IV. THIÊN HẠ CHẲNG TƯ, ẤY CỦA CHUNG Một điểm son trong cuộc đời của Trạng Trình, là nghĩ tới tiền đồ đất nước khi đào tại 1 thế hệ tương lai. Học trò của ông là những văn thần võ tướng nổi tiếng thời bấy giờ: Trạng nguyên Giáp Hải, trạng Bùng Phùng khắc Khoan, danh tướng Nguyễn Quyện, rồi Lương hữu Khánh, Nguyễn Dữ, Đinh thì Trung. Và ở đây, khi đào tạo nhân tài cho đất nước, chúng ta thấy "cái hay" trong sự giáo dục của Nguyễn bỉnh Khiêm: Tuy ông làm quan với nhà Mạc, nhưng Phùng khắc Khoan và Lương hữu Khánh thì vào Nam theo vua Lê, Nguyễn Dữ lại ở ẩn như thầy và viết ra bộ "Truyền kỳ mạn lục" nổi tiếng. Đành rằng ông là người thầy luôn tôn trọng chí hướng của học trò, nhưng ông còn có cái nhìn xa và rộng của 1 người yêu dân yêu nước, đôi khi vượt trên cả cái nhìn của Nho gia. Theo Nguyễn bỉnh Khiêm, sự loạn lạc binh đao đã làm cho dân chúng khổ sở lầm than, nhà tan cửa nát. Những cảnh vợ xa chồng, con mất cha, với "núi xương sông máu", chắc đã tạo nhiều ấn tượng và suy nghĩ nơi tâm hồn nhạy cảm của ông, từ đó phát sinh một quan niệm quốc gia chân chính: đất nước không là của riêng ai, hay của một dòng họ nào, mà là của toàn dân. Tại sao cứ phải hẹp hòi với những chữ "trung quân", "chính thống", để gây cảnh "binh đao đầy mắt khổ chưa thôi" cho dân chúng. Đã đành rằng "Sự thế cuộc cờ đâu miễn được", nhưng rõ ràng như ông thấy" lòng người: sông biển cạn mà sâu", chiến tranh trước tiên bắt ngờ uồn ở tự lòng người, những người muốn ngôi cao quyền trọng. Chính vì vậy, ông đã để cho các học trò của mình tự do tìm chí hướng: phù trợ "nhà" nào cũng được, miễn là ích quốc lợi dân, dùng tài kinh bang tế thế mà đem thái bình thịnh vượng cho trăm họ. Điều chính yếu là dân, như Mạnh Tử nói: "Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh" (6). Đó là đạo lý thánh hiền và cũng là nguyên tắc xử thế cho những người vì dân vì nước. Ngay bản thân ông, tuy đã từng làm quan với nhà Mạc, nhưng Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn cũng cho người đến hỏi ý kiến ông những chuyện quan trọng (xem phụ lục). Có thể ông là người tinh thông dịch số biết chút ít về hậu vận mai sau, nhưng cũng có thể ông là người giỏi tiên đoán thời cuộc dựa vào những biến cố, và nhất là dựa vào tình yêu nước thương nòi. Câu nói "Giữ chùa thờ Phật thì ăn xôi ăn oản" với Trịnh Kiểm, phải chăng phát xuất từ quan niệm hiếu trung của Nho giáo, và muốn tránh cho nước nhà khỏi thêm nạn binh đao, vì giả như Trịnh Kiểm lật vua Lê để chiếm ngôi thì biết đâu lại có "những Trịnh Kiểm" khác sẽ phò vua Lê mà chống lại, tạo thêm hỗn loạn cho nước, đau khổ cho dân ? Còn câu khuyên nhủ Nguyễn Hoàng vào Nam dung thân, biết đâu cũng phát sinh từ quan niệm vì dân vì nước: đất Thuận Hoá cùng phương Nam bao la nghìn dặm, sao không đưa dân vào khai khẩn, tạo cuộc sống an lành, mở mang bờ cõi; lại cứ tranh giành miền đất Thanh Nghệ và Bắc hà với Vua Mạc, Vua Lê ? Gây cảnh "nồi da xáo thịt" cho quê hương, trong nhà lại mang tiếng anh em bất nghĩa! "Một lời yên ba họ, sau trước việc đều thông", lời ca ngợi của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp (đời Vua Quang Trung ) cả trăm năm sau còn cho thấy tấm lòng của 1 người muốn đất nước khỏi binh đao, dân được sống ấm no, thanh bình. Ông chẳng ngại dư luận người đời, góp ý cho Mạc, Trịnh, Nguyễn, "nhà" nào cũng được, vì ông không nghĩ tới ngôi nhà của 1 dòng họ, mà là cả" ngôi nhà" tổ quốc, trong đó dân tộc Việt nam được cư ngụ thanh bình Bốn biển vui theo người đạo đức Khắp nơi lại thấy cảnh thanh bình Xưa nay nhân giả là vô địch Lọ phải khư khư thích chiến tranh. V. VẰNG VẶC SOI ĐƯỜNG, BẮC ĐẨU KIA Là 1 con người quang minh lỗi lạc: khi gặp Minh Quân thì ra cứu nước an dân, khi hoàn cảnh không cho phép thì lui về ẩn dật giúp đời; ở triều đình can đảm nói lời trung thực, không kể an nguy bản thân, về quê thì dạy dỗ dân lành, nêu gương đạo đức; làm quan hay dân, giàu hay nghèo, vẫn 1 lòng thanh thản, an bình. Sở dĩ được như vậy, là vì Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thấm nhuần tư tưởng Nho giáo, đã nghiền ngẫm và hoà nhập tư tưởng đó với truyền thống Việt, 1 truyền thống chuộng hoà bình, yêu lễ nghĩa, trọng điều phải, thương đồng bào. Nhờ đó, ông có thể đứng vững trước sóng gió thời cuộc; được dân chúng, và Vua Chúa quan quyền kính trọng yêu thương. Đến nỗi khi ông mất, Vua nhà Mạc đã cho lập Từ đường để thờ và đích tay viết hoành phi trước cổng: "Mạc Triều Trạng Nguyên Tể Tướng Từ", dù trong cuộc đời, ông chưa bao giờ làm tể tướng. Đối với ông, "đạo chẳng ngoài thân", "đạo chẳng xa người", nó nằm ngay ở chữ "Nhân". Trước tiên, con người phải biết sông nhân ái với chính mình: tu thân tích đức, giữ mình trong điều thiện. "Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ", là trật tự mà kẻ sĩ cần phải theo, trong đó "tu thân" đứng hàng đầu. Còn việc giúp người, giúp đời, thì tuy rằng thế thái nhân tình "nhạt như nước ốc bạc như vôi", nhưng kẻ sĩ nếu có lòng nhân ái thì sẽ sống gần gũi yêu thương mọi người, sẽ vượt trên vinh hoa phú quý để có thể sống "an bần lạc đạo", sẽ không coi trọng lợi lộc để yêu điều nhân nghĩa, sẽ không câu nệ tiểu tiết để luôn sống phóng khoáng, có thể hi sinh danh dự cá nhân để vì "đại nghĩa diệt thân". Nguyễn bỉnh Khiêm mãi mãi thanh khiết như "Vầng mây trắng", nhưng lại không ở trên cao xa xôi, mà lại luôn gần gũi bao bọc dân chúng, yêu mến quê hương. Dù ngay trong thời gian ở ẩn, "sống thung dung ưu nhàn trên 40 năm, mà tâm địa chưa từng ngày nào quên đời, lòng lo đời và thương người thế tục thể hiện ra văn thơ". Ông vẫn lo duy trì đạo đức cho dân, và đào tạo cho đất nước 1 thế hệ tương lai ưu tú. Quả thật Ông là 1 người "công tuy không trùm thiên hạ nhưng đức có thể sánh với trăng sao". Chúng ta có thể dùng chính câu thơ của ông để nói về ông rằng: Chon von đức trọng lâu dài mãi Vằng vặc soi đường, Bắc Đẩu kia. "Đạo của thánh nhân từ tiên sinh mà truyền ra, bờ cõi thánh nhân duy tiên sinh là thấu đáo", lời văn bi thiết của học trò Đinh thì Trung trong đám tang của ông đã nói lên sự trân trọng đối với 1 bậc thầy, không chỉ là của đám môn sinh thời bấy giờ hay của dân làng Trung Am, nhưng còn là bậc thầy của mai sau trong đường xử thế. Và ông sẽ mãi mãi là tấm gương trung hậu cho những ai yêu mến quê hương, dân tộc Việt Nam.
IV. THIÊN HẠ CHẲNG TƯ, ẤY CỦA CHUNG Một điểm son trong cuộc đời của Trạng Trình, là nghĩ tới tiền đồ đất nước khi đào tại 1 thế hệ tương lai. Học trò của ông là những văn thần võ tướng nổi tiếng thời bấy giờ: Trạng nguyên Giáp Hải, trạng Bùng Phùng khắc Khoan, danh tướng Nguyễn Quyện, rồi Lương hữu Khánh, Nguyễn Dữ, Đinh thì Trung. Và ở đây, khi đào tạo nhân tài cho đất nước, chúng ta thấy "cái hay" trong sự giáo dục của Nguyễn bỉnh Khiêm: Tuy ông làm quan với nhà Mạc, nhưng Phùng khắc Khoan và Lương hữu Khánh thì vào Nam theo vua Lê, Nguyễn Dữ lại ở ẩn như thầy và viết ra bộ "Truyền kỳ mạn lục" nổi tiếng. Đành rằng ông là người thầy luôn tôn trọng chí hướng của học trò, nhưng ông còn có cái nhìn xa và rộng của 1 người yêu dân yêu nước, đôi khi vượt trên cả cái nhìn của Nho gia. Theo Nguyễn bỉnh Khiêm, sự loạn lạc binh đao đã làm cho dân chúng khổ sở lầm than, nhà tan cửa nát. Những cảnh vợ xa chồng, con mất cha, với "núi xương sông máu", chắc đã tạo nhiều ấn tượng và suy nghĩ nơi tâm hồn nhạy cảm của ông, từ đó phát sinh một quan niệm quốc gia chân chính: đất nước không là của riêng ai, hay của một dòng họ nào, mà là của toàn dân. Tại sao cứ phải hẹp hòi với những chữ "trung quân", "chính thống", để gây cảnh "binh đao đầy mắt khổ chưa thôi" cho dân chúng. Đã đành rằng "Sự thế cuộc cờ đâu miễn được", nhưng rõ ràng như ông thấy" lòng người: sông biển cạn mà sâu", chiến tranh trước tiên bắt ngờ uồn ở tự lòng người, những người muốn ngôi cao quyền trọng. Chính vì vậy, ông đã để cho các học trò của mình tự do tìm chí hướng: phù trợ "nhà" nào cũng được, miễn là ích quốc lợi dân, dùng tài kinh bang tế thế mà đem thái bình thịnh vượng cho trăm họ. Điều chính yếu là dân, như Mạnh Tử nói: "Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh" (6). Đó là đạo lý thánh hiền và cũng là nguyên tắc xử thế cho những người vì dân vì nước. Ngay bản thân ông, tuy đã từng làm quan với nhà Mạc, nhưng Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn cũng cho người đến hỏi ý kiến ông những chuyện quan trọng (xem phụ lục). Có thể ông là người tinh thông dịch số biết chút ít về hậu vận mai sau, nhưng cũng có thể ông là người giỏi tiên đoán thời cuộc dựa vào những biến cố, và nhất là dựa vào tình yêu nước thương nòi. Câu nói "Giữ chùa thờ Phật thì ăn xôi ăn oản" với Trịnh Kiểm, phải chăng phát xuất từ quan niệm hiếu trung của Nho giáo, và muốn tránh cho nước nhà khỏi thêm nạn binh đao, vì giả như Trịnh Kiểm lật vua Lê để chiếm ngôi thì biết đâu lại có "những Trịnh Kiểm" khác sẽ phò vua Lê mà chống lại, tạo thêm hỗn loạn cho nước, đau khổ cho dân ? Còn câu khuyên nhủ Nguyễn Hoàng vào Nam dung thân, biết đâu cũng phát sinh từ quan niệm vì dân vì nước: đất Thuận Hoá cùng phương Nam bao la nghìn dặm, sao không đưa dân vào khai khẩn, tạo cuộc sống an lành, mở mang bờ cõi; lại cứ tranh giành miền đất Thanh Nghệ và Bắc hà với Vua Mạc, Vua Lê ? Gây cảnh "nồi da xáo thịt" cho quê hương, trong nhà lại mang tiếng anh em bất nghĩa! "Một lời yên ba họ, sau trước việc đều thông", lời ca ngợi của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp (đời Vua Quang Trung ) cả trăm năm sau còn cho thấy tấm lòng của 1 người muốn đất nước khỏi binh đao, dân được sống ấm no, thanh bình. Ông chẳng ngại dư luận người đời, góp ý cho Mạc, Trịnh, Nguyễn, "nhà" nào cũng được, vì ông không nghĩ tới ngôi nhà của 1 dòng họ, mà là cả" ngôi nhà" tổ quốc, trong đó dân tộc Việt nam được cư ngụ thanh bình Bốn biển vui theo người đạo đức Khắp nơi lại thấy cảnh thanh bình Xưa nay nhân giả là vô địch Lọ phải khư khư thích chiến tranh. V. VẰNG VẶC SOI ĐƯỜNG, BẮC ĐẨU KIA Là 1 con người quang minh lỗi lạc: khi gặp Minh Quân thì ra cứu nước an dân, khi hoàn cảnh không cho phép thì lui về ẩn dật giúp đời; ở triều đình can đảm nói lời trung thực, không kể an nguy bản thân, về quê thì dạy dỗ dân lành, nêu gương đạo đức; làm quan hay dân, giàu hay nghèo, vẫn 1 lòng thanh thản, an bình. Sở dĩ được như vậy, là vì Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thấm nhuần tư tưởng Nho giáo, đã nghiền ngẫm và hoà nhập tư tưởng đó với truyền thống Việt, 1 truyền thống chuộng hoà bình, yêu lễ nghĩa, trọng điều phải, thương đồng bào. Nhờ đó, ông có thể đứng vững trước sóng gió thời cuộc; được dân chúng, và Vua Chúa quan quyền kính trọng yêu thương. Đến nỗi khi ông mất, Vua nhà Mạc đã cho lập Từ đường để thờ và đích tay viết hoành phi trước cổng: "Mạc Triều Trạng Nguyên Tể Tướng Từ", dù trong cuộc đời, ông chưa bao giờ làm tể tướng. Đối với ông, "đạo chẳng ngoài thân", "đạo chẳng xa người", nó nằm ngay ở chữ "Nhân". Trước tiên, con người phải biết sông nhân ái với chính mình: tu thân tích đức, giữ mình trong điều thiện. "Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ", là trật tự mà kẻ sĩ cần phải theo, trong đó "tu thân" đứng hàng đầu. Còn việc giúp người, giúp đời, thì tuy rằng thế thái nhân tình "nhạt như nước ốc bạc như vôi", nhưng kẻ sĩ nếu có lòng nhân ái thì sẽ sống gần gũi yêu thương mọi người, sẽ vượt trên vinh hoa phú quý để có thể sống "an bần lạc đạo", sẽ không coi trọng lợi lộc để yêu điều nhân nghĩa, sẽ không câu nệ tiểu tiết để luôn sống phóng khoáng, có thể hi sinh danh dự cá nhân để vì "đại nghĩa diệt thân". Nguyễn bỉnh Khiêm mãi mãi thanh khiết như "Vầng mây trắng", nhưng lại không ở trên cao xa xôi, mà lại luôn gần gũi bao bọc dân chúng, yêu mến quê hương. Dù ngay trong thời gian ở ẩn, "sống thung dung ưu nhàn trên 40 năm, mà tâm địa chưa từng ngày nào quên đời, lòng lo đời và thương người thế tục thể hiện ra văn thơ". Ông vẫn lo duy trì đạo đức cho dân, và đào tạo cho đất nước 1 thế hệ tương lai ưu tú. Quả thật Ông là 1 người "công tuy không trùm thiên hạ nhưng đức có thể sánh với trăng sao". Chúng ta có thể dùng chính câu thơ của ông để nói về ông rằng: Chon von đức trọng lâu dài mãi Vằng vặc soi đường, Bắc Đẩu kia. "Đạo của thánh nhân từ tiên sinh mà truyền ra, bờ cõi thánh nhân duy tiên sinh là thấu đáo", lời văn bi thiết của học trò Đinh thì Trung trong đám tang của ông đã nói lên sự trân trọng đối với 1 bậc thầy, không chỉ là của đám môn sinh thời bấy giờ hay của dân làng Trung Am, nhưng còn là bậc thầy của mai sau trong đường xử thế. Và ông sẽ mãi mãi là tấm gương trung hậu cho những ai yêu mến quê hương, dân tộc Việt Nam.