Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

34 179 0
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một quá trình tất yếu đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU .2 I. KHÁI LUẬN CHUNG VỀ CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ (CNPT) .4 1.1. Các quan niệm về CNPT 4 1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến CNPT 6 1.3. Sự tác động của CNPT đến nền kinh tế .7 II. THỰC TRẠNG NGÀNH ÔTÔ VIỆT NAM .10 2.1. Thực trạng ngành ôtô Việt Nam .10 2.2. Công nghiệp phụ trợ ôtô Việt Nam 16 III. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN CNPT ÔTÔ VIỆT NAM .25 3.1. Các giải pháp từ phía Nhà nước .25 3.2. Các giải pháp từ phía Doanh nghiệp 27 KẾT LUẬN .32 TÀI LIỆU THAM KHẢO 33 1 LỜI MỞ ĐẦU Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một quá trình tất yếu đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta, trong đó công nghiệp phụ trợ (CNPT) có thể nói là một trong những ngành có vai trò thúc đẩy và xuyên suốt cho quá trình này. Là một trong những thị trường có tốc độ tăng trưởng cao vượt bậc trong năm qua với sản lượng tiêu thụ đạt hơn 100.000 chiếc (n¨m 2007), thị trường ôtô Việt Nam đang được đánh giá là thị truờng đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đó là một trong những cơ hội cho thấy khả năng phát triển cao của ngành công nghiệp quan trọng này và cũng là điều kiện để đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóahiện đại hóa đất nước. Thế nhưng có một thực tế là ngành công nghiệp ôtô nước ta hiện nay vẫn chưa phát triển một cách đầy đủ và hoàn thiện theo đúng nghĩa của nó. Với con số quá khiêm tốn và ít ỏi chỉ với hơn 200 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, lắp ráp, sửa chữa và chế tạo phụ tùng ôtô, trong đó có khoảng 90 cơ sở sản xuất và lắp ráp ôtô, linh phụ kiện chủ yếu nhập khẩu, các doanh nghiệp trong nước chỉ sản xuất được một số bộ phận rất giản đơn, đang cho thấy thực trạng yếu kém của ngành công nghiệp ôtô nước ta. Thị trường ôtô quá nhỏ bé, nền c phụ trợ kém phát triển, hệ thống chính sách thiếu nhất quán, nhân lực không được đào tạo bài bản . đang là những khó khăn cần phải giải quyết để hoàn thiện và phát triển hơn nữa ngành công nghiệp này, đưa công nghiệp ôtô nước ta tiến một bước xa hơn và vững chắc hơn không chỉ đơn thuần là công nghiệp lắp ráp như trước nữa. Để làm được những điều đó điều kiện tiên quyết và quan trọng nhất là chúng ta phải phát triển và hoàn thiện hơn nữa hệ thống các ngành CNPT nhằm nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, giảm dần khối lượng các linh phụ kiện phải 2 nhập khẩu từ đó nâng cao hàm lượng giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước. Chính vì vậy tập trung phát triển CNPT ôtô được coi là một trong những mũi đột phá chiến lược trong giai đoạn phát triển ngành công nghiệp ôtô nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nước ta nói chung giai đoạn 2001-2010, tầm nhìn 2020. Bài viết sẽ tập trung làm rõ một vài vấn đề quan trọng về CNPT nói chung, cũng như vai trò tác động của nó đến sự phát triển nền kinh tế đất nước. Đồng thời tìm hiểu thực trạng của ngành ôtô và CNPT ôtô nước ta để từ đó thấy rõ yêu cầu phải phát triển ngành CNPT này. Cuối bài viết xin đề suất một vài biện pháp được coi là cần thiết và cấp bách để phát triển CNPT ôtô nước ta, từ đó góp phần quan trọng để phát triển ngành ôtô nước ta nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. 3 I. KHÁI LUẬN CHUNG VỀ CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ (CNPT) 1.1. Các quan niệm về CNPT Khái niệm công nghiệp phụ trợ (Supporting industry – SI – còn được gọi là công nghiệp hỗ trợ) bắt đầu xuất hiện từ những năm 1960, phổ biến ở Nhật Bản và sau này là các nước công nghiệp trẻ châu Á như Hàn Quốc, Thái Lan, hay vùng lãnh thổ Đài Loan. Đây là những nơi mà chi tiết các sản phẩm hoàn chỉnh cuối cùng. Chẳng hạn, để sản xuất một chiếc ôtô hoàn thiện, đòi hỏi từ 20000 đến 30000 linh kiện phụ tùng: động cơ, thân xe, giảm sóc và hàng trăm linh phụ kiện khác… Và vì lẽ đó đương nhiên các nhà sản xuất ôtô không tự mình cung ứng tất cả chi tiết đó, mà họ phải thuê các nhà cung cấp nội địa gia công những bộ phận hay công đoạn không thực sự quan trọng. Nếu nhìn rộng hơn, chúng ta sẽ thấy thực trạng tương tự trong các nghành công nghiệp khác như ôtô, dệt may gia giầy, điện tử… Như vậy CNPT là nền tảng cho sự phát triển của các nghành công nghiệp chính yếu, nó cung cấp linh kiện, phụ tùng, nguyên phụ liệu… cho các ngành công nghiệp sản xuất. Cho tới nay vẫn chưa có một khái niệm cụ thể nào cho ngành CNPT ở Việt Nam và nó đang được hiểu như một ngành công nghiệp phụ giúp cho việc lắp ráp các sản phẩm cuối cùng, thông qua việc cung cấp các bộ phận, chi tiết hoặc các sản phẩm hàng hóa trung gian khác, bao gồm các công nghệ và cơ sở sản xuất chuyên đảm nhiệm cung cấp đầu vào (thiết kế, nguyên vật liệu, linh kiện, bán thành phẩm…). Nói cách khác, thay vì sản xuất sản phẩm với tất cả các bộ phận chi tiết (sản xuất trọn gói), các công đoạn sản phẩm sẽ được chuyên môn hóa thành từng phần, và mỗi ngành công nghiệp chỉ sản xuất một phần của sản phẩm đó. Quá trình chuyên môn hóa như vậy cũng được hiểu là CNPT. 4 Vì thế mà CNPT phải gắn kết với một sản phẩm hoặc một nhóm sản phẩm công nghiệp (tức đối tượng được hỗ trợ) và việc phân cấp hỗ trợ là tùy theo đặc tính công nghệ của sản phẩm hay nhóm sản phẩm đó. Từ đó có thể thấy được vai trò quan trọng của CNPT đến sự phát triển của ngành công ngiệp sản xuất chính mà nó phụ trợ. Nó chính là cơ sở cho sự phát triển của một ngành sản xuất, tạo điều kiện và nền tảng cho sự phát triển của ngành công nghệp đó. Mặc dù vậy có một thực tế là ở nước ta hiện nay các ngành CNPT lại không hề được quan tâm hoặc quan tâm rất ít. Nó chưa thể hiện được vai trò tác động to lớn của mình đến sự phát triển nền kinh tế nước nhà. Rất nhiều ngành công nghiệp của nước ta có tiềm năng phát triển và cơ hội tăng trưởng cao nhưng lại không thể phát huy được tiềm năng đó do thiếu và yếu CNPT. Điển hình phải kể đến các nhóm ngành như dệt may, gia dầy, ôtô, tin học và điện tử… Chúng ta chỉ mới thực hiện được những công đoạn hết sức đơn giản như gia công, lắp ráp…chính vì vậy mà hàm lượng giá trị gia tăng trong sản phẩm, hàng hóa là rất ít đồng thời chúng ta phải phụ thuộc rất nhiều vào các đối tác nước ngoài hoặc nhập khẩu từ nguyên phụ liệu, mẫu mã, linh kiện, bán thành phẩm…Do vậy khả năng cạnh tranh của sản phẩm là rất kém. Cũng là một nền kinh tế có tốc độ phát triển cao trong khu vực, Thái Lan đáng để là một nền kinh tế cho chúng ta học tập về CNPT. Nhận thức được vai trò quan trọng của CNPT tác động đến nền kinh tế, Thái Lan rất quan tâm đến phát triển CNPT hỗ trợ cho các nghành sản xuất. Một định nghĩa khác về CNPT của cục phát triển CNPT Thái Lan cho rằng: CNPT là các ngành cung cấp các linh phụ kiện máy móc và các dịch vụ kiểm tra, đóng gói kiểm tra cho các công nghiệp cơ bản ( nhấn mạnh các bộ phận kim loại, công nghiệp chế tạo máy, sản xuất phụ tùng ôtô và phụ tùng điện, điện tử). 5 Như vậy cho dù hiểu theo nghĩa nào thì vẫn lộ rõ bản chất của CNPT là một ngành quan trọng cung cấp các linh phụ kiện, nguyên vật liệu, bán thành phẩm…để hoàn thiện, lắp ráp một sản phẩm cuối cùng. Đó là cơ sơ nền tảng cho sự phát triển ngành công nghiệp mà nó phụ trợ. Có CNPT phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi để phát triển ngành sản xuất nói riêng và nền kinh tế nói chung. Chúng ta có thể hình dung CNPT như chân núi, tạo phần cứng để hình thành nên than núi và đỉnh núi chính là ngành công nghiệp sản xuất và lắp ráp các sản phẩm công nghiệp hoặc tiêu dung. Do vậy CNPT thông thường phải phát triển trước làm cơ sở cho sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp chính yếu. 1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến CNPT Là một ngành sản xuất quan trọng mà sản phẩm của nó trực tiếp tác động đến sự phát triển và thành công của các ngành công nghiệp mà nó phụ trợ, CNPT hiểu theo nghĩa giản đơn như vậy thôi đã phần nào cho thấy tầm quan trọng của nó đối với sự phát triển của nền kinh tế nói chung. Xét trong mối liên hệ mật thiết với các ngành sản xuất khác và toàn bộ nền kinh tế, CNPT chịu ảnh hưởng của rất nhiều những yếu tố. Trước hết đó là những cơ chế chính sách của nhà nước có tác động rất lớn đến sự phát triển của các ngành CNPT. Những cơ chế chính sách này có thể tạo những điều kiện thông thoáng cũng như những cản trở không nhỏ đến sự phát triển của các ngành này. Khả năng nguồn lực cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của các ngành CNPT, đó là các nhân tố về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản, các điều kiện xã hội và nguồn lực con người (một trong những nhân tố quyết định trực tiếp). Trình độ công nghệ cao hay thấp, tiên tiến hay lạc hậu ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phát triển các ngành CNPT. Ở nước ta do sự thiếu thốn về 6 nguồn lực tài chính nên các công nghệ của ta rất lạc hậu, chính lý do này là bước cản đường khiến các ngành sản xuất của ta chậm phát triển trong đó có CNPT ôtô. Ngoài ra còn có rất nhiều các yếu tố khác tác động đến sự phát triển của các ngành CNPT nói riêng và nền kinh tế nói chung như môi trường kinh tế, môi trường thế giới,… 1.3. Sự tác động của CNPT đến nền kinh tế Như đã trình bày ở trên chúng ta đã phần nào hiểu được vai trò quan trọng của CNPT tác động không chỉ đến ngành công nghiệp chính yếu mà đến cả nền kinh tế nói chung. Mục tiêu chủ yếu của CNPT chính là nhằm thay thế nhập khẩu, tạo sự chủ động cho sản xuất hàng hóa tiêu dùng và XK nên phát triển công nghiệp phụ trợ là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Chính phủ. Vì vậy, tất cả các loại hình đầu tư và hợp tác sản xuất trong lĩnh vực này đều cần phải được khuyến khích. Nhờ có CNPT phát triển một cách toàn diện và đồng bộ mà Thái Lan đã và đang trở thành một quốc gia có nền CNPT phát triển tốt nhất thế giới và là nơi cung cấp linh kiện, phụ tùng lớn nhất toàn cầu, là quốc gia số một về sản xuất và xuất khẩu xe pick-up. Hãng Toyota Việt Nam cho biết hầu hết các linh phụ kiện và động cơ ôtô hãng này đều phải nhập trực tiếp từ Thái Lan về. Bài học rất gần gũi đến từ một quốc gia rất gần với chúng ta và cũng có những đặc điểm tương đồng về kinh tế như Thán Lan đáng để chúng ta phân tích và học hỏi. Xét trên cả tầm nhìn trung hạn và dài hạn, không thể phủ nhận tầm quan trọng của ngành CNPT bởi đây là luận điểm cần thiết để xây dựng các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam. Có thể nói, công nghiệp phụ trợ "dính" tới hầu hết các ngành công nghiệp chế tạo quan trọng như ôtô, xe máy, cơ khí, hóa dầu, điện, điện tử, chế tạo máy… 7 Tuy nhiên, khả năng đáp ứng của các doanh nghiệp phụ trợ Việt Nam còn rất hạn chế, nhất là các linh kiện, phụ kiện đòi hỏi tính chính xác cao. Điều đầu tiên phải kể đến đó là vai trò cung cấp những linh phụ kiện, bán thành phẩm…mà CNPT phải đảm nhận. Từ đó có thể thấy rõ một điều rằng nếu thiếu CNPT đồng nghĩa với việc những sản phẩm hàng hóa mà nó phụ trợ không được cung cấp một cách đầy đủ các bộ phận, linh kiên, phụ tùng, và đây chính là nguyên nhân trực tiếp nhất khiến ngành công nghiệp sản xuất chính yếu kém phát triển. Ở nước ta có thể kể đến hàng loạt những ngành sản xuất kém phát triển mà nguyên nhân chủ yếu là do thiếu CNPT gây nên. Dệt may, gia dầy là hai ngành có đóng góp cao nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta trong những năm gần đây nhưng có một thực tế là chúng ta chủ yếu làm công việc gia công cho các đối tác nước ngoài, phải phụ thuộc rất nhiều vào họ từ nguyên phụ liệu, mẫu mã, giá cả…chính vì vậy mà sản phẩm sản xuất ra không có giá trị gia tăng cao, khả năng cạnh tranh yếu kém và thường xuyên xảy ra các vụ kiện tụng thương mại rắc rối. Ngoài ra không thể không kể đến các ngành như cơ khí chế tạo máy, ôtô xe máy, điện tử tin học cũng là những ngành mũi nhọn mà chúng ta hướng tới nhưng lại không thể phát triển mạnh vì bài toán CNPT kém phát triển như hiện nay ở nước ta. Nếu CNPT phát triển điều đó đồng nghĩa với việc tỷ lệ nội địa hóa sẽ được nâng cao, sản phẩm được sản xuất ra với chi phí và giá thành thấp do không phải nhập khẩu linh phụ kiện, bán thành phẩm…từ đó có thể nâng cao được năng lực và vị thế cạnh tranh của các sản phẩm, doanh nghiệp trong nước. Tạo điều kiện mở rộng xuất khẩu ra thị trường khu vực và thế giới. Đồng thời việc phát triển CNPT cũng là một minh chứng cho trình độ chuyên môn hóa cao, các doanh nghiệp tập trung sản xuất một bộ phận, chi tiết của sản phẩm từ đó nâng cao trình độ chuyên môn hóa, hiệp tác hóa tạo điều kiện tăng khả năng cạnh tranh. 8 Phát triển CNPT còn là lời giải cho bài toán giải quyết lao động dư dôi và thất nghiệp ngày một đông ở nước ta. CNPT phát triển sẽ thu hút rất nhiều lao động ở tất cả mọi ngành nghề, lĩnh vực đồng thời góp phần khai thác hợp lý các nguồn lực trong nước, tận dụng một cách hợp lý và hiệu quả các nguồn tài nguyên sẵn có. Từ đó giảm tỷ lệ nhập siêu các nguyên phụ liệu và giảm tỷ lệ xuất khẩu các sản phẩm thô. Đó chính là biện pháp khai thác nguồn tài nguyên trong nước triệt để và hiệu quả, tránh được tình trạng bất hợp lý đang diễn ra ở nước ta xuất nguyên liệu thô và lại nhập về chính nguyên liệu ấy ở dạng tinh với mức giá cao hơn rất nhiều. Theo thống kê tình hình nhập siêu 8 tháng đầu năm 2007 là 6,4 tỉ, tỷ lệ nhập siêu tính theo kim nghạch xuất khẩu bằng 20,5%, cao gần bằng tỉ lệ này cùng kỳ năm 2003 (25,3%) và tăng gần gấp đôi năm 2006 (10,41%). Như vậy có thể thấy tỷ lệ nhập siêu ở nước ta vẫn ở mức rất cao và theo lý thuyết thì có nghĩa nền kinh tế hoạt động không hiệu quả. Theo các chuyên gia kinh tế, tình trạng này là do VN thiếu ngành công nghiệp phụ trợ. Vì trong cơ cấu nhập khẩu, nguyên vật liệu sản xuất chiếm tỉ trọng lớn, đặc biệt là các ngành dệt may, da giày, điện tử, gỗ . phải nhập nguyên phụ liệu từ 70%-90%. Chính vì vậy phát triển CNPT là một hướng đi đúng đắn giúp giảm bớt tỷ lệ nhập siêu ở nước ta hiện nay. Một tác động quan trọng mà CNPT mang lại cho nền kinh tế nữa đó là việc phát triển CNPT sẽ góp phần thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI ) vào nước ta, nhất là FDI trong các ngành sản xuất các loại máy móc, là những ngành đang phát triển mạnh tại Đông Á và là những lĩnh vực Việt Nam có lợi thế so sánh động. Tỷ lệ của chi phí về CNPT cao hơn nhiều so với chi phí lao động nên một nước dù có ưu thế về lao động nhưng CNPT không phát triển sẽ làm cho môi trường đầu tư kém hấp dẫn. Theo ông Junechi Mori – Chuyên gia nghiên cứu tại Diễn đàn Phát triển Việt Nam (VDF) và Viện nghiên cứu chính sách quốc gia Nhật Bản (GRIPS), càng có nhiều linh kiện sản xuất 9 trong nước, các nhà lắp ráp có vốn đầu tư nước ngoài càng có cơ hội giảm chi phí vận tải nhờ không phải nhập khẩu, trong khi các nhà cung ứng trong nước cũng có thể mở rộng kinh doanh và tiếp thu công nghệ hiện đại nhờ có quan hệ với các DN lắp ráp có vốn đầu tư nước ngoài Xuất phát từ mục tiêu chủ yếu của mình, việc phát triển CNPT tạo sự chủ động và nâng cao giá trị gia tăng của ngành sản xuất sản phẩm khu vực hạ nguồn. Từ đó tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào phát triển công nghiệp. Sự phát triển của CNPT tạo nên những mắt xích quan trọng, có ảnh hưởng lan tỏa trong hệ thống công nghiệp ở những khu vực có lợi thế, giúp đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo hướng vừa mở rộng vừa chuyên sâu. Tạo sự phát triển bền vững và toàn diện cho nền kinh tế nước ta nói chung. Trong buổi đầu tiên của quá trình hội nhập với kinh tế thế giới này, sức ép cạnh tranh đối với tất cả các ngành kinh tế nói riêng và cả nền kinh tế nước ta nói chung là vô cùng lớn. Có rất nhiều khó khăn và thử thách cần phải đối mặt và vượt qua, trong đó có phát triển CNPT nhằm vào một số ngành trọng điểm để có thể duy trì sự tồn tại và nâng cao khả năng cạnh tranh của các ngành này là rất quan trọng bởi lẽ những tác động mà một ngành CNPT phát triển mang lại là vô cùng to lớn. II. THỰC TRẠNG NGÀNH ÔTÔ VIỆT NAM 2.1. Thực trạng ngành ôtô Việt Nam Chẳng còn phải bàn cãi gì về vai trò và tầm quan trọng của công nghiệp ôtô đối với bộ mặt và sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia nữa. Bởi một lẽ rất hiển nhiên là những quốc gia có nền công nghiệp ôtô phát triển cũng chính là những quốc gia có nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Đức… 10 [...]... hiện ngay trước mắt để nhằm đạt được những mục tiêu phát triển ngành công nghiệp ôtô nước nhà Chúng ta còn phải kết hợp thực hiện rất nhiều những biện pháp tổng hợp khác nữa nhằm ngày một hoàn thiện ngành công nghiệp ôtô Việt Nam, từ đó góp phần vào phát triển kinh tế và hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại 2.2 Công. .. trình 30 đi từ công nghiệp thượng nguồn, công nghiệp phụ trợ tiến dần lên công nghiệp ôtô hoàn chỉnh Lộ trình này sẽ khả thi khi toàn bộ nền kinh tế tăng trưởng nhanh, sớm đạt và vượt mức GDP trên 1000 USD/đầu người, khi được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Chính phủ và sự phối hợp chặt chẽ trong cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước 31 KẾT LUẬN Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước... các doanh nghiệp và của cả ngành công nghiệp trọng điểm này nữa 12 Theo ông Ngô Văn Trụ, Phó vụ trưởng Vụ Cơ khí, Luyện kim và Hóa chất (Bộ Công nghiệp trước đây), đối với bài toán phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam thì vấn đề mấu chốt chính là ở ngành công nghiệp phụ trợ Thế nhưng, Việt Nam lại là nước đi sau các nước trong khu vực hàng chục năm, và đang trong giai đoạn hội nhập, công nghiệp ôtô... cạnh đó, ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành công nghiệp sản xuất ô tô cũng chưa phát triển Hiện tại ở Việt Nam mới có gần 40 nhà sản xuất FDI và 30 nhà sản xuất trong nước cung cấp linh kiện cho ô tô Theo ông Phan Đăng Tuất, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược Chính sách công nghiệp: Hiện Việt Nam còn có quá ít nhà phụ trợ Theo tính toán, để tránh khỏi lắp ráp giản đơn thì một doanh nghiệp ô tô phải... cơ khí trong đó có ôtô Phát triển mạng lưới hiện có các doanh nghiệp sản xuất linh kiện cho ôtô khách và ôtô tải làm tiền đề cho xây dựng ngành công nghiệp phụ trợ hiện đại tiến tới xuất khẩu phụ tùng Kinh nghiệm trong những năm giữa thập kỷ 90, khi thành lập các công ty liên doanh sản xuất ôtô, chúng ta hầu như chưa có kinh nghiệm và cả kiến thức về công nghiệp sản xuất ôtô Phần đóng góp vốn của phía... ngành công nghiệp ôtô Việt Nam vẫn rất mờ nhạt bởi tỷ lệ nội địa hóa chưa đáng là bao Có người ví von, công nghiệp ôtô Việt Nam mới là "nền công nghiệp may vá", tức là chỉ biết lắp ghép các bộ phận, chi tiết với nhau Bên cạnh đó, cả nước mới có khoảng 130.000 ôtô cá nhân trên tổng số 84 triệu dân, với lượng xe tiêu thụ bình quân chỉ 80.000 xe/năm Về nguyên lý thì vấn đề bảo hộ cho ngành công nghiệp. .. doanh nghiệp tham gia sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước, đến nay chúng ta có gần 70 doanh nghiệp sản xuất linh kiện, phụ tùng phục vụ cho ngành công nghiệp ôtô trong đó không có doanh nghiệp nào có khả năng sản xuất những bộ phận quan trọng như: động cơ, hộp số và truyền động; so với Malaysia có 385 doanh nghiệp, Thái Lan có 2500 doanh nghiệp thì con số của Việt Nam là vô cùng nhỏ bé Số doanh nghiệp. .. có trong nước Cơ cấu các doanh nghiệp phụ trợ nên thành lập theo hướng chuỗi công nghiệp có giá trị gia tăng ( sản phẩm của doanh nghiệp này là đầu vào của doanh nghiệp sau) Địa điểm xây dựng nên tập trung thành khu công nghiệp để có sự hợp tác và hỗ trợ chặt chẽ, đặc biệt là trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển (R&D) Chủ động tìm kiếm và lựa chon đối tác chuyển giao công nghệ và hợp tác kinh doanh... nước ngoài Số doanh nghiệp đạt được “một vài” tiêu chuẩn của quốc tế chỉ đếm trên đầu ngón tay Một số doanh nghiệp trong nước đã và đang tiếp cận với công nghệ hiện đại để phục vụ thị trường, tuy nhiên hầu hết các doanh nghiệp này lại mắc phải một căn bệnh trầm kha là không có vốn, trình độ lao động vận hành công nghệ chuyển giao không có Chính vì thực trạng đó mà hầu hết các doanh nghiệp lắp ráp trong... cơ quan quản lý nhà nước, các bộ ban ngành cùng các doanh nghiệp trong việc thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển CNPT ôtô nói riêng và CNPT Việt Nam nói chung, đưa công nghiệp ôtô Việt Nam mau chóng trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước Một tương lai tươi sáng đầy hứa hẹn cho ngành công nghiệp ôtô cũng như nền kinh tế Việt Nam đang còn ở phía . ngày một hoàn thiện ngành công nghiệp ôtô Việt Nam, từ đó góp phần vào phát triển kinh tế và hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,. ngành công nghiệp quan trọng này và cũng là điều kiện để đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Thế nhưng có một thực tế là ngành công

Ngày đăng: 22/04/2013, 09:48

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan