Bản thân sẽ nghiên cứu thật kĩ chuyên đề phát triển đội ngũ nhà trường phổ thông và sẽ vận dụng vào thực tiễn lãnh đạo, quản lí nhà trường của mình đạt hiệu quả kể từ năm học 2010 – 2011
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG THÁP
KHÓA BỒI DƯỠNG HIỆU TRƯỞNG PHỔ THÔNG
THEO HÌNH THỨC LIÊN KẾT VIỆT NAM – SINGAPORE
Lớp Hiệu trưởng tiểu học đợt 2
BÀI THU HOẠCH
Họ và tên học viên: Trần Văn Mười
Đơn vị công tác: Trường tiểu học Thị Trấn Cái Tàu Hạ 2;
Thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo Châu Thành
Sau khóa tập huấn bồi dưỡng Hiệu trưởng Trường phổ thông theo chương trình liên kết Việt Nam – Singapore do Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Tháp tổ chức, tôi thu hoạch được các nội dung như sau:
Các chuyên đề đã được tập huấn gồm:
- Đổi mới lãnh đạo và quản lí trường phổ thông
- Lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường phổ thông
- Văn hóa nhà trường
- Lập kế hoạch chiến lược trường phổ thông
- Phát triển đội ngũ nhà trường phổ thông
- Huy động nguồn lực phát triển trường phổ thông
- Phát triển giáo dục toàn diện học sinh trường phổ thông
Trong đó chuyên đề phát triển đội ngũ nhà trường phổ thông, tác động nhiều nhất đến suy nghĩ và hành động của chúng tôi Bởi đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên là nhân tố quyết định sự phát triển nhà trường
Bản thân sẽ nghiên cứu thật kĩ chuyên đề phát triển đội ngũ nhà trường phổ thông và sẽ vận dụng vào thực tiễn lãnh đạo, quản lí nhà trường của mình đạt hiệu quả kể từ năm học 2010 – 2011 với các nội dung như sau:
Trường tiểu học thị trấn Cái Tàu Hạ 2 được thành lập từ năm 1995 (tách ra từ trường tiểu học thị trấn Cái Tàu Hạ) với nhều hạn chế như cơ sở vật chất chưa đạt mức chất lượng tối thiểu Đội ngũ thiếu số lượng và yếu tố về chất lượng Đến nay nhà trường tương đối ổn định
Thực trạng đội ngũ nhà trường năm học 2009 – 2010:
Mặt thuận lợi:
Trường có tổng số 11 lớp với 318 học sinh, tổng số cán bộ giáo viên nhân viên
là 20 người, đủ số lượng và cơ cấu theo thông tư 35/TT-BGDĐT và BNV Trong
đó cán bộ lãnh đạo 2, giáo viên trực tiếp đứng lớp 15, nhân viên văn phòng 03 + Trình độ đào tạo của cán bộ - giáo viên đạt chuẩn 100% Trên chuẩn 86%
Trang 2+ Trình độ chuyên môn nghiệp vụ theo đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên, loại xuất sắc 66%, loại khá 34%
Mặt khó khăn:
Cơ sở vật chất nhà trường chưa đạt mức chất lượng tối thiểu Đội ngũ luôn biến động như mới luân chuyển Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng tháng 10 năm 2010 nghỉ hưu, tinh thần hợp tác làm việc chưa cao, có tới
3
1 cán bộ, giáo viên tuổi đời trên 54 tuổi Nhân viên văn phòng mới hợp đồng, chưa qua đào tạo chuyên môn Cán bộ lãnh đạo, quản lí còn chạy theo sự vụ hành chánh, việc đổi mới lãnh đạo quản lí còn chậm
Với những thuận lợi và khó khăn nêu trên, là Hiệu trưởng cần phát huy vai trò của mình trong việc phát triển đội ngũ Thực hiện tốt chỉ thị 40/CT-TW của Ban
Bí thư Trung ương Đảng “về mục tiêu xây dựng chất lượng đội ngũ nhà giáo và
cán bộ quản lí giáo dục”, Hiệu trưởng là người lãnh đạo phát triển đội ngũ nhà
trường Hiệu trưởng phải thu hút các lực lượng xây dựng và triển khai kế hoạch phát triển đội ngũ và là người tạo ra các động lực để đội ngũ làm việc và phát triển
Như vậy Hiệu trưởng phải nắm bắt thời cơ, thách thức và những yêu cầu về chất lượng đội ngũ của trường phổ thông hiện nay để đề ra những biện pháp lãnh đạo, quản lí phát triển đội ngũ của trường mình đang công tác
Những cơ hội và thách thức mà nhà trường đang đối mặt là: dựa trên cơ sở
Luật giáo dục 2005; Điều lệ trường tiểu học theo quyết định 51/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; quyết định 14/2007 về chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học; Được giao quyền tự chủ theo Nghị định 43 nhưng nhà trường chưa được quyền tự chủ về tuyển chọn đội ngũ giáo viên ; Đội ngũ của giáo viên nhà trường tuy đạt trình độ chuẩn về bằng cấp nhưng thực lực về chuyên môn, về đạo đức nhà giáo cần phải thay đổi để phát triển Đối với nhân viên văn phòng chưa có trình độ đào tạo tương xứng
Những yêu cầu đặt ra với đội ngũ để phát triển:
Đối với cán bộ quản lí: Về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp: biết
động viên khích lệ cán bộ, giáo viên, nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, có tác phong làm việc khoa học, lối sống phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc trong xu thế hội nhập; có năng lực chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học ; có tin thần tự học và xây dựng tập thể học tập tốt; có khả năng xây dựng được chiến lược phát triển nhà trường, về năng lực quản lí biết tổ chức xây dựng các kế hoạch hành động phù hợp tầm nhìn chiến lược của nhà trường , quản lí việc thực hiện chương trình các môn học theo chuẩn kiến thức kĩ năng
Đối với giáo viên: Có đạo đức, nhân cách, lối sống lành mạnh, luôn có ý
thức phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp, có kiến thức chuyên môn sâu, biết ứng dụng công nghệ thông tin; có nghiệp vụ sư phạm tốt như xây dựng môi trường học tập thân thiện, các hoạt động dạy học phát huy được tính năng động, sáng tạo của học sinh, phối hợp tốt 3 môi trường giáo dục học sinh
Trang 3Đối với nhân viên: Có phẩm chất chính trị phù hợp chuẩn mực trong quan
hệ và giao tiếp, có trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu công tác,thường xuyên học tập, trao dồi kiến thức ngoại ngữ, tin học phục vụ công tác, biết chủ động sáng tạo trong công tác, phối hợp tốt với các bộ phận trong nhà trường, thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của trường
Vận dụng những kiến thức đã học, tôi xin đề xuất một số biện pháp phát triển đội ngũ nhà trường từ năm 2010 – 2011 như:
Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ: đây là nhiệm vụ của mọi cán bộ quản lí,
giáo viên và nhân viên nhà trường chứ không phải chỉ là của Hiệu trưởng Tuy nhiên Hiệu trưởng phải là người biết thu hút các lực lượng để xây dựng và triển khai kế hoạch Khi lập kế hoạch phát triển đội ngũ phải dựa trên tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu chiến lược, các giá trị thương hiệu và thực trạng nhà trường
Trong kế hoạch phát triển đội ngũ phải bao gồm việc qui hoạch tuyển dụng, sử dụng, đánh giá, bồi dưỡng và thực hiện chế độ chính sách đối với đội ngũ
Các nội dung cần thiết là lãnh đạo hỗ trợ giáo viên phát triển chuyên môn và nhân cách gồm có:
Xây dựng nhà trường thành tổ chức học tập, xây dựng môi trường học tập trong nhà trường mà Hiệu trưởng phải là tấm gương tự học; xây dựng văn hóa nhà trường với các định hướng giá trị cụ thể
Lãnh đạo thực hiện các hoạt động bồi dưỡng định kỳ như bồi dưỡng thường xuyên trong hè, bồi dưỡng chuyên đề việc thực hiện chương trình, sách giáo khoa Lãnh đạo quá trình tự học, tự bồi dưỡng, khuyến khích giáo viên lập kế hoạch học tập; hỗ trợ, kiểm tra đánh giá và động viên khen thưởng kịp thời
Lãnh đạo hỗ trợ giáo viên phát triển chuyên môn và nhân cách Phân loại giáo viên, nắm bắt hoàn cảnh giáo viên, phân loại những giáo viên có khả năng và phát triển chuyên môn, những giáo viên có khả năng phát triển nhân cách để chọn
người hỗ trợ việc đổi mới hoạt động dạy học cần quán triệt phương trâm “Dạy ít,
học nhiều, tăng cường hoạt động của học sinh; giáo viên học để dạy và dạy để học”
Đổi mới hoạt động dự giờ để hỗ trợ giáo viên, cần chú trọng việc tư vấn, thúc
đẩy để phát triển.
Giáo dục đạo đức nghề nghiệp: Hiệu trưởng cần tổ chức học tập để mỗi cán
bộ, giáo viên, nhân viên nắm vững và rèn luyện theo các chuẩn quy định ở quyết
định 16 của Bộ Giáo dục quy định đạo đức nhà giáo, các cuộc vận động “hai
không” với 4 nội dung, “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”
Tạo động lực làm việc cho cán bộ viên chức của trường: Nhiệm vụ của Hiệu
trưởng là khơi nguồn động cơ xây dựng một hệ thống động viên hiệu quả để tạo động lực cho đội ngũ; Để tạo động lực làm việc cho đội ngũ thì Hiệu trưởng phân công việc phải công bằng; cung cấp cho đội ngũ về tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu các cơ hội và thách thức và các giá trị mà trường sẽ đạt tới; khuyến khích tin thần hợp tác cùng phát triển; phát hiện và tạo điều kiện phát triển năng lực, tiềm năng
Trang 4của đội ngũ; huấn luyện và hỗ trợ các điều kiện cho sự phát triển cá nhân về chuyên môn và nhân cách
Tổ chức đánh giá đội ngũ: cần thay đổi quan điểm, đánh giá đa dạng hóa
nguồn thông tin phản hồi; chú ý tập trung vào tiềm năng hơn là thiếu sót của đội ngũ; chú trọng mục tiêu phát triển về chuyên môn và nhân cách hơn là kiểm soát
họ, gắn đánh giá hiệu quả làm việc với chiến lược phát triển nhà trường
Công cụ đánh giá là dựa vào quyết định 14 của Bộ Giáo dục ban hành chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học và chỉ thị đánh giá viên chức hàng năm
Những nội dung cụ thể trước mắt sẽ làm thay đổi nhà trường năm học
2010 – 2011:
Tăng cường công tác chính trị tư tương trong đội ngũ Đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, hoc sinh tích cực
Phân công đội ngũ theo chuyên môn hóa, phát huy hơn nữa công tác sinh hoạt
tổ chuyên môn và tổ văn phòng Hướng dẫn các tổ này xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể 18 lần sinh hoạt chuyên môn có chất lượng trong năm học, kế hoạch này được Hiệu trưởng phê duyệt từ đầu năm học Kiểm tra thường xuyên hoạt động chuyên môn của giáo viên, nhân viên như: dự giờ, kiểm tra hồ sơ chuyên môn, để nắm rõ tình hình đội ngũ từ đó tư vấn, thúc đẩy đội ngũ phát triển theo mục tiêu kế hoạch Cuối mỗi năm học Hiệu trưởng tổ chức rà soát lại việc thực hiện kế hoạch phát triển đội ngũ để bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp tình hình nhà trường
Những kiến nghị với các cấp quản lí giáo dục:
- Cần bổ sung kinh phí hoạt động theo tỷ lệ 80 - 20
- Xây dựng cơ sở vật chất nhà trường đủ để phục vụ dạy học
- Hiệu trưởng được tuyển dụng giáo viên đúng theo tinh thần tự chủ về biên chế lao động
Tóm lại xây dựng và phát triển đội ngũ vừa là mục tiêu vừa là động lực để phát triển nhà trường; không thể nào phát triển nhà trường theo mục tiêu giáo dục hiện nay nếu như nhà trường đó có đội ngũ vừa thiếu lại vừa yếu