Các giải pháp từ phía Nhà nước

Một phần của tài liệu Công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 25 - 27)

III. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN CNPT ÔTÔ VIỆT NAM

3.1. Các giải pháp từ phía Nhà nước

Nhận thức rõ được thực trạng ngành ôtô Việt Nam cũng như vai trò của CNPT tác động đến ngành ôtô như vậy càng cho thấy sự cần thiết phải phát triển CNPT ôtô ở Việt Nam. CNPT nói chung và CNPT ôtô nói riêng ở Việt Nam hiện nay vẫn rất kém phát triển chính vì vậy cần phải có những giải pháp cũng như những hướng đi cụ thể và đúng đắn để từng bước phát triển CNPT

ôtô Việt Nam. Có thể nhận thấy một điều rằng những khó khăn và thử thách phía trước là vô cùng lớn nhưng không phải CNPT ôtô Việt Nam không thể có cơ hội để phát triển. Để xây dựng, hoàn thiện và phát triển CNPT ôtô ở Việt Nam cần tập trung vào một số giải pháp được đề xuất sau.

Về phía nhà nước cần có những định hướng cụ thể cũng như những chính sách khuyến khích, hỗ trợ như: các hỗ trợ về vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, xóa bỏ một vài loại thuế đánh vào khu vực phụ trợ…tư đó thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước tăng cường đầu tư hơn nữa vào sản xuất linh phụ kiện ôtô từ đó tạo điều kiện tăng tỷ lệ nội địa hóa, sớm hoàn thành mục tiêu nội địa hóa 50% và đưa ngành ôtô trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn của nước ta. Cần có một khái niệm thống nhất và cụ thể mang tính pháp lý để thống nhất quan điểm giữa các ban ngành, các cấp và cả các doanh nghiệp. Đồng thời cần có những biện pháp đẩy nhanh quá trình cải cách hành chính xóa bỏ những thủ tục dườm dà, điều lâu nay vẫn làm các nhà đầu tư nước ngoài ngại phải đối mặt khi muốn đầu tư vào Việt Nam.

Cần có những quy hoạch cụ thể cho phát triển CNPT nói chung và CNPT ôtô nói riêng. Có nghĩa là cần lựa chọn tập trung vào những ngành công nghiệp hay những sản phẩm mũi nhọn mà chúng ta có tiềm năng và lợi thế trong sản xuất và cung ứng. Nhưng không bao giờ quên một điều rằng tất cả mọi ngành sản xuất đều cần phải có CNPT bởi một thực tế là CNPT chính là ngành cung cấp đầu vào cho các ngành sản xuất và lắp ráp khác. Ngoài ra cũng cần phải định hướng rõ ràng cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài không chỉ đầu tư vào việc sản xuất sản phẩm chính mà cần đầu tư vào cả CNPT sản xuất linh phụ kiện phục vụ cho lắp ráp ôtô mà ta có tiềm năng, lợi thế so sánh về nguyên liệu tại chỗ và nhân công địa phương để hạn chế việc phải nhập khẩu rồi tiến tới xuất khẩu được sản phẩm của CNPT được sản xuất từ Việt Nam. Do đó có thể khuyến khích cho nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công nghệ vào Việt Nam.

Xây dựng một số khu cụm CNPT để làm khuôn mẫu, đầu tàu hỗ trợ cho các CNPT vùng miền khác, để có được hệ thống vệ tinh về CNPT bao quanh các công nghiệp chính. Cùng với đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, thương mại để hỗ trợ thành lập các trung tâm tiếp thị tìm kiếm đối tượng cung cấp sản phẩm CNPT và các địa chỉ tiêu thụ sản phẩm CNPT, làm cầu nối giữa các DN nước ngoài với các DN nội địa. Mở các “chợ nguyên phụ liệu” với sự tham gia của các DN bên ngoài để các DN nước ta có nhiều sự lựa chọn khi tìm mua những nguyên phụ liệu chất lượng và giá cả hợp lý. Đặt hàng cho các viện nghiên cứu khoa học chuyên ngành nghiên cứu, thực nghiệm các đề tài, dự án gắn với nhu cầu phát triển các chủng loại vật liệu, chi tiết, linh kiện, phụ tùng.

Tăng cường hợp tác quốc tế với các quốc gia, vùng lãnh thổ, tập đoàn đa quốc gia trong đó nhằm vào Nhật Bản, Đài Loan… những nơi có nền CNPT phát triển và thông tỏ về thị trường CNPT Việt Nam, để được hỗ trợ về vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý, điều hành để xây dựng chiến lược dài hạn, hoạch định lộ trình của mỗi giai đoạn, đào tạo nguồn nhân lực sản xuất và quản trị CNPT. Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực sản xuất và quản trị CNPT, đặc biệt là đội ngũ cán bộ kỹ thuật thiết kế, chế tạo máy, luyện kim, điều khiển tự động, điện tử tin học để làm chủ được công nghệ chuyển giao. Đồng thời cần quan tâm phát triển hơn nữa hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống đường giao thông, hệ thống cung cấp và xử lý nước thải và đặc biệt là cải thiện, nâng cao khả năng cung cấp điện sản xuất cho các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w