1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Cảm nghĩ về bài thơ Bánh trôi nước- Hồ Xuân Hương

1 1,7K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 1
Dung lượng 10,62 KB

Nội dung

Cùng với Đoàn Thị Điểm, Bà Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương là nhà thơ nữ nổi tiếng của dòng văn học trung đại Việt Nam. Với những bài thơ đa nghĩa độc đáo mà tài tình, bà được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Bài thơ Bánh trôi nước là một trong những bài thơ nổi tiếng của bà mà em đã được học trong chương trình Ngữ văn lớp 7: “Thân em vừa trắng lại vừa tròn           Bảy nổi ba chìm với nước non           Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn           Mà em vẫn giữ tấm lòng son”       Trước hết, ta thấy bài thơ sử dụng bút pháp quen thuộc thường thấy trong thơ của bà là mượn hình ảnh sự vật hay con vật để nói chuyện con người – và con người ở đây là người phụ nữ có hình thức xinh đẹp nhưng lại có cuộc sống bấp bênh, “Ba  chìm, bảy nổi, chín lênh đênh” trong xã hội phong kiến. Cái xã hội vì tư tưởng trọng nam khinh nữ mà người phụ nữ không được coi trọng, luôn luôn chịu nhiều thiệt thòi. Ví dụ như các bài Ốc nhồi, Con cua, Quả mít, Vịnh cái quạt,  …  Có thể thấy, bài thơ mượn hình ảnh cái bánh trôi nước để nói về vẻ đẹp, thân phận bấp bênh, chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.       Đọc bài thơ, ta thấy có hai lớp nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng. Nghĩa đen miêu tả cái bánh trôi nước màu trắng, viên tròn, nhân bằng đường phèn, khi luộc trong nước sôi chín thì nổi lên, chưa chín thì chìm xuống :          “Thân em vừa trắng lại vừa tròn           Bảy nổi ba chìm với nước non”      Nghĩa bóng thì bài thơ mượn hình ảnh cái bánh trôi nước để miêu tả hình thức xinh đẹp của người phụ nữ ( trắng, tròn ) và qua đó muốn ca ngợi và thông cảm cho số phận long đong, chìm nổi của họ ( bảy nổi ba chìm ). Mặc dù không làm chủ được số phận của mình, phải lệ thuộc vào người khác, trong nhờ đục chịu :           “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”      Nhưng toát lên đó là tấm lòng thủy chung son sắt đáng quí :                     “Mà em vẫn giữ tấm lòng son”      Về nghệ thuật, bài thơ viết bằng chữ Nôm có cách nói tự nhiên, gần gũi với lời nói thông thường nhưng vẫn đảm bảo những qui tắc chặt chẽ của thơ Đường luật như niêm, vần, nhịp, bố cục, luật bằng trắc… Bài thơ sử dụng thành ngữ quen thuộc (Bảy nổi ba chìm ) dùng cách nói ẩn dụ gợi sự liên tưởng độc đáo. Câu thơ đầu tiên nhà thơ làm giống như mô típ của một số bài ca dao bắt đầu bằng từ  Thân em như :           “Thân em như tấm lụa đào      Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”  Hay :           “Thân em như hạt mưa rào       Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa             Thân em như hạt mưa sa       Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày”      Tóm lại, bài thơ tuy ngắn gọn nhưng có sức gợi tả cao về thân phận long đong, vất vả của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Đây là bài thơ tiêu biểu cho tư tưởng của bà, một tư tưởng tiến bộ đã phác họa thành công chân dung về người phụ nữ có vẻ đẹp từ hình thức đến tâm hồn mặc dù phải sống trong chế độ phong kiến đầy rẫy những áp bức, bất công nhưng họ vẫn giữ tấm lòng thủy chung, son sắt đáng quí. Chính vì thế, đã bao năm trôi qua nhưng bài thơ vẫn còn giữ nguyên giá trị và sống mãi trong lòng người đọc. Hồ Xuân Hương mãi mãi xứng đáng là Bà chúa thơ Nôm, một nhà thơ nữ tài tình của dòng văn học trung đại Việt Nam.

Trang 1

Cùng với Đoàn Thị Điểm, Bà Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương là nhà thơ nữ nổi tiếng của dòng văn học trung đại

Việt Nam Với những bài thơ đa nghĩa độc đáo mà tài tình, bà được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm Bài thơ Bánh trôi nước là một trong những bài thơ nổi tiếng của bà mà em đã được học trong chương trình Ngữ văn lớp 7:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Trước hết, ta thấy bài thơ sử dụng bút pháp quen thuộc thường thấy trong thơ của bà là mượn hình ảnh sự vật hay con vật để nói chuyện con người – và con người ở đây là người phụ nữ có hình thức xinh đẹp nhưng lại có cuộc sống bấp bênh, “Ba chìm, bảy nổi, chín lênh đênh” trong xã hội phong kiến Cái xã hội vì tư tưởng trọng nam khinh nữ mà người

phụ nữ không được coi trọng, luôn luôn chịu nhiều thiệt thòi Ví dụ như các bài Ốc nhồi, Con cua, Quả mít, Vịnh cái quạt, … Có thể thấy, bài thơ mượn hình ảnh cái bánh trôi nước để nói về vẻ đẹp, thân phận bấp bênh, chìm nổi của

người phụ nữ trong xã hội phong kiến

Đọc bài thơ, ta thấy có hai lớp nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng Nghĩa đen miêu tả cái bánh trôi nước màu trắng, viên tròn, nhân bằng đường phèn, khi luộc trong nước sôi chín thì nổi lên, chưa chín thì chìm xuống :

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non”

Nghĩa bóng thì bài thơ mượn hình ảnh cái bánh trôi nước để miêu tả hình thức xinh đẹp của người phụ nữ ( trắng, tròn ) và qua đó muốn ca ngợi và thông cảm cho số phận long đong, chìm nổi của họ ( bảy nổi ba chìm ) Mặc dù không làm chủ được số phận của mình, phải lệ thuộc vào người khác, trong nhờ đục chịu :

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”

Nhưng toát lên đó là tấm lòng thủy chung son sắt đáng quí :

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Về nghệ thuật, bài thơ viết bằng chữ Nôm có cách nói tự nhiên, gần gũi với lời nói thông thường nhưng vẫn đảm bảo những qui tắc chặt chẽ của thơ Đường luật như niêm, vần, nhịp, bố cục, luật bằng trắc… Bài thơ sử dụng thành ngữ quen

thuộc (Bảy nổi ba chìm ) dùng cách nói ẩn dụ gợi sự liên tưởng độc đáo Câu thơ đầu tiên nhà thơ làm giống như mô típ của một số bài ca dao bắt đầu bằng từ Thân em như :

Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”

Hay :

Thân em như hạt mưa rào

Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa

Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày”

Tóm lại, bài thơ tuy ngắn gọn nhưng có sức gợi tả cao về thân phận long đong, vất vả của người phụ nữ trong xã hội phong kiến Đây là bài thơ tiêu biểu cho tư tưởng của bà, một tư tưởng tiến bộ đã phác họa thành công chân dung về người phụ nữ có vẻ đẹp từ hình thức đến tâm hồn mặc dù phải sống trong chế độ phong kiến đầy rẫy những áp bức, bất công nhưng họ vẫn giữ tấm lòng thủy chung, son sắt đáng quí Chính vì thế, đã bao năm trôi qua nhưng bài thơ vẫn

còn giữ nguyên giá trị và sống mãi trong lòng người đọc Hồ Xuân Hương mãi mãi xứng đáng là Bà chúa thơ Nôm, một

nhà thơ nữ tài tình của dòng văn học trung đại Việt Nam

Ngày đăng: 20/10/2015, 17:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w