1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổng quan về biến đổi khí hậu

23 2,1K 12
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 2,61 MB

Nội dung

Đề tài:Tổng quan về biến đổi khí hậu

Tình hình biến đổi khí hậu tỉnh Bình Thuận GVHD: TS.Tôn Thất Lãng Mục lục Trang Chương 1: TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU .1 1.1.Tình hình biến đổi khí hậu trên thế giới và những tác hại 1 1.2 Tình hình biến đổi khí hậu ở Việt Nam 3 1.3. Nguyên nhân biến đổi khí hậu .4 1.4. Các biểu hiện của biến đổi khí hậu: 4 Chương 2: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỈNH BÌNH THUẬN 7 2.2 Đặc điểm khí hậu tỉnh Bình Thuận .8 2.3 Biến đổi khí hậu tỉnh Bình Thuận 8 2.4 Tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu đến tỉnh Bình Thuận .9 Chương 3: NHỮNG ĐỀ XUẤT GIẢM NHẸ VÀ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI TỈNH BÌNH THUẬN .13 3.2 Đối với du lịch 14 3.3 Đối với năng lượng .15 3.5Trong công tác tuyên truyền .18 3.5 Đối với chính sách 19 Tài liệu tham khảo .23 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 1.1.Tình hình biến đổi khí hậu trên thế giới và những tác hại Định nghĩa: Lớp: 02CĐQLĐĐ1,2 1 Tình hình biến đổi khí hậu tỉnh Bình Thuận GVHD: TS.Tôn Thất Lãng “Biến đổi khí hậu là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người”. (Theo công ước chung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu). Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu gây ra những tác hại theo hướng nóng lên toàn cầu như: gia tăng mực nước biển, băng hà lùi về hai cực, những đợt nóng, bão tố và lũ lụt, khô hạn, tai biến, suy thoái kinh tế, xung đột và chiến tranh, mất đi sự đa dạng sinh học và phá huỷ hệ sinh thái. Những minh chứng cho các vấn đề này được biểu hiện qua hàng loạt tác động cực đoan của khí hậu trong thời gian gần đây như: -Có khoảng 250 triệu người bị ảnh hưởng bởi những trận lũ lụt ở Nam Á, châu Phi và Mexico. - Các nước Nam Âu đang đối mặt nguy cơ bị hạn hán nghiêm trọng dễ dẫn tới những trận cháy rừng, sa mạc hóa. Các nước Tây Âu thì đang bị đe dọa bởi những trận lũ lụt lớn có thể xảy ra do mực nước biển dâng cao cũng như những đợt băng giá mùa đông khốc liệt. - Những trận bão lớn vừa diễn ra tại Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ . nguyên nhân là do hiện tượng trái đất ấm lên trong nhiều thập kỷ qua. - Những dữ liệu thu được qua vệ tinh từng năm cho thấy số lượng các trận bão không thay đổi, nhưng bão, lốc với cường độ mạnh, sức tàn phá lớn đã tăng lên, đặc biệt ở Bắc Mỹ, tây nam Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, bắc Đại Tây Dương. Số lượng các trận bão lớn, lốc xoáy cường độ mạnh tăng gấp đôi, trùng hợp với nhiệt độ bề mặt đại dương tăng lên. Trận sóng thần ở Ấn Độ Dương (2004) cướp đi sinh mạng 225.000 người thuộc 11 quốc gia; hay cơn bão Katrina đổ bộ vào nước Mỹ (2005) gây thương vong lên đến hàng ngàn người và thiệt hại kinh tế ước tính 25 tỷ USD; và gần đây nhất siêu bão Nargis đánh vào Myanmar (2008) là thảm họa thiên nhiên tàn khốc nhất năm qua tính theo số lượng người thiệt mạng. Trận bão này giết chết hơn 135.000 người và đẩy hơn một triệu người vào cảnh không nhà cửa. Tính ra, thiên tai đã cướp đi mạng sống của hơn 220.000 người trong năm 2008 và gây thiệt hại khoảng 200 tỷ USD, biến nó thành một trong những năm đáng sợ nhất trong lịch sử loài người tính theo tổn thất thiên tai về người và của. Lớp: 02CĐQLĐĐ1,2 2 Tình hình biến đổi khí hậu tỉnh Bình Thuận GVHD: TS.Tôn Thất Lãng - Diễn biến mới nhất của thiên tai là trận cháy rừng khủng khiếp do thời tiết quá khô hạn vừa xảy ra ở nước Úc (2/2009) đã giết chết ít nhất 210 người và làm bị thương hơn 500 người cùng những thiệt hại nặng nề về vật chất. Môi trường trước đây Môi trường hiện tại 1.2 Tình hình biến đổi khí hậu ở Việt Nam Việt Nam là một trong năm nước chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu là sự biến động trạng thái trung bình của khí quyển toàn cầu hay khu vực theo thời gian từ vài thập kỷ đến hàng triệu năm (IPCC,2007 ). Những biến đổi này được gây ra do quá trình động lực của trái đất, bức xạ mặt trời, và gần đây có thêm hoạt động của con người. Những nghiên cứu gần đây cho thấy việc phát xả khí nhà kính (chủ yếu là CO2 và Metan CH4) là nguyên nhân hàng đầu của biến đổi khí hậu, đặc biệt kể từ 1950 khi thế giới đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa và tiêu dùng, liên quan với điều đó là sự tăng cường sử dụng nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ, sản xuất xi măng, phá rừng và gia tăng chăn nuôi Lớp: 02CĐQLĐĐ1,2 3 Tình hình biến đổi khí hậu tỉnh Bình Thuận GVHD: TS.Tôn Thất Lãng đại gia súc (phát xả nhiều phân gia súc tạo ra nguồn tăng Metan), khai hoang các vùng đất ngập nước chứa than bùn 1.3. Nguyên nhân biến đổi khí hậu Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác. Sáu loại khí nhà kính chủ yếu bao gồm: CO 2 , CH 4 , N 2 O, HFCs, PFCs và SF 6 . - CO 2 phát thải khi đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí) và là nguồn khí nhà kính chủ yếu do con người gây ra trong khí quyển. CO 2 cũng sinh ra từ các hoạt động công nghiệp như sản xuất xi măng và cán thép. - CH 4 sinh ra từ các bãi rác, lên men thức ăn trong ruột động vật nhai lại, hệ thống khí, dầu tự nhiên và khai thác than. - N 2 O phát thải từ phân bón và các hoạt động công nghiệp. - HFCs được sử dụng thay cho các chất phá hủy ôzôn (ODS) và HFC-23 là sản phẩm phụ của quá trình sản xuất HCFC-22. - PFCs sinh ra từ quá trình sản xuất nhôm. - SF 6 sử dụng trong vật liệu cách điện và trong quá trình sản xuất magiê. Khí thải từ hoạt đông công nghiệp 1.4. Các biểu hiện của biến đổi khí hậu: - Sự nóng lên của khí quyển và Trái đất nói chung. Lớp: 02CĐQLĐĐ1,2 4 Tình hình biến đổi khí hậu tỉnh Bình Thuận GVHD: TS.Tôn Thất Lãng - Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con người và các sinh vật trên Trái đất. - Sự dâng cao mực nước biển do băng tan, dẫn tới sự ngập úng ở các vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển. - Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác nhau của Trái đất dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người. - Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác. - Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần của thuỷ quyển, sinh quyển, các địa quyển. Các hiện tượng của biến đổi khí hậu Hiệu ứng nhà kính Mưa axit Lớp: 02CĐQLĐĐ1,2 5 Tình hình biến đổi khí hậu tỉnh Bình Thuận GVHD: TS.Tôn Thất Lãng Thủng tầng ozon Cháy rừng Lũ lụt Hạn hán Sa mạc hoá Hiện tượng sương khói Lớp: 02CĐQLĐĐ1,2 6 Tình hình biến đổi khí hậu tỉnh Bình Thuận GVHD: TS.Tôn Thất Lãng Chương 2: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỈNH BÌNH THUẬN Trong những năm gần đây, tình hình biến đổi khí hậu diễn biến hết sức phức tạp và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, gây ra nhiều thiệt hại đáng kể về tính mạng và tài sản của người dân ở nhiều quốc gia trên thế giới. Bình Thuận là một trong những tỉnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi những tác động bất lợi của biến biến đổi khí hậu như lũ lụt và hạn hán, mực nước biển dâng và xâm nhập mặn, cũng như gia tăng các rủi ro về sức khỏe do các đợt nắng nóng gay gắt, sốt xuất huyết và sốt rét. 2.1 .Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên Bình Thuận là tỉnh thuộc khu vực duyên hải Nam Trung bộ, có vị trí là cửa ngõ giao lưu về kinh tế - văn hoá - xã hội giữa các khu vực Đông Nam bộ, Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Đồng thời với hệ thống các quốc lộ 1A, quốc lộ 28 và quốc lộ 55, Bình Thuận đã trở thành giao điểm nối liền với các trung tâm du lịch lớn của khu vực và với cả nước như: Nha Trang - Đà Lạt, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu và vùng phụ cận. Đây là khu vực có hệ thống giao thông thuận lợi nối liền với nhau, đồng thời là khu vực có GDP bình quân đầu người khá cao, nhu cầu du lịch rất lớn với nhiều loại hình khá đa dạng. Ngoài vị trí địa lý thuận lợi; Bình Thuận với diện tích tự nhiên 7.849 km2, dân số trên một triệu người gồm nhiều dân tộc khác nhau, còn được biết đến là tỉnh giàu tài nguyên về biển, rừng, khoáng sản; trong đó đặc biệt là các tiềm năng phát triển du lịch. Địa hình Ðại bộ phận là đồi núi thấp, đồng bằng ven biển nhỏ hẹp. Ðịa hình hẹp về chiều ngang, kéo dài theo hướng Ðông Bắc - Tây Nam, phân hoá thành : - Ðồi cát và cồn cát ven biển chiếm 18,22% diện tích tự nhiên, phân bố dọc ven biển từ Tuy Phong đến Hàm Tân. Lớp: 02CĐQLĐĐ1,2 7 Tình hình biến đổi khí hậu tỉnh Bình Thuận GVHD: TS.Tôn Thất Lãng - Ðồng bằng phù sa chiếm 9,43% diện tích tự nhiên gồm: Ðồng bằng phù sa ven biển, ở các lưu vực sông Lòng Sông đến sông Dinh độ cao không quá 12 m đồng bằng thung lũng sông La Ngà, độ cao từ 90-120 m. - Vùng đồi gò chiếm 31,66% diện tích, độ cao từ 30 - 50m kéo dài theo hướng Ðông Bắc - Tây Nam từ phía Bắc huyện Bắc Bình đến Ðông Bắc huyện Ðức Linh. - Ngoài khơi có một số đảo, trong đó có 10 đảo của huyện đảo Phú Quý, cách thành phố Phan Thiết 120 km. Trên địa bàn tỉnh có một số núi cao như: Đa Mi (1.642 m), Dang Sruin (1.302 m), Ông Trao (1.222 m), Gia Bang (1.136 m), núi Ông (1.024 m) và Chi Két (1.017 m). Một số nhánh mũi chạy ra sát biển tạo nên các mũi La Gàn, Kê Gà, Mũi Né, Hòn Rơm và Mũi Nhỏ. 2.2 Đặc điểm khí hậu tỉnh Bình Thuận Tỉnh Bình Thuận nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt: • Mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng 10 • Mùa khô: từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau • Nhiệt độ trung bình: 27 °C • Lượng mưa trung bình: 1.024 mm • Độ ẩm tương đối: 79% • Tổng số giờ nắng: 2.459 2.3 Biến đổi khí hậu tỉnh Bình Thuận Trong 50 năm qua nhiệt độ ở nước ta đã tăng lên 0,5 0 C làm mực nước biển dâng trung bình 3,2mm/năm, gây ra những hiện tượng như biển xâm thực, nhiễm mặn ở các địa phương ven biển ngày một nghiêm trọng. Đồng thời các hiện tượng lũ lụt do mưa bão thất thường, hay hạn hán do nắng nóng kéo dài không còn là hiếm. Là một tỉnh duyên hải Nam trung bộ, với bờ biển dài 192km, diện tích lãnh hải rộng 52.000km 2 . Nhờ đó Bình Thuận là một trong những ngư trường lớn của cả nước, trữ lượng hải sản từ 220 đến 240 ngàn tấn với nhiều chủng loại phong phú và quý hiếm. Diện tích ven sông, biển giúp ngành nuôi trồng thủy hải sản ở tỉnh ta phát triển nhanh. Bên cạnh đó, nhờ có bãi biển dài và đẹp, Bình Thuận còn được mệnh danh là: thủ đô resort của cả nước. Ngành du lịch biển cũng đang là một hướng phát triển kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Tất cả đã và đang giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động tại địa phương, đóng góp nhiều tỷ đồng vào ngân sách. Tuy nhiên, thời gian gần đây, hiện tượng biến đổi khí hậu mà nguyên nhân chủ yếu do sự tác động xấu của con người đến môi trường, đặc biệt là do sự phát thải khí nhà kính và nạn chặt phá rừng bừa bãi, đã gây những thiệt hại không nhỏ cho người dân sinh sống ven biển hay làm nghề biển. Hiện tượng biển xâm thực đã đến mức báo động, làm xói lở mạnh bờ biển ở nhiều nơi, tàn phá nhà cửa và đe dọa tính mạng của nhiều hộ dân ven biển, điển hình như ở La Gi, Tuy Phong và Phan Thiết. Lớp: 02CĐQLĐĐ1,2 8 Tình hình biến đổi khí hậu tỉnh Bình Thuận GVHD: TS.Tôn Thất Lãng Sạt lở bờ biển Hàm Tiến. Tình trạng xâm nhập mặn cũng đang diễn biến hết sức phức tạp ở một số địa phương. Sông Lòng Sông ở Tuy Phong theo tính toán có những lúc nước mặn đã xâm nhập về phía thượng lưu đến hơn 2km, độ khoáng hóa của nước đạt tới 10-19g/l. Hay tình trạng tương tự xảy ra đối với sông Lũy (Bắc Bình), sông Phan (Hàm Tân - Hàm Thuận Nam). Đồng thời, các cơn bão, áp thấp nhiệt đới mạnh đã tác động đến tỉnh nhiều hơn, gây ra nhiều vụ chìm tàu và ảnh hưởng không nhỏ đến việc khai thác thủy sản của ngư dân. Không chỉ ảnh hưởng đến biển, hàng năm tình trạng lũ lụt, hạn hán cũng gây ra những hậu quả nặng nề ở tỉnh. Vào mùa mưa, lũ lụt xuất hiện thường xuyên với cường độ lớn gây lũ quét cục bộ làm chết nhiều người, cuốn trôi và làm sập đổ nhiều nhà cửa, gây thiệt hại lớn trong sản xuất nông nghiệp và các công trình giao thông, đặc biệt là ở các địa phương: Đức Linh, Tánh Linh, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Bắc Bình, Tuy Phong. Còn vào mùa khô, ngày càng xuất hiện nhiều đợt nắng nóng kéo dài liên tục diễn ra. Năm 2009, nắng nóng sớm dị thường đã xuất hiện ở La Gi (10 năm trở lại đây mới xảy ra trường hợp này) và ở Phan Thiết (19 năm mới xảy ra). Hay mùa khô năm nay, nắng nóng kéo dài với cường độ cao làm một số hồ chứa nước cạn trơ đáy nhất là ở một số huyện phía nam, gây khủng hoảng thiếu nước trầm trọng cho sản xuất và sinh hoạt trong nhân dân. Đồng thời đẩy nhanh tốc độ sa mạc hóa ở một số vùng như Bắc Bình, Tuy Phong… 2.4 Tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu đến tỉnh Bình Thuận 2.4.1 Đối với nông nghiệp Trong 5 năm gần đây, sản xuất nông nghiệp liên tục phải đối phó với tình trạng hạn hán gay gắt trong vụ đông xuân, nhất là từ đầu năm một số địa phương trong tỉnh đang đối mặt với nguy cơ hạn hán (không có nước sản xuất, thiếu nước sạch trong sinh hoạt kéo dài) như Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Nam và Hàm Tân; dịch bệnh trên cây trồng xuất hiện nhiều nơi nhất là cây lúa (Tánh Linh, Hàm Thuận Bắc…). Lớp: 02CĐQLĐĐ1,2 9 Tình hình biến đổi khí hậu tỉnh Bình Thuận GVHD: TS.Tôn Thất Lãng Riêng cây thanh long, với diện tích hơn 12.000ha tổng sản lượng bình quân hơn 250.000 tấn/năm, tỉnh Bình Thuận được đánh giá là “thủ phủ” thanh long của cả nước; nhưng thời điểm từ tháng 4 – 5 năm nay, tỉnh đã phải đối mặt với tình trạng thiếu nước tưới trầm trọng, nước ở các hồ chứa nước trong vùng như Tân Lập, Ba Bàu… đang dần cạn kiệt. Thời gian gần đây, dù một số cơn mưa đầu mùa đã xuất hiện, phần nào làm dịu đi cái nóng “cháy da”, nhưng nông dân huyện Hàm Thuận Nam - địa phương có diện tích thanh long lớn nhất Bình Thuận đang rất lo ngại cho những vườn thanh long đã và đang bị khô cháy. Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hàm Thuận Nam, đến nay, đã có hơn 3.000ha thanh long trong vùng bị thiếu nước tưới dài ngày, ảnh hưởng nặng nề đến năng suất, chất lượng mà tình trạng phổ biến là bị héo cành. Mặc dù đã có mưa xuống, nhưng theo các chuyên gia nông nghiệp, thanh long là loài cây phục hồi chậm, và nếu có phục hồi thì hoa và trái thanh long thường sẽ bị teo, nhỏ hơn bình thường. 2.4.2 Đối với du lịch Du lịch biển đảo trong những năm qua đã đem lại các nguồn thu ngoại tệ không nhỏ đối với thu nhập quốc gia, góp phần vào việc phát triển toàn diện về các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa và quảng bá hình ảnh đất nước, hình ảnh con người Việt Nam trên thế giới. Tuy nhiên, du lịch biển đảo đòi hỏi phải có khí hậu ôn hòa, số ngày mưa ít, không quá nắng, gió thổi không mạnh, không quá ẩm và nhiệt độ trung bình ban ngày và ban đêm chênh lệch tương đối ít; hay nói cách khác, du lịch biển đảo phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, nếu thời tiết xấu, xác suất tổ chức thành công các chương trình du lịch với các hoạt động tham quan, vui chơi, giải trí, thưởng lãm ngoài trời sẽ thấp; thậm chí, trong nhiều trường hợp các tour du lịch còn bị hủy bỏ. Lớp: 02CĐQLĐĐ1,2 10 [...]... hình biến đổi khí hậu tỉnh Bình Thuận GVHD: TS.Tôn Thất Lãng Tác động của biến đổi khí hậu trong những năm qua không loại trừ quốc gia nào, dù cho nước đó không góp nhiều vào nguyên nhân gây nên biến đổi khí hậu Riêng ở nước ta, trong những năm gần đây hạn hán, mưa lũ, sụt lở đất, lũ quét xảy ra dồn dập, nhất là năm 2007, đã gây thiệt hại rất nặng nề về người và của cải Hậu quả của biến đổi khí hậu. .. khí hậu vào các quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nhằm giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu; củng cố và tăng cường được năng lực tổ chức, thể chế, chính sách về biến đổi khí hậu; nâng cao nhận thức, trách nhiệm tham gia của cộng đồng và phát triển nguồn lực; xây dựng kế hoạch hành động của Bình Thuận ứng phó với biến đổi khí hậu cho các lĩnh vực dễ bị tổn thương do biến đổi khí. .. với biến đổi khí hậu nói chung, biển đảo nói riêng Chiến lược này phải là bộ phận của chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu quốc gia năm 2010 và các năm tiếp theo, đồng thời phải thiết lập cơ chế phối Lớp: 02CĐQLĐĐ1,2 14 Tình hình biến đổi khí hậu tỉnh Bình Thuận GVHD: TS.Tôn Thất Lãng kết hợp, chủ động hợp tác với các bộ, ngành liên quan, các tổ chức, các nước trong khu vực và trên thế giới về ứng... sự biến đổi hết sức nhanh chóng của khí hậu toàn cầu Ðể phát triển bền vững, trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trước mắt và lâu dài của đất nước và từng vùng, cần phải sớm đặt vấn đề về biến đổi khí hậu toàn cầu một cách nghiêm túc Trong xây dựng quy hoạch phát triển, chúng ta cần chú ý việc làm giảm nhẹ và phòng chống vấn đề thích nghi với biến đổi khí hậu Nhà nước cần sớm tổ chức một cơ quan. ..Tình hình biến đổi khí hậu tỉnh Bình Thuận GVHD: TS.Tôn Thất Lãng 2.4.3 Tác động của biến đổi khí hậu lên đa dạng sinh học Đa dạng sinh học là cơ sở quan trọng đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của các quốc gia Tuy nhiên, trong những năm gần đây, trước sự tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, đa dạng sinh học đã và đang bị ảnh hưởng ngày càng... nhằm nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về thảm họa của biến đổi khí hậu toàn cầu dựa trên cơ sở Lớp: 02CĐQLĐĐ1,2 21 Tình hình biến đổi khí hậu tỉnh Bình Thuận GVHD: TS.Tôn Thất Lãng cộng đồng, vì công việc chỉ thành công khi được đa số nhân dân thực hiện một cách tự giác, có hiểu biết và có trách nhiệm Lớp: 02CĐQLĐĐ1,2 22 Tình hình biến đổi khí hậu tỉnh Bình Thuận GVHD: TS.Tôn Thất Lãng Tài... mặn Lớp: 02CĐQLĐĐ1,2 19 Tình hình biến đổi khí hậu tỉnh Bình Thuận GVHD: TS.Tôn Thất Lãng 3.6 Cố thủ và thích nghi với biến đổi khí hậu Nước biển dâng, mực nước ở các cửa sông và các dòng sông ở vùng đồng bằng cũng tăng lên, kết hợp với triều cường, sóng biển cao hơn, bão lụt mạnh hơn, cho nên cần phải củng cố và phát triển hệ thống đê điều để thích ứng với biến đổi khí hậu Ở nước ta đã tồn tại hệ thống... rất quan trọng vì du khách cảm thấy được đảm bảo an toàn chủ quan, khách quan và được quan tâm đầy đủ, thích đáng về vật chất và tinh thần Đây chính là điều kiện tiền đề để du khách lựa chọn tour du lịch cho kỳ nghỉ của mình Lớp: 02CĐQLĐĐ1,2 18 Tình hình biến đổi khí hậu tỉnh Bình Thuận GVHD: TS.Tôn Thất Lãng 3.5 Đối với chính sách Đề xuất các giải pháp, kiến nghị về việc lồng ghép vấn đề biến đội khí. .. nghiên cứu về biến đổi khí hậu toàn cầu và phát triển bền vững, sớm đề xuất những ý kiến xác đáng, khả thi về phát triển kinh tế và xã hội nước ta một cách lâu dài trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu mới Trong đó cần lưu ý đúng mức đến vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học, vốn tài nguyên quý giá của đất nước, cơ sở của sự phát triển bền vững Cần rà soát lại những công trình phát triển liên quan đến diện... thiểu nguy cơ biến đổi khí hậu 3.4.3 Ăn uống thông minh, tăng cường rau, hoa quả Đây là phương án được giới y học khuyến cáo rất nhiều, nhưng đứng về mặt môi trường lại có ý nghĩa khác Theo đó, người ta đã khuyến khích việc canh tác hữu cơ, gieo trồng các loại rau, hoa quả không dùng phân hóa học, thuốc trừ sâu Việc lựa chọn thực phẩm để cân Lớp: 02CĐQLĐĐ1,2 17 Tình hình biến đổi khí hậu tỉnh Bình

Ngày đăng: 23/04/2013, 11:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w