tiết trong ngày bao gồm các thông số: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió và hướng gió,… trong các thông số đó nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến phụ tải. Có thể xem phụ tải là một hàm số phụ thuộc vào nhiệt độ. Giữa phụ tải và nhiệt độ có mối quan hệ là nhiệt độ tăng thì phụ tải tăng và ngược lại. • Ngày đặc biệt trong năm: Ngày đặc biệt trong năm là các ngày lễ, ngày tết, như ngày tết âm lịch, tết dương lịch, ngày 30/4 và 1/5, ngày 2/9,… Phụ tải những ngày này trên toàn quốc giảm rất nhiều so với ngày thường. • Kế hoạch sửa chữa lớn trong ngày có cắt điện phụ tải: Hiện nay, trong quá trình thực hiện các kế hoạch sửa chữa lớn, như cải tạo các trạm biến áp 220KV, cắt điện đường dây đang vận hành để kéo đường dây mới,…, vẫn phải cắt phụ tải diện rộng, dẫn đến điện năng tiêu thụ vào các ngày(giờ) này giảm một cách đáng kể. Dự báo phụ tải những ngày này phải tính toán khấu trừ phụ tải giảm do ngừng cung cấp điện. Dạng của biểu đồ phụ tải Trang 3 trong ngày có cắt điện diện rộng cũng mang đặc thù riêng, thay đổi tùy thuộc vào thời gian, vùng, miền cắt điện. Qua số liệu thống kê, quá trình nghiên cứu thực tế và kinh nghiệm vận hành, các nhà nghiên cứu, các chuyên gia điều độ đi đến kết luận: nhiệt độ môi trường, và đặc thù ngày đang xét (ngày đặc biệt, ngày nghỉ cuối tuần, ngày lễ, ngày đặc biệt) là các biến ảnh hưởng mạnh nhất đến giá trị phụ tải ngày. 1.3 Phương hướng nghiên cứu dự báo phụ tải Cũng như các dự báo khác, dự báo phụ tải ngày cũng phải dựa vào số liệu thống kê, phân tích và áp dụng thuật toán để xác định mối quan hệ giữa phụ tải và các yếu tố ảnh hưởng, từ đó dự báo phụ tải dựa trên các yếu tố ảnh hưởng đó. Trước đây, các mô hình toán học truyền thống hay được áp dụng cho dự báo như: Hồi qui tuyến tính (linear regression), san trung bình(moving averages), hệ số ngẫu nhiên(stochastic), san hàm mũ(expodential smoothing), AGRIMA (Autoregressive Intergarated Moving Average),… Nghiên cứu phương pháp dự báo phụ tải ngày là nghiên cứu và áp dụng các phương pháp để tìm quan hệ giữa phụ tải ngày và các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến phụ tải ngày. Việc áp dụng mạng nơron nhân tạo cho dự báo phụ tải của hệ thống điện Việt Nam dựa trên các yêu cầu: phương pháp đơn giản, có tính đến ảnh hưởng của biến nhiệt độ và đặc thù ngày, cho dự báo với sai số nhỏ. Trang 4 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN GIẢI QUYẾT BÀI TOÁN DỰ BÁO PHỤ TẢI NGẮN HẠN THEO PHƯƠNG PHÁP HAI GIAI ĐOẠN 2.1 Đặc điểm của biểu đồ phụ tải ngày Phụ tải ngày hệ thống điện Việt Nam là phụ tải có thành phần điện sinh hoạt và dịch vụ chiếm tỷ lệ khá cao. Việc giảm tỷ trọng điện năng tiêu thụ trong công nghiệp và tăng tỷ trọng tiêu thụ trong sinh hoạt làm chế độ tiêu thụ điện năng xấu đi, hệ số phụ tải giảm, đồ thị phụ tải nhọn hơn, gây nhiều khó khăn cho việc đảm bảo an toàn cung cấp điện. Hình 2.1 là đồ thị phụ tải ngày hệ thống điện Quốc gia được xây dựng theo giá trị phụ tải của 24 giờ trong ngày. Đồ thị trên hình biến thiên theo giá trị phụ tải từng giờ, phụ tải P max lớn gấp 2 ÷ 3 lần so với P min . Phụ tải P max thường xảy ra vào 19h – 20h vào mùa hè, 18h – 19h vào mùa đông. Thấp điểm P min xảy ra vào ban đêm khoảng 3h – 4h vào mùa hè, 2h – 3h vào mùa đông. 0 5 10 15 20 25 3500 4000 4500 5000 5500 6000 6500 P T Hình 2. Đồ thị phụ tải ngày hệ thống điện Quốc gia Trang 5 Trong quá trình vận hành của trung tâm Điều độ, phụ tải cao điểm (P max ) và phụ tải thấp điểm (P min ) là hai điểm quan trọng nhất trong đồ thị phụ tải ngày. Phụ tải cao điểm và thấp điểm quyết định huy động nguồn và điều chỉnh phối hợp thủy điện và nhiệt điện trong lập phương thức ngày trong điều hành hệ thống điện. ∗ Vào cao điểm tối phụ tải tăng đặc biệt nhanh • Huy động các nguồn điện đắt tiền như tua-bin khí chạy dầu phải trước cao điểm tối thời gian ít nhất là 30 phút để khởi động và nâng dần công suất. • Khi thiếu nguồn mới huy động tua-bin khí chạy dầu sẽ không kịp gây tần số thấp và sa thải phụ tải do rơle tần số thấp tác động. • Trong trường hợp sự cố thiếu nguồn, người ta cần phải dự báo công suất thiếu để chuẩn bị trước phương án cắt tải sau đó phối hợp với các điều độ miền phân bổ công suất cần phải cắt cho các điều độ lưới điện phân phối. Cắt tải có chuẩn bị trước thường ít gây thiệt hại về kinh tế hơn do rơ – le tần số thấp tác động. ∗ Vào thấp điểm đêm phụ tải giảm rất thấp • Cần phải điều chỉnh các nguồn tua-bin khí chạy dầu, nhiệt điện sao cho các tổ máy của thủy điện Hòa Bình không vận hành trong vùng công suất không cho phép bảo đảm vận hành an toàn các tổ máy và thỏa mãn các chỉ tiêu về kinh tế. Nếu dự báo chính xác được P max và P min , người ta có thể huy động và điều chỉnh nguồn hợp lý, cũng như vận hành hệ thống điện an toàn và hiệu quả. 2.2 Dự báo phụ tải ngắn hạn cho 24 giờ sau Mục đích của dự báo phụ tải cho 24 giờ sau là đưa ra các giá trị phụ tải dự báo theo từng giờ sát với thực tế. Nói cách khác giảm sai số là vấn đề quan trọng trong quá trình dự báo. Quá trình phân tích, so sánh đồ thị phụ tải của hệ thống điện Việt Nam trong một thời gian dài cho thấy kiểu biểu đồ phụ tải ngày chủ yếu bị ảnh hưởng bởi các thói quen tổ chức sinh hoạt, cách phân công sắp xếp công việc của khách hàng. Nghĩa là kiểu biểu đồ phụ tải có mối liên quan chặt chẽ với môi trường hoạt động, ngày tháng (làm việc, nghỉ ngơi, lễ tết, hội hè,…) của riêng từng khách hang và của cả cộng đồng. Còn đáy và đỉnh phụ tải lại là hàm của các biến thời tiết như nhiệt độ, độ ẩm, mây, lượng mưa, vận tốc và hướng gió. Trang 6 Nói cách khác, kiểu của biểu đồ phụ tải và giá trị đỉnh, đáy phụ thuộc vào các yếu tố tương đối độc lập với nhau. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với vấn đề dự báo phụ tải ngắn hạn. Dựa vào đặc điểm này chúng ta sẽ phân quá trình dự báo phụ tải thành hai giai đoạn dự báo khác nhau. Biểu đồ phụ tải sẽ được xác định hoàn toàn nếu ta xác định được kiểu của biểu đồ phụ tải, giá trị đỉnh và giá trị đáy của biểu đồ phụ tải. Do đó, bài toán dự báo phụ tải được chia thành hai bài toán nhỏ: • Xác định kiểu biểu đồ phụ tải ngày cần dự báo • Dự báo đỉnh và đáy biểu đồ phụ tải ngày cần dự báo 2.2.1 Kiểu của đồ thị phụ tải Xét đồ thị phụ tải hệ thống điện hình 2.2, đây là biểu đồ phụ tải hệ thống điện Quốc gia ngày làm việc 12 – 6 – 2003 được xây dựng theo giá trị phụ tải của 24 giờ trong ngày. Giá trị phụ tải phân bố không đều, dạng biểu đồ nhọn và sự chênh lệch giữa 2 giá trị đỉnh và đáy rất lớn. 0 5 10 15 20 25 3500 4000 4500 5000 5500 6000 6500 P T Hình 2. Đồ thị phụ tải ngày 12 – 6 – 2003 của hệ thống điện Quốc gia Đặt: giá trị phụ tải của giờ thứ I là P(i), với i= ́ 1,24 , giá trị phụ tải đỉnh là P max , giá trị phụ tải đáy là P min . Trang 7 Rõ ràng giá trị phụ tải P max , P min và phụ tải theo từng giờ của các ngày khác nhau sẽ có giá trị khác nhau. Để thu được kiểu biểu đồ phụ tải ngày chuẩn, ta sẽ qui chuẩn phụ tải từng giờ theo công thức: P n ( i ) = P ( i ) −P min P max −P min , với i= ́ 1,24 P(i) là phụ tải qui chuẩn của giờ thứ i. Dựa trên giá trị phụ tải qui chuẩn thu được của 24 giờ trong ngày, ta xây dựng được biểu đồ phụ tải ngày chuẩn hóa. Đồ thị phụ tải này còn được gọi là véctơ biểu đồ phụ tải. Nếu đặt véctơ biểu đồ phụ tải là P, ta có: P=[ p 1 , p 2 , , p 24 ] T =[P n ( 1 ) , P n ( 2 ) , …,P n ( 24 ) ] T Với P n (i) là phụ tải được chuẩn hóa của giờ thứ i. Hình 2.3 là đồ thị phụ tải ngày chuẩn hóa, biều đồ phụ tải được qui chuẩn vẫn giữ nguyên dạng biến thiên của mình và các giá trị phụ tải được qui chuẩn nằm trong khoảng [0, 1]. Đặc điểm này không phụ thuộc vào giá trị đỉnh và đáy của biểu đồ phụ tải trong ngày được qui chuẩn nhận các giá trị lớn hay nhỏ đến mức nào. 0 5 10 15 20 25 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9 1 P T Hình 2. Đồ thị phụ tải ngày 12 – 6 – 2003 đã chuẩn hóa Trang 8 2.2.2 Đỉnh và đáy của biểu đồ phụ tải Xác định hai giá trị đặc biệt trên đồ thị phụ tải, phụ tải cao điểm và phụ tải thấp điểm là mục tiêu quan trọng hàng đầu của người làm công tác dự báo. Tính kinh tế, hiệu quả, phương thức vận hành điều độ trong ngày cũng như hướng đầu tư phát triển trong tương lai của hệ thống điện phụ thuộc rất lớn vào độ chính xác của việc dự báo hai giá trị này. Sau khi xác định được hai giá trị quan trọng P max và P min các giá trị phụ tải giờ khác trong ngày sẽ được xác định theo mối quan hệ của chúng đối với đỉnh và đáy của biểu đồ phụ tải thông qua kiểu biểu đồ phụ tải của ngày dự báo. 2.2.3 Dự báo phụ tải cho 24 giờ sau Nếu biết: • Dạng biểu đồ phụ tải chuẩn (xác định được P n (i), với i= ́ 1,24 ) • Xác định được P max , P min của biểu đồ phụ tải trong ngày. Ta sẽ tính được phụ tải của từng giờ trong ngày theo công thức: P ( i ) =P min + ( P max −P min ) P n (i) Trang 9 CHƯƠNG 3 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MẠNG NƠRON 3.1 Giới thiệu về mạng nơron 3.1.1 Lịch sử phát triển Dưới đây là các mốc đáng chú ý trong lịch sử phát triển của mạng nơron[6]: • Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 sự phát triển chủ yếu chỉ là những công việc có sự tham gia của cả ba ngành Vật lý học, Tâm lý học và thần kinh học. Các công trình nghiên cứu của họ chủ yếu đi sâu vào các lý thuyết tổng quát về HỌC, NHÌN và lập luận,… và không đưa ra các mô hình toán học cụ thể mô tả hoạt động của các nơron. • Mọi chuyện thực sự bắt đầu vào những năm 1940 với công trình của Warren McCulloch và Walter Pitts. Họ chỉ ra rằng về nguyên tắc, mạng của các nơron nhân tạo có thể tính toán bất kỳ một hàm số học hay logic nào. • Tiếp theo là Donald Hebb, ông đã phát biểu rằng việc thuyết lập luận cổ điển (như Pavlov) đưa ra là hiện thực bởi do các thuộc tính của từng nơron riêng biệt, ông cũng nêu ra một phương pháp học của các nơron nhân tạo. • Ứng dụng thực nghiệm đầu tiên của các nơron nhân tạo có được vào cuối những năm 50 cùng với phát minh của mạng nhận thức và luật học tương ứng bởi Frank Rosenblatt. Mạng này có khả năng nhận dạng các mẫu. Điều này đã mở ra rất nhiều hy vọng cho việc nghiên cứu mạng nơron. • Cùng thời gian đó, Bernard Widrow và Marcian Hoff đã đưa ra một thuật toán học mới và sử dụng nó để huấn luyện cho các mạng tuyến tính thích nghi, mạng có cấu trúc và chức năng tương tự như mạng của Rosenblatt. Luật học Widrow – Hoff vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay. • Tuy nhiên cả Rosenblatt và Widrow – Hoff đều cùng vấp phải một vấn đề do Marvin Minsky và Seymour Papert phát hiện ra, đó là các mạng nhận thức chỉ có khả năng giải quyết được các bài toán tách được tuyến tính. Họ cố gắng cải tiến luật học và mạng để có thể vượt qua được hạn chế này nhưng họ đã không thành công trong việc cải tiến luật học để có thể huấn luyện được các mạng có cấu trúc phức tạp hơn. Trang 10

Ngày đăng: 23/04/2013, 16:27

Xem thêm

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1 là đồ thị phụ tải ngày hệ thống điện Quốc gia được xây dựng theo giá trị phụ tải của 24 giờ trong ngày - 240954
Hình 2.1 là đồ thị phụ tải ngày hệ thống điện Quốc gia được xây dựng theo giá trị phụ tải của 24 giờ trong ngày (Trang 5)
Hình 2.  Đồ thị phụ tải ngày 12 – 6 – 2003 của hệ thống điện Quốc gia - 240954
Hình 2. Đồ thị phụ tải ngày 12 – 6 – 2003 của hệ thống điện Quốc gia (Trang 7)
Hình 2.3 là đồ thị phụ tải ngày chuẩn hóa, biều đồ phụ tải được qui chuẩn vẫn giữ nguyên dạng biến thiên của mình và các giá trị phụ tải được qui chuẩn nằm trong khoảng [0, 1] - 240954
Hình 2.3 là đồ thị phụ tải ngày chuẩn hóa, biều đồ phụ tải được qui chuẩn vẫn giữ nguyên dạng biến thiên của mình và các giá trị phụ tải được qui chuẩn nằm trong khoảng [0, 1] (Trang 8)
Hình 3.  Đơn vị xử lý thứ j - 240954
Hình 3. Đơn vị xử lý thứ j (Trang 12)
Hình 3.  Hàm tuyến tính - 240954
Hình 3. Hàm tuyến tính (Trang 14)
Hình 3.  Hàm Sigmoid lưỡng cực - 240954
Hình 3. Hàm Sigmoid lưỡng cực (Trang 15)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

w