kinh doanh quốc tế
Các doanh nghiệp và ngân hàng niêm yết dự kiến sẽ huy động 2,35 tỷ USD trái phiếu quốc tế trong năm nay. Năm 2011, HAGL gây sự chú ý lớn trên thị trường nhờ thương vụ huy động 60 triệu USD từ các nhà đầu tư quốc tế thông qua phát hành 24,3 triệu GDR (chứng chỉ lưu ký toàn cầu) tại thị trường chứng khoán London. Một xu hướng huy động vốn bằng hình thức này được dự báo sẽ phát triển sau đó tuy nhiên đến này vẫn chưa có thêm doanh nghiệp Việt Nam nào thành công như HAGL. Những tiêu chuẩn khắt khe của nhà đầu tư về quy mô tiềm lực, sự minh bạch của doanh nghiệp và cả sự phức tạp của quá trình cấu trúc thành công nên giao dịch này được xem là nguyên nhân khiến các doanh nghiệp Việt Nam không thể đáp ứng. Do đó phát hành trái phiếu vẫn được xem là lựa chọn phù hợp nhất trong huy động vốn quốc tế. Mới đây, Vincom công bố đã phát hành thành công 185 triệu USD trái phiếu chuyển đổi trên thị trường chứng khoán Singapore. Đây là loại hình trái phiếu không có tài sản bảo đảm, kỳ hạn 5 năm, phát hành bằng đôla Mỹ với lãi suất coupon là 5%/năm, thanh toán 6 tháng một lần vào cuối kỳ. Trước đó, VIC đã huy động 100 triệu trái phiếu chuyển đổi quốc tế vào tháng 12/2009. Trong năm nay, VIC dự kiến sẽ huy động 300 triệu USD trái phiếu chuyển đổi quốc tế để bổ sung nguồn vốn kinh doanh, thực hiện đầu tư các dự án và đa dạng hóa kênh huy động vốn. Trước đó ngày 28/2, MSN cũng công bố đã huy động được 235 triệu USD gồm khoản trái phiếu chuyển đổi trị giá 155 triệu có thời hạn 4 năm cho tập đoàn và khoản vay 80 triệu USD cho công ty Masan Resource. Nhà đầu tư trái phiếu chuyển đổi là các quỹ đầu tư của Mỹ sẽ nhận trái tức 5% sau đó tăng 1% mỗi năm đối với khoản vay bằng USD và 15% cố định đối với khoản vay bằng VND. Trái phiếu sẽ được chuyển đổi với mức giá 85.000 đồng/cp. Trong khi đó ngân hàng Standard Chartered là đối tác cung cấp khoản vay 80 triệu USD cho dự án Núi Pháo. Năm ngoái MSN là công ty huy động vốn quốc tế lớn nhất với tổng giá trị khoảng 370 triệu USD thông qua việc bán cổ phần và huy động tín dụng. Một doanh nghiệp lớn khác là Tổng Công ty Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí PVD cũng có kế hoạch phát hành 200 triệu USD trái phiếu quốc tế có thời hạn từ 5 đến 10 năm. Mặc dù có số nợ vay ngân hàng đến cuối năm 2011 gần 8.000 tỷ đồng (vay ngắn hạn 1,97 nghìn tỷ, vay dài hạn 5,92 nghìn tỷ) nhưng PVD không phải đối mặt với áp lực trả lãi do dòng tiền từ các hợp đồng cho thuê giàn khoan ổn định và kéo dài. Số vốn huy động từ phát hành trái phiếu quốc tế sẽ được sử dụng để đầu tư một giàn khoan tự nâng mới hoàn toàn hoặc mua lại một giàn khoan mới. Trong khi các ngân hàng lớn là Vietinbank (CTG), Vietcombank (VCB) và ACB đều có kế hoạch phát hành trái phiếu quốc tế năm 2012. Kế hoạch phát hành 500 triệu USD trái phiếu quốc tế của CTG bắt đầu từ năm 2011 và đang được thực hiện ráo riết trong thời gian gần đây. Ngày 19/3, CTG đã tổ chức roadshow tại Singapore, Hồng Kông, London, Boston, New York, Los Angeles, San Francisco để chào bán trái phiếu. Mới đây, Hội đồng quản trị VCB dự kiến sẽ trình ĐHCĐ kế hoạch phát hành trái 1 tỷ USD trái phiếu quốc tế trong năm 2012. Còn tại ĐHCĐ của ACB ngày 30/3, Tổng giám đốc ông Lý Xuân Hải cho biết ACB có kế hoạch phát hành trái phiếu quốc tế 100 triệu USD. Theo lãnh đạo VCB thì hoạt động ngoại hối có vai trò quan trọng đối với ngân hàng. Huy động vốn ngoại tệ chiếm 30% tổng huy động từ nền kinh tế, tín dụng ngoại tệ chiếm 32,43% tổng dư nợ tín dụng. Tỷ lệ tín dụng ngoại tệ/huy động vốn ngoại tệ xấp xỉ 83,77%. Trong khi đó việc huy động vốn ngoại tệ chịu tác động tiêu cực do quy định trần lãi suất nhưng nhu cầu tín dụng ngoại tệ của nền kinh tế không suy giảm. Vì thế việc huy động vốn ngoại tệ dài hạn và ổn định là cần thiết với ngân hàng. . Các doanh nghiệp và ngân hàng niêm yết dự kiến sẽ huy động 2, 35 tỷ USD trái phiếu quốc tế trong năm nay. Năm 20 11, HAGL gây sự chú. tháng một lần vào cuối kỳ. Trước đó, VIC đã huy động 100 triệu trái phiếu chuyển đổi quốc tế vào tháng 12/ 2009. Trong năm nay, VIC dự kiến sẽ huy động 300 triệu