Bài thơ “Đi đi em” là bài thơ trữ tình nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu trong tập thơ “ Từ ấy” sáng tác từ thời trước cách mạng. Bài thơ là sự chia sẻ, cảm thông và cũng là lời thúc giục, khích lệ em Phước, một đứa bé đi ở bị chủ nhà đuổi mắng nhục nhã. Nhà thơ đã truyền cho em Phước chỗ dựa tinh thần, niềm tin và sức mạnh, nghị lực để vượt lên số phận, vượt lên hoàn cảnh. Bài thơ được viết từ một câu chuyện có thực về em bé đi ở mà chính nhà thơ từng gần gũi, chứng kiến. Mở đầu bài thơ là tiếng thở dài đầy tiếc nuối khi nhà thơ phải thầm chia ly với em bé đi ở tên là Phước: Thế là hết! Chiều ni em đi mãi Còn mong chi ngày trở lại Phước ơi!… Chứng kiến cảnh Phước bị đuổi đi, Tố Hữu thầm kêu lên xót xa trong lòng và thầm gọi Phước. Tiếng gọi chứa chan lòng yêu thương,cảm thông và chia sẻ. Tình thương yêu, bênh vực kẻ nghèo khổ, yếu hèn đang bị cái ác vùi dập, trà đạp đến cùng tận trong lòng nhà thơ trỗi dậy. Nhà thơ muốn an ủi, muốn nói với Phước bằng lời mà bất lực: Quên làm chi em hỡi lúc chia phôi Bởi khác cảnh hai đứa mình nghẹn nói… Chỉ có ánh mắt và giọt nước mắt trao nhau, hiểu nhau cho cả nỗi lòng .Sợi dây tình cảm anh em giữa nhà thơ và Phước đã trở thành sâu nặng , được vun đắp bằng những kỉ niệm và tình yêu thương trong thời gian gần gũi bên nhau. Hoàn cảnh của nhà thơ may mắn hơn nhưng chưa đủ khả năng bảo vệ, che chở cho cảnh ngộ đi ở của Phước. Nhà thơ chỉ có thể giúp Phước bằng những gì có thể. Bởi vậy, nhà thơ không thể cứu vãn được cảnh ngộ Phước khi bị chủ đuổi. Lòng yêu thương và sự bất lực hiện tại bấy giờ đã day dứt lòng nhà thơ mãi không nguôi. Tố Hữu còn nhớ mãi hình ảnh em Phước lúc ấy và mỗi lần nhớ đến là một lần trái tim nhà thơ nhói đau và nhà thơ tuôn trào nước mắt: Em len lét ,cúi đầu ,tay xách gói Áo quần dơ, cắp chiếc nón le te Vẫn chưa thôi lời day dứt nặng nề Hàng giây tiếng rủa nguyền trên miệng chủ ! Bằng từ ngữ tạo hình, nhà thơ đã khắc họa đậm nét hình ảnh chú bé đi ở khi đang bị rơi vào cảnh ngộ cùng cực. Tâm trạng đau khổ, tủi nhục hiện lên qua các từ ngữ” len lét, cúi đầu”. Thân phận nghèo khổ với gia tài duy nhất lúc ra đi là gói đồ đơn sơ, rách nát xách trên tay. Thân hình tiều tụy , nhếch nhác hơn bao giờ hết với chiếc nón rách mướp cắp theo người và dáng đi bối rối vô phương. Chỉ đọc mấy câu thơ này , hình dung hình ảnh Phước lúc đó cũng đủ ta tuôn trào nước mắt cùng nhà thơ,. Cái thân phận ở đợ của đứa bé mồ côi đã cực khổ lắm rồi mà còn bị chửi mắng, bị đuổi đi thì em biết đi về đâu bây giờ. Trước mắt em là con đường đời mong manh, mù mịt hơn bao giờ hết. Còn, đằng sau em, tiếng chửi mắng nặng nề của gia chủ vẫn liên tiếp không thôi . Tiếng chửi mắng đó không chỉ dồn đẩy Phước đến bước đường cùng mà còn trà đạp lên cả danh dự, lòng tự trọng con người duy nhất còn lại trong em. Trong cảnh ngộ ấy, tâm trạng của nhà thơ vô cùng xót xa, đau đớn: Biết không em, nỗi lòng anh khi đó? Nó tơi bời ,đau đớn lắm, em ơi Nhà thơ cảm nhận sâu sắc tâm trạng của Phước: Bàn chân em còn luyến tiếc không rời Nơi anh đã cùng em vui phút chốc Tuổi thơ Phước sớm phải chịu mồ côi, phải đi ở lại thêm bị rơi vào địa ngục của chủ nhà độc ác , đày đọa em cả thế xác, vật chất và tinh thần bằng những trận đòn đầy bạo lực . Em có thể cam chịu và dày dạn với nỗi đau ấy. Em cũng có thể ra đi không hề luyến tiếc. Nhưng, bàn chân Phước còn luyến tiếc không rời bởi còn nặng một ân tình với nhà thơ.. Chính nhà thơ là người anh đã từng gần gũi, đem đến cho Phước những phút giây hạnh phúc hiếm hoi để Phước cảm nhận thấy cuộc sống ý nghĩa hơn, cảm nhận thấy mình còn là con người: Những đêm tối ,anh viết bài em học Cho em quên bớt nỗi nhọc ban ngày Nơi biết bao âu yếm tuổi thơ ngây Anh đã trút cho lòng em tất cả ! Nhà thơ đã giành cho Phước những giờ phút thật thanh bình, hạnh phúc, sưởi ấm cho em bằng tình yêu thương, xua tan giá băng, đau khổ và nhọc nhằn cho em bằng tình yêu thương hết thảy. Nhà thơ còn soi sáng cho em bằng tâm hồn và trí tuệ, đem ánh sáng văn hóa đến cho em như một người thầy đầu tiên của cuộc đời em bé đi ở, mong em sau có dịp sẽ đổi đời. Những kỉ niệm ấy giờ đây sao mà thiêng liêng với Phước đến vậy. Em thầm cảm tạ nhà thơ: Em ngoái cổ nhìn anh ,ta chỉ trả Thầm cho nhau đôi mắt ướt ly sầu ! Biết làm sao , em hỡi ,nói cùng nhau ? Tiếng chưởi mắng vẫn phun hoài ,nhục nhã ! Phước không thể ở lại được nữa bởi tiếng chửi mắng vẫn phun hoài, bởi nhục nhã lắm rồi. Em phải đi thôi cho dù em chẳng biết sẽ đi đâu về đâu trong cái xã hội u ám bấy giờ. Em ngoái cổ nhìn nhà thơ và nước mắt tuôn trào trao nhau thay cho lời tạm biệt. Cái nhìn ấy, giọt nước mắt ấy ám ảnh suốt cuộc đời nhà thơ, thôi thúc nhà thơ đi đến với chân trời cách mạng để đấu tranh cho tự do, độc lập. Cái nhìn ấy, giọt nước mắt ấy của em sẽ đi theo suốt cuộc đời em bé đi ở một tấm lòng sâu nặng ân nghĩa mà em không biết được bao giờ mới có thể đáp đền lại được vối nhà thơ, một nỗi uất hận tột cùng với kẻ ác mà em không biết mình chình là kẻ sẽ lật đổ nó sau này. Trong cảnh ngộ bi đất ấy, Phước rất cần có sự an ủi, khích lệ để em vượt qua bế tắc, yếu đuối.. Nhà thơ đã cảm nhận sâu sắc và động viên em hết sức kịp thời và hiệu quả: Thì em hỡi ,đi đi ,đừng tiếc nữa Ngại ngùng chi ,nấn ná chỉ thêm phiền ! Đi đi em,can đảm bước chân lên ừ đói khổ đâu phải là tội lỗi ! Anh mới hiểu càng ngậm ngùi khổ tủi Càng dày thêm uất hận của lòng ta Nuôi đi em ,cho đến lớn đến già Mầm hận ấy ,trong lồng xương ống máu Để thêm nóng mai kia hồn chiến đấu Mà hôm nay anh đã nhóm trong lòng ! Nhà thơ thúc giục Phước liên tiếp và vô cùng dứt khoát, mạnh mẽ” Đi đi em…”như tiếp cho em sức mạnh của hành động và hành động hoàn toàn đúng. Lời thúc giục đó càng mạnh mẽ và hiệu quả bởi nhà thơ còn kết hợp phân tích, giảng giải cho em nhận ra lẽ sống trên đời, nhận ra giá trị làm người cho Phước để em trút sạch khổ đau, tủi nhục, kiêu hãnh hướng về phía trước. Cuộc đời sẽ không trói chặt chân em trong cái địa ngục độc ác ấy, sẽ không giam hãm được em trong không gian nhỏ hẹp ấy. Em sẽ là chú chim tung cánh sổ lồng. Ít ra, em đang được tự do Em có quyền đi tìm cho mình một cuộc sống khác tốt đẹp hơn. Để cuộc sống ấy sẽ tốt đẹp hơn, nhà thơ không chỉ truyền cho em niềm tin và còn truyền cho em ngọn lửa và sức mạnh chiến đấu . Không thể sống cam chịu. Không thể để cái ác lấn át cái thiện. Đó là chân lý, là nhận thức và cũng là ngọn lửa đang nhen nhóm, nung nấu trong lòng nhà thơ khi tác giả nhận thức sâu sắc từ thực tế cuộc sống đầy rẫy đau thương, bất công đó. Bài thơ “ Đi đi em” của Tố Hữu vừa tràn đầy cảm xúc vừa có tính trí tuệ cao, có tính chiên đấu cao.Bài thơ không chỉ là lời chia sẻ, thúc giục của nhà thơ với em Phước mà cũng là lời chia sẻ, thúc giục chung của nhà thơ với tất cả mọi người cần lao như chính nhà thơ đã nguyện gắn bó , chiến đấu và hy sinh trong bài thơ” Từ ấy”: Tôi buộc lòng tôi với mọi người Để tình trang trải với muôn nơi Để hồn tôi với bao hồn khổ Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời. Ngày nay, cuộc sống đã hòa bình trên đất nước ta nhưng chưa phải đã hết những mảnh đời, những thân phận cơ cực, nghèo khổ. Cũng chưa phải đã hết bạo lực gia đình, bạo lực xã hội, bất công, ngang trái…Bài thơ “ Đi đi em” vẫn còn có giá trị và sức mạnh với những ai bị rơi vào cảnh ngộ bi đát, cơ cực như Phước. Nguồn: hgth.vn
Bài thơ “Đi đi em” là bài thơ trữ tình nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu trong tập thơ “ Từ ấy” sáng tác từ thời trước cách mạng. Bài thơ là sự chia sẻ, cảm thông và cũng là lời thúc giục, khích lệ em Phước, một đứa bé đi ở bị chủ nhà đuổi mắng nhục nhã. Nhà thơ đã truyền cho em Phước chỗ dựa tinh thần, niềm tin và sức mạnh, nghị lực để vượt lên số phận, vượt lên hoàn cảnh. Bài thơ được viết từ một câu chuyện có thực về em bé đi ở mà chính nhà thơ từng gần gũi, chứng kiến. Mở đầu bài thơ là tiếng thở dài đầy tiếc nuối khi nhà thơ phải thầm chia ly với em bé đi ở tên là Phước: Thế là hết! Chiều ni em đi mãi Còn mong chi ngày trở lại Phước ơi!… Chứng kiến cảnh Phước bị đuổi đi, Tố Hữu thầm kêu lên xót xa trong lòng và thầm gọi Phước. Tiếng gọi chứa chan lòng yêu thương,cảm thông và chia sẻ. Tình thương yêu, bênh vực kẻ nghèo khổ, yếu hèn đang bị cái ác vùi dập, trà đạp đến cùng tận trong lòng nhà thơ trỗi dậy. Nhà thơ muốn an ủi, muốn nói với Phước bằng lời mà bất lực: Quên làm chi em hỡi lúc chia phôi Bởi khác cảnh hai đứa mình nghẹn nói… Chỉ có ánh mắt và giọt nước mắt trao nhau, hiểu nhau cho cả nỗi lòng .Sợi dây tình cảm anh em giữa nhà thơ và Phước đã trở thành sâu nặng , được vun đắp bằng những kỉ niệm và tình yêu thương trong thời gian gần gũi bên nhau. Hoàn cảnh của nhà thơ may mắn hơn nhưng chưa đủ khả năng bảo vệ, che chở cho cảnh ngộ đi ở của Phước. Nhà thơ chỉ có thể giúp Phước bằng những gì có thể. Bởi vậy, nhà thơ không thể cứu vãn được cảnh ngộ Phước khi bị chủ đuổi. Lòng yêu thương và sự bất lực hiện tại bấy giờ đã day dứt lòng nhà thơ mãi không nguôi. Tố Hữu còn nhớ mãi hình ảnh em Phước lúc ấy và mỗi lần nhớ đến là một lần trái tim nhà thơ nhói đau và nhà thơ tuôn trào nước mắt: Em len lét ,cúi đầu ,tay xách gói Áo quần dơ, cắp chiếc nón le te Vẫn chưa thôi lời day dứt nặng nề Hàng giây tiếng rủa nguyền trên miệng chủ ! Bằng từ ngữ tạo hình, nhà thơ đã khắc họa đậm nét hình ảnh chú bé đi ở khi đang bị rơi vào cảnh ngộ cùng cực. Tâm trạng đau khổ, tủi nhục hiện lên qua các từ ngữ” len lét, cúi đầu”. Thân phận nghèo khổ với gia tài duy nhất lúc ra đi là gói đồ đơn sơ, rách nát xách trên tay. Thân hình tiều tụy , nhếch nhác hơn bao giờ hết với chiếc nón rách mướp cắp theo người và dáng đi bối rối vô phương. Chỉ đọc mấy câu thơ này , hình dung hình ảnh Phước lúc đó cũng đủ ta tuôn trào nước mắt cùng nhà thơ,. Cái thân phận ở đợ của đứa bé mồ côi đã cực khổ lắm rồi mà còn bị chửi mắng, bị đuổi đi thì em biết đi về đâu bây giờ. Trước mắt em là con đường đời mong manh, mù mịt hơn bao giờ hết. Còn, đằng sau em, tiếng chửi mắng nặng nề của gia chủ vẫn liên tiếp không thôi . Tiếng chửi mắng đó không chỉ dồn đẩy Phước đến bước đường cùng mà còn trà đạp lên cả danh dự, lòng tự trọng con người duy nhất còn lại trong em. Trong cảnh ngộ ấy, tâm trạng của nhà thơ vô cùng xót xa, đau đớn: Biết không em, nỗi lòng anh khi đó? Nó tơi bời ,đau đớn lắm, em ơi Nhà thơ cảm nhận sâu sắc tâm trạng của Phước: Bàn chân em còn luyến tiếc không rời Nơi anh đã cùng em vui phút chốc Tuổi thơ Phước sớm phải chịu mồ côi, phải đi ở lại thêm bị rơi vào địa ngục của chủ nhà độc ác , đày đọa em cả thế xác, vật chất và tinh thần bằng những trận đòn đầy bạo lực . Em có thể cam chịu và dày dạn với nỗi đau ấy. Em cũng có thể ra đi không hề luyến tiếc. Nhưng, bàn chân Phước còn luyến tiếc không rời bởi còn nặng một ân tình với nhà thơ.. Chính nhà thơ là người anh đã từng gần gũi, đem đến cho Phước những phút giây hạnh phúc hiếm hoi để Phước cảm nhận thấy cuộc sống ý nghĩa hơn, cảm nhận thấy mình còn là con người: Những đêm tối ,anh viết bài em học Cho em quên bớt nỗi nhọc ban ngày Nơi biết bao âu yếm tuổi thơ ngây Anh đã trút cho lòng em tất cả ! Nhà thơ đã giành cho Phước những giờ phút thật thanh bình, hạnh phúc, sưởi ấm cho em bằng tình yêu thương, xua tan giá băng, đau khổ và nhọc nhằn cho em bằng tình yêu thương hết thảy. Nhà thơ còn soi sáng cho em bằng tâm hồn và trí tuệ, đem ánh sáng văn hóa đến cho em như một người thầy đầu tiên của cuộc đời em bé đi ở, mong em sau có dịp sẽ đổi đời. Những kỉ niệm ấy giờ đây sao mà thiêng liêng với Phước đến vậy. Em thầm cảm tạ nhà thơ: Em ngoái cổ nhìn anh ,ta chỉ trả Thầm cho nhau đôi mắt ướt ly sầu ! Biết làm sao , em hỡi ,nói cùng nhau ? Tiếng chưởi mắng vẫn phun hoài ,nhục nhã ! Phước không thể ở lại được nữa bởi tiếng chửi mắng vẫn phun hoài, bởi nhục nhã lắm rồi. Em phải đi thôi cho dù em chẳng biết sẽ đi đâu về đâu trong cái xã hội u ám bấy giờ. Em ngoái cổ nhìn nhà thơ và nước mắt tuôn trào trao nhau thay cho lời tạm biệt. Cái nhìn ấy, giọt nước mắt ấy ám ảnh suốt cuộc đời nhà thơ, thôi thúc nhà thơ đi đến với chân trời cách mạng để đấu tranh cho tự do, độc lập. Cái nhìn ấy, giọt nước mắt ấy của em sẽ đi theo suốt cuộc đời em bé đi ở một tấm lòng sâu nặng ân nghĩa mà em không biết được bao giờ mới có thể đáp đền lại được vối nhà thơ, một nỗi uất hận tột cùng với kẻ ác mà em không biết mình chình là kẻ sẽ lật đổ nó sau này. Trong cảnh ngộ bi đất ấy, Phước rất cần có sự an ủi, khích lệ để em vượt qua bế tắc, yếu đuối.. Nhà thơ đã cảm nhận sâu sắc và động viên em hết sức kịp thời và hiệu quả: Thì em hỡi ,đi đi ,đừng tiếc nữa Ngại ngùng chi ,nấn ná chỉ thêm phiền ! Đi đi em,can đảm bước chân lên ừ đói khổ đâu phải là tội lỗi ! Anh mới hiểu càng ngậm ngùi khổ tủi Càng dày thêm uất hận của lòng ta Nuôi đi em ,cho đến lớn đến già Mầm hận ấy ,trong lồng xương ống máu Để thêm nóng mai kia hồn chiến đấu Mà hôm nay anh đã nhóm trong lòng ! Nhà thơ thúc giục Phước liên tiếp và vô cùng dứt khoát, mạnh mẽ” Đi đi em…”như tiếp cho em sức mạnh của hành động và hành động hoàn toàn đúng. Lời thúc giục đó càng mạnh mẽ và hiệu quả bởi nhà thơ còn kết hợp phân tích, giảng giải cho em nhận ra lẽ sống trên đời, nhận ra giá trị làm người cho Phước để em trút sạch khổ đau, tủi nhục, kiêu hãnh hướng về phía trước. Cuộc đời sẽ không trói chặt chân em trong cái địa ngục độc ác ấy, sẽ không giam hãm được em trong không gian nhỏ hẹp ấy. Em sẽ là chú chim tung cánh sổ lồng. Ít ra, em đang được tự do Em có quyền đi tìm cho mình một cuộc sống khác tốt đẹp hơn. Để cuộc sống ấy sẽ tốt đẹp hơn, nhà thơ không chỉ truyền cho em niềm tin và còn truyền cho em ngọn lửa và sức mạnh chiến đấu . Không thể sống cam chịu. Không thể để cái ác lấn át cái thiện. Đó là chân lý, là nhận thức và cũng là ngọn lửa đang nhen nhóm, nung nấu trong lòng nhà thơ khi tác giả nhận thức sâu sắc từ thực tế cuộc sống đầy rẫy đau thương, bất công đó. Bài thơ “ Đi đi em” của Tố Hữu vừa tràn đầy cảm xúc vừa có tính trí tuệ cao, có tính chiên đấu cao.Bài thơ không chỉ là lời chia sẻ, thúc giục của nhà thơ với em Phước mà cũng là lời chia sẻ, thúc giục chung của nhà thơ với tất cả mọi người cần lao như chính nhà thơ đã nguyện gắn bó , chiến đấu và hy sinh trong bài thơ” Từ ấy”: Tôi buộc lòng tôi với mọi người Để tình trang trải với muôn nơi Để hồn tôi với bao hồn khổ Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời. Ngày nay, cuộc sống đã hòa bình trên đất nước ta nhưng chưa phải đã hết những mảnh đời, những thân phận cơ cực, nghèo khổ. Cũng chưa phải đã hết bạo lực gia đình, bạo lực xã hội, bất công, ngang trái…Bài thơ “ Đi đi em” vẫn còn có giá trị và sức mạnh với những ai bị rơi vào cảnh ngộ bi đát, cơ cực như Phước. Nguồn: hgth.vn ... nấu lòng nhà thơ tác giả nhận thức sâu sắc từ thực tế sống đầy rẫy đau thương, bất công Bài thơ “ Đi em” Tố Hữu vừa tràn đầy cảm xúc vừa có tính trí tuệ cao, có tính chiên đấu cao .Bài thơ không... nhóm lòng ! Nhà thơ thúc giục Phước liên tiếp vô dứt khoát, mạnh mẽ” Đi em…”như tiếp cho em sức mạnh hành động hành động hoàn toàn Lời thúc giục mạnh mẽ hiệu nhà thơ kết hợp phân tích, giảng giải... thơ không lời chia sẻ, thúc giục nhà thơ với em Phước mà lời chia sẻ, thúc giục chung nhà thơ với tất người cần lao nhà thơ nguyện gắn bó , chiến đấu hy sinh thơ Từ ấy”: Tôi buộc lòng với người