Các nhà khoa học không ngừng đi sâu nghiên cứu và chọn tạo ra các giống ngô mới với các hướng chọn tạo khác nhau như: chọn tạo các giống ngô tẻ có năng suất cao, các giống ngô chống chịu
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề
Ngô (Zea mays L) là một trong những loại ngũ cốc quan trọng trên thế
giới, đứng thứ ba sau lúa mì và lúa gạo Sản lượng sản xuất ngô ở thế giới trung bình hằng năm từ 696,2 đến 723,3 triệu tấn Trong nền kinh tế, ngô có nhiều vai trò như: ngô làm thức ăn cho người (17% sản lượng), ngô làm thức
ăn chăn nuôi với gần 70% chất tinh trong thức ăn hỗn hợp là từ ngô, ngô làm thực phẩm (ngô bao tử làm rau cao cấp), ngô cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp (khoảng 670 mặt hàng khác nhau), ngô còn là nguồn hàng dành cho xuất khẩu (khoảng 700 triệu tấn)
Ngô được coi là nguồn lương thực quan trọng của con người và là nguồn thức ăn chính trong chăn nuôi, ngoài ra ngô còn được dùng làm thực phẩm sạch, giàu dinh dưỡng đáp ứng cho tiêu thụ hàng ngày của con người Ở nước ta trong những năm gần đây, diện tích ngô có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực, năng suất ngô liên tục tăng vì thế sản lượng ngô cũng không ngừng tăng Năm 2000 nước ta có diện tích trồng ngô là 730.200 ha với năng suất trung bình là 27,5 tạ/ha, năm 2004 là 991.100 ha với năng suất trung bình
là 34,6 tạ/ha, đến năm 2008, diện tích trồng ngô của nước ta là 1125,900 ha với năng suất là 40,2 tạ/ha
Các nhà khoa học không ngừng đi sâu nghiên cứu và chọn tạo ra các giống ngô mới với các hướng chọn tạo khác nhau như: chọn tạo các giống ngô tẻ có năng suất cao, các giống ngô chống chịu và các giống ngô thực phẩm (ngô đường, ngô nếp, ngô rau)… Đặc biệt đối với ngô đường, các giống đang được trồng phổ biến hiện nay là các giống ngô nhập từ Thái, Trung Quốc, Hàn Quốc và Mỹ, còn các giống được chọn tạo trong nước còn khá khiêm tốn Giá giống ngô đường cao
Trang 2và thay đổi thất thường vì phụ thuộc vào hàng ngoại nhập, trung bình giá từ 300 –
400 nghìn đồng/kg, nhưng có khi tăng lên tới 700 nghìn đồng/kg
Về mặt nghiên cứu, ngô là một trong những đối tượng nghiên cứu chính trong khoa học nông nghiệp thế giới Nó là đối tượng hấp dẫn và thích hợp cho nghiên cứu di truyền học vì hai bộ phận hoa đực và hoa cái dễ dàng nhận biết, dễ cách ly, dễ khử đực với thao tác bằng tay đơn giản và nhanh chóng, có thể thực hiện rất nhiều kiểu lai khác nhau Rất nhiều công trình về
di truyền học đã nghiên cứu thành công trên cây ngô như hiện tượng đa gen, hiện tượng ƯTL, di truyền tế bào chất…
Cây ngô ở Việt Nam giữ một vị trí quan trọng trong hệ thống cây trồng nông nghiệp Hiện nay, khi nhu cầu về ngô hạt phục vụ nhu cầu thực phẩm, chăn nuôi, chế biến…ngày càng tăng cao thì cây ngô ngày càng trở nên quan trọng hơn và nó là loại cây trồng cải thiện được thu nhập đáng kể của người dân ở nhiều địa phương trên cả nước
Những năm gần đây, sản xuất ngô ở nước ta đã có nhiều tiến bộ, phát triển mạnh mẽ về diện tích, năng suất và sản lượng Tuy nhiên, năng suất ngô trung bình còn thấp hơn năng suất trung bình thế giới và khu vực Để đáp ứng nhu cầu ngô ngày càng tăng trong những năm tới, ngoài việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật, mở rộng diện tích trồng ngô thì việc tạo ra những giống ngô lai mới có năng suất cao, chống chịu tốt và đưa vào sản xuất trên quy mô rộng
2 Mục tiêu của đề tài
- Tìm hiểu khả năng thích ứng, sự sinh trưởng, phát triển, mức độ chống chịu sâu bệnh và năng suất của các giống ngô lai
Trang 3- Tuyển chọn được một số giống có triển vọng nhằm bổ sung nguồn giống phục vụ tốt cho sản xuất ngô lai tại địa phương
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1 Ý nghĩa khoa học
Cây ngô là loại cây trồng có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới, cây ngô yêu cầu ánh sáng mạnh, trồng trong điều kiện được chiếu sáng mạnh ngô sẽ cho năng suất cao, phẩm chất hạt tốt Nhiệt độ lý tưởng để ngô sinh trưởng và phát triển là 25-300C Ngô là cây cần đất ẩm, nhưng khả năng chịu úng kém Bình quân một cây ngô trong vòng đời cần phải có 7-10lít nước để sinh trưởng và phát triển Nhu cầu về nước của cây ngô thay đổi theo từng thời kỳ sinh trưởng.Cây ngô có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, tuy nhiên ngô thích hợp nhất là trên đất có thành phần cơ giới nhẹ, độ màu mỡ cao, dễ thoát nước, tầng canh tác dày, độ pH: 6-7.
3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Ở Việt Nam, cây ngô đã được trồng cách đây 300 năm, là cây lương thực đứng thứ hai sau cây lúa nước và là cây trồng quan trọng ở cả đồng bằng, trung du cũng như miền núi Hiện nay, cùng với sự phát triển của dân số và chăn nuôi thì nhu cầu về sử dụng ngô trong cả nước nói chung và huyện Bình Xuyên – tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng ngày càng tăng Vì vậy, việc đưa các giống ngô lai vào trong sản xuất là rất quan trọng, nhất là trong cơ cấu cây trồng hiện nay để góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và chất lượng cuộc sống của người nông dân
Đứng trước nhu cầu ngày càng cao về ngô và hướng tới xuất khẩu thì việc mở rộng diện tích, năng suất và sản lượng ngô hiện nay là rất quan trọng Theo thống kê của tổng cục thống kê đến năm 2008 diện tích trồng ngô của Việt Nam là 1128,900 ha, sản lượng đạt 4131,200 tấn, năng suất đạt 4,02 tấn/ha
Trang 4CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Tình hình sản xuất, nghiên cứu chọn tạo và sử dụng ngô trên thế giới
1.1.1 Tình hình sản xuất
Ngô là cây lương thực quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu sau cây lúa mì và lúa nước Theo số liệu của Fao, thì năm 2009 diện tích ngô trên toàn thế giới đạt 156.640 triệu ha, năng suất bình quân 5,0700 tạ/ha và tổng sản lượng 794.058 triệu tấn, chiếm vị trí thứ nhất về năng suất và sản lượng trong khi diện tích chỉ đứng thứ 3
Bảng 1.1: Năng suất, sản lượng và diện tích trồng ngô trên thế giới
Nguồn: Fao Statistics (2010)
Trên thế giới, ngô được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau nhưng phần lớn lượng ngô được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi gia súc vì nó có giá trị dinh dưỡng cao Bên cạnh đó ngô còn là nguồn cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp dược phẩm và công nghiệp chế biến như: rượu, cồn, tinh bột, dầu, glucoza, bánh kẹo… Theo thống kê, ngô có mặt trong khoảng
670 mặt hàng khác nhau Ngô còn được sử dụng như một loại rau cao cấp và an
Trang 5toàn – ngô rau, ngô bao tử… Việc sử dụng ngô làm rau cao cấp đã mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Đài Loan, Thái Lan, Trung Quốc…
Ngoài ra ngô còn là nguồn hàng hoá xuất khẩu thu ngoại tệ cao Trên thế giới hàng năm lượng ngô xuất khẩu khoảng 70 triệu tấn, đứng đầu là Mỹ, Pháp, Trung Quốc, Thái Lan Còn những nước nhập khẩu ngô lớn là Nhật, Liên Xô, Hà Lan, Anh… Việt Nam cũng là một trong những nước phải nhập khẩu ngô[1];[5]
1.1.2 Tình hình nghiên cứu, chọn tạo và sử dụng
1.1.2.1 Tình hình, nghiên cứu, chọn tạo
Ngô lai (Hybrid corn) là một thành tựu quan trọng, một bước ngoặt vĩ đại trong ngành trồng ngô Nó là bước nhảy vọt về sản lượng lương thực trước lúa mì và lúa nước
Người đầu tiên quan sát thấy hiện tượng ưu thế lai ở ngô là Charles Darwin Vào năm 1871, từ một thí nghiệm nhỏ trong nhà kính, ông nhận thấy: những cây giao phối phát triển cao hơn những cây tự phối 20% Ông rút ra rằng tự phối thường làm giảm sức sống còn giao phối thì khôi phục lại nó Năm 1876, Darwin đã công bố những kết quả thu được trong tác phẩm:
“Những tác động của giao phối và tự phối trong thế giới thực vật”
Năm 1877, William James Beal đã tiến hành việc lai có kiểm soát giữa các giống ngô với mục đích duy nhất là tăng năng suất bởi ưu thế lai Kết quả của những thí nghiệm đó đã kích thích các nhà tạo giống suy nghĩ cho sự phát triển của ngô hiện đại
Năm 1904, G.H.Shull lần đầu tiên tiến hành tự phối cưỡng bức ở ngô
để thu được dòng thuần từ các tổ hợp lai này Năm 1909, Shull đã công bố giống lai đơn cho năng suất cao hơn so với giống ngô thời kỳ đó Mãi đến năm 1917, khi D.F.Jones đưa ra giải pháp "lai kép" thì việc sử dụng ngô lai
Trang 6"Heterosis" để chỉ ưu thế lai, từ này đã được quốc tế hoá và sử dụng cho đến ngày nay Như vậy, khái niệm về ưu thế lai và ưu thế lai chỉ ra tầm quan trọng của tự phối như một kĩ thuật trong cải tạo giống ngô là thuộc về Shull Song ảnh hưởng lớn đến các nhà chọn tạo giống ngô sau này còn phải kể đến Edward Murray East, ông được đánh giá rất cao về áp dụng thực tế của ưu thế lai trong chọn tạo giống ngô hiện đại Ngày nay, hiện tượng ưu thế lai đã được ứng dụng rộng rãi trên các loại cây trồng và gia súc Nó đã đem lại những thành tựu lớn trong việc nâng cao năng suất cây trồng và vật nuôi trên thế giới [4];[14]
1.1.2.2 Tình hình sử dụng
Tình hình sử dụng giống ngô trên thế giới có nhiều giai đoạn thăng trầm khác nhau Việc sử dụng các giống ngô lai trên thế giới phản ánh khá rõ nét trình độ sản xuất, mức đầu tư kĩ thuật thâm canh và hiệu quả kinh tế của việc trồng ngô Ở các nước phát triển, có nền nông nghiệp tiên tiến như Mỹ, Canada, các nước Tây Âu… có mức đầu tư cao nên thường sử dụng gần như 100% là giống ngô lai đã được chọn tạo kĩ, đặc biệt là các giống lai đơn Nhờ
đó mà năng suất ngô ở các nước này thường rất cao [6]
Ở Mỹ, nếu như năm 1933, diện tích trồng ngô lai chỉ chưa đầy 1% thì sau 10 năm lên đến 78% và sau năm 1965 gần như là 100% Vào những năm
60 của thế kỉ 20, sự ra đời của các giống ngô lai đơn với ưu điểm đồng đều hơn và cho năng suất cao hơn đã thay thế hoàn toàn những giống ngô lai kép
Sự thay thế này đã làm năng suất của Mỹ tăng 118 kg/ha/năm Một số nước khác như Mexico, Braxin, Trung Quốc… đã sử dụng 30-90% giống ngô lai và cho năng suất 30-50 tạ/ha [2]
Còn những nước đang phát triển thì trong những năm gần đây việc sử dụng ngô lai vào sản xuất đã có chiều hướng tăng Nguyên nhân thăng trầm
Trang 7của ngô lai có thể rất nhiều, tuỳ thuộc vào từng khu vực, từng nước, song tập chung chính vào các điểm:
- Ngô lai là thể loại giống thâm canh
- Trình độ dân trí nói chung thấp, chưa ứng dụng được các tiến bộ về kĩ thuật canh tác
- Nguồn vật liệu tạo giống nghèo nàn mà việc chọn tạo giống tại chỗ lại đòi hỏi thời gian dài và đầu tư lớn
- Điều kiện kinh tế, kĩ thuật còn yếu kém
- Giá hạt giống lai cao
Hiện nay, nhiều công ty sản xuất và buôn bán giống ra đời như Bioseed
- Mỹ, Pacific - Úc, Tập đoàn CP - Thái Lan, Syngenta – Thuỵ Sỹ Đặc biệt
là trung tâm quốc tế cải lương giống ngô và lúa mì CIMMYT, thành lập năm
1966 đã đóng góp đáng kể vào việc xây dựng khối lượng lớn nguyên liệu ngô Đồng thời cung cấp cho khoảng 80 nước trên thế giới thông qua mạng lưới khảo nghiệm quốc tế
Như vậy, việc sử dụng ngô lai đã trở nên vô cùng phổ biến nhất là khi ngô được sử dụng trong công nghiệp chế biến Ethanol Ethanol là một chất cồn có thể chế tạo được từ gần như bất cứ loại nguyên liệu nào Ở Mỹ, trên 90% ethanol được điều chế từ ngô Chính vì vậy mà giá ngô tăng lên từ tháng 9/2006 Năm 2002 - 2003, Mỹ đã dùng 996 triệu bushel (tương đương với giạ,
là đơn vị đo lường thể tích, bằng 3,6 lít) để sản xuất ethanol, tăng lên 1,6 tỷ bushel năm 2005 - 2006 và dự kiến sẽ tăng mạnh lên 2,15 tỷ bushel trong năm
2006 – 2007 Trong tháng 8 vừa qua, riêng ngành công nghiệp sản xuất cồn ethanol của Mỹ đã xuất xưởng 329.000 thùng cồn Sản lượng cồn cả năm nay ở Mỹ sẽ lên đến gần 19 tỷ lít
Trong đó, Trung Quốc cũng sản xuất khoảng 1,02 triệu tấn ethanol mỗi
Trang 823 triệu tấn ngô cho sản xuất ethanol, tăng 84% so với năm 2001, trong khi sản lượng ngô chỉ tăng 22% [11]
1.2 Tình hình sản xuất, nghiên cứu, chọn tạo và sử dụng ngô ở Việt Nam
1.2.1 Tình hình sản xuất
Ngô có mặt trên trái đất từ rất lâu đời, trải qua hàng nghìn năm tiến hoá, cây ngô đã trở thành cây lương thực đứng thứ ba trên thế giới Còn ở Việt Nam ngô đã được đưa vào trồng cách đây 300 năm, trở thành cây lương thực đứng thứ hai sau cây lúa và là cây màu số một ở nước ta [10]
Những năm gần đây nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật mà cây ngô
đã có bước tiến vượt bậc về diện tích, năng suất và sản lượng Nhìn chung năng suất trung bình của Việt Nam qua các năm đều tăng, trong đó các giống ngô lai càng được ưa chuộng Tỷ lệ tăng trưởng của nước ta cao hơn nhiều so với thế giới (2,1%, 3,2%, 0,7%), so với khối các nước đang phát triển (2,4%, 3,9%, 1,1%), với Mỹ (0,5%, 2,8%, 3,5%) và Trung Quốc (1,9%, 4,7%, 1,9%) trong cùng giai đoạn (năng suất/sản lượng/diện tích)
Ở nước ta, việc phát triển ngô lai tương đối chậm hơn so với các nước Châu Á khác Nếu như năm 1985 nước ta mới chỉ có 392,2 ha trồng ngô lai thì đến năm 2003 đã lên tới 912,7 ha Nhà nước ta có chính sách nâng cao diện tích trồng ngô lai lên trên 90% Các giống ngô lai có diện tích trồng lớn ở nhất nước ta là: LVN10, LVN4, B9621, P60, CP888, HQ2000, LVN17, VN, VN2,B9797 chiếm 80%, góp phần đưa năng suất ngô từ 3,08 tấn năm 2002 lên 4,02 tấn năm 2008 [15]
Trang 9Bảng 1.2: Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam
Nguồn: Tổng cục thống kê (đến 2005), Bộ NN&PTNT (2007)
Trong thời gian qua có một xu thế dễ nhận thấy là diện tích trồng các giống ngô thực phẩm tăng lên rất nhanh, đặc biệt là ngô nếp Theo thông tin
từ các công ty sản xuất hạt giống lớn (công ty CP giống cây trồng Miền Nam, công ty Lương Nông, công ty Nông Hữu, công ty CP giống cây trồng Trung Ương, công ty CP giống cây trồng Hà Tây…) mỗi năm cung cấp cho thị trường khoảng 1.500 tấn nếp giống, chủ yếu là nếp Nù, VN2, VN6, MX2, MX4, Bạch Ngọc… Với lượng hạt giống như vậy thì diện tích trồng ngô nếp hàng năm khoảng 100.000 ha, tức chiếm khoảng 10% diện tích trồng ngô cả nước Một số giống ngô nếp và đường lai của nước ngoài cũng đã được nhập vào nước ta với giá giống cao gấp nhiều lần Chẳng hạn giống ngô nếp của ta sản xuất như VN2, MX2 bán ra thị trường với giá 18-25 nghìn/kg, trong khi
đó Wax–Syngenta, giống 268 của công ty Đông Tây có giá bán từ 140-160
Trang 10nghìn/kg, các giống ngô đường lai từ 350-700 nghìn/kg Tuy nhiên do hiệu quả kinh tế cao nên vẫn được người sản xuất chấp nhận [16]
Ngô ở nước ta cũng được sử dụng chủ yếu vào việc chế biến thức ăn gia súc Hiện nay Việt Nam vẫn là một trong những nước phải nhập khẩu ngô từ các quốc gia lớn như Mỹ, Trung Quốc… Theo số liệu thống kê thì năng suất tăng trưởng bình quân của nước ta là 6,7% Mức tăng trưởng của năm 2004 gấp 2,3 lần về năng suất, 5,9 lần về sản lượng và 2,5 lần về diện tích so với năm 1985 Sở dĩ chúng ta có mức tăng trưởng mạnh như vậy là do chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước đưa ra Với việc đưa giống cây trồng tốt vào sản xuất mà năng suất, sản lượng và diện tích trồng ngô đã thay đổi rõ rệt Tuy nhiên, năng suất ngô của Việt Nam vẫn còn thấp hơn so với năng suất bình quân của thế giới và thấp hơn nhiều so với năng suất của Mỹ
và Trung Quốc, song đã vượt được năng suất bình quân khối các nước đang phát triển (31,3 tạ/ha) Nguyên nhân để năng suất ngô bình quân của nước ta chưa cao là do ngô được trồng ở nhiều vùng, nhiều vụ rất khác nhau, thường
là trên đất xấu, dựa vào nước trời là chủ yếu Do vậy, sự bất đồng đều về năng suất ngô của Việt Nam là rất rõ rệt Mặc dù vậy khách quan mà nói: sản xuất ngô của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới đã có sự phát triển vượt bậc, toàn diện và đáng trân trọng Điều này đã được thể hiện rõ ở trong bảng 1.2: Tình hình sản xuất ngô của Việt Nam [12]
1.2.2 Tình hình nghiên cứu, chọn tạo và sử dụng
Ở Việt Nam, sản xuất ngô có những thành công đáng kể nhờ áp dụng tiến bộ khoa học mới, đặc biệt là những tiến bộ trong công tác chọn tạo giống Nhiều cơ quan nghiên cứu về cây ngô đã ra đời như: Viện nghiên cứu Ngô, Viện Khoa Học Nông Nghiệp Việt Nam, Viện Di truyền, Trường Đại học Nông Nghiệp I…
Trang 11Ở nước ta, nguồn gen ngô hiện được bảo tồn tại Viện nghiên cứu ngô với khoảng 400 mẫu giống thụ phấn tự do trong đó chỉ có khoảng 150 mẫu giống địa phương và 3.000 dòng tự phối Từ những năm 1990 đến nay có gần
20 giống ngô thụ phấn tự do đã được công nhận và phát triển ra sản xuất Trong đó Viện nghiên cứu Ngô đóng góp 14 giống: TH2A, TH2B, VM1, TSB1, TSB2, HSB1, TSB3 (ngô đường), MSB49, MSB49B, Q2, VN1,CV1, Nếp tổng hợp, nếp VN2 Trong các giống trên chỉ có Q2, VN1, CV1 và VN2
là được chọn tạo và công nhận trong những năm 1990 Từ sau năm 1990, chương trình phát triển ngô chủ yếu tập trung chọn tạo phát triển ngô lai, giai đoạn đầu là giống lai không quy ước, sau đó là giống lai quy ước Hàng chục giống lai đã được phát triển trong sản xuất Riêng Viện nghiên cứu Ngô đã đóng góp 14 giống ngô lai công nhận quốc gia: LVN4, LVN5, LVN9, LVN10, LVN12, LVN17, LVN20, LVN22, LVN23 (ngô rau), LVN24, LVN25, LVN99, VN8960, HQ2000 (ngô chất lượng protein cao) Để tạo những bước đột phá mới về năng suất năm 1988 Viện nghiên cứu ngô đã đưa
ra trồng thử nghiệm 3 giống ngô lai đơn: LDSB1, LDSB2, LDSB3 Qua khảo nghiệm, giống LDSB1 được đánh giá rất cao Bên cạnh đó những giống lai mới có năng suất, chất lượng cao hơn và khả năng chống chịu tốt hơn đang được thử nghiệm và sẽ mở rộng ra sản xuất trong thời gian tới [13]
Trang 12Bảng 1.3: Danh sách giống ngô mới được công nhận chính thức
Trang 13CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU
Vật liệu nghiên cứu gồm có 11 giống ngô lại của Viện Nghiên cứu Ngô – Viện Khoa học Nông Nghiệp Việt Nam
Bảng 2.1: Các giống ngô sử dụng trong thí nghiệm
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trang 14Sơ đồ bố trí thí nghiệm Dải Bảo vệ
vệ
2.2.2 Quy trình kỹ thuật
- Thời vụ: Thí nghiệm được tiến hành vào vụ thu đông năm 2010
- Địa điểm: Tại huyện Bình Xuyên - tỉnh Vĩnh Phúc
- Làm đất: Ruộng thí nghiệm phải được cày bừa kỹ, làm sạch cỏ dại
và tàn dư thực vật, san phẳng ruộng, lên luống, rạch hàng theo mật độ và khoảng cách như trên
- Thời gian gieo: ngày 20/8/2010
- Độ ẩm đất khi gieo hạt: 60 - 70%
- Kỹ thuật gieo hạt: gieo sâu 2 – 3 cm, gieo mỗi hàng 30 hạt (theo cách thức: 1 hốc gieo 1 hạt) Khi cây có 3 – 4 lá thật tiến hành tỉa định, dặm cây, để lại 1cây/hốc
- Lượng phân bón cho 1ha: 150N – 90P2O5 – 90K2O
+ Lần 3: khi cây xoắn nõn, bón 1/3N + 1/3 K2O
- Chăm sóc: Trồng dặm, tỉa định cây, làm cỏ, xới xáo đất vào các lần bón thúc, thường xuyên giữ ẩm, phòng trừ sâu bệnh cho cây
Trang 152.3 CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI
2.3.1 Thời gian sinh trưởng
- Ngày gieo, ngày mọc, tỷ lệ nảy mầm
- Ngày trỗ cờ, ngày tung phấn, ngày phun râu
- Ngày thu hoạch
2.3.2 Đặc trưng về hình thái cây
- Động thái tăng trưởng chiều cao cây (cm): Đo từ gốc sát mặt đất đến chóp của lá dài nhất Tiến hành theo dõi 1 tuần/ 1 lần
- Động thái tăng trưởng số lá: Bắt đầu theo dõi khi cây có 5 lá thật (lá thứ 5, 10, 15 được đánh dấu bằng sơn để theo dõi) Tiến hành theo dõi 1 tuần/
2.3.3 Các chỉ tiêu về năng suất và yếu tố cấu thành năng suất
- Chiều dài bắp (cm): Đo đến phần cuối bắp có hàng hạt dài nhất
- Đường kính bắp (cm): Đo phần có đường kính lớn nhất của bắp
- Số hàng hạt/bắp: Một hàng hạt được tính khi có 50% số hạt so với hàng dài nhất
- Số hạt/hàng: Đếm số hàng hạt có chiều dài trung bình
- Độ che phủ của lá bi: cho theo thang điểm từ 1 – 5, điểm 1 là các giống ngô lai có lá bi phủ kín bắp và giảm dần đến thang điểm 5 là có là bi che không kín bắp
Khối lượng 1000 hạt (gam)
- Năng suất lý thuyết (tạ/ha) NSLT
Trang 16NSLT= (số hàng hạt/bắp) x (số hạt/hàng) x (tỷ lệ bắp hữu hiệu) x (mật độ) x
10-8
- Năng suất thực thu (tạ/ha) NSTT, ở độ ẩm hạt 14%
P Phạt khô mẫu (100 – Ao) NSTT =
So x Pbắp khô mẫu x (100 – 14) x 10.000 (m
2) P: Khối lượng bắp tươi trên ô
So: Diện tích ô thí nghiệm
Ao: Ẩm độ hạt lúc cân khối lượng hạt của mẫu
Phạt khô mẫu : Khối lượng hạt khô của mẫu
Pbắp khô mẫu: Khối lượng bắp khô của mẫu (100 – 14): Tính năng suất ở độ ẩm hạt 14%
2.3.4 Các chỉ tiêu về chống đổ và chống chịu sâu bệnh
- Mức độ nhiễm một số loại sâu bệnh (%): sâu xám, sâu đục thân, rệp cờ…
- Mức độ nhiễm một số loại bệnh (%): khô vằn, bạc lá, đốm lá…
- Chống đổ: Theo dõi cây đổ sau đợt gió to và trước đợt thu hoạch
+Tỷ lệ đổ rễ (%): được tính theo số cây nghiêng 300 so với chiều thẳng đứng
+Tỷ lệ gãy thân (%): Cây bị gãy ở đoạn thân phía dưới bắp thu hoạch
- Khả năng chống đổ: cho theo thang điểm 1 – 5, điểm 1 là tốt và giảm dần đến điểm 5
2.3.5 Phương pháp xử lý số liệu
- Các số liệu được xử lý trên chương trình Excel
Trang 17CH ƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các giống ngô lai
Thời gian sinh trưởng của cây ngô được tính từ khi gieo hạt cho đến khi chín hoàn toàn, trung bình khoảng 90 – 160 ngày Thời gian sinh trưởng này không cố định, có thể dài hay ngắn là tuỳ thuộc vào giống và điều kiện ngoại cảnh
Sự phát triển của cây ngô có thể chia ra thành hai giai đoạn:
- Giai đoạn đầu là giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng: những mô khác nhau phát triển và phân hoá cho đến khi cấu trúc hoa xuất hiện
- Giai đoạn sau là giai đoạn sinh trưởng sinh thực: bắt đầu với việc thụ tinh của các hoa cái và kết thúc là trọng lượng hạt tăng nhanh
Việc theo dõi thời gian sinh trưởng của các giống ngô rất quan trọng Đây là chỉ tiêu để đánh giá được các giống ngô thuộc nhóm chín sớm, chín muộn hay chín trung bình Từ đó có thể bố trí cơ cấu luân canh, tăng vụ hợp
lý, tạo điều kiện chọn giống cây trồng phù hợp với từng vùng, từng vụ
Quá trình theo dõi thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống ngô lai trong thí nghiệm được trình bày cụ thể ở bảng 3.1 Qua kết quả này chúng tôi thấy các giống ngô lai khác nhau cần những thời gian sinh trưởng khác nhau
Trang 18Bảng 3.1:Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng và phát triển
của các giống ngô lai
TT Tên giống Tỷ lệ nảy
mầm (%)
Gieo-mọc (ngày)
Gieo- trỗ (ngày)
Thu phấn – phun râu (ngày)
TGST (ngày)
3.1.1 Thời kỳ từ gieo đến nảy mầm
Thời kỳ này có vai trò rất quan trọng trong vòng đời của cây ngô, nó có tác dụng tạo cho cây ngô có sức sống cao
Giai đoạn này phụ thuộc nhiều vào lượng chất dinh dưỡng dự trữ trong hạt Để nảy mầm được, hạt ngô phải hút nước, ôxy và nhiệt độ thích hợp để các loại men hoạt động chuyển hoá các chất dự trữ
Khả năng nảy mầm của hạt giống là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tiêu chuẩn hạt giống
Số cây mọc
Tỷ lệ nảy mầm (%) =
Số hạt gieo x 100
Trang 19Hạt giống tốt yêu cầu tỷ lệ nảy mầm > 80% Yêu cầu của giai đoạn này là: đất nhỏ, độ ẩm đất 60 – 70%, nhiệt độ thích hợp
25 – 300C
Trong điều kiện vụ thu đông thường có những trận mưa cuối mùa nên ảnh hưởng đến tỷ lệ nảy mầm của hạt Trong thí nghiệm vụ thu đông năm
2010, chúng tôi tiến hành gieo thí nghiệm vào ngày 20/8/2010 Sau khi gieo
có gặp trận mưa lớn vào ngày 22/8/2010 nên tỷ lệ nảy mầm của hạt có bị ảnh hưởng
Theo kết quả theo dõi ở bảng 3.1 cho thấy, thời gian từ khi gieo đến khi mọc của các giống ngô lai và giống đối chứng kéo dài từ 5 – 7 ngày, trong đó dài nhất là của giống LVN99 (7 ngày) Tỷ lệ nảy mầm của các THL dao động trong khoảng 87,7 – 93,6%, thấp nhất là giống LVN66 và cao nhất là LVN
31
3.1.2 Giai đoạn cây non (từ lúc ngô có 3 lá đến phân hoá hoa)
Giai đoạn này bắt đầu từ khi ngô có 3 lá đến 7 – 9 lá, lúc này cây chuyển từ trạng thái sống nhờ chất dinh dưỡng trong hạt sang hút chất dinh dưỡng của đất và quang hợp của bộ lá
Yêu cầu ngoại cảnh của giai đoạn này là: nhiệt độ 20 – 300C, độ ẩm đất