1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Thuyết minh về chiếc Nón

4 751 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 29,25 KB

Nội dung

Cùng với áo dài, áo cánh, váy lĩnh, yếm đào, thắt lưng bao… chiếc nón được coi là một thứ phục trang truyền thống của phụ nữ Việt Nam.    Trước hết, Nón là một đồ dùng rất "thực dụng". Nó dùng để che mưa nắng. Nón chóp nhọn đầu, nón thúng rộng vành, nón ba tầm như nón thúng nhưng mảnh dẻ hơn… tất cả đều để che chắn cho những con người sống trên một dải đất nắng lắm mưa nhiều. Dù nón có nhiều loại, song nét đặc thù chung của nó là rộng vành (để chống nóng) và có mái dốc (để thoát nước nhanh, che mưa). Ngoài chức năng ứng phó với môi trường tự nhiên, chiếc nón còn hướng tới mục đích làm đẹp cho con người và phù hợp với cảm quan thẩm mỹ của người Việt: đẹp một cách tế nhị, kín đáo. Dưới vành nón, đôi mắt, nụ cười, lúm đồng tiền, những sợi tóc mai, cái gáy trắng ngần của cô gái dường như được tôn thêm nét duyên dáng, kín đáo mà không kém phần quyến rũ…    Người ta đội nón làm đồng, đi chợ, chơi hội. Tiễn cô gái về nhà chồng, bà mẹ đặt vào tay con chiếc nón thay cho bao nhiêu lời nhắn gửi yêu thương… Chiếc nón gợi nguồn cảm hứng cho thơ, cho nhạc. Đã có hẳn một bài về hát về nón: "Nón bài thơ, em đội nón bài thơ, đi đón ngày hội mở"… Giữa những kênh rạch, sông nước chằng chịt ở miệt vườn Nam Bộ, ai đó đã phải ngẩn ngơ vì: "Nón lá đội nghiêng tóc dài em gái xõa". Chiếc nón còn gợi nhớ dáng mẹ tảo tần:    "Quê hương là cầu tre nhỏ  Mẹ về nón lá nghiêng che…".  Trong những năm chiến tranh, tiễn người yêu ra chiến trường, các cô gái thường đội nón với cái quai mầu tím thủy chung. Chỉ như vậy thôi đã hơn mọi lời thề non, hẹn biển, làm yên lòng người ra trận…    Chiếc nón xuất hiện từ khi nào không ai biết. Từ thời xưa đã có câu: "Nón Chuông, khua lụa, quai thao làng Đơ". Chiếc nón quai thao đã được các bà, các cô tầng lớp trung lưu trở lên ưa chuộng, chiếm vị trí quan trọng trong trang phục lễ hội của phụ nữ mà thời Nguyễn được sử dụng phổ biến nhất. ở Hà Nội xưa, các "cô ả" mười lăm, mười sáu – cái tuổi bắt đầu làm duyên, thường đi sắm chiếc nón Nghệ…    Thực ra, chiếc nón không hẳn là thứ phục trang chỉ dành cho phụ nữ. Bước chân vào một cửa hàng ở phố Hàng Nón – Hà Nội xưa, người ta có thể nhìn qua chiếc nón mà thấy đủ thứ "tước vị", "giai tầng" trong xã hội. Có nón "mũ chảo", nón "nông dân xứ Đoài". Các anh chạy xe ba gác thì kiếm một cái "nón cu li" ba xu. Các cậu lính lệ, phục dịch cửa quan thì đã có "nón lính" làm bằng thanh tre ken lại, giống như cái đĩa úp lên đầu, trên có chỏm đồng, sau có lưỡi vải che gáy…    Chiếc nón không chỉ là thứ đội đầu, che mưa, nắng. Trong khi dùng người ta còn "sáng tạo" ra bao nhiêu là công dụng. Này nhé: "Mùa nắng thì chụp lên đầu, có gió thì che diêm mà hút thuốc lào, mỏi thì lót xuống ngồi, khát không có hàng nước thì hứng nước máy, lại còn lúc ngồi ngủ ở xe thì úp lên mặt cho ruồi khỏi bu lại, lúc nóng thì làm quạt… mà túng nữa thì làm cái rổ đựng đồ mua chợ cho mẹ…" (Tam Lang – Tôi kéo xe).    Chiếc nón lá Việt Nam là một phần cuộc sống của người Việt Nam. Nó là người bạn thủy chung của những con người lao động một nắng hai sương. Trên đường xa nắng gắt hay trong những phút nghỉ ngơi khi làm đồng, ngồi bên rặng tre, cô gái có thể dùng nón quạt cho ráo mồ hôi. Ngoài Huế chiếc nón lá được thi vị hoá thêm bằng những bài thơ lồng bên trong lớp lá. Muốn đọc ta đưa chiếc nón lá lên cao, nhìn xuyên qua ánh nắng mặt trời. Thơ sẽ hiện ra bên trong nón…    Nón bài thơ Huế    Chiếc nón bài thơ Huế từ lâu là một đề tài sáng tạo phong phú của nhiều văn nhân, nghệ sĩ. Nhà thơ Bích Lan đã viết những câu thơ thật sâu lắng về con người miền núi Ngự, sông Hương:    Người xứ Huế yêu thơ và nhạc lễ  Tà áo dài trong trắng nhẹ nhàng bay  Nón bài thơ e lệ nép trong tay  Thầm lặng bước những khi trời dịu nắng …    Những cô gái Huế duyên dáng, dễ thương, nói năng nhỏ nhẹ "tâm sự nhiều mà ít hé trên môi", mặc áo dài trắng, đội nón bài thơ, bước đi nhẹ nhàng, khoan thai trên đường Lê Lợi dọc sông Hương, trong những trưa nắng hạ và những ngày nắng xuân là một nét đẹp của Cố Đô, đã bao lần làm xao động tâm hồn của nhiều thi nhân mỗi khi có dịp đến thăm Huế:    Áo trắng hỡi, thuở tìm em không thấy  Nắng mênh mang trải mấy nhịp Tràng Tiền  Nón rất Huế, nhưng đời không phải thế  Mặt trời lên từ phía nón em nghiêng …  (Thu Bồn)    Hình ảnh thơ mộng này cũng đã đi vào thế giới nghệ thuật của nhiếp ảnh và điện ảnh như một trong những hình tượng đẹp, tiêu biểu cho đất nước, con người Việt Nam qua những bộ phim: "Huế đẹp Huế thơ . . ." – "Thành phố bên bờ sông Hương" – "Thương nhớ sông Hương"… đã được đông đảo khán giả khắp nơi trên thế giới hâm mộ .    Nhưng chiếc nón lá có tự bao giờ ? Huế có phải là quê hương của chiếc nón bài thơ không ? Điều này đã làm không ít người băn khoăn ?!    Thực ra thì chiếc nón lá Việt Nam đã xuất hiện trong đời sống của nhân dân ta từ thế kỷ XIII và không phải chỉ riêng Huế mới có nón bài thơ .    Vào đời Trần, ở làng Ma Lôi, thuộc lộ Hồng Châu (Hải Hưng và Hải Phòng ngày nay), nhân dân ta đã vào rừng chọn lá cọ non, đem về phơi khô để kết làm nón đội đầu che nắng mưa, gọi là "nón Ma Lôi" . Lúc đầu nón chỉ lưu hành trong dân gian, về sau các vua Trần thấy đẹp, đã cho cải tiến thành một loại nón đẹp hơn để dùng trong hoàng cung, gọi là "nón thượng" .    Ca dao xưa đã xếp hình ảnh cô gái đội chiếc "nón thượng" này vào hàng thứ sáu trong số "mười thương":    Một thương tóc bó đuôi gà  Hai thương ăn nói mặn mà có duyên  . . . . .  Sáu thương "nón thượng quai tua" dịu dàng    Theo nhà bác học Lê Quí Đôn (1726 – 1784) trong "Vân Đài loại ngữ", thì vào thời Lê Mạc (khoảng đầu thế kỷ XVII), trên vùng thượng nguồn sông Đà và sông Thao, có giống lá cây cọ dài bền và đẹp, càng đem phơi nắng càng trắng, người ta đã chọn những chiếc lá thanh, nhỏ để làm nón . Và châu Bố Chính thuộc trấn Nghệ An (bao gồm cả vùng Quảng Bình ngày nay) có thứ lá gõ dùng để lợp mái kiệu, nhân dân sống ở vùng này đã chọn loại lá non đem về phơi khô rồi kết làm nón đội đầu, gọi là "nón gõ" . "Nón gõ" chính là tiền thân của "nón Nghệ" và "nón Ba Đồn" của Quảng Bình ngày nay . Trải qua nhiều đời, tuỳ theo phong thổ và đặc sản của từng vùng, nhân dân ta đã sáng chế ra nhiều loại nón lá khác nhau để đội đầu . Mỗi kiểu dành cho mỗi hạng người trong xã hội .    Trong "Vũ trung tùy bút", Phạm Đình Hổ (1768 – 1839) đã liệt kê đầy đủ và mô tả khá chi tiết về các kiểu nón lá Việt Nam có mặt đến cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX .    Ở vùng Sơn Tây có nón Ngoan Xác – còn gọi là nón Mềm Giải – và nón Tam Giang dành cho các cụ già . Nón Chóp (có chóp ở trên đầu dùng cho đàn ông) . Con nhà quan và học trò đi thi thì đội nón Phương đầu đại còn gọi là nón Lá . Gia đình quan lại và danh vọng quyền quý thì đội nón Cổ Châu – còn gọi là nón Dâu . Trẻ em đội nón Liên diệp – còn gọi là nón Lá sen nhỏ khuôn . Nón Tu lờ rộng vành dùng cho nhà sư . Ở thôn quê dân nghèo đội nón Trạo lạp – còn gọi là nón Sọ nhỏ . Nón chéo vành tay, nón dấu dùng cho lính tráng:  Ngang lưng thì thắt bao vàng  Đầu đội nón dấu vai mang súng dài … (Bài ca lính thú ngày xưa)      Ở quê hương thi hào Nguyễn Du có nghề nón cổ truyền của xứ Nghệ đã lưu truyền câu ca dao sau đây:  "Em đừng bứt niệt mỏi tay  Về đây làm nón đợi ngày du xuân"    Xuất hiện trên đất nước ta từ lâu đời với nhiều chức năng và công dụng khác nhau đối với cuộc sống con người như che nắng mưa, quạt mát khi trời tắt gió, làm rổ khi cần đựng vật gì mua dọc đường, cái "bát khổng lồ" để múc nước uống giữa cánh đồng cháy bỏng giữa trưa hè . . . nên hầu như khắp nơi trên mọi miền đất nước đều có nghề làm nón và mọi hạng người trong xã hội đều đội nón …    Có thể nói, bất cứ nơi đâu trên đất nước này, chiếc nón lá cũng gắn bó với cuộc đời người phụ nữ như bóng với hình:  Chén tình là chén say sưa  Nón tình em đội nắng mưa trên đầu (Ca dao)    Người phụ nữ Việt Nam không những đã sáng tạo ra chiếc nón bài thơ độc đáo mà còn làm cho nó có sức sống bền bỉ và đẹp hơn lên bằng chính tình yêu cuộc sống và tấm lòng nhân hậu thủy chung của mình .    Đặc biệt, chiếc nón bài thơ Huế vốn sinh ra và lớn lên trên quê hương Thuận Hóa thanh lịch, nơi hàng trăm năm trước đây từng là kinh đô lâu đời của triều Nguyễn và ngày nay đang trở thành một trung tâm văn hóa du lịch của cả nước – di sản văn hóa của nhân loại – nên sức sống của nó ngày càng bền bỉ hơn cùng với những danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử nổi tiếng của Cố Đô.    "Đó là chiếc nón nên thơ thanh lịch . Một món trang sức nhuần nhụy của cô gái Huế, nhẹ nhàng trên đầu, được chằm bằng những vành tre cật vót chải chuốt nhỏ như tăm . Những tấm lá trắng muốt được là phẳng, sắp xếp đều đặn, được khâu kín đáo và tỉ mỉ vào thân nón bằng những sợi cước trong suốt . Khi đội thắt thêm quai nón bằng dải lụa mỏng, khi thì màu tím ấp ủ, khi thì màu xanh ánh trăng hay màu biếc của liễu non, khi lại màu vàng mỡ gà, khi lại màu hồng ráng chiều . Cũng có người thích quai nón bằng dải lụa mỏng trắng bạch, hay dải gấm, dải nhung đen tuyền làm nổi bật làn da người đội nón".    Để chiếc nón nên thơ, thanh lịch, được mọi người ưa thích này, những nghệ nhân chằm nón đã ngày đêm lao động rất kiên nhẫn, công phu:  Bàn tay xây lá, tay xuyên chỉ  Mười sáu vành, mười sáu trăng lên.  Để làm nên những chiếc nón:  Bài thơ nho nhỏ in màu trắng  Dọi xuống hồn ai những khoảng xanh (Nguyễn Khoa Điềm)    Ngoài những động tác tỉ mỉ mô tả ở trên, việc lồng những hình trang trí bài thơ vào giữa hai lớp lá nón trước khi chằm cũng là một nét lao động nghệ thuật độc đáo. Những hình trang trí này được cắt trên những giấy màu tím phẩm, gồm các dạng bản:    1. Hình ảnh cầu Tràng Tiền sáu vài mười hai nhịp nghiêng mình bên dòng sông Hương thơ mộng, kèm theo câu ca dao xưa, hay mấy câu thơ hiện đại:    Tràng Tiền biết mấy là yêu  Tuổi thơ áo trắng sớm chiều bướm bay    Đó là hình ảnh những cô gái dắt tay nhau đi trong gió chiều với hai tà áo dài theo gió lượn bay trong thơ Tố Hữu .    2. Hình tháp chùa Linh Mụ vươn lên cao giữa bầu trời Huế kèm theo mấy câu ca dao mang niềm tâm sự day dứt của Huế một thời:    Gió đưa cành trúc la đà  Tiếng chuông Thiên Mụ canh gà Thọ Xương  Thuyền về xuôi mái sông Hương  Có nghe tâm sự đôi đường đắng cay …    3. Một danh lam thắng cảnh nào đó của Huế kèm theo mấy câu ca dao mang theo tình sâu và nghĩa nặng của những người đang tha thiết yêu Huế hôm nay:    Anh đã từng vô Nam ra Bắc  Đi mô cũng nhớ Huế quê mình  Nhớ sông Hương nước biếc  Nhớ non Bình trăng trong …    Sau này người ta còn dùng nhiều câu thơ, câu ca dao khác phản ảnh đầy đủ cảnh sắc và hương vị Huế để lồng vào chiếc nón . Có khi dùng hình hoa lá, chim . . . rất đa dạng, nhưng vẫn gọi là Nón Bài Thơ . . .    Chiếc nón Bài Thơ Huế cùng với nón Gò Găng Bình Định được trao giải đặc biệt tại Hội chợ Huế mùa xuân năm Bính Tý (tháng 3/1936) .    Từ đó, nón Bài Thơ Huế đã trở thành một món quà lưu niệm hấp dẫn, lay động thiết tha tình cảm của biết bao du khách mỗi khi có dịp đến thăm Huế, thăm đất nước Việt Nam .    Ra đi mà chẳng đành lòng  Nón che tay ngoắt, động lòng quay lui.  (Ca dao)    Bà con Việt kiều về thăm quê sau bao năm xa cách, du khách quốc tế đến tham quan Huế cũng đều mang về những chiếc nón bài thơ kỷ niệm và làm quà:    Chiếc nón miền nắng gắt  Tặng người xứ tuyết xa  Để khi lòng nhớ nắng  Trong nón hiện hình hoa  (Chế Lan Viên, tặng nữ thi sĩ Liên Xô Cadacôva)    Đối với những người đã sinh ra, lớn lên và đã từng sống ở Huế, nón bài thơ mãi mãi vẫn là những kỷ niệm đẹp không thể nào quên trong cuộc đời:    Nhìn chiếc nón bài thơ  Ngậm ngùi nhớ chuyện xưa  Mẹ ơi ! Con ước mãi  Sống lại những ngày thơ !  (Nguyễn Thị Thiếu Anh)    Ngày nay nón Bài Thơ Huế cùng với nón lá Việt Nam đã vượt khỏi vùng trời quê hương đầy giông bão và nắng mưa của mình, để đến làm bạn với chị em phụ nữ ở nhiều nước trên thế giới.

Cùng với áo dài, áo cánh, váy lĩnh, yếm đào, thắt lưng bao… chiếc nón được coi là một thứ phục trang truyền thống của phụ nữ Việt Nam. Trước hết, Nón là một đồ dùng rất "thực dụng". Nó dùng để che mưa nắng. Nón chóp nhọn đầu, nón thúng rộng vành, nón ba tầm như nón thúng nhưng mảnh dẻ hơn… tất cả đều để che chắn cho những con người sống trên một dải đất nắng lắm mưa nhiều. Dù nón có nhiều loại, song nét đặc thù chung của nó là rộng vành (để chống nóng) và có mái dốc (để thoát nước nhanh, che mưa). Ngoài chức năng ứng phó với môi trường tự nhiên, chiếc nón còn hướng tới mục đích làm đẹp cho con người và phù hợp với cảm quan thẩm mỹ của người Việt: đẹp một cách tế nhị, kín đáo. Dưới vành nón, đôi mắt, nụ cười, lúm đồng tiền, những sợi tóc mai, cái gáy trắng ngần của cô gái dường như được tôn thêm nét duyên dáng, kín đáo mà không kém phần quyến rũ… Người ta đội nón làm đồng, đi chợ, chơi hội. Tiễn cô gái về nhà chồng, bà mẹ đặt vào tay con chiếc nón thay cho bao nhiêu lời nhắn gửi yêu thương… Chiếc nón gợi nguồn cảm hứng cho thơ, cho nhạc. Đã có hẳn một bài về hát về nón: "Nón bài thơ, em đội nón bài thơ, đi đón ngày hội mở"… Giữa những kênh rạch, sông nước chằng chịt ở miệt vườn Nam Bộ, ai đó đã phải ngẩn ngơ vì: "Nón lá đội nghiêng tóc dài em gái xõa". Chiếc nón còn gợi nhớ dáng mẹ tảo tần: "Quê hương là cầu tre nhỏ Mẹ về nón lá nghiêng che…". Trong những năm chiến tranh, tiễn người yêu ra chiến trường, các cô gái thường đội nón với cái quai mầu tím thủy chung. Chỉ như vậy thôi đã hơn mọi lời thề non, hẹn biển, làm yên lòng người ra trận… Chiếc nón xuất hiện từ khi nào không ai biết. Từ thời xưa đã có câu: "Nón Chuông, khua lụa, quai thao làng Đơ". Chiếc nón quai thao đã được các bà, các cô tầng lớp trung lưu trở lên ưa chuộng, chiếm vị trí quan trọng trong trang phục lễ hội của phụ nữ mà thời Nguyễn được sử dụng phổ biến nhất. ở Hà Nội xưa, các "cô ả" mười lăm, mười sáu – cái tuổi bắt đầu làm duyên, thường đi sắm chiếc nón Nghệ… Thực ra, chiếc nón không hẳn là thứ phục trang chỉ dành cho phụ nữ. Bước chân vào một cửa hàng ở phố Hàng Nón – Hà Nội xưa, người ta có thể nhìn qua chiếc nón mà thấy đủ thứ "tước vị", "giai tầng" trong xã hội. Có nón "mũ chảo", nón "nông dân xứ Đoài". Các anh chạy xe ba gác thì kiếm một cái "nón cu li" ba xu. Các cậu lính lệ, phục dịch cửa quan thì đã có "nón lính" làm bằng thanh tre ken lại, giống như cái đĩa úp lên đầu, trên có chỏm đồng, sau có lưỡi vải che gáy… Chiếc nón không chỉ là thứ đội đầu, che mưa, nắng. Trong khi dùng người ta còn "sáng tạo" ra bao nhiêu là công dụng. Này nhé: "Mùa nắng thì chụp lên đầu, có gió thì che diêm mà hút thuốc lào, mỏi thì lót xuống ngồi, khát không có hàng nước thì hứng nước máy, lại còn lúc ngồi ngủ ở xe thì úp lên mặt cho ruồi khỏi bu lại, lúc nóng thì làm quạt… mà túng nữa thì làm cái rổ đựng đồ mua chợ cho mẹ…" (Tam Lang – Tôi kéo xe). Chiếc nón lá Việt Nam là một phần cuộc sống của người Việt Nam. Nó là người bạn thủy chung của những con người lao động một nắng hai sương. Trên đường xa nắng gắt hay trong những phút nghỉ ngơi khi làm đồng, ngồi bên rặng tre, cô gái có thể dùng nón quạt cho ráo mồ hôi. Ngoài Huế chiếc nón lá được thi vị hoá thêm bằng những bài thơ lồng bên trong lớp lá. Muốn đọc ta đưa chiếc nón lá lên cao, nhìn xuyên qua ánh nắng mặt trời. Thơ sẽ hiện ra bên trong nón… Nón bài thơ Huế Chiếc nón bài thơ Huế từ lâu là một đề tài sáng tạo phong phú của nhiều văn nhân, nghệ sĩ. Nhà thơ Bích Lan đã viết những câu thơ thật sâu lắng về con người miền núi Ngự, sông Hương: Người xứ Huế yêu thơ và nhạc lễ Tà áo dài trong trắng nhẹ nhàng bay Nón bài thơ e lệ nép trong tay Thầm lặng bước những khi trời dịu nắng … Những cô gái Huế duyên dáng, dễ thương, nói năng nhỏ nhẹ "tâm sự nhiều mà ít hé trên môi", mặc áo dài trắng, đội nón bài thơ, bước đi nhẹ nhàng, khoan thai trên đường Lê Lợi dọc sông Hương, trong những trưa nắng hạ và những ngày nắng xuân là một nét đẹp của Cố Đô, đã bao lần làm xao động tâm hồn của nhiều thi nhân mỗi khi có dịp đến thăm Huế: Áo trắng hỡi, thuở tìm em không thấy Nắng mênh mang trải mấy nhịp Tràng Tiền Nón rất Huế, nhưng đời không phải thế Mặt trời lên từ phía nón em nghiêng … (Thu Bồn) Hình ảnh thơ mộng này cũng đã đi vào thế giới nghệ thuật của nhiếp ảnh và điện ảnh như một trong những hình tượng đẹp, tiêu biểu cho đất nước, con người Việt Nam qua những bộ phim: "Huế đẹp Huế thơ . . ." – "Thành phố bên bờ sông Hương" – "Thương nhớ sông Hương"… đã được đông đảo khán giả khắp nơi trên thế giới hâm mộ . Nhưng chiếc nón lá có tự bao giờ ? Huế có phải là quê hương của chiếc nón bài thơ không ? Điều này đã làm không ít người băn khoăn ?! Thực ra thì chiếc nón lá Việt Nam đã xuất hiện trong đời sống của nhân dân ta từ thế kỷ XIII và không phải chỉ riêng Huế mới có nón bài thơ . Vào đời Trần, ở làng Ma Lôi, thuộc lộ Hồng Châu (Hải Hưng và Hải Phòng ngày nay), nhân dân ta đã vào rừng chọn lá cọ non, đem về phơi khô để kết làm nón đội đầu che nắng mưa, gọi là "nón Ma Lôi" . Lúc đầu nón chỉ lưu hành trong dân gian, về sau các vua Trần thấy đẹp, đã cho cải tiến thành một loại nón đẹp hơn để dùng trong hoàng cung, gọi là "nón thượng" . Ca dao xưa đã xếp hình ảnh cô gái đội chiếc "nón thượng" này vào hàng thứ sáu trong số "mười thương": Một thương tóc bó đuôi gà Hai thương ăn nói mặn mà có duyên ..... Sáu thương "nón thượng quai tua" dịu dàng Theo nhà bác học Lê Quí Đôn (1726 – 1784) trong "Vân Đài loại ngữ", thì vào thời Lê Mạc (khoảng đầu thế kỷ XVII), trên vùng thượng nguồn sông Đà và sông Thao, có giống lá cây cọ dài bền và đẹp, càng đem phơi nắng càng trắng, người ta đã chọn những chiếc lá thanh, nhỏ để làm nón . Và châu Bố Chính thuộc trấn Nghệ An (bao gồm cả vùng Quảng Bình ngày nay) có thứ lá gõ dùng để lợp mái kiệu, nhân dân sống ở vùng này đã chọn loại lá non đem về phơi khô rồi kết làm nón đội đầu, gọi là "nón gõ" . "Nón gõ" chính là tiền thân của "nón Nghệ" và "nón Ba Đồn" của Quảng Bình ngày nay . Trải qua nhiều đời, tuỳ theo phong thổ và đặc sản của từng vùng, nhân dân ta đã sáng chế ra nhiều loại nón lá khác nhau để đội đầu . Mỗi kiểu dành cho mỗi hạng người trong xã hội . Trong "Vũ trung tùy bút", Phạm Đình Hổ (1768 – 1839) đã liệt kê đầy đủ và mô tả khá chi tiết về các kiểu nón lá Việt Nam có mặt đến cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX . Ở vùng Sơn Tây có nón Ngoan Xác – còn gọi là nón Mềm Giải – và nón Tam Giang dành cho các cụ già . Nón Chóp (có chóp ở trên đầu dùng cho đàn ông) . Con nhà quan và học trò đi thi thì đội nón Phương đầu đại còn gọi là nón Lá . Gia đình quan lại và danh vọng quyền quý thì đội nón Cổ Châu – còn gọi là nón Dâu . Trẻ em đội nón Liên diệp – còn gọi là nón Lá sen nhỏ khuôn . Nón Tu lờ rộng vành dùng cho nhà sư . Ở thôn quê dân nghèo đội nón Trạo lạp – còn gọi là nón Sọ nhỏ . Nón chéo vành tay, nón dấu dùng cho lính tráng: Ngang lưng thì thắt bao vàng Đầu đội nón dấu vai mang súng dài … (Bài ca lính thú ngày xưa) Ở quê hương thi hào Nguyễn Du có nghề nón cổ truyền của xứ Nghệ đã lưu truyền câu ca dao sau đây: "Em đừng bứt niệt mỏi tay Về đây làm nón đợi ngày du xuân" Xuất hiện trên đất nước ta từ lâu đời với nhiều chức năng và công dụng khác nhau đối với cuộc sống con người như che nắng mưa, quạt mát khi trời tắt gió, làm rổ khi cần đựng vật gì mua dọc đường, cái "bát khổng lồ" để múc nước uống giữa cánh đồng cháy bỏng giữa trưa hè . . . nên hầu như khắp nơi trên mọi miền đất nước đều có nghề làm nón và mọi hạng người trong xã hội đều đội nón … Có thể nói, bất cứ nơi đâu trên đất nước này, chiếc nón lá cũng gắn bó với cuộc đời người phụ nữ như bóng với hình: Chén tình là chén say sưa Nón tình em đội nắng mưa trên đầu (Ca dao) Người phụ nữ Việt Nam không những đã sáng tạo ra chiếc nón bài thơ độc đáo mà còn làm cho nó có sức sống bền bỉ và đẹp hơn lên bằng chính tình yêu cuộc sống và tấm lòng nhân hậu thủy chung của mình . Đặc biệt, chiếc nón bài thơ Huế vốn sinh ra và lớn lên trên quê hương Thuận Hóa thanh lịch, nơi hàng trăm năm trước đây từng là kinh đô lâu đời của triều Nguyễn và ngày nay đang trở thành một trung tâm văn hóa du lịch của cả nước – di sản văn hóa của nhân loại – nên sức sống của nó ngày càng bền bỉ hơn cùng với những danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử nổi tiếng của Cố Đô. "Đó là chiếc nón nên thơ thanh lịch . Một món trang sức nhuần nhụy của cô gái Huế, nhẹ nhàng trên đầu, được chằm bằng những vành tre cật vót chải chuốt nhỏ như tăm . Những tấm lá trắng muốt được là phẳng, sắp xếp đều đặn, được khâu kín đáo và tỉ mỉ vào thân nón bằng những sợi cước trong suốt . Khi đội thắt thêm quai nón bằng dải lụa mỏng, khi thì màu tím ấp ủ, khi thì màu xanh ánh trăng hay màu biếc của liễu non, khi lại màu vàng mỡ gà, khi lại màu hồng ráng chiều . Cũng có người thích quai nón bằng dải lụa mỏng trắng bạch, hay dải gấm, dải nhung đen tuyền làm nổi bật làn da người đội nón". Để chiếc nón nên thơ, thanh lịch, được mọi người ưa thích này, những nghệ nhân chằm nón đã ngày đêm lao động rất kiên nhẫn, công phu: Bàn tay xây lá, tay xuyên chỉ Mười sáu vành, mười sáu trăng lên. Để làm nên những chiếc nón: Bài thơ nho nhỏ in màu trắng Dọi xuống hồn ai những khoảng xanh (Nguyễn Khoa Điềm) Ngoài những động tác tỉ mỉ mô tả ở trên, việc lồng những hình trang trí bài thơ vào giữa hai lớp lá nón trước khi chằm cũng là một nét lao động nghệ thuật độc đáo. Những hình trang trí này được cắt trên những giấy màu tím phẩm, gồm các dạng bản: 1. Hình ảnh cầu Tràng Tiền sáu vài mười hai nhịp nghiêng mình bên dòng sông Hương thơ mộng, kèm theo câu ca dao xưa, hay mấy câu thơ hiện đại: Tràng Tiền biết mấy là yêu Tuổi thơ áo trắng sớm chiều bướm bay Đó là hình ảnh những cô gái dắt tay nhau đi trong gió chiều với hai tà áo dài theo gió lượn bay trong thơ Tố Hữu . 2. Hình tháp chùa Linh Mụ vươn lên cao giữa bầu trời Huế kèm theo mấy câu ca dao mang niềm tâm sự day dứt của Huế một thời: Gió đưa cành trúc la đà Tiếng chuông Thiên Mụ canh gà Thọ Xương Thuyền về xuôi mái sông Hương Có nghe tâm sự đôi đường đắng cay … 3. Một danh lam thắng cảnh nào đó của Huế kèm theo mấy câu ca dao mang theo tình sâu và nghĩa nặng của những người đang tha thiết yêu Huế hôm nay: Anh đã từng vô Nam ra Bắc Đi mô cũng nhớ Huế quê mình Nhớ sông Hương nước biếc Nhớ non Bình trăng trong … Sau này người ta còn dùng nhiều câu thơ, câu ca dao khác phản ảnh đầy đủ cảnh sắc và hương vị Huế để lồng vào chiếc nón . Có khi dùng hình hoa lá, chim . . . rất đa dạng, nhưng vẫn gọi là Nón Bài Thơ . . . Chiếc nón Bài Thơ Huế cùng với nón Gò Găng Bình Định được trao giải đặc biệt tại Hội chợ Huế mùa xuân năm Bính Tý (tháng 3/1936) . Từ đó, nón Bài Thơ Huế đã trở thành một món quà lưu niệm hấp dẫn, lay động thiết tha tình cảm của biết bao du khách mỗi khi có dịp đến thăm Huế, thăm đất nước Việt Nam . Ra đi mà chẳng đành lòng Nón che tay ngoắt, động lòng quay lui. (Ca dao) Bà con Việt kiều về thăm quê sau bao năm xa cách, du khách quốc tế đến tham quan Huế cũng đều mang về những chiếc nón bài thơ kỷ niệm và làm quà: Chiếc nón miền nắng gắt Tặng người xứ tuyết xa Để khi lòng nhớ nắng Trong nón hiện hình hoa (Chế Lan Viên, tặng nữ thi sĩ Liên Xô Cadacôva) Đối với những người đã sinh ra, lớn lên và đã từng sống ở Huế, nón bài thơ mãi mãi vẫn là những kỷ niệm đẹp không thể nào quên trong cuộc đời: Nhìn chiếc nón bài thơ Ngậm ngùi nhớ chuyện xưa Mẹ ơi ! Con ước mãi Sống lại những ngày thơ ! (Nguyễn Thị Thiếu Anh) Ngày nay nón Bài Thơ Huế cùng với nón lá Việt Nam đã vượt khỏi vùng trời quê hương đầy giông bão và nắng mưa của mình, để đến làm bạn với chị em phụ nữ ở nhiều nước trên thế giới. ... quan học trò thi đội nón Phương đầu đại gọi nón Lá Gia đình quan lại danh vọng quyền quý đội nón Cổ Châu – gọi nón Dâu Trẻ em đội nón Liên diệp – gọi nón Lá sen nhỏ khuôn Nón Tu lờ rộng vành... vào nón Có dùng hình hoa lá, chim đa dạng, gọi Nón Bài Thơ Chiếc nón Bài Thơ Huế với nón Gò Găng Bình Định trao giải đặc biệt Hội chợ Huế mùa xuân năm Bính Tý (tháng 3/1936) Từ đó, nón. .. kê đầy đủ mô tả chi tiết kiểu nón Việt Nam có mặt đến cuối kỷ XVIII đầu kỷ XIX Ở vùng Sơn Tây có nón Ngoan Xác – gọi nón Mềm Giải – nón Tam Giang dành cho cụ già Nón Chóp (có chóp đầu dùng cho

Ngày đăng: 20/10/2015, 18:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w