BAITAPTAMLYx

6 368 2
BAITAPTAMLYx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

mmmmmmmmmmmm

NHỮNG ĐẶC TRƯNG TRONG ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN TÂM LÝ CỦA SINH VIÊN Tuổi sinh viên bao gồm từ 18 đến 25 tuổi, tương ứng với thời kỳ thứ 3 của tuổi thanh thiếu niên. Các nhà nghiên cứu thường chia tuổi thanh thiếu niên thành ba thời kỳ chủ yếu: 1) 11/12 tuổi – 14/15 tuổi – thời kỳ “một nửa trẻ con”; 2) 14/15 tuổi – 17/18 tuổi – thời kỳ “một nửa người lớn”; và 3) 17/18 tuổi – 23/25 tuổi – thời kỳ tiền trưởng thành. Sinh viên là một nhóm xã hội đặc biệt, là những người đang theo học ở bậc đại học để chuẩn bị cho hoạt động sản xuất vật chất hay tinh thần của xã hội. Nhóm xã hội đặc biệt này là nguồn bổ sung cho đội ngũ trí thức, được đào tạo cho lao động trí óc với nghiệp vụ cao và tham gia tích cực vào hoạt động đa dạng có ích cho xã hội. Tuổi sinh viên là một giai đoạn hết sức đặc biệt trong đời sống con người. Đây là thời kỳ của sự trưởng thành xã hội - bắt đầu có quyền của người công dân, hoàn thiện học vấn để chuẩn bị cho một nghề nghiệp chuyên môn nhất định, có quan điểm chính trị, có được nghề ổn định, bắt đầu lao động, giảm phụ thuộc kinh tế, bước vào hôn nhân… Sinh viên là những người lớn cả về phương diện sinh vật và xã hội. Mặc dù vẫn còn là đối tượng đang được tiếp tục giáo dục nhưng xã hội nhìn nhận sinh viên như chủ thể có trách nhiệm của hoạt động sản xuất xã hội và đánh giá các kết quả hoạt động của họ theo "tiêu chuẩn người lớn". 1. Đặc điểm về sự phát triển cơ thể Sự phát triển cơ thể của sinh viên diễn ra ổn định, đồng đều sau những biến động sâu sắc ở tuổi dậy thì. Về mặt sinh học thì đây là giai đoạn hoàn tất những thay đổi cơ thể ở nam và nữ thanh niên. Sự tăng hooc-môn nam trong cơ thể nam sinh viên và hooc-môn nữ trong cơ thể nữ sinh viên diễn ra nhanh, nhiều gấp 10-15 lần để áp đảo hooc-môn phái đối lập. Các cơ quan sinh sản nam và nữ được hoàn thiện. Hoàn thiện các dấu hiệu sinh dục bậc 2. Ở giai đoạn này diễn ra sự hoàn thiện cơ thể nam và nữ sinh viên với tư cách các thực thể sinh sản. Trọng lượng não đạt mức tối đa, khoảng 1400gr và chứa khoảng 14- 16 tỷ nơ-ron. Các nơ-ron đã phát triển hoàn thiện - phát triển các sợi nhánh, sợi trục được myelin hóa hoàn hảo đảm bảo sự dẫn truyền các luồng thần kinh nhanh chóng, chính xác. Các sợi nhánh đảm bảo sự liên hệ hết sức rộng khắp, chi tiết và tinh tế. Các nhà nghiên cứu đã tính được nhiều tế bào thần kinh đến tuổi sinh viên có thể nhận tin từ 1200 nơ-ron trước và gửi đi 1200 nơ-ron sau. Số lượng các kênh liên hệ đó làm cho khả năng hoạt động trí tuệ của sinh viên vượt xa học sinh phổ thông trung học. Ước tính có khoảng 2/3 số kiến thức học được trong cuộc đời được tích lũy trong thời gian này. 2. Đ iề u kiện sống và hoạt đ ộng 2.1. Vị trí trong gia đ ì nh Trong gia đình sinh viên đã có nhiều quyền lợi và trách nhiệm như người lớn, cha mẹ bắt đầu trao đổi với họ về một số vấn đề quan trọng trong gia đình. Sinh viên cũng thấy được quyền hạn và trách nhiệm của bản thân đối với gia đình. Họ bắt đầu quan tâm chú ý đến nề nếp, lối sống sinh hoạt và điều kiện kinh tế chính trị của gia đình (như việc chấp hành chính sách của đ ả ng và nhà nước, sẵn sàng đấu tranh chống lại tư tưởng sai trái). Có thể nói rằng cuộc sống của nhiều thanh niên mới lớn là cuộc sống vừa học tập vừa lao động. 2.2. Vị trí trong nhà t r ư ờ ng Ở nhà trường học tập vẫn là hoạt động chủ đạo nhưng tính chất và mức độ thì phức tạp và cao hơn hẳn so với tuổi thiếu niên. Nó đòi hỏi họ tự giác tích cực độc lập hơn, phải biết cách vận dụng tri thức một cách sáng tạo trong học tập. Ở lứa tuổi này môi trường hoạt động chính là nhà trường, nhà trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bởi vì nội dung học tập không chỉ nhằm trang bị tri thức và hoàn chỉnh tri thức, mà nó còn có tác dụng hình thành thế giới quan và nhân sinh quan cho sinh viên. Đ o à n Thanh niên Cộng sản trong nhà trường, hay các tổ chức xã hội, tình nguyện khác đó là một tổ chức chính trị đóng vai trò tích cực đối với việc hình thành và phát triển nhân cách của sinh viên. Nó đòi hỏi họ phải tích cực độc lập, sáng tạo phải có tính nguyên tắc, tinh thần trách nhiệm, biết phê bình và tự phê bình. 2.3. Vị trí ngoài xã hội Hoạt động xã hội của thiếu niên thường mang tính chất nội bộ nhà trường. Đối với tuổi thanh niên lại khác, hoạt động của họđã vượt ra khỏi phạm vi nhà trường, ảnh hưởng của xã hội đến họ rất mạnh. Xã hội đã giao cho họ quyền công dân, quyền tham gia mọi hoạt động bình đẳng như người lớn như quyền đến 18 tuổi được bầu cử, có nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ lao động . Khi tham gia vào hoạt xã hội họ được tiếp xúc với nhiều tầng lớp xã hội khác nhau, quan hệ xã hội được mở rộng, họ có dịp hòa nhập vào cuộc sống đa dạng phức tạp của xã hội giúp họ tích lũy vốn kinh nghiệm sống để chuẩn bị cho cuộc sống tự lập sau này. Tóm lại: Tuổi thanh niên có hình dáng người lớn, có những nét của người lớn, nhưng chưa phải là người lớn, còn phụ thuộc vào người lớn. Cả người lớn và họ nhận thấy vai trò mà thanh niên mới lớn thực hiện khác về chất so với vai trò của người lớn. Họ vẫn đến trường học tập dưới sự lãnh đạo của người lớn, vẫn phụ thuộc cha mẹ về vật chất. Thái độ đối xử của người lớn đối với họthường thể hiện tính chất chất hai mặt đó là: Một mặt người lớn luôn nhắc nhở họ rằng họ đã lớn và đòi hỏ i họ phải có tính độc lập, phải có ý thức trách nhiệm và có thái độ hợp lý. Nhưng mặt khác lại đòi hỏi họ phải thích ứng với những đòi hỏi của người lớn. Sinh viên (SV) là người đang học tập tại các trường cao đẳng, đại học (CĐ, ĐH). Thuật ngữ SV có nguồn gốc từ tiếng La-tinh “Students” có nghĩa là người học tập, làm việc tìm kiếm tri thức. SV là nhóm xã hội có vai trò, vị trí đặc biệt là nguồn bổ sung lực lượng lao động có trình độ cao cho đất nước. Học đại học khác rất nhiều so khi học ở trường phổ thông. Chính vì vậy, tâm lý của người sinh viên đã có sự thay đổi.  Sự thích nghi với môi trường sống và phương pháp học tập mới: Khi bước chân vào giảng đường đại học, các tân SV phải đối mặt với những thay đổi to lớn cả về nếp sinh hoạt hàng ngày và phương pháp học tập tại trường CĐ, ĐH. Chính vì vậy, trở thành SV đồng nghĩa với việc các em phải nhanh chóng thích nghi với điều kiện, hoàn cảnh sống mới, môi trường và phương pháp học tập mới. Sự thích nghi này hoàn toàn khác nhau ở mỗi người tùy thuộc vào tính cách, năng lực bản thân, sự tự chủ của các em… Để các em có thể nhanh chóng thích nghi với môi trường mới và có thể học tập tốt nhất, việc tư vấn, cung cấp cho các em những kỹ năng sống, phương pháp học tập là thực sự cần thiết.  Sự phát triển nhận thức của SV: Nếu như trong môi trường học tập phổ thông, HS được trang bị kiến thức chung trong sự giám sát chặt chẽ của gia đình, thầy cô giáo thì trong môi trường học tập ở bậc CĐ, ĐH, SV được trang bị những kiến thức chuyên ngành để có thể trở thành người lao động, người chuyên gia trong lĩnh vực mình được đào tạo. Hoạt động nhận thức của SV luôn phải đi liền với tính tự giác, chủ động cao. Nếu như trước kia, các em được các thầy cô hướng dẫn, giảng giải kỹ càng các kiến thức phổ thông thì trong môi trường CĐ, ĐH, phương pháp truyền thụ theo kiểu “đọc – chép” không còn phổ biến nữa mà chủ yếu là trang bị cho các em những kỹ năng tự học tập, tự trau dồi tri thức thông qua hệ thống thư viện, phòng thí nghiệm,… Đây là một đặc điểm quan trọng trong nhận thức và hoạt động học tập của SV và có ảnh hưởng to lớn tới sự phát triển về mặt chuyên môn, nhân cách nghề nghiệp của SV sau này.  Tự ý thức của SV: Cùng với hoạt động học tập, sự tự ý thức của SV cũng phát triển hoàn thiện hơn. Thông qua mối quan hệ với những người khác cũng như những tri thức lĩnh hội được, các em sẽ có những đánh giá phù hợp về bản thân mình hơn. Đây là cơ sở thuận lợi để các em có thể rèn luyện, khắc phục những mặt hạn chế, phát huy những mặt mạnh nhằm hoàn thiện nhân cách của bản thân mình. Trong tự đánh giá của SV, cần tránh hai xu hướng hoặc đánh giá quá cao bản thân mình gây ra sự tự tin thái quá, kiêu ngạo, như vậy các em dễ gặp những “cú sốc” khi công việc diễn ra không như mong muốn; hoặc đánh giá quá thấp bản thân gây nên tình trạng tự ti, không phát huy hết được năng lực, sở trường của bản thân.  Đời sống xúc cảm, tình cảm: Đa số SV tại các trường CĐ, ĐH có độ tuổi từ 18 – 25. Có thể nói đây là giai đoạn đẹp nhất của đời người. Thế giới xúc cảm, tình cảm của SV biểu hiện khá phong phú, sinh động trong đời sống hàng ngày phản ánh một thế giới nội tâm tinh tế và nhạy cảm. Trong đời sống xúc cảm, tình cảm của SV, điều không thể không nói tới là tình yêu đôi lứa. Nếu so với HS THPT thì tình yêu trong thời kỳ SV nảy sinh khi các em đã có sự trưởng thành cả về vị thế xã hội và hoàn thiện về tâm sinh lý. Chính vì thế, nó là tình cảm thiêng liêng, lãng mạn đối với SV và là động lực quan trọng để các em học tập, rèn luyện. Trong tình yêu đôi lứa của SV cũng cần có sự định hướng đúng đắn của nhà trường, đoàn thanh niên để tình yêu của các em luôn gắn liền với trách nhiệm của bản thân cũng như để tình yêu đó phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện học tập của mình.  Động cơ và định hướng giá trị của SV: Động cơ và định hướng giá trị của SV cũng có sự phát triển phong phú đa dạng. Điều đó phản ánh trong mục đích học tập, phấn đấu của các em có thể là những yếu tố tâm lý chủ quan như hứng thú, lý tưởng sống, tình yêu với môn học… cũng có thể là những yếu tố nằm ngoài bản thân như học tập vì gia đình, vì thành tích…. Mặt khác, trong môi trường tập thể, SV dần chấp nhận những phong cách, lối sống, giá trị sống của người khác và hướng đến những giá trị sống mình cho là phù hợp. Có thể nói, việc định hướng giá trị sống cho SV là việc làm cần thiết để hướng các em vào những mục đích, giá trị sống cao đẹp. Có thể nói, sinh viên là lứa tuổi sung mãn nhất của đời người, các em có sức khỏe dồi dào, nhiều ước mơ hoài bão, tuổi trẻ và cả quãng đời dài đang ở phía trước. Điều cần nhấn mạnh là việc các em có phát triển hết các khả năng, điều kiện của mình hay không phụ thuộc nhiều vào định hướng đúng đắn cũng như tính tích cực hoạt động, học tập rèn luyện của các em. Nếu có cái nhìn đúng đắn về cuộc sống và có chí hướng vươn lên trong rèn luyện, học tập các em sẽ trở thành những chuyên gia, những trí thức trong tương lai.

Ngày đăng: 22/04/2013, 11:13

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan