II.Nội dung trọng tâm bài học: - Biết định dạng ô tính hoặc khối ô tính bằng cách sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ để định dạng phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ, màu chữ.. * Hoạt động
Trang 1Tiết: 37
Tuần: 20
Ngày soạn: 30/12/2010
I.Mục tiêu:
1 Kiến thức:
- Biết được các bước thực hiện định dạng phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ và chọn màu chữ
2 Kỹ năng:
- Biết cách thực hiện định dạng phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ và chọn màu chữ
3 Thái độ:
- Hình thành thái độ yêu thích môn học cho HS thông qua bài học
II.Nội dung trọng tâm bài học:
- Biết định dạng ô tính (hoặc khối ô tính) bằng cách sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ để định dạng phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ, màu chữ
III.Chuẩn bị:
- GV: giáo án, máy tính, máy chiếu
- HS: bài soạn
IV Phương pháp:
- Thuyết trình, vấn đáp, trực quan, nhóm, phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề
V Tiến trình lên lớp:
1 Ổn định: Kiểm tra sĩ số HS (1’)
2 Kiểm tra bài cũ: (Kiểm tra mỗi lớp 1 HS) (3’)
Câu 1: Trong Word em có thể làm những gì để trang trí văn bản đã được soạn thảo?
Trả lời: Định dạng phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ, định dạng màu chữ, căn lề, tô màu
nền cho chữ.
Câu 2: Thanh công cụ nào giúp ta định dạng văn bản?
Trả lời: thanh Formating.
3 Bài mới: (35’)
*Hoạt động 1: đặt vấn đề
(5’)
GV: Ở lớp 6, trong chương
trình Word các em đã làm
quen với soạn thảo văn bản
- HS chú ý lắng nghe
§6 ĐỊNH DẠNG TRANG TÍNH
§6 ĐỊNH DẠNG TRANG TÍNH
Trang 2
và cách định dạng văn bản
Đối với lớp 7, các em cũng
có thể định dạng trang tính
Excel có 2 kiểu dữ liệu là
kiểu số và kiểu kí tự (kiểu
văn bản).Vậy việc định dạng
dữ liệu trong Excel có giống
như trong Word hay không,
chúng ta sẽ tìm hiểu trong
tiết học này
* Hoạt động 2: Thay đổi
phông chữ (9’)
?Với Word thao tác đầu tiên
trước khi tiến hành định
dạng là gì
- GV: Trong Excel để định
dạng dữ liệu trong trang tính
chúng ta cũng tiến hành
đánh dấu những ô chứa dữ
liệu cần định dạng
?Trên thanh công cụ định
dạng, những biểu tượng nào
để định dạng dữ liệu
?để thay đổi phông chữ
này ta làm như thế nào
- GV: Đ/v chúng ta thường
hay sử dụng phông chữ bắt
đầu bằng chữ Vni cụ thể là
Vni-times nhưng hiện nay
thường dùng font Time new
roman.
-Thao tác đầu tiên cần thực hiện là đánh dấu văn bản hay bôi đen văn bản
- HS nghe
-Biểu tượng có kí hiệu là các
chữ cái: B, I, U, 10, Arial.
- HS thảo luận nhóm nhỏ và
đại diện trả lời: Để thay đổi
phông chữ ta chọn ô chứa dữ liệu rồi nháy chuột vào nút
lệnh Font trên thanh công
cụ
1 Định dạng phông chữ,
cỡ chữ và kiểu chữ:
a Thay đổi phông chữ:
- B1: Chọn ô hoặc các ô cần định dạng
- B2: Nháy chuột vào ô
Font
- B3: Chọn Phông chữ phù hợp
Trang 3
* Hoạt động 3: Thay đổi cỡ
chữ (7’)
?Cỡ chữ nghĩa là gì
- GV: Thông thường những
chữ mà ta có thể nhìn thấy
tương đối rõ thì có cỡ là từ
13 trở lên
- GV:Y/c HS nêu cách chọn
cỡ chữ cho dữ liệu trong
trang tính
Gợi ý: Tương tự như cách
chọn phông chữ
* Hoạt động 4: Thay đổi
kiểu chữ (7’)
- GV: Trình bày các kiểu
chữ và y/c HS xác định có
mấy kiểu chữ
?Các nút lệnh giúp ta định
dạng kiểu chữ đậm, nghiêng
và gạch chân nằm ở đâu?
* GV: Có đôi khi ta dùng cả
3 kiểu này cho cùng 1 nội
dung.và có thể có những
phông chữ khi được chọn thì
nó đã đậm sẳn ta không cần
định dạng
GV:Y/c HS nêu cách chọn
kiểu chữ
?Người ta thường dùng chữ
đậm hay nghiêng trong
những trường hợp nào?
- Cỡ chữ là nói về kích cỡ của chữ viết (chữ to hay nhỏ)
- Chọn ô chứa dữ liệu cần định dạng -> Chọn mũi tên
của ô Font Size để chọn cỡ
chữ cho phù hợp
-Có 3 kiểu chữ là kiểu chữ đậm, chữ nghiêng và chữ gạch chân
-Các kí hiệu giúp định dạng kiểu chữ nằm trên thanh định dạng
- Chọn ô chứa dữ liệu cần định dạng -> Nháy chuột
vào các nút lệnh B, I, U để
định dạng chữ đậm, chữ nghiêng và chữ gạch chân
- Người ta thường dùng chữ
đậm để viết tựa bài hay 1 đề mục nào đó
b Thay đổi cỡ chữ:
- B1: Chọn ô hoặc các ô cần định dạng
- B2: Nháy chuột vào ô
Font size
- B3: Chọn cỡ chữ phù hợp
c Thay đổi kiểu chữ:
- B1: Chọn ô hoặc các ô cần định dạng
- B2: Nháy chuột vào nút lệnh phù hợp trên thanh công cụ định dạng, như: B (chữ đậm), hoặc I (chữ nghiêng) hay U (chữ gạch chân)
Trang 4
* Hoạt động 4: Định dạng
màu chữ (7’)
- GV: ngầm định của Excel
thì dữ liệu được hiển thị trên
màn hình với màu đen, tuy
nhiên trong một số trường
hợp để phân biệt và làm rõ
trọng tâm người ta thường
định dạng cho chữ có màu
khác màu đen
?Em có thể định dạng màu
của chữ bằng cách nào
?Tóm lại ta thấy rằng mục
đích của việc định dạng văn
bản là gì?
?Định dạng dữ liệu trong
trang tính có làm thay đổi
nội dung trang tính không
?Tương tự như ở lớp 6 ta đã
học, ngoài việc dùng thanh
công cụ định dạng ta có thể
dùng lệnh gì để định dạng
văn bản, ?Cách thực hiện
như thế nào
- HS lắng nghe
- Nháy chuột vào ô chứa dữ liệu cần định dạng -> Nháy
vào nút lệnh Font color trên
thanh định dạng
-Định dạng dữ liệu nhằm mục đích trang trí dữ liệu trong trang tính: rõ ràng hơn, đẹp hơn, khoa học hơn
- Định dạng dữ liệu không làm thay đổi nội dung trang tính
-Có thể dùng lện Format,
Cách thực hiện: nháy vào
Format chọn Font rồi tiến
hành định dạng phù hợp
2.Định dạng màu chữ:
- B1: Chọn ô hoặc các ô cần định dạng
- B2: Nháy chuột vào mũi tên bên cạnh nút Font Color trên thanh định dạng
4.Củng cố: (5’)
Bài tập: định dạng để trang tính ở hình A giống trang tính ở hình B:
Trang 5Tiết: 38
Tuần: 20
Ngày soạn: 30/12/2010
5.Dặn dò: (1’)
- Bài tập về nhà: Xem lại nội dung của bài
- Soạn phần còn lại của bài 6
VI RÚT KINH NGHIỆM
I.Mục tiêu:
1 Kiến thức:
- Hiểu được các bước thực hiện định dạng phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ và chọn màu chữ
- Hiểu thực hiện căn lề ô tính
- Hiểu tăng, giảm chữ số thập phân của dữ liệu số
- Hiểu cách kẻ đường biên và tô màu nền cho ô tính
2 Kỹ năng:
- Biết được các bước thực hiện định dạng phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ và chọn màu chữ
- Biết thực hiện căn lề ô tính
- Biết tăng, giảm chữ số thập phân của dữ liệu số
- Biết cách kẻ đường biên và tô màu nền cho ô tính
3 Thái độ:
- Hình thành thái độ yêu thích môn học cho HS thông qua bài học
§6 ĐỊNH DẠNG TRANG TÍNH (tt)
§6 ĐỊNH DẠNG TRANG TÍNH (tt)
Trang 6
II.Nội dung trọng tâm bài học:
- Biết định dạng ô tính (hoặc khối ô tính) bằng cách sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ để định dạng phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ, màu chữ và căn lề ô tính
- Biết cách sử dụng nút lệnh trên thanh công cụ để tăng hay giảm chữ số thập phân của dữ liệu số
III.Chuẩn bị:
- GV: giáo án, máy tính, máy chiếu
- HS: bài soạn
IV Phương pháp:
- Thuyết trình, vấn đáp, trực quan, nhóm, phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề
V Tiến trình lên lớp:
1 Ổn định: Kiểm tra sĩ số HS (1’)
2 Kiểm tra bài cũ: (Kiểm tra mỗi lớp 1 HS) (3’)
?Có mấy kiểu dữ liệu mà em biết, ?Theo mặc định thì dữ liệu kiểu số, kiểu kí tự được căn thẳng lề gì
3 Bài mới: (35’)
* Hoạt động 1: Giới thiệu về
các lề trong trang tính (5’)
- GV:Y/c HS quan sát các
kiểu dữ liệu được căn lề trái
và căn lề phải và cho biết cái
nào đựơc căn lề phải còn cái
nào được căn lề trái
?Dữ liệu trong ô được căn lề
phải thì có đặc điểm gì, căn lề
trái thì sao?
- GV: Thường dữ liệu được
căn lề phải hoặc trái, tuy nhiên
trong một số trường hợp còn
có thể căn dữ liệu ngay giữa ô
- HS chú ý quan sát cách căn
lề của các kiểu dữ liệu và phân biệt chúng
- Dữ liệu được căn lề phải thì phía bên phải của ô dữ liệu được căn thẳng bên phải còn dữ được căn lề trái thì phía bên trái dữ liệu được căn thẳng
Trang 7
hoặc căn đều 2 bên, Vậy làm
thế nào để có thể căn lề theo ý
của mình, chúng ta sẽ tìm hiểu
trong tiết học này
* Hoạt động 2: Căn lề trong ô
tính (12’)
?Ý nghĩa của các nút lệnh
trong việc căn lề dữ liệu
?Các dữ liệu trong khối được
chọn của hình 58 được căn lề
nào
?Cách căn lề trong ô tính
?Dữ liệu trong cùng 1 ô có thể
vừa được căn giữa vừa được
căn thẳng lề trái hay không
?Quan sát hình 59 Sgk, Em có
thể căn chữ BẢNG ĐIỂM
LỚP 7A vào giữa khối A1:G1
như thế nào
*GV: Để dòng chữ BẢNG
ĐIỂM LỚP 7A nằm giữa khối
A1:G1 thì ta có thể chọn khối
A1:G1 và nháy chuột vào nút
lệnh khi đó dữ liệu sẽ tự
động được căn giữa khối (kết
quả là hình 61)
* Hoạt động 3: Điều chỉnh số
chữ số thập phân của dữ liệu
kiểu số (8’)
?Trong trang tính đối với dữ
liệu kiểu số thì dấu “,” và dấu
- HS nêu ý nghĩa các nút căn
lề:
- Căn giữa
- Chọn ô (hoặc các ô) cần
định dạng rồi nháy chuột vào nút lệnh hoặc hoặc
- Mỗi ô chứa dữ liệu tại một thời điểm thì nó chỉ được căn chỉnh theo một lề mà thôi
- Nhập BẢNG ĐIỂM LỚP 7A tại ô A1 rồi dùng phím cách để nó được căn giữa khối này
- HS nghe, quan sát
- Đối với dữ liệu kiểu số thì dấu “,” là dấu phẩy phân
3.Căn lề trong ô tính.
- B1: Chọn ô (hoặc các ô)
cần định dạng
- B2:Nháy chuột vào nút
lệnh (căn thẳng lề trái của ô), hoặc (căn giữa của ô) hoặc (căn thẳng
lề phải ô tính)
*Chú ý: Nút lệnh có
tác dụng gom nhiều ô thành 1 ô đồng thời căn
dữ liệu vào giữa ô tính
4.Tăng hoặc giảm số
chữ số thập phân của
dữ liệu số.
- B1: Chọn ô (hoặc các
Trang 8
“.” có ý nghĩa gì?
- GV:Y/c HS thực hiện phép
chia 10/3 và cho biết kết quả
- GV: trong nhiều trường hợp
để dễ tính toán ta thường viết
gọn con số này lại nghĩa là
làm bớt số chữ số thập phân
hoặc trường hợp ngược lại ta
có thể thêm số chữ số thập
phân, trong Excel điều này
thực hiện rất dễ dàng
?Để tăng hoặc giảm số chữ số
thập phân ta làm như thế nào?
(Gợi ý: Quan sát hình vẽ 62
SGK trang 54)
* GV: Mỗi lần nháy chuột thì
sẽ giảm hoặc tăng 1 con số sau
dấu chấm thập phân
* Hoạt động 4: Tô màu nền
và kẻ đường biên của các ô
tính (10’)
?Thông thường các ô có nền
màu gì
- GV: Vấn đề đặt ra là có cách
nào để các ô có màu khác màu
trắng không?
- GV: Y/c HS tự đọc thông tin
và quan sát hình 63 để nêu
cách tô màu nền cho ô tính
cách hàng ngàn, còn dấu “.”
là dấu chấm phân cách phần nguyên với phần thập phân
- HS: 10/3 = 3.3333333333 Sau dấu có rất nhiều số 3
- HS chú ý lắng nghe
- Chọn ô chứa dữ liệu cần tăng giảm số chữ số thập phân rồi chuột vào nút hoặc
-Thông thường các ô có màu trắng
- HS: lắng nghe
- Để tô nền cho ô tính thì chọn ô chứa dữ liệu cần định dạng rồi nháy vào mũi tên bên phải nút Fill Colors để chọn màu nền
ô) cần điều chỉnh số chữ
số phần thập phân
- B2: Nháy vào nút lệnh (tăng) hoặc (giảm)
số chữ số thập phân
5.Tô màu nền và kẻ
đường biên của các ô tính.
a.Tô màu nền:
- B1:Chọn ô (hoặc các ô) cần tô màu nền
- B2: Nháy vào mũi tên bên phải nút Fill Colors
để chọn màu nền
Trang 9
?Xung quanh các ô của trang
tính có đường viền chưa (hình
63 Sgk)
- GV: Tuy quanh các ô có
đường viền nhưng thực chất
khi in ra thì nó không có các
đường viền này, nếu muốn khi
in ra có đường viền thì ta phải
tạo nó
- GV: Y/c HS quan sát hình
65 Sgk tr.56 và nêu cách tạo
đường biên (đường viền) cho
các ô tính
- HS trả lời theo ý hiểu
- HS nghe
-Nháy chuột chọn các ô chứa cần định dạng -> Nháy vào nút Border để chọn kiểu đường viền
b.Kẻ đường biên:
- B1: Chọn các ô (hoặc các ô) cần kẻ đường biên
- B2: Nháy chuột vào mũi tên bên cạnh nút
Border và chọn kiểu đường viền cho thích hợp
4.Củng cố: (5’)
Câu 1: Bài tập 4 Sgk trang 56
Câu 2: Bài tập 5 Sgk trang 56.
5.Dặn dò: (1’)
- Bài tập về nhà: Xem lại nội dung của bài 6
- Soạn: Bài thực hành 6
VI RÚT KINH NGHIỆM
Ngày… tháng… năm 2011
Ký duyệt