Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 25 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
25
Dung lượng
47,81 MB
Nội dung
LAB 3: CME (Call Manager Express)
CME là phiên bản phần mềm quản lý cuộc gọi thoại được xây dựng trong IOS trên thiết
bị định tuyến của Cisco, đây là phiên bản thu nhỏ của bộ phần mềm xây dựng trên thiết bị
cung cấp ứng dụng quản lý thoại Call Manager của Cisco.
Cấu hình CME sử dụng dòng lệnh và bộ phần mềm Cisco IP Communicator
Sơ đồ:
F0/0
.1
.60
.50
`
`
PC A
172.16.10.0/24
PC B
Hình 1: Sơ đồ đấu nối
Yêu cầu:
Cài đặt bộ phần mềm Cisco IP Communicator trên 2 máy trạm và cấu hình tính năng
CME dùng router.
Cấu hình
Bước 1:
Cấu hình địa chỉ IP cho router như yêu cầu:
R1(config)# interface fastethernet 0/0
R1(config-if)# ip address 172.16.10.1 255.255.255.0
R1(config-if)# no shutdown
Gán địa chỉ cho máy trạm như trên hình
Vào Control Panel --> Network Connections
Hình 2: Cửa sổ Control Panel.
Nhấn phím chuột phải trên biểu tượng đấu nối LAN chọn Properties. Chọn Internet
Protocol (TCP/IP) --> Properties
Hình 3: Cửa sổ Network Properties.
Chọn địa chỉ IP 172.16.10.50/24 trên cổng
Hình 4: Cửa sổ TCP/IP properties.
Cấu hình tương tự cho máy trạm B
Bước 2:
Cấu hình dịch vụ thoại cho Router R1
Bật tính năng CME trên router có hỗ trợ tính năng này dùng câu lệnh telephonyservice:
R1(config)# telephony-service
R1(config-telephony)# ?
Cisco Unified CallManager Express configuration commands.
For detailed documentation see:
www.cisco.com/univercd/cc/td/doc/product/access/ip_ph/ip_ks/index.htm
after-hours define after-hours patterns, date, etc
application The selected application
auto Define dn range for auto assignment
auto-reg-ephone Enable Ephone Auto-Registration
bulk-speed-dial Bulk Speed dial config
call-forward Configure parameters for call forwarding
call-park Configure parameters for call park
caller-id Configure caller id parameters
calling-number Replace calling number with local for hairpin
cnf-file Ephone CNF file config options
...
Định nghĩa số lượng máy tối đa có cài đặt chương trình thoại IP Cisco IP Communicator
dùng câu lệnh max-ephones số-lượng-ephone. Định nghĩa số lượng danh mục thoại tối
đa (số điện thoại) dùng câu lệnh max-dn số-lượng-danh-mục:
R1(config-telephony)# max-ephones 2
R1(config-telephony)# max-dn 10
Cấu hình thông tin liên lạc kiểm tra trạng thái định kỳ dùng câu lệnh keepalive
thời-gian. Thời gian này đặc tả khoảng thời gian CME sẽ chờ trước khi công nhận
thiết bị thoại IP không còn liên lạc được nữa và thực hiện hành động xóa thông tin đăng
ký trước đó, mặc định 30 giây
R1(config-telephony)# keepalive 15
Định nghĩa thông điệp hiển thị trên các thiết bị thoại IP dùng câu lệnh system
message thông-điệp. Thông điệp này sẽ hiển thị trên các máy phone liên kết với
thiết bị quản lý thoại này.
R1(config-telephony)# system message Cisco VOIP
Yêu cầu router sinh ra tập tin cấu hình cho các thiết bị thoại liên kết với thiết bị CME
dùng câu lệnh create cnf-files
R1(config-telephony)# create cnf-files
Cấu hình địa chỉ IP cho các thông điệp SCCP gửi từ thiết bị CME này dùng câu lệnh ip
source address address port port. Dùng địa chỉ cổng Fast Ethernet như
trên sơ đồ với giá trị cổng ứng dụng 2000.
R1(config-telephony)# ip source-address 172.16.10.1 port 2000
Bước 3: Tạo các danh mục thoại:
Khi cấu hình đề cập đến khái niệm “ephone”, ephone đại diện cho thiết bị thoại IP tham
gia vào mạng IP thông qua công nghệ Ethernet. Một “ephone” có thể đại diện cho một
thiết bị thoại chuyên dụng hay máy tính có cài đặt chương trình IP Communicator và có
thể được liên hệ thống qua địa chỉ MAC của NIC mạng đấu nối hay các thuộc tính khác.
Do mỗi thiết bị thoại IP có 1 địa chỉ MAC duy nhất, do đó các địa chỉ MAC này có thể
được dùng để nhận dạng thiết bị thoại tương ứng.
Về mặt luận lý, một số danh mục thoại (directory number) đại diện cho một thiết bị thoại
luận lý kết hợp với một số thoại và một tên hay còn gọi là nhãn (label). Một thiết bị thoại
IP của Cisco có thể liên kết với nhiều số danh mục cùng một lúc, điều này làm cho thiết
bị này trở thành một thiết bị thoại có nhiều số gọi. Để cấu hình một số danh mục thoại,
dùng câu lệnh ephone-dn tag. Tag là một con số bất kỳ dùng để nhận dạng thông tin
số danh mục thoại tương ứng.
R1(config)# ephone-dn 1
R1(config-ephone-dn)# number 5001 --> câu lệnh này dùng để cấu hình số
thoại 5001
R1(config-ephone-dn)# name Host A --> câu lệnh này dùng để gán tên Host
A cho thiết bị thoại nào liên kết với số danh mục thoại này.
Tiến hành cấu hình tương tự cho ephone-dn 2
R1(config-ephone-dn)# ephone-dn 2
R1(config-ephone-dn)# number 5001
R1(config-ephone-dn)# name Host A
Bước 4: Tạo thiết bị thoại trên router.
Trước khi tiến hành bước này, cần xác định địa chỉ MAC tương ứng của các máy trạm có
sử dụng chương trình IP Communicator. Chọn Start>Run, nhập vào câu lệnh cmd, tại
dấu nhắc của cửa sổ nhập lệnh dùng câu lệnh: ipconfig/all
Hình 5: Cửa sổ cmd.
Trên R1, dùng câu lệnh ephone tag
R1(config)# ephone 1
Gán địa chỉ MAC trên máy trạm dùng câu lệnh mac-address address với định
dạng địa chỉ MAC có dạng HHHH.HHHH.HHHH
R1(config-ephone)# mac-address 0002.B3CE.72A3
Dùng câu lệnh type type để cấu hình chủng loại thiết bị thoại. Vì chủng loại thiết bị
thoại là máy trạm cài đặt chương trình IP Communicator, dùng tùy chọn cipc
R1(config-ephone)# type cipc
Gán phím đầu tiên trên thiết bị thoại trên PC liên kết với số danh bạ 1 dùng câu lệnh
button line. Câu lệnh này gán các phím tương ứng vào các số thoại đồng thời xác
định kiểu rung chuông báo thoại tương ứng trên các thiết bị thoại. câu lệnh được dùng là
button 1:1. Số 1 đầu tiên xác định vị trí phím thứ nhất trên thiết bị thoại, dấu “:” xác
định kiểu rung chuông là kiểu rung chuông bình thường, số 1 thứ 2 đại diện cho số danh
bạ có chỉ mục là 1, danh bạ này tương ứng với phần cấu hình ephone-dn 1 trước đó.
R1(config-ephone)# button 1:1
Áp dụng cấu hình tương tự cho ephone 2. Thay đổi các tham số cho phù hợp với cấu hình
mới
R1(config-ephone)#
R1(config-ephone)#
R1(config-ephone)#
R1(config-ephone)#
ephone 2
mac-address 0009.5B1B.67BD
type cipc
button 1:2
Bước 5: Cài đặt chương trình Cisco IP Communicator
Chương trình Cisco IP Communicator có thể được tải về từ trang web www.cisco.com.
Sau khi tải về, chương trình có thể được cài đặt theo các bước sau:
Chạy file thực thi sau khi tải về máy.
Hình 6: Cửa sổ chọn ngôn ngữ.
Chọn OK sau khi chọn ngôn ngữ cài đặt
Hình 7: Cửa sổ cài đặt.
Cho phép chương trình cài đặt chuẩn bị các bước hướng dẫn cài đặt
Hình 8: Cửa sổ cài đặt.
Chọn Next để tiếp tục tiến trình cài đặt
Hình 9: Cửa sổ cài đặt.
Đọc yêu cầu về bản quyền phần mềm sau đó nếu chấp nhận chọn Next
Hình 10: Cửa sổ cài đặt.
Chọn thư mục cài đặt, chọn Next
Hình 11: Cửa sổ cài đặt.
Chọn Install để cài đặt chương trình
Hình 12: Cửa sổ cài đặt.
Chương trình cài đặt theo yêu cầu.
Hình 13: Cửa sổ cài đặt.
Kết thúc quá trình cài đặt, đừng chọn Lauch Cisco Communicator, chọn Finish
Lặp lại quá trình cài đặt trên máy trạm còn lại.
Bước 6: Chạy chương trình Cisco IP Communicator (CIPC)
Trước khi chạy chương trình Cisco IP Communicator, có thể dùng câu lệnh debug
ephone register nhằm xem xét quá trình đăng ký của ephone với router.
R1# debug ephone register
EPHONE registration debugging is enabled
Trên máy trạm, nhấp chuột vào biểu tượng Cisco IP Communicator để chạy chương
trình.
Chương trình sẽ tiến hành một số bước tối ưu hóa âm thanh trên máy trạm. Tùy theo cấu
hình trên máy trạm sẽ có những thiết lập thông số riêng biệt
Hình 14: Cửa sổ điều chỉnh các thông tin về âm thanh trên máy trạm.
Sau khi theo các bước tối ưu âm thanh trên máy trạm, chương trình CIPC bắt đầu chạy:
Hình 15: Cửa sổ chạy chương trình.
Nếu là lần đầu chương trình chạy, phần cấu hìn tham chiếu ban đầu sẽ tự động xuất hiện.
Nếu đã chạy quá một lần mà người sử dụng vẫn muốn thay đổi thông số, nhấp chuột phải
trên hình và chọn Preferences để chỉnh sửa các thông tin cần thiết.
Dưới thanh cấu hình Network, dùng hộp chọn lựa chọn chính xác cổng NIC mạng đang
sử dụng. Ngoài ra, trong phần TFTP Servers chọn Use these TFTP Servers: và chọn
địa chỉ IP là địa chỉ của R1. Chọn OK để hoàn tất cấu hình tham chiếu
Hình 16: Cửa sổ thiết lập tham số.
Hình 17: Cửa sổ thiết lập tham số.
Hình 18: Màn hình chính chương trình CIPC.
Nếu chương trình hiển thị giống hình trên tức là IP Phone đã đăng ký thành công. Chú ý
là câu hiển thị hệ thống kèm số danh bạ tương ứng sẽ hiện lên nếu đăng ký thành công.
Hình 19
Chạy chương trình tương tự cho máy trạm B.
Bước 7: Thiết lập cuộc gọi từ máy trạm A đến máy trạm B
Từ máy trạm A, quay số 5002 ( đến máy trạm B) dùng bàn phím máy tính hay các phím
trên
chương
trình
CIPC.
Sau
đó
nhấn
nút
Dial
.
Hình 20: Thực hiện cuộc gọi.
Trên máy trạm B, sẽ có biểu tượng kèm tiếng rung chuông thoại báo hiệu đang có cuộc
gọi đến từ bên ngoài đến máy trạm B. Nhấn nút Answer để trả lời cuộc gọi thoại.
Hình 21: Báo hiệu có người gọi.
Cả trên 2 máy trạm sẽ xuất hiện thông tin thời gian của cuộc gọi
Bước 8 : Thay đổi kiểu mã hóa thông tin cuộc gọi (tùy chọn – đòi hỏi phiên bản IOS
có hỗ trợ tính năng này)
Có nhiều loại mã hóa thông tin cuộc gọi có thể được dùng cho công nghệ thoại trên nền
IP (VoIP). Mã hóa thông tin cuộc gọi (codec) là phương thức dùng để chuyển đổi qua lại
giữa dữ liệu thoại thu được bằng tín hiệu tương tự (analog) sang dạng thông tin số
(digital). Để biết thông tin mã hóa đang được sử dụng giữa máy trạm A và máy trạm B,
thiết lập cuộc gọi giữa 2 máy trạm như hình trước và nhấn nút ?.
Hình 22: Thay đổi kiểu codec.
Kết thúc cuộc gọi giữa 2 máy trạm. Trên R1, trong phần cấu hình ephone, dùng câu lệnh
codec type nhằm thay đổi kiểu mã hóa từ thiết lập mặc định, g711ulaw, sang g728r9.
R1(config)# ephone
R1(config-ephone)#
R1(config-ephone)#
R1(config-ephone)#
1
codec g729r8
ephone 2
codec g729r8
Đóng và mở lại chương trình IP Communicator trên 2 máy trạm. Thiết lập cuộc gọi một
lần nữa giữa 2 máy và xem thông tin
Hình 23: Xem thông tin cuộc gọi.
Chú ý thông tin mã hóa cuộc gọi đã thay đổi như yêu cầu. Kiểu mã hóa thoại G.729 chỉ
sử dụng 8 kbps cho phần mã hóa nội dung thoại trong khi đó G.711 sử dụng đến 64 kbps.
Dĩ nhiên chất lượng thoại sẽ giảm xuống (nhưng vẫn ở mức chấp nhận được) bù lại với
việc tiết kiệm băng thông đường truyền.
Cấu hình cuối cùng của hệ thống
R1# show run
!
hostname R1
!
interface FastEthernet0/0
ip address 172.16.10.1 255.255.255.0
no shutdown
!
telephony-service
max-ephones 4
max-dn 10
ip source-address 172.16.10.1 port 2000
system message Cisco VOIP
keepalive 15
max-conferences 8 gain -6
transfer-system full-consult
!
ephone-dn 1
number 5001
name Host A
!
ephone-dn 2
number 5002
name Host B
!
ephone 1
device-security-mode none
mac-address 0002.B3CE.72A3
codec g729r8
type CIPC
button 1:1
!
ephone 2
device-security-mode none
mac-address 0009.5B1B.67BD
codec g729r8
type CIPC
button 1:2
!
end
[...]... ! telephony-service max-ephones 4 max-dn 10 ip source-address 172.16.10.1 port 2000 system message Cisco VOIP keepalive 15 max-conferences 8 gain -6 transfer-system full-consult ! ephone-dn 1 number 5001 name Host A ! ephone-dn 2 number 5002 name Host B ! ephone 1 device-security-mode none mac-address 0002.B3CE.72A3 codec g729r8 type CIPC button 1:1 ! ephone 2 device-security-mode none mac-address 0009.5B1B.67BD... gọi giữa 2 máy trạm Trên R1, trong phần cấu hình ephone, dùng câu lệnh codec type nhằm thay đổi kiểu mã hóa từ thiết lập mặc định, g711ulaw, sang g728r9 R1(config)# ephone R1(config-ephone)# R1(config-ephone)# R1(config-ephone)# 1 codec g729r8 ephone 2 codec g729r8 Đóng và mở lại chương trình IP Communicator trên 2 máy trạm Thiết lập cuộc gọi một lần nữa giữa 2 máy và xem thông tin Hình 23: Xem thông ... vụ thoại cho Router R1 Bật tính CME router có hỗ trợ tính dùng câu lệnh telephonyservice: R1(config)# telephony-service R1(config-telephony)# ? Cisco Unified CallManager Express configuration commands... thiết bị thoại liên kết với thiết bị CME dùng câu lệnh create cnf-files R1(config-telephony)# create cnf-files Cấu hình địa IP cho thông điệp SCCP gửi từ thiết bị CME dùng câu lệnh ip source address... kiểm tra trạng thái định kỳ dùng câu lệnh keepalive thời-gian Thời gian đặc tả khoảng thời gian CME chờ trước công nhận thiết bị thoại IP không liên lạc thực hành động xóa thông tin đăng ký trước