CẢM TÁC VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG Phan Bội Châu I/ Đọc tìm hiểu chung 1- Tác giả: Phan Bội Châu (1867 -1940) hiệu Sào Nam người Nghệ An là nhà cách mạng lớn nhất của dân tộc trong hai thập kỷ đầu của thế kỷ 20. Ông còn là nhà văn, nhà thơ lớn có sự nghiệp sáng tác khá đồ sộ. Tác phẩm của ông bao gồm nhiều thể lọai thể hiện lòng yêu nước, khát vọng tự do, độc lập và ý chí chiến đấu kiên cường bền bỉ. 2- Tác phẩm: Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông là bài thơ Nôm, viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, nằm trong tác phẩm Ngục trung thư viết bằng chữ Hán, sáng tác vào đầu năm 1914 khi ông bị bọn quân phiệt Trung Quốc bắt giam. Ông viết bài thơ này bộc lộc cảm xúc của mình trong những ngày đầu mới vào ngục. II/ Phân tích: 1- Hai câu đề: Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu Chạy mỏi chân thì hẵng ở tù – Các từ ấy cho ta hình dung về một con người có tài có chí khí anh hùng, phong thái ung dung đàng hoàng. – Điệp từ "vẫn" như khẳng định phong cách của người cách mạng của bậc anh hùng không bao giờ thay đổi trong bất kỳ hoàn cảnh nào. – Người cách mạng quan niệm: con đường cứu nước là chông gai là gian khổ đòi hỏi sự quyết tâm không ngừng nghỉ. Do đó chuyện ở tù đối với họ chỉ là chặng nghỉ chân trên con đường cách mạng mà thôi. Câu thơ thứ 2 thể hiện phong thái ung dung của người cách mạng. – Giọng điệu cười cợt bất chấp từ đó ta thấy sự bình tĩnh bất chấp nguy nan của người anh hùng. 2- Hai câu thực: Đã khách không nhà trong bốn bể Lại người có tội giữa năm châu – Giọng hai câu thơ này trầm lắng diễn tả nỗi đau cố nén của tác giả, khác với giọng điệu vui đùa, thể hiện khí phách ở hai câu trên ở hai câu đề. – Phan Bội Châu tự nói về cuộc đời bôn ba cứu nước của mình, một cuộc đời cách mạng đầy sóng gió, đầy bất trắc. Từ năm 1905 đến khi bị bắt là gần 10 năm Phan Bội Châu lưu lạc khắp nơi, khi thì ở Nhật Bản, khi thì ở Trung Quốc, khi thì ở Thái Lan. Mười năm không mái ấm gia đình. Cực khổ về vật chất, cay đắng về tinh thần. Thêm vào đó là sự săn đuổi của kẻ thù. Ở đâu ông cũng là đối tượng truy bắt của thực dân Pháp, nhất là khi đã mang án tử hình. – Tác giả nêu cuộc đời sóng gió riêng của mình gắn với tình cảnh chung của đất nước của người dân giúp ta cảm nhận đầy đủ hơn tầm vóc lớn lao phi thường của người tù yêu nước. Đó là nỗi đau lớn trong tâm hồn bậc anh hùng Nhưng ở đây PBC nói không phải để than thân trách phận mà nói để khẳng định thêm ý chí chiến đấu của mình. Câu trên đối xứng với câu dưới cả ý lẫn thanh làm nổi bật khí phách hiên ngang của người cách mạng, tạo nhạc điệu nhịp nhàng cho câu thơ. 3- Hai câu luận: Dang tay ôm chặt bồ kinh tế Mở miệng cười tan cuộc oán thù – Đây là khẩu khí của bậc anh hùng hào kiệt. Cho dù ở trình trạng bi kịch nào thì chí khí vẫn không thay đổi. Vẫn một lòng theo đuổi sự nghiệp cứu nước, vẫn có thể ngạo nghễ cười trước mọi thủ đoạn của kẻ thù. – Đây là bút pháp lãng mạn kiểu anh hùng ca khiến con người dường như không còn nhỏ bé, bình thường trong vũ trụ mà trở nên hết sức lớn lao đến mức thần thánh. – Lối nói khoa trương tạo nên những hình tương nghệ thuật gây ấn tượng mạnh, kích thích cao độ cảm xúc người đọc tạo nên sức truyền cảm nghệ thuật lớn. 4- Hai câu kết: Thân ấy hãy còn, còn sự nghiệp Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu – Khẳng định tư thế hiên ngang của con người đứng cao hơn cái chết, khẳng định ý chí thép gang mà kẻ thù không thể bẻ gãy. Con người ấy còn sống là còn chiến đấu, còn tin vào sự nghiệp chính nghĩa của chính maình. vì thế không sợ bất kỳ một thử thách gian lao nào. – Buộc người đọc phải ngắt nhịp một cách mạnh mẽ, làm cho lời nói trở nên dõng dạc dứt khoát, tăng ý nghĩa khẳng định cho câu thơ. III/ Tổng kết: Giọng thơ hào hùng phù hợp với khẩu khí ngang tàng của con người cách mạng dù trong hoàn cảnh nào cũng không lay chuyển được ý chí cao đẹp vì dân vì nước.
CẢM TÁC VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG Phan Bội Châu I/ Đọc tìm hiểu chung 1- Tác giả: Phan Bội Châu (1867 -1940) hiệu Sào Nam người Nghệ An là nhà cách mạng lớn nhất của dân tộc trong hai thập kỷ đầu của thế kỷ 20. Ông còn là nhà văn, nhà thơ lớn có sự nghiệp sáng tác khá đồ sộ. Tác phẩm của ông bao gồm nhiều thể lọai thể hiện lòng yêu nước, khát vọng tự do, độc lập và ý chí chiến đấu kiên cường bền bỉ. 2- Tác phẩm: Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông là bài thơ Nôm, viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, nằm trong tác phẩm Ngục trung thư viết bằng chữ Hán, sáng tác vào đầu năm 1914 khi ông bị bọn quân phiệt Trung Quốc bắt giam. Ông viết bài thơ này bộc lộc cảm xúc của mình trong những ngày đầu mới vào ngục. II/ Phân tích: 1- Hai câu đề: Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu Chạy mỏi chân thì hẵng ở tù – Các từ ấy cho ta hình dung về một con người có tài có chí khí anh hùng, phong thái ung dung đàng hoàng. – Điệp từ "vẫn" như khẳng định phong cách của người cách mạng của bậc anh hùng không bao giờ thay đổi trong bất kỳ hoàn cảnh nào. – Người cách mạng quan niệm: con đường cứu nước là chông gai là gian khổ đòi hỏi sự quyết tâm không ngừng nghỉ. Do đó chuyện ở tù đối với họ chỉ là chặng nghỉ chân trên con đường cách mạng mà thôi. Câu thơ thứ 2 thể hiện phong thái ung dung của người cách mạng. – Giọng điệu cười cợt bất chấp từ đó ta thấy sự bình tĩnh bất chấp nguy nan của người anh hùng. 2- Hai câu thực: Đã khách không nhà trong bốn bể Lại người có tội giữa năm châu – Giọng hai câu thơ này trầm lắng diễn tả nỗi đau cố nén của tác giả, khác với giọng điệu vui đùa, thể hiện khí phách ở hai câu trên ở hai câu đề. – Phan Bội Châu tự nói về cuộc đời bôn ba cứu nước của mình, một cuộc đời cách mạng đầy sóng gió, đầy bất trắc. Từ năm 1905 đến khi bị bắt là gần 10 năm Phan Bội Châu lưu lạc khắp nơi, khi thì ở Nhật Bản, khi thì ở Trung Quốc, khi thì ở Thái Lan. Mười năm không mái ấm gia đình. Cực khổ về vật chất, cay đắng về tinh thần. Thêm vào đó là sự săn đuổi của kẻ thù. Ở đâu ông cũng là đối tượng truy bắt của thực dân Pháp, nhất là khi đã mang án tử hình. – Tác giả nêu cuộc đời sóng gió riêng của mình gắn với tình cảnh chung của đất nước của người dân giúp ta cảm nhận đầy đủ hơn tầm vóc lớn lao phi thường của người tù yêu nước. Đó là nỗi đau lớn trong tâm hồn bậc anh hùng Nhưng ở đây PBC nói không phải để than thân trách phận mà nói để khẳng định thêm ý chí chiến đấu của mình. Câu trên đối xứng với câu dưới cả ý lẫn thanh làm nổi bật khí phách hiên ngang của người cách mạng, tạo nhạc điệu nhịp nhàng cho câu thơ. 3- Hai câu luận: Dang tay ôm chặt bồ kinh tế Mở miệng cười tan cuộc oán thù – Đây là khẩu khí của bậc anh hùng hào kiệt. Cho dù ở trình trạng bi kịch nào thì chí khí vẫn không thay đổi. Vẫn một lòng theo đuổi sự nghiệp cứu nước, vẫn có thể ngạo nghễ cười trước mọi thủ đoạn của kẻ thù. – Đây là bút pháp lãng mạn kiểu anh hùng ca khiến con người dường như không còn nhỏ bé, bình thường trong vũ trụ mà trở nên hết sức lớn lao đến mức thần thánh. – Lối nói khoa trương tạo nên những hình tương nghệ thuật gây ấn tượng mạnh, kích thích cao độ cảm xúc người đọc tạo nên sức truyền cảm nghệ thuật lớn. 4- Hai câu kết: Thân ấy hãy còn, còn sự nghiệp Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu – Khẳng định tư thế hiên ngang của con người đứng cao hơn cái chết, khẳng định ý chí thép gang mà kẻ thù không thể bẻ gãy. Con người ấy còn sống là còn chiến đấu, còn tin vào sự nghiệp chính nghĩa của chính maình. vì thế không sợ bất kỳ một thử thách gian lao nào. – Buộc người đọc phải ngắt nhịp một cách mạnh mẽ, làm cho lời nói trở nên dõng dạc dứt khoát, tăng ý nghĩa khẳng định cho câu thơ. III/ Tổng kết: Giọng thơ hào hùng phù hợp với khẩu khí ngang tàng của con người cách mạng dù trong hoàn cảnh nào cũng không lay chuyển được ý chí cao đẹp vì dân vì nước. ... khoa trương tạo nên hình tương nghệ thuật gây ấn tượng mạnh, kích thích cao độ cảm xúc người đọc tạo nên sức truyền cảm nghệ thuật lớn 4- Hai câu kết: Thân còn, nghiệp Bao nhiêu nguy hiểm sợ đâu... người đứng cao chết, khẳng định ý chí thép gang mà kẻ thù bẻ gãy Con người sống chiến đấu, tin vào nghiệp nghĩa maình không sợ thử thách gian lao – Buộc người đọc phải ngắt nhịp cách mạnh mẽ,