1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Soạn bài từ ấy

2 452 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 14,76 KB

Nội dung

Soạn bài từ ấy của Tố Hữu I. Gợi ý trả lời câu hỏi Câu 1. Tố Hữu đã dùng những hình ảnh nào để chỉ lí lưởng và biểu hiện niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng? - Hai câu thơ đầu khổ 1: “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim” Hình ảnh: nắng hạ, mặt trời chân lí, chói qua tim…. Là những hình ảnh ẩn dụ khẳng định lí tưởng cách mạng như nguồn sáng mới soi sáng tâm hồn nhà thơ. Nguồn sáng ấy rực rỡ như nắng hạ, kì diệu như ánh sáng mặt trời tỏa ra những tư tưởng đúng đắn xua tan màn sương mù của ý thức tiểu tư sản, mở ra trong tâm hồn người thanh niên một chân trời mới: hiến dâng cho cách mạng (chú ý các động từ: bừng, chói nhấn mạnh sự bừng chiếu, soi sáng của lí tưởng vào lẽ sống của nhà thơ). - Hai câu thơ cuối khổ 1. “Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim” Hình ảnh so sánh: Hồn như vườn hoa lá – đậm hương rộn tiếng chim. Ánh mặt trời kì diệu đã mang sức sống đến cho thiên nhiên khiến tất cả dậy sắc, lên hương, tràn ngập âm thanh rộn rã. Tố Hữu đón nhận lí tưởng với niềm vui sướng vô hạn như cây cỏ, hoa lá đón ánh sáng, mặt trời. Bút pháp trữ tình lãng mạn kết hợp với hình ảnh so sánh độc đáo đã giúp nhà thơ diễn đạt thành công cảm xúc sung sướng hạnh phúc và niềm biết ơn vô hạn hướng về lí tưởng của Đảng. Câu 2. Khi có ánh sáng của lí tưởng Cách mạng soi rọi, nhà thơ đã có những nhận thức về lẽ sống như thế nào? Các em có thể tìm hiểu khổ thơ 2 để giải đáp câu hỏi này. Tôi buộc lòng tôi với mọi người Để tình trang trải với trăm nơi Để hồn tôi với bao hồn khổ Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời. - Chú ý cách diễn tả: “Lòng tôi buộc”, “Tình tôi trang trải”, “Hồn tôi gần gũi” => với mọi người – những hồn khổ. Khi được giác ngộ lí tưởng Tố Hữu đã nhận thức được lẽ sống mới: tự nguyện hòa “cái tôi” cá nhân vào “cái ta” chung của mọi người, trải rộng tình cảm với đời, đồng cảm với nỗi khổ của con người. - Điều đặc biệt là tình yêu thương của người trí thức tiểu tư sản đã hướng đến quần chúng lao khổ với mục đích đoàn kết tăng thêm sức mạnh của khối đời để đấu tranh giành độc lập, tự do. Câu 3. Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của nhà thơ được thể hiện như thế nào ở khổ cuối bài thơ? Tôi đã là con của vạn nhà Là em của vạn kiếp phôi pha Là anh của vạn đầu em nhỏ Không áo cơm cù bất cù bơ. - Chú ý khai thác hiệu quả của điệp từ « là » (khẳng định mối quan hệ giữa cá nhân (Tôi) với mọi người (vạn nhà, vạn kiếp, vạn đầu…) ; các từ : con, em, anh (Chỉ tình cảm gia đình thân thiết). Tố Hữu không chỉ đến với quần chúng lao khổ mà còn xem mình là một thành viên của đại gia đình ấy. - Từ ngữ gợi cảm : kiếp phôi pha (những người đau khổ bất hạnh, dãi dầu mưa nắng để kiếm sống) ; « cù bất cù bơ » (Không nơi nương tựa phải lang thang vất vưởng). Những người dưới đây cùng của xã hội – không chỉ thương xót họ mà Tố Hữu còn vì họ mà hăng say hoạt động cách mang – Họ chính là đối tượng của hàng loạt bài thơ Tố Hữu sáng tác trước CMT8. - Quan điểm của Tố Hữu cũng chính là quan điểm của giai cấp vô sản : « Quyết chiến đấu nào ta liên hiệp lại Hỡi những tù nhân khốn nạn của bần cùng » (Liên hiệp lại) Câu 4. Một số nét nghệ thuật. - Đây là một bài thơ giàu nhạc  điệu (cách ngắt nhịp thay đổi liên tục theo cảm xúc, vẫn có sức ngân vang). - Các biện pháp tu từ gợi cảm : ẩn dụ, so sánh, điệp ngữ. - Hình ảnh tươi sáng, rực rỡ. II. Luyện tập HS tự làm.

Soạn bài từ ấy của Tố Hữu I. Gợi ý trả lời câu hỏi Câu 1. Tố Hữu đã dùng những hình ảnh nào để chỉ lí lưởng và biểu hiện niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng? - Hai câu thơ đầu khổ 1: “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim” Hình ảnh: nắng hạ, mặt trời chân lí, chói qua tim…. Là những hình ảnh ẩn dụ khẳng định lí tưởng cách mạng như nguồn sáng mới soi sáng tâm hồn nhà thơ. Nguồn sáng ấy rực rỡ như nắng hạ, kì diệu như ánh sáng mặt trời tỏa ra những tư tưởng đúng đắn xua tan màn sương mù của ý thức tiểu tư sản, mở ra trong tâm hồn người thanh niên một chân trời mới: hiến dâng cho cách mạng (chú ý các động từ: bừng, chói nhấn mạnh sự bừng chiếu, soi sáng của lí tưởng vào lẽ sống của nhà thơ). - Hai câu thơ cuối khổ 1. “Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim” Hình ảnh so sánh: Hồn như vườn hoa lá – đậm hương rộn tiếng chim. Ánh mặt trời kì diệu đã mang sức sống đến cho thiên nhiên khiến tất cả dậy sắc, lên hương, tràn ngập âm thanh rộn rã. Tố Hữu đón nhận lí tưởng với niềm vui sướng vô hạn như cây cỏ, hoa lá đón ánh sáng, mặt trời. Bút pháp trữ tình lãng mạn kết hợp với hình ảnh so sánh độc đáo đã giúp nhà thơ diễn đạt thành công cảm xúc sung sướng hạnh phúc và niềm biết ơn vô hạn hướng về lí tưởng của Đảng. Câu 2. Khi có ánh sáng của lí tưởng Cách mạng soi rọi, nhà thơ đã có những nhận thức về lẽ sống như thế nào? Các em có thể tìm hiểu khổ thơ 2 để giải đáp câu hỏi này. Tôi buộc lòng tôi với mọi người Để tình trang trải với trăm nơi Để hồn tôi với bao hồn khổ Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời. - Chú ý cách diễn tả: “Lòng tôi buộc”, “Tình tôi trang trải”, “Hồn tôi gần gũi” => với mọi người – những hồn khổ. Khi được giác ngộ lí tưởng Tố Hữu đã nhận thức được lẽ sống mới: tự nguyện hòa “cái tôi” cá nhân vào “cái ta” chung của mọi người, trải rộng tình cảm với đời, đồng cảm với nỗi khổ của con người. - Điều đặc biệt là tình yêu thương của người trí thức tiểu tư sản đã hướng đến quần chúng lao khổ với mục đích đoàn kết tăng thêm sức mạnh của khối đời để đấu tranh giành độc lập, tự do. Câu 3. Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của nhà thơ được thể hiện như thế nào ở khổ cuối bài thơ? Tôi đã là con của vạn nhà Là em của vạn kiếp phôi pha Là anh của vạn đầu em nhỏ Không áo cơm cù bất cù bơ. - Chú ý khai thác hiệu quả của điệp từ « là » (khẳng định mối quan hệ giữa cá nhân (Tôi) với mọi người (vạn nhà, vạn kiếp, vạn đầu…) ; các từ : con, em, anh (Chỉ tình cảm gia đình thân thiết). Tố Hữu không chỉ đến với quần chúng lao khổ mà còn xem mình là một thành viên của đại gia đình ấy. - Từ ngữ gợi cảm : kiếp phôi pha (những người đau khổ bất hạnh, dãi dầu mưa nắng để kiếm sống) ; « cù bất cù bơ » (Không nơi nương tựa phải lang thang vất vưởng). Những người dưới đây cùng của xã hội – không chỉ thương xót họ mà Tố Hữu còn vì họ mà hăng say hoạt động cách mang – Họ chính là đối tượng của hàng loạt bài thơ Tố Hữu sáng tác trước CMT8. - Quan điểm của Tố Hữu cũng chính là quan điểm của giai cấp vô sản : « Quyết chiến đấu nào ta liên hiệp lại Hỡi những tù nhân khốn nạn của bần cùng » (Liên hiệp lại) Câu 4. Một số nét nghệ thuật. - Đây là một bài thơ giàu nhạc điệu (cách ngắt nhịp thay đổi liên tục theo cảm xúc, vẫn có sức ngân vang). - Các biện pháp tu từ gợi cảm : ẩn dụ, so sánh, điệp ngữ. - Hình ảnh tươi sáng, rực rỡ. II. Luyện tập HS tự làm. ... Không áo cơm cù bất cù bơ - Chú ý khai thác hiệu điệp từ « » (khẳng định mối quan hệ cá nhân (Tôi) với người (vạn nhà, vạn kiếp, vạn đầu…) ; từ : con, em, anh (Chỉ tình cảm gia đình thân thiết)... cảm gia đình thân thiết) Tố Hữu không đến với quần chúng lao khổ mà xem thành viên đại gia đình - Từ ngữ gợi cảm : kiếp phôi pha (những người đau khổ bất hạnh, dãi dầu mưa nắng để kiếm sống) ; «... nhạc điệu (cách ngắt nhịp thay đổi liên tục theo cảm xúc, có sức ngân vang) - Các biện pháp tu từ gợi cảm : ẩn dụ, so sánh, điệp ngữ - Hình ảnh tươi sáng, rực rỡ II Luyện tập HS tự làm

Ngày đăng: 20/10/2015, 13:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w