1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án tiếng việt 5 tuần 25 bài ai là thuỷ tổ loài người

6 1,5K 28

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 59 KB

Nội dung

- Biết áp dụng quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài để giải đúng các bài tập.. Tiết chính tả hôm nay các em sẽ cùng viết bài Ai là thủy tổ loài người và củng cố lại quy tắc

Trang 1

GIÁO ÁN DẠY HỌC TIẾNG VIỆT LỚP 5

Tuần : 25 Thứ…ngày…tháng…năm

Môn : Chính tả Ngày soạn :

Lớp : 5 Ngày dạy :

Người soạn : Lê Thùy Dương GVHD : Cô Trà Thị Hà

Bài: (Nghe-viết) AI LÀ THỦY TỔ LOÀI NGƯỜI

A MỤC TIÊU:

1 Kiến thức:

- Nghe viết đúng chính tả bài Ai là thủy tổ loài người?

- Ôn lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài

- Làm đúng bài tập

2 Kĩ năng:

- Biết trình bày bài chính tả sạch, đẹp

- Biết áp dụng quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài để giải đúng các bài tập

3 Thái độ:

- Rèn luyện kĩ năng chú ý, tính chính xác khi nghe và viết bài

- Tư thế nghiêm túc trong học tập

- Giáo dục cho HS đức tính chăm chỉ học tập không say mê vào các trò chơi

B CHUẨN BỊ:

- Bảng phụ ghi sẵn quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài ( SGK Lớp 4, tập 1)

- Bảng phụ ghi sẵn nội dung phần Trò chơi củng cố

- 4 bảng phụ cho các nhóm chơi trò chơi củng cố

C HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Tiến trình

dạy học

Phương pháp dạy học

1 Bài cũ:

( 5’)

+ Kiểm tra bài chính tả: Núi non hùng

- Mời 1HS lên bảng ghi các tên riêng:

Tam Đường, Hoàng Liên Sơn, Phan-xi-păng, Ô Quy Hồ, Sa Pa, Lào Cai.

- Mời 1HS lên bảng giải câu đố ở BT 3, SGK/58 1HS ở dưới lớp đọc câu đố

- Cả lớp ghi vào vở nháp

- HS nhận xét bài làm của bạn GV nhận xét, ghi điểm

- 2HS lên bảng viết Cả lớp viết vào vở nháp

- HS ghi: Ngô Quyền,

Lê Hoàn, Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Đinh Tiên Hoàng, Lý Thái Tổ, Lê Thánh Tông

Trang 2

2 Bài

mới:

2.1 Giới

thiệu bài:

( 1’)

2.2 Hoạt

động:

Hoạt động

1: Hướng

dẫn

nghe-viết chính

tả:

( 15’)

Ở tiết chính tả trước, các em đã được

ôn về quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam Tiết chính tả hôm nay

các em sẽ cùng viết bài Ai là thủy tổ loài người và củng cố lại quy tắc viết

hoa tên người, tên địa lí nước ngoài

* Mục tiêu: HS ôn lại quy tắc viết hoa

tên người, tên địa lí nước ngoài, nghe

và viết đúng bài chính tả Ai là thủy tổ loài người.

a Tìm hiểu nội dung của bài:

Bước 1: Gọi 1HS đọc thành tiếng bài

chính tả

Bước 2: Giải thích nghĩa từ thủy tổ:

Từ này chỉ người đầu tiên đề ra một học thuyết hay một chủ nghĩa Ở đây, dùng để chỉ người đầu tiên sáng tạo ra loài người

Bước 3: + H1: Một em cho cô biết

bài văn nói về điều gì?

Chốt ý: Bài văn cho chúng ta biết

truyền thuyết của một số dân tộc trên thế giới, về thủy tổ loài người và cách giải thích khoa học về vấn đề này

Bước 3: + H2: Hãy kể những truyền

thuyết về thủy tổ loài người mà trong đoạn văn có nhắc đến?

Giảng:: + Một truyền thuyết cho rằng

Chúa Trời đã tạo ra loài người, trong

đó ông A-đam và bà Ê-va là thủy tổ loài người

+ Ở Trung Quốc có chuyện

Nữ Oa dùng đất thó nặn người

+ Ở Ấn Độ thì vị thần tạo ra con người là Bra-hma

Bước 3: + H3: Ngoài những truyền

thuyết trên, em có biết truyền thuyết nào kể về thủy tổ loài người ở nước ta không?

Giảng: Ở nước ta có Sự tích trăm

trứng kể rằng Lặc Long Quân và Âu

- Lắng nghe

- 1HS đọc

- Lắng nghe

- HS trả lời HS khác nhận xét, bổ sung

- Lắng nghe

- HS trả lời HS khác nhận xét, bổ sung

- Lắng nghe

- HS trả lời HS khác nhận xét, bổ sung

- Lắng nghe

Trang 3

Cơ đã sinh ra cái bọc trăm trứng Trăm

trứng nở ra một trăm người con và đó

chính là những người dân đầu tiên của

đất nước ta

Bước 4: + H4: Vậy theo sự giải thích

của khoa học thì con người ta có nguồn

gốc từ đâu?

Giảng: Vào giữa thế kỉ XIX, từ công

trình nghiên cứu của nhà bác học người

Anh Sác-lơ Đác-uyn, người ta mới biết

rằng loài người được hình thành qua

nhiều năm từ một loài vượn cổ

b Hướng dẫn viết từ khó:

Dẫn ý: Bây giờ cô sẽ hướng dẫn các

em viết từ khó Các em hãy đọc thầm

lại bài văn để tìm cho cô những từ dễ

viết sai và những tên riêng trong bài

Bước 1: GV ghi từ lên bảng (có thể

bổ sung): Chúa Trời, A-đam, Ê-va,

Trung Quốc, Nữ Oa, Ấn Độ, Bra-hma,

Sác-lơ Đác-uyn

Bước 2: Phân tích cách ghi các từ:

+ Chúa Trời : Chú ý tiếng Trời

được viết bằng âm Tr chứ không phải

âm Ch.

- GV đọc từ, yêu cầu 1-2 HS nhắc lại

+ Trung Quốc, Nữ Oa, Ấn Độ: Đây

là những tên riêng nước ngoài nhưng

được viết theo quy tắc viết hoa tên

riêng Việt Nam vì các từ này đã được

phiên âm theo âm Hán Việt

- GV đọc từ, yêu cầu 1-2 HS nhắc lại

+ A-đam, Ê-va, Bra-hma, Sác-lơ

Đác-uyn: Đây là những tên riêng và

tên địa lí nước ngoài Đối với những từ

này thì chúng ta viết hoa chữ cái đầu

của mỗi bộ phận tạo nên nó (ví dụ như

Sác-lơ Đác-uyn có hai bộ phận thì ta

viết hoa âm S và âm Đ, A-đam có một

bộ phận thì ta chỉ viết hoa âm A) Nếu

bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng

thì giữa các tiếng cần có gạch nối ( ví

dụ như Bra- hma, Ê-va có hai tiếng thì

- HS trả lời HS khác nhận xét, bổ sung

- Lắng nghe

- HS đọc thầm toàn bài

và tìm từ

- Quan sát

- Lắng nghe

- 1-2 HS nhắc lại

- Lắng nghe

- 1-2 HS nhắc lại

- Lắng nghe

Trang 4

giữ hai tiếng có dấu gạch ngang)

- GV đọc từ, yêu cầu 1-2 HS nhắc lại

- 1-2 HS đọc lại tất cả các từ

Bước 3: Yêu cầu HS viết các từ trên

vào vở nháp hoặc bảng con

Chuyển ý: Các em vừa nghe cô

hướng dẫn cách ghi tên riêng có trong

bài Vậy một em hãy nhắc lại quy tắc

viết hoa tên người và tên địa lí nước

ngoài?

- GV nhận xét, treo bảng phụ ghi sẵn

nội dung quy tắc:

1 Khi viết tên người, tên địa lí nước

ngoài, ta viết hoa chữ cái đầu của mỗi

bộ phận tạo thành nên đó Nếu bộ

phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì

giữa các tiếng cần có gạch nối (ví dụ:

A-đam, Ê-va…)

2 Có một số tên người, tên địa lí nước

ngoài viết giống như cách viết tên

riêng Việt Nam Đó là những tên riêng

được phiên âm theo âm Hán Việt (ví

dụ: Nữ Oa, Trung Quốc…)

* Chúa Trời không phải tên riêng

nước ngoài nên được viết như tên

riêng người Việt.

- 1 HS đọc quy tắc

c Viết chính tả:

Dẫn ý: Sau khi các em đã nắm được

quy tắc viết hoa và nội dung của bài Ai

là thủy tổ loài người, bây giờ cả lớp mở

vở ra chúng ta cùng viết bài

- Mời 1HS lên bảng viết

- GV đọc từng câu, từng bộ phận ngắn

trong câu cho HS viết

- Đọc lại toàn bài cho HS soát lỗi

d Soát lỗi, chấm bài:

- GV chấm bài trên bảng Ghi điểm

HS

- Yêu cầu dưới lớp các em đổi vở để

chấm, thu 4-5 vở HS chấm nhanh

- 1-2 HS nhắc lại

- 1-2 HS đọc lại các từ

- HS viết từ vào vở nháp

- Lắng nghe, thực hiện

- Quan sát

- 1 HS đọc quy tắc

- HS viết bài

- Soát lỗi

- Quan sát

- Đổi vở, chấm bài cho nhau

Trang 5

2.2 Hoạt

động 2:

Hướng

dẫn làm

bài tập

chính tả:

( 13’)

* Mục tiêu: HS tìm được những tên

riêng trong bài và giải thích được cách viết hoa của những từ ấy

Dẫn ý: Các em đã được ôn lại quy

tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài, bây giờ các em hãy áp dụng quy tắc ấy để giải thích về cách viết hoa tên người nước ngoài qua mẩu chuyện vui

Dân chơi đồ cổ.

Bước 1: Mời 1HS đọc yêu cầu đề bài

và nội dung mẩu chuyện

- GV giải thích về nội dung: Câu chuyện kể về một anh học trò mê đồ cổ một cách mù quáng Chỉ cần có người đem một vật gì tới và bảo đó là đồ cổ thì ngay lập tức không cần đắn đo suy nghĩ anh đem hết ruộng vườn, nhà cửa

ra để đổi lấy Thậm chí khi đã trắng tay phải đi ăn mày nhưng anh vẫn không chịu xin cơm ăn mà chỉ gào thét tha thiết được xin một đồng Cửu Phủ của Khương Thái Công mà thôi (Cửu Phủ

là tên một loại tiền cổ của Trung Quốc)

Bước 2: Câu chuyện thật thú vị phải

không các em Bây giờ, các em hãy

thảo luận nhóm đôi để tìm các tên

riêng được viết hoa trong bài và giải thích về cách viết ấy?

- Mời 1-2 HS nêu và giải thích Các HS khác bổ sung

Chốt ý: Các tên riêng trong bài là

Khổng Tử, Chu Văn Khương, Ngũ Đế, Cửu Phủ, Chu, Khương Thái Công

Những tên riêng đó đều được viết hoa tất cả các chữ cái đầu của tiếng vì là tên riêng nước ngoài nhưng được đọc theo âm Hán Việt

Bước 3: Sau khi nghe truyện Dân chơi đồ cổ thì em có suy nghĩ gì về anh

chàng trong truyện?

* Liên hệ thực tế:

H: Các em có học tập theo anh ta

- Lắng nghe

- HS đọc đề

- Lắng nghe

- Thảo luận nhóm đôi làm bài tập

- HS trình bày

- Lắng nghe

- Suy nghĩ trả lời

- Trả lời

Trang 6

2.3 Trò

chơi củng

cố:

( 5’)

3 Dặn

dò:

( 1’)

không?

Chốt ý: Ai cũng có một niềm đam mê

Tuy nhiên chúng ta không nên quá yêu thích mà đánh mất lí trí, sa đà vào nó

mà lãng quên những thứ khác Ví dụ như các em không nên say mê chơi điện tử, xem ti vi,đọc truyện…mà không học bài Các em có đồng ý với

cô không nào?

* Mục tiêu: Củng cố lại quy tắc viết

hoa tên người, tên địa lí nước ngoài

Giới thiệu: Để thay đổi không khí, cô

sẽ cho các em chơi trò chơi “Tôi là bác sĩ” “Bệnh nhân” ngày hôm nay của

chúng ta là những tên riêng chưa được viết hoa đúng quy tắc Các em có nhiệm vụ sửa các từ lại cho đúng

Bước 1:Treo bảng phụ ghi sẵn nội

dung:

- Cam – Pu – Chia

- nhật Bản

- In – đô – nê – xi – A

- Hồ - cẩm – đào

- Phi Lip Pin

- khang hy

Bước 2: GV phát cho mỗi tổ một bảng

phụ, yêu cầu các em sửa các từ trên bảng vào bảng phụ của tổ mình Hai tổ nhanh nhất sẽ dán bài của mình lên bảng

Bước 3: Mời các nhóm nhận xét cho

nhau, tuyên dương các nhóm

- Nhận xét tiết học

- Dặn HS về nhà ôn lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài và chuẩn bị cho bài sau

- Lắng nghe

- Lắng nghe

- Quan sát

- Các tổ sửa từ 2 tổ nhanh nhất dán bài lên bảng

- Các nhóm nhận xét

- Lắng nghe

Đà Nẵng, ngày…tháng 02 năm 2009 Chữ kí của GVHD

Trà Thị Hà

Ngày đăng: 17/11/2015, 17:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w