Công nghệ tổng hợp nhựa PET
Trang 1III Ứng dụng của PET.
IV Thị trường tiêu dùng và tầm quan trọng.
Trang 2I Nhựa PET
1 Khái niệm : PET(polyety lenterephtalat) là một
polyeste được tổng hợp bằng trùng ngưng
PTA(acid terephtalic) với EG(etylenglycol).
2 Nguồn gốc và lịch sử phát triển :được tìm ra vào
năm 1941 bởi Calico Printer’ Association của
Manchester Chai PET được sản xuất vào năm 1973.Đến nay ,PET là một phần không thể thiếu ngành công nghiệp bao bì , thực phẩm …
Trang 4Công nghệ Tổng hợp nhựa PET
Một số hình ảnh của PET.
Trang 5II Công nghệ tổng hợp.
Có 3 công nghệ đã và đang được sử dụng để sản xuất PET
Đó là :
Trùng ngưng : terephtaloyl diclorid và Etylen Glycol
Trans este hóa : Dimetyl Terephtalat (DMT) và Etylen Glycol
Trùng ngưng :Acid Terephtalic và Etylen Glycol
Tuy nhiên hiện tại 2 công nghệ đầu hầu như không được áp dụng trong sản xuất công nghiệp, vì vậy ở đây ta sẽ chỉ xét các quy trình công nghệ đi theo con đường thứ 3 Là quá trình trùng ngưng của PTA (Acid Terephtalic) và EG (Etylen Glycol)
Quá trình này có thể được chia thành 2 giai đoạn chính, Giai đoạn thứ nhất là sản xuất PTA, và giai đoạn thứ 2 là quá trình sản
Trang 6Công nghệ Tổng hợp nhựa PET
1 Oxy hóa trực tiếp p_xylen.
i Công nghệ Amoco
ii Công nghệ Toray.
iii Công nghệ Mitsubishi Kasei
iv Esman Process.
2 Thủy phân DMT
i Dynamite-Nobel and Hüls Troisdorf
ii Witten process
i Henkel II process
Trang 7Oxy hóa p-xylen
P_Xylene là nguyên liệu chính cho quá trình này , dung dịch
axit axetic đóng vai trò dung môi phản ứng Không khí
được nén để cung cấp oxy cho phản ứng và được thêm vào với lượng dư để giảm thiểu sự hình thành sản phẩm phụ,
và đạt được độ chuyển hóa p-xylen cao
Phản ứng xúc tác pha lỏng, tỏa nhiệt mạnh, tạo ra 2.105 kJ trên
mỗi đơn vị khối lượng p-xylen tham gia phản ứng Sản phẩm được tách ra bằng cách đun sôi dung môi Cơ chế phản ứng
gồm 3 giai đoạn như sau
Trang 8Amoco process
Là công nghệ được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới, thương
mại hóa từ năm 1965
Xúc tác : Chất xúc tác được sử dụng trong lò phản ứng oxy
hóa kim loại nặng đa hóa trị Chủ yếu, Co và Mn là chất xúc
tác kim loại nặng đa hóa trị và brôm là nguồn tái sinh các gốc tự
do Hệ thống chất xúc tác Co hòa tan - Mn - Br là trung tâm của quá trình Có thể dùng muối của Co và Mn và nguồn cung cấp
Br có thể là HBr, NaBr, hoặc tetrabromoethane Hệ thống chất xúc tác được sử dụng trong khoảng 70% các quá trình oxy
hóa p-xylen, và tỷ lệ này còn tăng lên khi các nhà máy đang có
xu hướng sử dụng nó
Thiết bị phản ứng Oxy hóa : Chịu ăn mòn Br, acid hữu cơ ( lót
bằng Titan), khuấy trộn bằng cách sục không khí ở đáy, tách
Trang 9Amoco process
Trang 10Toray Process
Được phát triển từ những năm 60, hiện tại ít được sử dụng.
Quá trình này được dựa trên quá trình oxy hóa phối hợp của
p-xylen trong một môi trường lỏng aldehyde như acetaldehyt để sản xuất một sản lượng hợp lý TPA tinh khiết Không khí cung cấp Oxy
Co, Mn được sử dụng để tạo thành hệ xúc tác lỏng Chất xúc tác
và nguyên liệu được đưa vào phần trên trong khi không khí được
đưa vào phía dưới của một tháp sủi bọt như hình vẽ.
Phản ứng được thực hiện ở Quá trình Toray được thực hiện ởnhiệt độ
100 - 150°C, trong một số trường hợp có thể đến 240°C, và áp
suất 500 - 2000 kPa TPA hình thành được loại bỏ ra khỏi axit
axetic sau đó đem đi tinh chế Nhược điểm của quá trình này là tạo ra một lượng rất lớn axit acetic theo sản phẩm, thường là 0.5-
1,1 tấn acetic acid trên mỗi tấn TPA.
Trang 11Toray Process
Trang 12Eastman process
p-xylen là nguyên liệu với không khí là tác nhân oxy hóa,
axit axetic như một dung môi.
Phản ứng được xúc tác bởi 2 Co, Mn +2 và bromide.
Tỷ lệ trọng lượng của dung môi so với hydrocarbon trong
các lò phản ứng oxy hóa nằm trong phạm vi 3 – 5.
Lượng chất xúc tác thường dùng khoảng 0,1- 0,2% khối lượng của dung môi
Nhiệt độ và áp suất bên trong lò phản ứng là trong phạm
vi 185 - 204 ° C và 1200 - 1750 kPa Thời gian lưu ít hơn
1 giờ để hoàn thành chuyển đổi hợp lý, khoảng 98,3% sản lượng đạt được
Năng lượng quá trình có thể vào khoảng 100.000kW
Trang 13Eastman process
Trang 14Thủy phân DMT
DMT là một hợp chất trung gian quan trọng trong sản xuất
TPA thông qua các quá trình oxy-este hóa của p-xylen Nó được hình thành thông qua bốn bước như sau
Trang 15Dynamite-Nobel and Hüls Troisdorf
Được sử dụng từ năm 1950
Lò phản ứng oxy hóa : Thiết bị phản ứng pha lỏng, hoạt động ở
140 - 150°C và 500 - 800 kPa Tại bước này, pxylene
và methyl toluate được oxy hóa tương ứng tạo acid
p-toluic và MMT những phản ứng oxy hóa được thực hiện bằng cách sử dụng chất xúc tác chủ yếu là cobaltvới một ít mangan
Lò phản ứng este hóa : hoạt động ở 250 C và 2.500 kPa P-⁰
toluic axit và MMT được chuyển đổi không xúc
tác tạo methyl p-toluate và DMT
DMT chuyển thành PTA nhờ công nghệ thủy phân Degussa AG
DMT được trộn với nước rồi đưa vào thiết bị thủy phân để tạo TPA Thiết bị phản ứng gián đoạn sử dụng Kẽm acetat làm xúc tác
Trang 16Dynamite-Nobel and Hüls Troisdorf
Trang 17Công nghệ thủy phân Degussa AG
Trang 18Witten process
Chemische Werke Witten Hercules sử dụng cùng một cơ sở hóa
học của quá trình trước (Dynamite Nobel), nhưng nó có sự khác biệt ở khâu tự động hóa và điều kiện hoạt động
Qúa trình oxy hóa diễn ra trong chuỗi lò phản ứng oxy hóa
Chất xúc tác (Coban naphthate), xylen và methyl
p-toluate mới và tái chế cung cấp cho các lò phản ứng oxy hóa
hoạt động ở 140 -170°C và 400 - 700 kPa
Quá trình este hóa : Xúc tác Toluene sulfonic acid được pha
loãng bởi metanol trước khi đưa vào thiết bị phản ứng làm việc tại 200 - 250 C.⁰
DMT chuyển thành PTA nhờ công nghệ thủy phân Degussa AG.
Trang 19Witten process
Trang 20Henkel II process (oxy hóa toluen)
Cơ sở hóa học gồm các bước sau :
Ưu điểm của phương pháp này là giá thành của toluen thấp hơn của p-xylen, tuy nhiên có nhược điểm sử dụng H2SO4 là chất ăn mòn mạnh làm ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng dispo pha rắn và tạo ra một lượng lớn K2SO4 nên không được thương mại hóa rộng rãi
Trang 21Henkel II process (oxy hóa toluen)
Trang 22Phillips/ Rhone –Poulenc process (PRP process)
Cải tiến công nghệ Heken II bằng cách sử dụng trao đổi ion Kali của muối terephthalate và axit benzoic (Metathesing) Quá
trình mới thích nghi để tái chế hoàn toàn các ion kali do đó không tạo ra K2SO4 và cũng có thể sử dụng các nguồn cấp dữ
liệu toluene để tinh chế các sản phẩm TPA Những cải tiến
này nâng cao tính khả thi kỹ thuật của quá trình
Quá trình được sử dụng qua cách giai đoạn
Trang 23Phillips/ Rhone –Poulenc process (PRP process)
Trang 24Các công nghệ khác
1 Tái chế PET tạo TPA
2 Sản xuất từ oxy hóa p-cymene (bio-based Synthesis)
3 Điện phân
4 Du Pont process
Trang 25Tái chế PET tạo TPA
PET có thể phân hủy cấu trúc polyme để trở thành nguyên liệu ban đầu như TPA, DMT và MEG Có các phương phá p sau đây để
chuyển hóa PET thành TPA
Thủy phân PET
Alcoholysis
Trang 26Điện phân
TPA tinh khiết có thể được sản xuất bằng cách điện phân dung
dịch kali terephthalate hoặc TPN với sự có mặt của axit mạnh
hơn TPA để kết tủa nó Di Kali terephthalate được axit hóa bằng CO và chuyển đổi thành hydro kali terephthalate bị kết tủa trong độ pH
thấp Dung dịch này được đưa đến thiết bị điện phân, trong đó áp
dụng khả năng di chuyển khác nhau của các ion kali qua màng,
TPA được hình thành trên Anode
Thiết bị điện phân thường dùng ở nhiệt độ 90 - 110 ° C và điện áp
Trang 27Sản xuất từ oxy hóa p-cymene (bio-based Synthesis)
Sản xuất Bio-Based của TPA được thực hiện bởi quá trình oxy
hóa p-cymene mà có thể được sản xuất bởi các khử limonene thuộc
họ tecpen (có trong vỏ cam quýt), quá trình thể hiện như sau :
Đây là một công nghệ xanh có thể được thương mại hóa với sản
lượng khoảng 50.000 tấn limonene hàng năm thông qua các
ngành công nghiệp cây có múi Ngoài ra nguồn nguyên liệu của nó
có thể tái tạo.
Trang 29Công nghệ Tổng hợp nhựa PET
B Công nghệ sản xuất PET từ PTA.
Trước đây việc este hóa trực tiếp TPA và EG ít được sử dụng do khó khăn trong việc tinh chế TPA( do độ hòa tan thấp và nhiệt độ nóng chảy cao) tuy nhiên những cải tiến công nghệ gần đây đã hạn chế nhược điểm này Hầu hết các nhà máy ngày nay sử
dụng TPA vì nó có những ưu điểm sau:
.Chi phí DMTđắt hơn TPA.
.Trọng lượng của TPA thấp hơn so với DMT dẫn đến chi phí
lưu trữ thấp hơn
.Sử dụng nước là chất ngưng tụ thay vì methanol
.không yêu cầu chất xúc tác este hóa
.PET thu được có khối lượng phân tử cao hơn.
Trang 30Công nghệ Tổng hợp nhựa PET
Quá trình trùng ngưng này gồm 2 giai đoạn
Bước 1 : Phản ứng este hóa tạo BHET (Bis- hydroxyethyl
Terephthalate ) Điều kiện phản ứng nhiệt độ cao và áp suất khí quyển
Bước 2 :trùng ngưng BHET và giải phóng EG đem đi tái sử
dụng Nhiệt độ phản ứng phải được ở trên điểm nóng
chảy của polymer 260- 265 ° C và thấp hơn nhiệt độ mà tại
đó phân hủy xảy ra quá nhanh 300 C, do đó nhiệt độ ⁰
từ 275 ° C và 290 ° C ưa chuộng cho bước này
Trang 31Công nghệ sản xuất PET từ PTA.
Các công nghệ.
1 IPT (Invista Performance Technologies) NG3TM process.
2 M&G easy up process.
3 Udhe-Inventa-Fischer (2R) process (UIF)
4 Lurgi Zimmer DHI process.
5 Eastman IntegRex.
Trang 32IPT (Invista Performance Technologies) NG3TM process
Trang 33M&G easy up process.
Trang 34Udhe-Inventa-Fischer (2R) process (UIF)
Trang 35Lurgi Zimmer DHI process
Trang 36Eastman IntegRex
Estman đã giải quyết việc biến toàn bộ quá trình polyme hóa
đều thực hiện trong trạng thái tan chảy bằng thiết bị phản ứng dạng ống Khác với các công nghệ khác, sử dụng SSP để tăng giá trị IV, công nghệ IntegRex tăng IV ngay ở thể nóng chảy lên đến 0,75 tức là gấp 3 lần giá trị đạt được bởi các công nghệ
khác ( ở thể nóng chảy )
Điều kiện chân không được sử dụng trong thiết bị phản ứng
dạng ống giúp cho việc tách sản phẩm phụ dễ dàng và cũng dễ dàng vận chuyển nguyên liệu
Trang 37Eastman IntegRex
Trang 38III Ứng dụng của PET
Hiện tại PET được sử dụng rất rộng rãi, là một sản phẩm rất quan trọng.
PET được ứng dụng làm vỏ các loại bao bì , chai đồ đựng
thực phẩm
Sợi PET được dùng trong kĩ nghệ , làm dây thừng , dệt vải …
PET còn được dùng làm phim ảnh
PET là một loại nhựa thân thiện với môi trường hơn PVC
,PS ,PU,PC …Ta có thể thấy rõ hơn qua biểu đồ sau.
Trang 39III Ứng dụng của PET
PVC PP,PC PET PP PA,PLA,PHB
Ít thân thiên với môi trường
Thân thiên với môi trường
Trang 40IV Thị trường và tầm quan trọng của PET
Thị trường của PET : PET là một trong những polime
chủ yếu sản xuất trên thế giới với 18% sản lượng
polime trên thế giới đứng thứ ba sau polietylen và
polipropylen
Sản lượng sản xuất trên thế giới : trong năm 2008 là 50
triệu MTA Trong đó :
• Sợi Polyeste chiếm 65 %
• Nhựa PET chiếm 30 %
• Polyeste film chiếm 4,4 %
• Còn lại 0,6 %
Theo dự tính thì sản lượng PET tăng 7,1 % / năm với
công suất dự kiến 19,600,000 MTA trong năm 2011
Trang 41Lựa chọn công nghệ
Gồm 2 phần , lựa chọn công nghệ tạo TPA và trùng ngưng TPA tạo PET,
ta lựa chon 2 công nghệ tương ứng của Estman, vì những lí do sau :
2 quá trình này cùng 1 hãng sản xuất do đó sẽ có tương đồng về thiết
bị.
Chi phí sử dụng cho quá trình này là thấp nhất.
Estman sử dụng thiết bị phản ứng dạng ống có những ưu điểm :
• Thiết bị phản ứng dạng ống có thể bố trí linh hoạt, do đó có thể
thiết kế cho điều kiện có không gian hạn chế.
• Số lượng bơm, vít , các thiết bị liên kết được tối giản hóa.
•Các ống có thể được hàn không có miếng đệm, làm giảm lượng khí
thải rò rỉ ra khỏi lò phản ứng và không khí vào lò phản ứng và vì thế nâng cao chất lượng sản phẩm.
Trang 42Tài liệu tham khảo
1 Công nghệ tổng hợp hữu cơ hóa dầu – Phạm Thanh Huyền, Nguyễn Hồng Liên – NXB khoa
học và kỹ thuật.
2 Petrochemical Processes – A.Chauvel, G.Lefebvre.
3 “Ullmann’s Encyclopedia of Industrial Chemistry”, Electronic Release, Wiley InterScience,
2007
4 Production of PET , Cairo University, February 2010
5 Kirk-Othmer, “Encyclopedia of Chemical Technology”, 4th Edition, 2001
6 M.F.Ali, B.MElAli, J.G Speight, “Handbook of Industrial Chemistry: Organic Chemicals”,
2004
7 Robert Allen Meyers, “Handbook of Petrochemicals Production Processes”, McGraw-Hill
Professional , 2005