Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 34 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
34
Dung lượng
599,5 KB
Nội dung
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 LỜI MỞ ĐẦU * Tính cấp thiết của đề tài: Thế giới đang chuyển mình rõ nét trong xu hướng hội nhập kinh tế toàn cầu. Xu hướng đó ảnh hưởng sâu rộng tới tất cả các quốc gia trên thế giới về mọi mặt. Đứng trước thực tế đó, bất kỳ quốc gia nào nếu không muốn bị gạt ra ngoài lề của sư phát triển chung đều phải nỗ lực bắt kịp xu thế hội nhập, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế thương mại. Chính vì vậy mà hoạt động kinh doanh của mỗi quốc gia nói chung, mỗi ngành hàng và doanh nghiệp nói riêng ngày càng phát triển dưới nhiều hình thức, trong đó có hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa ra thị trường thế giới. Hoạt động xuất khẩu đóng vai trò quan trọng vào sự tăng trưởng, phát triển của mỗi quốc gia, tạo điều kiện cho quốc gia tham gia hội nhập kinh tế một cách ngắn nhất. Nhưng khi quốc gia nào cũng nhận thức được điều này và tham gia vào thị trường thế giới thì tính cạnh tranh sẽ trở nên gay gắt, khốc liệt. Thị trường là một trong những yếu tố quan trọng khẳng định sự thành công của bất kỳ quốc gia, doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn thành công không chỉ duy trì, bảo vệ vững chắc thị trường hiện tại mà cần phải mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa của mình. Tích cực mở rộng thị trường, thâm nhập vào các thị trường mới, duy trì, bảo vệ tốt thị trường cùng với yếu tố sản phẩm, thời gian sẽ quyết định sự thành công của doanh nghiệp xuất khẩu. Mở rộng thị trường là tất yếu khách quan, là yêu cầu quan trọng với các ngành hàng, doanh nghiệp tham gia kinh doanh trên một “ bàn cờ lớn”. Ngành chè trong những năm qua là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta. Cùng với các ngành may mặc, xuất khẩu gạo, thủy sản, xuất khẩu chè hàng năm đem lại nguồn thu trên một tỷ đôla. Không chỉ vậy ngành còn khai thác tốt lợi thế về khả năng nuôi trồng, sản xuất chè. Thị trường xuất khẩu chè nước ta trong những năm gần đây là một bài toán khó không chỉ đối Sinh viên: Đào Văn Tiệp Lớp KDQT 46 A -1-
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 với ngành chè mà đối với các doanh nghiệp xuất khẩu chè trong nước. Khi mà chúng ta đang trên con đường hội nhập thì việc tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu cho sản phẩm chè là tất yếu, là yêu cầu không thể không làm. Có làm tốt công việc này thì mới hoàn thành nhiệm vụ đưa ngành chè quốc gia trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu chè thì mở rộng thị trường là nhiệm vụ song hành với đẩy mạnh xuất khẩu. Một khi doanh nghiệp không nhận thức được điều này thì đến một lúc nào đó họ sẽ bị đánh bật. Xuất phát từ tình hình thực tế trên, trong quá trình tìm hiểu, thực tập tại Công ty Thương mại & Du lịch Hồng Trà em đã chọn đề tài “ Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu chè tại Công ty Thương mại & Du lịch Hồng Trà” cho bài viết của mình. * Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài: + Mục đích nghiên cứu: Đề xuất một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu chè tại Công ty Thương mại & Du lịch Hồng Trà. + Nhiệm vụ nghiên cứu: - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về mở rộng thị trường xuất khẩu. Làm rõ sự cần thiết phải mở rộng thị trường xuất khẩu đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu. - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của Công ty Thương mại & Du lịch Hồng Trà. Các ưu điểm, nhược điểm trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu chè của công ty. - Những cơ hội, thách thức đối với công ty trong quá trình mở rộng thị trường xuất khẩu. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu chè tại Công ty Thương mại & Du lịch Hồng Trà trong thời gian tới. * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: + Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu chè tại Công ty Thương mại & Du lịch Hồng Trà. Sinh viên: Đào Văn Tiệp Lớp KDQT 46 A -2-
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 + Phạm vi nghiên cứu: - Về thời gian: Giai đoạn từ 2002 đến nay và các năm tiếp theo - Về không gian: Thị trường xuất khẩu mặt hàng chè của Công ty Thương mại & Du lịch Hồng Trà. * Kết cấu của chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính bài viết gồm: Chương I: Lý luận chung về mở rộng thị trường xuất khẩu và sự cần thiết phải mở rộng thị trường xuất khẩu chè của doanh nghiệp. Chương II: Thực trạng hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu chè tại Công ty Thương mại Du lịch Hồng Trà. Chương III: Một số giải pháp chủ yếu nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu chè của công ty đến năm 2015. Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện bài viết em còn gặp một số khó khăn trong việc lý luận và thu thập số liệu phục vụ cho việc phân tích, đánh giá tình hình, nên không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong cô giáo cùng bạn đọc góp ý. Sinh viên: Đào Văn Tiệp Lớp KDQT 46 A -3-
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CHÈ VIỆT NAM. 1.1. Một số vấn đề chung về thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp. 1.1.1. Xuất khẩu 1.1.1.1 Khái niệm xuất khẩu Hoạt động xuất khẩu hiện nay đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu, trong tất cả các ngành, các lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân. Nó không chỉ giới hạn ở hàng hóa hữu hình mà còn mở rộng sang cả hàng hóa vô hình và mặt hàng này ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong mậu dịch quốc tế. Cùng với sự phát triển của hoạt động này thì trong từng giai đoạn, thời kỳ kinh tế có những cách hiểu, đánh giá về khái niệm xuất khẩu. Theo quan điểm của Paul Samuenson: “ Xuất khẩu là những hoạt động mà hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong nước và bán sang nước khác”{1}. Theo khái niệm này thì hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài giới hạn là những hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong nước. Sau đó thông qua các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ được đưa bán ra ngoài. Quan điểm này phát triển trên cơ sở các quan điểm về trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia. Ưu điểm của quan điểm này là chỉ rõ đối tượng xuất khẩu là hàng hóa và dịch vụ. Theo quan điểm của các nhà kinh doanh quốc tế:“ Xuất khẩu là hoạt động đưa hàng hóa và dịch vụ ra khỏi một nước sang các quốc gia khác”{2}. Theo quan điểm này thì hoạt động xuất khẩu không bị giới hạn về không gian và thời gian. Hàng hóa xuất khẩu có thể được sản xuất ở trong nước hoặc ở các quốc gia khác, sau đó được đem xuất khẩu vào thị trường. Xuất khẩu là hình thức kinh doanh đầu tiên của các công ty khi tham gia kinh {1} Tài liệu số 12, trang 762 {2} Tài liệu số 5, tập 1, trang 272 Sinh viên: Đào Văn Tiệp Lớp KDQT 46 A -4-
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 doanh quốc tế trước khi chuyển sang các hình thức kinh doanh khác. Đây được coi là một hình thức thâm nhập thị trường đơn giản, ít rủi ro xong đem lại hiệu quả lớn không chỉ đối với các doanh nghiệp mới bước vào kinh doanh quốc tế mà với các công ty đã thành công trên thị trường quốc tế. Trong những năm qua nhiều quốc gia, doanh nghiệp đã thực hiện hoạt động xuất khẩu một cách phổ biến. Tóm lại xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ là một trong những hoạt động kinh doanh quốc tế, là hoạt động cơ bản của các công ty tham gia kinh doanh quốc tế. Hoạt động này xuất hiện từ lâu và ngày càng phát triển cùng với sự phát triển cùa nền kinh tế thế giới. Khi mà nền sản xuất hàng hóa phát triển, hoạt động xuất khẩu ngày càng được mở rộng ở tất cả các quốc gia. 1.1.1.2. Vai trò của xuất khẩu * Vai trò đối nền kinh tế quốc gia: Xuất khẩu là một trong những hoạt động thương mại góp phần thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế của quốc gia. Với mỗi quốc gia muốn tăng trưởng, phát triển kinh tế cần hội tụ các nhân tố sau: Vốn, tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực và công nghệ kỹ thuật. Ở một số quốc gia phát triển, họ hội tụ đủ các nhân tố trên, hoặc luôn có sự hỗ trợ tốt giữa các nhân tố. Tại các quốc gia đang phát triển có nguồn tài nguyên thiên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, xong lại thiếu vồn, kỹ thuật công nghệ thấp, lạc hậu. Do đó ngoài việc tăng cường thu hút đầu tư từ bên ngoài, các quốc gia còn đẩy mạnh các hoạt động xuất nhập khẩu, trong đó hoạt động xuất khẩu đóng vai trò lớn, cụ thể: Xuất khẩu góp phần làm tăng nguồn dự trữ ngoại tệ đất nước, đặc biệt đối với các quốc gia phát triển nó góp phần tăng trưởng và phát triển kinh tế . Xuất khẩu giúp cải thiện thanh toán quốc tế quốc gia. Khi cán cân thương mại một quốc gia thặng dư chứng tỏ dự trữ ngoại tệ quốc gia hoặc hoạt động bình ổn hối đoái quốc gia tốt. Hoạt động xuất khẩu diễn ra mạnh mẽ hơn hoạt động nhập khẩu. Điều này làm tăng khả năng cạnh tranh của quốc gia trên thị trường, nâng cao khả năng sản xuất và tăng trưởng kinh tế quốc gia. Sinh viên: Đào Văn Tiệp Lớp KDQT 46 A -5-
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Xuất khẩu giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển sản xuất đất nước. Dưới tác động của hoạt động xuất khẩu, cơ cấu sản xuất, tiêu dùng của quốc gia thay đổi mạnh mẽ. Nhiều quốc gia trước đây chỉ là nước nông nghiệp, nước nhập khẩu hàng hóa, thì nay đã và đang trở thành quốc gia có kim ngạch xuất khẩu lớn. Như ở Việt Nam trước năm 1989 chúng ta là một trong quốc gia nhập khẩu mọi mặt hàng, xong sau hơn hai mươi năm đổi mới kinh tế, hiện nay nước ta là một quốc gia có kim ngạch xuất khẩu lớn. Không chỉ cung cấp hàng hóa trong nước mà nhiều sản phẩm đã, và đang được tiêu thụ ở nhiều quốc gia. Xuất khẩu cũng làm thay đổi cơ cấu ngành nghề quốc gia. Trước đổi mới nước ta là một những quốc gia có kinh tế nông nghiệp là chủ yếu. Đến nay nông nghiệp chiếm chưa đầy 50% các ngành kinh tế. Công nghiệp và dịch vụ ngày càng phát triển và chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu ngành nghề nước ta. Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy quan hệ giữa các quốc gia. Xuất khẩu làm cho các nước xích lại gần nhau hơn. Khi xuất khẩu phát triển sẽ tạo điều kiện cho các quan hệ khá phát triển theo như: Du lịch quốc tế, bảo hiểm quốc tế, vận tải hàng hóa quốc tế…Không những vậy xuất khẩu còn tạo điều kiện cho quốc gia có thể phát huy tối đa lợi thế và tiềm năng của mình, đồng thời trên cơ sở đó quốc gia sẽ sử dụng hiệu quả nguồn lực, khai thác các lợi thế của mình, từ đó tăng vị thế quốc gia trên thị trường thế giới. Ngoài ra xuất khẩu còn đóng vai trò trong việc tạo công ăn việc làm, tạo nguồn thu cho nguời lao động trong ngành. Xuất khẩu tạo nguồn vốn để quốc gia nhập khẩu phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa đất nước. * Vai trò đối với doanh nghiệp xuất khẩu : Hoạt động xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ đem lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích: Tạo nguồn thu cho doanh nghiệp, đặc biệt là đối với doanh nghiệp xuất khẩu. Các doanh nghiệp này sau khi thực hiện hoạt động sản xuất sẽ xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ ra bên ngoài. Doanh nghiệp có cơ hội tham gia tham gia vào cạnh tranh trên thị trường, thậm chí tăng khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường về giá, về chất lượng sản phẩm. Xuất khẩu giúp mở rộng ra cho doanh Sinh viên: Đào Văn Tiệp Lớp KDQT 46 A -6-
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 nghiệp thị trường tiêu thụ. Khi bước vào kinh doanh trên thị trường doanh nghiệp cần phải không ngừng đổi mới về công nghệ, công tác quản lý, đồng thời cải thiện nguồn vốn đầu tư, mở rộng hoạt động sản xuất. Nhiều doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu lâu đời, thông qua hoạt động xuất khẩu sẽ mở rộng thị trường xuất khẩu, mở rộng mặt hàng xuất khẩu. 1.1.2. Thị trường xuất khẩu 1.1.2.1. Khái niệm về thị trường xuất khẩu Thị trường xuất khẩu là một trong những bài toán khó mà nhiều doanh nghiệp đã, đang tìm lời giải. Họ tìm mọi cách nhằm chiếm lĩnh, mở rộng thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm của mình. Xong khi hỏi các doanh nghiệp hiểu thế nào về thị trường xuất khẩu thì có nhiều quan điểm, cách hiểu của nhiều doanh nghiệp, trường phái về điều này. Mỗi quan điểm mang những ý nghĩa, sắc thái khác nhau và phụ thuộc vào từng thời kỳ kinh tế, từng góc nhìn về thị trường xuất khẩu. Theo quan điểm của các nhà Marketing quốc tế: “ Thị trường xuất khẩu một doanh nghiệp là tập hợp các khách hàng nước ngoài tiềm năng của doanh nghiệp đó”{3}. Theo quan điểm này thì thị trường xuất khẩu chính là những khách hàng mà doanh nghiệp sẽ nhắm vào trong tương lai. Theo quan điểm của các nhà kinh doanh quốc tế: “ Thị trường xuất khẩu là tập hợp các khách hàng có nhu cầu thị trường về sản phẩm hoặc lĩnh vực hoạt động thương mại của doanh nghiệp trong mối quan hệ với các nhân tố môi trường kinh doanh và các điều kiện cạnh tranh quốc tế”{4}. Theo quan điểm này thì thị trường bao gồm chủ thể tham gia và các nhân tố tác động tới các hoạt động trên thị trường. Như vậy “ thị trường xuất khẩu là tập hợp người mua, người bán có quốc tịch khác nhau trong việc thỏa thuận về giá cả hàng hóa, số lượng, chất lượng hàng hóa và các điều kiện mua bán theo hợp đồng, việc thanh toán chủ yếu bằng ngoại tệ mạnh”. {3}. Tài liệu số 1, trang 21 Sinh viên: Đào Văn Tiệp Lớp KDQT 46 A -7-
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Thị trường xuất khẩu hàng hóa bao gồm xuất khẩu trực tiếp tới nơi tiêu thụ cuối cùng và xuất khẩu gián tiếp thông qua trung gian xuất khẩu. Xuất khẩu không chỉ vượt ra ngoài biên giới quốc gia mà có thể xuất khẩu tại chỗ cho khách hàng nước ngoài đang sinh sống, làm việc tại trong nước xuất khẩu. Thông thường hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài là những mặt hàng hữu hình, hàng hóa vật chất, trong khi đó xuất khẩu tại chỗ là các hàng hóa vô hình, dịch vụ ( du lịch, tài chính – ngân hàng, bảo hiểm…). chủ thể tham gia trên thị trường xuất khẩu bao gồm nguời xuất khẩu ( người bán), người mua cùng các điều kiện, nhân tố xung quanh. 1.1.2.2. Phân loại thị trường Hiện nay có nhiều căn cứ phân loại thị trường xuất khẩu, cụ thể dựa vào các căn cứ sau: + Căn cứ vào vị trí địa lý: - Thị trường châu lục: Thị trường Châu Âu, thị trường Châu Mỹ, thị trường Châu Á… - Thị trường khu vực địa lý: Thị trường Đông Nam Á, thị trường Bắc Mỹ, EU… - Thị trường vùng lãnh thổ, đất nước, đây là thị trường các quốc gia đơn lẻ: Thị trường Mỹ, thị trường Pháp, thị trường Trung Quốc… + Căn cứ vào tính cạnh tranh trên thị trường: - Thị trường cạnh tranh hoàn hảo - Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo - Thị trường độc quyền. + Căn cứ vào thời gian thiết lập quan hệ xuất khẩu : - Thị trường truyền thống - Thị trường mới - Thị trường tiềm năng. {4}. Tài liệu số 3, trang 116. Sinh viên: Đào Văn Tiệp Lớp KDQT 46 A -8-
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 + Căn cứ vào mức độ ưu tiên xuất khẩu: - Thị trường xuất khẩu trọng điểm - Thị trường xuất khẩu phụ. + Căn cứ vào mức độ hạn chế xuất khẩu: - Thị trường xuất khẩu phi hạn ngạch - Thị trường xuất khẩu hạn ngạch. 1.1.2.3. Phân đoạn thị trường Phân đoạn thị trường là công việc nên làm đối với các doanh nghiệp, bởi khi doanh nghiệp làm tốt công việc này sẽ tạo điều kiện thuận cho công tác nghiên cứu thị trường. Khi đã phân đoạn thị trường doanh nghiệp sẽ biết mình phải áp dụng những biện pháp kinh doanh phù hợp với từng thị trường để đạt được hiệu quả cao trong quá trình thâm nhập thị trường, quá trình kinh doanh của công ty. Với từng đoạn thị trường doanh nghiệp có những chính sách, biện pháp nhằm khai thác tối đa lợi thế của doanh nghiệp trên đoạn thị trường.Việc phân đoạn thị trường dựa vào những tiêu thức, phương pháp phân đoạn, đồng thời dựa vào nhu cầu, yêu cầu của thị trường và đặc tính sản phẩm để phân đoạn. Hiện nay có hai phương pháp phân đoạn thị trường phổ biến: Phương pháp tập hợp và phương pháp phân chia: Phương pháp tập hợp: Doanh nghiệp tiến hành thu thập thông tin các thị trường sau đó tập hợp các thị trường có cùng đặc điểm. Sau đó nhóm các thị trường thành đoạn thị trường. Phương pháp phân chia: Doanh nghiệp sẽ dựa trên các tiêu thức đã được xác định để phân chia các đoạn thị trường tương ứng với các tiêu thức. Tiếp đó kết hợp các tiêu thức vào từng đoạn thị trường. Phương pháp này đảm bảo tính hành chính, xác đáng với thị trường sản phẩm có ít tiêu thức phân đoạn, mỗi tiêu thức có sự hỗ trợ nhau. Nhưng khi tiến hành theo phương pháp này doanh nghiệp cần xây dựng rõ các tiêu thức, phân rõ đâu là tiêu thức chính, đâu là tiêu thức bổ sung. Ví dụ doanh nghiệp nghiệp lấy tiêu thức về khả năng chi trả của khách hàng về sản phẩm thì có thể phân thành hai đoạn thị trường: Sinh viên: Đào Văn Tiệp Lớp KDQT 46 A -9-
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Đoạn thị trường mà khách hàng có nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm có giá thấp và chấp nhận tiêu dùng chất lượng sản phẩm ở mức trung bình. Do vậy doanh nghiệp cần đưa bán các sản phẩm có mức giá thấp theo nhu cầu. Với đoạn thị trường này doanh nghiệp cần nhận thấy nhóm khách hàng có mức thu nhập trung bình, hoặc nhu cầu sử dụng hàng hóa của khách hàng chỉ là những sản phẩm giá thành vừa phải. Đoạn thị trường mà khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm có chất lượng cao tương ứng với giá thành cao. Nhóm khách hàng này thường có thu nhập khá hoặc cao và họ có nhu cầu tiêu dùng những sản phẩm có chất lượng tốt. Tóm lại phân đoạn thị trường là công việc cần thiết đối với hoạt động nghiên cứu thị trường. Hoạt động này càng quan trọng đối với các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ. 1.2. Mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp 1.2.1. Khái niệm mở rộng thị trường xuất khẩu Các nhà kinh tế học, nhà kinh doanh khi nghiên cứu về một vấn đề nào đó và đứng ở trên giác độ nghiên cứu sẽ những quan điểm khác nhau về mở rộng thị trường xuất khẩu Theo quan điểm của các nhà Marketing quốc tế :“ Mở rộng thị trường xuất khẩu là việc phát triển thêm các thị trường mới bên ngoài lãnh thổ quốc gia cùng sự tăng thêm thị phần của sản phẩm trong các thị trường hiện có”{5}. Theo quan điểm này thì việc mở rộng thị trường tức là ta đi tìm kiếm những thị trường mới bên ngoài lãnh thổ quốc gia. Cùng với đó là sự tăng lên về thị phần của sản phẩm doanh nghiệp trong thị trường hiện tại doanh nghiệp kinh doanh. Hai hoạt động này diễn ra song hành cùng mục đích làm tăng lên thị trường và thị phần doanh nghiệp. Theo quan điểm của các nhà quản trị doanh nghiệp thì:“ Mở rộng thị trường xuất khẩu là tổng thể các biện pháp, cách thức mà doanh nghiệp thực hiện nhằm đưa càng nhiều sản phẩm ra thị trường nước ngoài để bán và thu về ngoại tệ…”. {5}. Tài liệu số 8, trang 36 Sinh viên: Đào Văn Tiệp Lớp KDQT 46 A -10-