Năm2005 là năm kỷ niệm lần thứ 135 ngày sinh của nhà thơ Trần Tế Xương. Những dấu tích của cuộc đời ông dường như đã mai một rất nhiều, cần nhanh chóng thu thập, phục hiện để lưu giữ như những tài sản quý báu cho thế hệ sau. Còn ngót hai năm nữa (2007) là ngày giỗ thứ một trăm nhà thơ dân tộc Trần Tế Xương. Năm nay (2005) kỷ niệm 135 năm ngày sinh. Thơ Tú Xương là một đặc sản của thời cuộc. Thời cuộc buổi Tây sang, đánh cướp được nước ta rồi, họ hạ trại tính chuyện ăn ở lâu dài và khai thác các nguồn lợi. Họ du nhập áp đặt lối sống của họ. Họ tạo ra một thứ người Việt tôi tớ. Làm tôi tớ mà lại dị hợm. Dị hợm vì cơm thừa canh cặn, cũng dị hợm với lối sống học mót ngoại bang, từ nói năng xì xồ nói ít tiếng Tây, đến ăn uống sáng rượu sâm banh tối sữa bò. Đấy là bọn quan lại tay sai phủ, huyện, tổng đốc, nhưng đông hơn, gặp chan chát ngoài đời và tạo nên nét đổi thay cả xã hội, lại là lớp công chức ăn lương Pháp, ấy là các thứ thông, ký, phán, tham… cho đến các thầy cẩm, thầy cò. Lớp người này sống ở các thành thị, làm nên nét đặc trưng của phố phường thời ấy. Cái bối cảnh xã hội nhố nhăng tủi nhục ấy đã lọt vào tầm cảm hứng của Tú Xương, một người sinh và sống ở phố phường Nam Định. Xã hội Nam Định cuối thế kỷ mười chín đầu thế kỷ hai mươi hiện lên, cụ thể, chi tiết là hiện từ thơ Tú Xương. Và chỉ trong thơ Tú Xương nó mới phong phú, sinh động đủ cho hôm nay ta đọc mà còn như được chung khóc cười với tác giả. Thơ Tú Xương thành một bảo tàng nhan nhản những hiện vật thời cuộc của riêng Nam Định và cũng là của chung điển hình cho cả nước trong cái thời bi phẫn đó. Đạo lý băng ngoại, đồng tiền lên ngôi, chất người xuống giá. Tú Xương ngửa mặt kêu trời cho cái mảnh đất Phố phường tiếp giáp với bờ sông: Có đất nào như đất ấy không? (…) Nhà kia lỗi phép con khinh bố Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng Keo cú người đâu như cứt sắt Tham lam miệng thở những hơi đồng Tú Xương bi phẫn trong bài thơ Đau mắt: Muốn mù trời chẳng cho mù nhỉ Giương mắt trông chi buổi bạc tình Từ bệnh đau mắt đã thành nỗi đau con mắt lúc trông đời. Ông còn đau trong trái tim. Đau khi đêm vắng trong tâm trí nghe vọng tiếng gọi đò trên con sông đã lấp. Vẳng nghe tiếng ếch bên tai Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò Sông Lấp ấy là của Nam Định, nhưng tiếng gọi đò thì đã thành tiếng gọi hồn sông núi của con dân cả nước. Cái giật mình Tú Xương là cái giật mình thân phận của cả một dân tộc. Tú Xương là nhà thơ đặc sắc của toàn dân, của mọi địa phương. Các thế hệ học trò đều học và nhớ thơ ông. Trong các nhà thơ viết bằng thứ chữ vuông tượng hình, ông là người đầu tiên và cũng là cuối cùng, đã đưa được không khí thị dân tiền tư bản vào thơ. Ông đã mang được chất liệu, lẫn cảm xúc hiện đại của thế kỷ XX vào các câu thơ được gọi là cổ điển. Nguyễn Khuyến, nhà thơ lớn cùng thời với ông, sinh trước ông 35 năm và mất sau ông hai năm, tài thơ cũng cao, nhưng không giàu chất sống hiện thực bằng ông, không đủ gay gắt việc đời như ông. Nguyễn Khuyến là ông đại khoa không có được cái cay đắng Trần Tế Xương, hay chữ mà lều chõng đến tám khoa, từ 1885 đến 1906, chỉ được cái tú tài. Nỗi từng trải ấy đẻ ra cái nhìn hiện thực trào lộng vỗ mặt vào thứ khoa cử cuối mùa, đào tạo tôi tớ cho thực dân xâm lược: Một đàn thằng hỏng đứng mà trông Nó đỗ khoa này có sướng không Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt Dưới sân ông cử ngỏng đầu rồng Đầu đối với đít là nhục thì lấy động từ ngỏng mà trả thù. Hiện thực ấy là hiện thực của thành Nam, nó nhỡn tiền đối với Tú Xương, nơi có trường thi lôi thôi sĩ tử. Một tỷ lệ lớn thơ Tú Xương là thơ nói việc đi thi, hỏng thi, gắn nhiều tên đất, tên người của Nam Định. Tú Xương khi trữ tình thì còn tiêu tao ước lệ Tam Đảo Ngũ Hồ, chớp bể mưa nguồn chứ Tú Xương khi đã hiện thực thì nhân chứng vật chứng cụ thể lắm, chi tiết đủ độ tin cậy làm hồ sơ cho lịch sử: Ở phố hàng Song thật lắm quan Thành thì đen kịt, Đốc thì lang Rồi những ông lang Xán, chú ích Sinh, kẹo Thiều Châu, bánh Hanh Tụ…Nguyên liệu tạo nên thơ Tú Xương là Nam Định. Từ Nam Định hồn thơ ông đã ôm và đất nước, bao quát một giai đoạn lịch sử. Tú Xương hộ khẩu thường trú ở phố hàng Nâu, ở phố hàng Nâu có phỗng sành. Phố hàng Nâu bây giờ là phố Minh Khai, căn nhà số 280. Gia đình ông Trần Ngọc Thành đã ở đây từ năm 1952, căn nhà sửa chữa nhiều lần, giờ đây lại xây một căn mới phía trước. Nhưng vẫn còn giữ được căn nhà gác hai tầng của Tú Xương nằm khuất phía sau. Khách thăm xin phép vẫn được gia chủ rộng lòng cho vào thăm. Nhưng phải là người biết, chứ khách vãng lai đi qua ngoài phố không ai biết đây là nơi ăn ở của Tú Xương. Căn gác đã ọp ẹp lắm. Phải chăng người chủ thổ cư này chưa phá đi xây lại là vì trong lòng một cư dân Nam Định cũng còn lưu luyến chút hơi hướng Tú Xương. Thơ Tú Xương đã tạo nên phần đặc sắc cho một giai đoạn thơ ca dân tộc và độc đáo hơn, nó đã thành tâm hồn của phố phường Nam Định. Những dấu tích còn lại của cuộc đời ông đã thành phần tài sản quý báu của thành phố, thành sức thu hút, thành nơi chiêm ngưỡng của đồng bào cả nước khi về Nam Định. Thời gian càng lùi xa, đời sống văn hóa của dân ta càng được nâng cao, những dấu tích ấy càng trở nên vô giá. Nghĩ vậy nên mong muốn ủy ban tỉnh, ngành văn hóa nên mua lại căn nhà 280 Minh Khai, chỉ có 102 mét vuông đất, để rồi tôn tạo, phục hồi giữ lại nguyên dạng căn nhà cũ, gắn biển kỷ niệm, gìn giữ cho đồng bào cả nước di tích của nhà thơ và cũng là dấu vết kiến trúc một Nam Định cái thời Trời đất xoay ra phố cả làng. Đối diện với căn nhà ở của ông Tú, bên kia đường, còn gian nhà ông ngồi dạy học. Gian nhà giột nát, người ta đã phải trùm tấm tôn lên một nửa mái ngói, nhưng vẫn còn tường vách rui mè cũ và phía trước, cuối cái sân con, còn một bức phù điêu vôi vữa hình cuộn thư, có chữ triện. Mưa nắng phôi pha nhưng vẫn đủ gợi bâng khuâng thương nhớ người xưa. Phục chế lại nhà cửa, phục hiện và sưu tầm lại nghiên bút, lều chõng, thi cử thuở xưa, biến đây thành bảo tàng Tú Xương, bảo tàng thơ và bảo tàng việc học. Đấy không chỉ là tấm lòng chúng ta ghi ơn nhà thơ mà còn dấy nên niềm tự hào của con dân Nam Định về truyền thống hiếu học tự bao đời. Tiếng gọi đò trong bài thơ Sông Lấp của Tú Xương làm xao xuyến mọi lòng dân Việt bởi cái âm hưởng như gọi hồn đất nước. Theo tôi đấy là bài thơ hay nhất của Tú Xương, và cũng là bài thơ của một giai đoạn lịch sử, của hồn vía Việt Nam sâu nặng. Hai câu thơ trích từ bài này đã được các nhà quản lý văn hóa khắc trên bia mộ Tú Xương, nơi vườn hoa Vị Xuyên. Ngôi mộ được di dời từ những năm đất nước còn gian khổ. Ngày ấy có người kêu, trách ngành văn hóa: ép cụ Tú rời xa đồng ruộng, vào nằm nơi bụi bậm thị thành, vườn hoa bóng liễu, trai gái trăng hoa. Bây giờ nhìn cả quần thể kiến trúc nơi đây, một vùng trang trọng nhất của thành phố, nơi mọi du khách đều đến thăm viếng, mới thấy việc chuyển mộ Tú Xương năm ấy là có lý. Chỉ tiếc trong hai câu thơ trích, khắc quốc ngữ trên bia, có một chữ sai, nên sửa. Trở lại bài thơ Sông Lấp, bài thơ mang hồn ông Tú. Nam Định ta nên cố định dáng vẻ tâm hồn gọi đò đêm này bằng một bức tượng Tú Xương, y phục dân tộc, chới với gọi đò. Bức tượng nhìn ra sóng nước sông Đào, bên chỗ Cầu Đò Quan thoáng đãng. Tú Xương gọi hồn nước. Chúng ta gọi hồn ông. Chúng ta tự hào truy lĩnh tài sản tâm hồn ông để lại và qua bức tượng chúng ta cũng bàn giao lòng biết ơn Tú Xương với mai sau.
Năm2005 là năm kỷ niệm lần thứ 135 ngày sinh của nhà thơ Trần Tế Xương. Những dấu tích của cuộc đời ông dường như đã mai một rất nhiều, cần nhanh chóng thu thập, phục hiện để lưu giữ như những tài sản quý báu cho thế hệ sau. Còn ngót hai năm nữa (2007) là ngày giỗ thứ một trăm nhà thơ dân tộc Trần Tế Xương. Năm nay (2005) kỷ niệm 135 năm ngày sinh. Thơ Tú Xương là một đặc sản của thời cuộc. Thời cuộc buổi Tây sang, đánh cướp được nước ta rồi, họ hạ trại tính chuyện ăn ở lâu dài và khai thác các nguồn lợi. Họ du nhập áp đặt lối sống của họ. Họ tạo ra một thứ người Việt tôi tớ. Làm tôi tớ mà lại dị hợm. Dị hợm vì cơm thừa canh cặn, cũng dị hợm với lối sống học mót ngoại bang, từ nói năng xì xồ nói ít tiếng Tây, đến ăn uống sáng rượu sâm banh tối sữa bò. Đấy là bọn quan lại tay sai phủ, huyện, tổng đốc, nhưng đông hơn, gặp chan chát ngoài đời và tạo nên nét đổi thay cả xã hội, lại là lớp công chức ăn lương Pháp, ấy là các thứ thông, ký, phán, tham… cho đến các thầy cẩm, thầy cò. Lớp người này sống ở các thành thị, làm nên nét đặc trưng của phố phường thời ấy. Cái bối cảnh xã hội nhố nhăng tủi nhục ấy đã lọt vào tầm cảm hứng của Tú Xương, một người sinh và sống ở phố phường Nam Định. Xã hội Nam Định cuối thế kỷ mười chín đầu thế kỷ hai mươi hiện lên, cụ thể, chi tiết là hiện từ thơ Tú Xương. Và chỉ trong thơ Tú Xương nó mới phong phú, sinh động đủ cho hôm nay ta đọc mà còn như được chung khóc cười với tác giả. Thơ Tú Xương thành một bảo tàng nhan nhản những hiện vật thời cuộc của riêng Nam Định và cũng là của chung điển hình cho cả nước trong cái thời bi phẫn đó. Đạo lý băng ngoại, đồng tiền lên ngôi, chất người xuống giá. Tú Xương ngửa mặt kêu trời cho cái mảnh đất Phố phường tiếp giáp với bờ sông: Có đất nào như đất ấy không? (…) Nhà kia lỗi phép con khinh bố Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng Keo cú người đâu như cứt sắt Tham lam miệng thở những hơi đồng Tú Xương bi phẫn trong bài thơ Đau mắt: Muốn mù trời chẳng cho mù nhỉ Giương mắt trông chi buổi bạc tình Từ bệnh đau mắt đã thành nỗi đau con mắt lúc trông đời. Ông còn đau trong trái tim. Đau khi đêm vắng trong tâm trí nghe vọng tiếng gọi đò trên con sông đã lấp. Vẳng nghe tiếng ếch bên tai Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò Sông Lấp ấy là của Nam Định, nhưng tiếng gọi đò thì đã thành tiếng gọi hồn sông núi của con dân cả nước. Cái giật mình Tú Xương là cái giật mình thân phận của cả một dân tộc. Tú Xương là nhà thơ đặc sắc của toàn dân, của mọi địa phương. Các thế hệ học trò đều học và nhớ thơ ông. Trong các nhà thơ viết bằng thứ chữ vuông tượng hình, ông là người đầu tiên và cũng là cuối cùng, đã đưa được không khí thị dân tiền tư bản vào thơ. Ông đã mang được chất liệu, lẫn cảm xúc hiện đại của thế kỷ XX vào các câu thơ được gọi là cổ điển. Nguyễn Khuyến, nhà thơ lớn cùng thời với ông, sinh trước ông 35 năm và mất sau ông hai năm, tài thơ cũng cao, nhưng không giàu chất sống hiện thực bằng ông, không đủ gay gắt việc đời như ông. Nguyễn Khuyến là ông đại khoa không có được cái cay đắng Trần Tế Xương, hay chữ mà lều chõng đến tám khoa, từ 1885 đến 1906, chỉ được cái tú tài. Nỗi từng trải ấy đẻ ra cái nhìn hiện thực trào lộng vỗ mặt vào thứ khoa cử cuối mùa, đào tạo tôi tớ cho thực dân xâm lược: Một đàn thằng hỏng đứng mà trông Nó đỗ khoa này có sướng không Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt Dưới sân ông cử ngỏng đầu rồng Đầu đối với đít là nhục thì lấy động từ ngỏng mà trả thù. Hiện thực ấy là hiện thực của thành Nam, nó nhỡn tiền đối với Tú Xương, nơi có trường thi lôi thôi sĩ tử. Một tỷ lệ lớn thơ Tú Xương là thơ nói việc đi thi, hỏng thi, gắn nhiều tên đất, tên người của Nam Định. Tú Xương khi trữ tình thì còn tiêu tao ước lệ Tam Đảo Ngũ Hồ, chớp bể mưa nguồn chứ Tú Xương khi đã hiện thực thì nhân chứng vật chứng cụ thể lắm, chi tiết đủ độ tin cậy làm hồ sơ cho lịch sử: Ở phố hàng Song thật lắm quan Thành thì đen kịt, Đốc thì lang Rồi những ông lang Xán, chú ích Sinh, kẹo Thiều Châu, bánh Hanh Tụ…Nguyên liệu tạo nên thơ Tú Xương là Nam Định. Từ Nam Định hồn thơ ông đã ôm và đất nước, bao quát một giai đoạn lịch sử. Tú Xương hộ khẩu thường trú ở phố hàng Nâu, ở phố hàng Nâu có phỗng sành. Phố hàng Nâu bây giờ là phố Minh Khai, căn nhà số 280. Gia đình ông Trần Ngọc Thành đã ở đây từ năm 1952, căn nhà sửa chữa nhiều lần, giờ đây lại xây một căn mới phía trước. Nhưng vẫn còn giữ được căn nhà gác hai tầng của Tú Xương nằm khuất phía sau. Khách thăm xin phép vẫn được gia chủ rộng lòng cho vào thăm. Nhưng phải là người biết, chứ khách vãng lai đi qua ngoài phố không ai biết đây là nơi ăn ở của Tú Xương. Căn gác đã ọp ẹp lắm. Phải chăng người chủ thổ cư này chưa phá đi xây lại là vì trong lòng một cư dân Nam Định cũng còn lưu luyến chút hơi hướng Tú Xương. Thơ Tú Xương đã tạo nên phần đặc sắc cho một giai đoạn thơ ca dân tộc và độc đáo hơn, nó đã thành tâm hồn của phố phường Nam Định. Những dấu tích còn lại của cuộc đời ông đã thành phần tài sản quý báu của thành phố, thành sức thu hút, thành nơi chiêm ngưỡng của đồng bào cả nước khi về Nam Định. Thời gian càng lùi xa, đời sống văn hóa của dân ta càng được nâng cao, những dấu tích ấy càng trở nên vô giá. Nghĩ vậy nên mong muốn ủy ban tỉnh, ngành văn hóa nên mua lại căn nhà 280 Minh Khai, chỉ có 102 mét vuông đất, để rồi tôn tạo, phục hồi giữ lại nguyên dạng căn nhà cũ, gắn biển kỷ niệm, gìn giữ cho đồng bào cả nước di tích của nhà thơ và cũng là dấu vết kiến trúc một Nam Định cái thời Trời đất xoay ra phố cả làng. Đối diện với căn nhà ở của ông Tú, bên kia đường, còn gian nhà ông ngồi dạy học. Gian nhà giột nát, người ta đã phải trùm tấm tôn lên một nửa mái ngói, nhưng vẫn còn tường vách rui mè cũ và phía trước, cuối cái sân con, còn một bức phù điêu vôi vữa hình cuộn thư, có chữ triện. Mưa nắng phôi pha nhưng vẫn đủ gợi bâng khuâng thương nhớ người xưa. Phục chế lại nhà cửa, phục hiện và sưu tầm lại nghiên bút, lều chõng, thi cử thuở xưa, biến đây thành bảo tàng Tú Xương, bảo tàng thơ và bảo tàng việc học. Đấy không chỉ là tấm lòng chúng ta ghi ơn nhà thơ mà còn dấy nên niềm tự hào của con dân Nam Định về truyền thống hiếu học tự bao đời. Tiếng gọi đò trong bài thơ Sông Lấp của Tú Xương làm xao xuyến mọi lòng dân Việt bởi cái âm hưởng như gọi hồn đất nước. Theo tôi đấy là bài thơ hay nhất của Tú Xương, và cũng là bài thơ của một giai đoạn lịch sử, của hồn vía Việt Nam sâu nặng. Hai câu thơ trích từ bài này đã được các nhà quản lý văn hóa khắc trên bia mộ Tú Xương, nơi vườn hoa Vị Xuyên. Ngôi mộ được di dời từ những năm đất nước còn gian khổ. Ngày ấy có người kêu, trách ngành văn hóa: ép cụ Tú rời xa đồng ruộng, vào nằm nơi bụi bậm thị thành, vườn hoa bóng liễu, trai gái trăng hoa. Bây giờ nhìn cả quần thể kiến trúc nơi đây, một vùng trang trọng nhất của thành phố, nơi mọi du khách đều đến thăm viếng, mới thấy việc chuyển mộ Tú Xương năm ấy là có lý. Chỉ tiếc trong hai câu thơ trích, khắc quốc ngữ trên bia, có một chữ sai, nên sửa. Trở lại bài thơ Sông Lấp, bài thơ mang hồn ông Tú. Nam Định ta nên cố định dáng vẻ tâm hồn gọi đò đêm này bằng một bức tượng Tú Xương, y phục dân tộc, chới với gọi đò. Bức tượng nhìn ra sóng nước sông Đào, bên chỗ Cầu Đò Quan thoáng đãng. Tú Xương gọi hồn nước. Chúng ta gọi hồn ông. Chúng ta tự hào truy lĩnh tài sản tâm hồn ông để lại và qua bức tượng chúng ta cũng bàn giao lòng biết ơn Tú Xương với mai sau. ... mà trả thù Hiện thực thực thành Nam, nhỡn tiền Tú Xương, nơi có trường thi lôi sĩ tử Một tỷ lệ lớn thơ Tú Xương thơ nói việc thi, hỏng thi, gắn nhiều tên đất, tên người Nam Định Tú Xương trữ tình... mộ Tú Xương năm có lý Chỉ tiếc hai câu thơ trích, khắc quốc ngữ bia, có chữ sai, nên sửa Trở lại thơ Sông Lấp, thơ mang hồn ông Tú Nam Định ta nên cố định dáng vẻ tâm hồn gọi đò đêm tượng Tú Xương, ... thành bảo tàng Tú Xương, bảo tàng thơ bảo tàng việc học Đấy không lòng ghi ơn nhà thơ mà dấy nên niềm tự hào dân Nam Định truyền thống hiếu học tự bao đời Tiếng gọi đò thơ Sông Lấp Tú Xương làm xao