1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Cảm nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân

2 4,1K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 14,8 KB

Nội dung

Đề bài: Cảm nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân. Tham khảo bài làm của bạn Nguyễn Thị Phương Thảo            Có người từng nói: “Người ta chỉ có thể tách con người ra khỏi quê hương chứ không thể tách quê hương ra khỏi con người.”- dù con người và quê hương có bị cách trở bởi địa lí nhưng những tình cảm thì không gì ngăn cách. Đó là chân lí của cuộc sống và cũng là chân lí của văn chương. Cho đến khi đọc truyện ngắn “Làng” của nhà văn kim Lân- một nhà văn am hiểu, gắn bó với cuộc sống nông thôn, dường như ta lại càng cảm nhận sâu sắc hơn chân lí ấy. Qua hình tượng nhân vật ông Hai, nhà văn đã gửi gắm vào tác phẩm những lời nhắn nhủ, tư tưởng mới mẻ: tình yêu làng quê thống nhất với tình yêu đất nước.           Nhân vật ông Hai là điển hình cho người nông dân Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp. Đối với ông, tình yêu làng quê gắn với cuộc kháng chiến của cả dân tộc. Tất cả buồn vui của ông đều bắt nguồn tù chuyện làng, tin cách mạng. Thói hay khoe làng cho thấy tình yêu và niềm tự hào của lão nông ấy đối với ngôi làng chợ Dầu: ông khoe làng có chòi phát thnah cao  bằng ngọn tre, nhà ngói san sát, khoe đường làng lát toàn đá xanh…Sau cách mạng tháng Tám, ông lại khoe về tinh thần kháng chiến ở làng với niêm kiêu hãnh vô bờ. Yêu làng như thế nên khi phải xa làng, đến nơi tản cư, ông lão nhớ làng lắm, nhớ những ngày đào hầm, đắp ụ, nhớ những khóa bình dân học vụ…Phải có tình cảm gắn bó máu thịt với mảnh đất chôn rau cắt rốn, ông Hai mới mang trong mình nỗi nhớ da diêt đến vậy.        Nhưng trớ trêu thay, ngôi làng mà  ông lão hết sức tự hào, đi đâu cũng khoe kia lại  bị đồn là làng Việt gian. Mới đầu khi nghe giặc vào làng, ông lão giật mình, lắp bắp hỏi: “N..nó vào làng chợ Dầu khủng bố hở bác? Thế ta giết được bao nhiêu thắng?” Câu nói ấy cho thấy  ý nghĩ về làng quê luôn thường trực trong tâm trí ông nhưng rồi “ cổ ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân”. Cảm giác bàng hoàn, sững sờ dến tê dại cả người, và cả nỗi đau quặn thắt khiến ông “lặng đi, tưởng như đến không thở được”. Có thể nói nhà  văn Kim Lân đã miêu tả tâm trạng của nhân vật thật tinh tế. Càng yêu làng bao nhiêu giờ đây, ông Hai càng đau xot, tủi hổ bấy nhiêu. Ông cứ “cúi gằm mặt xuống”. Phải chăng nỗi đau dớn nhất lúc này chính là ông khong thể nhận mình là người con của làng chợ Dầu được?            Rời khỏi quán nước, về đến nhà, bộ dạng của ông lão thật tộ nghiệp, ông dã tự rít lên vì không biết trút nỗi lòng vào đâu: “Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này”. Ta có thể thấy những suy nghĩ, tâm trạng của ông chủ yếu được thẻ hiện qua hành động, lời nói và yếu tố miêu tả bên ngoài, có yếu tố đọc thoại nội tâm nhưng không nhiều, điều đó hoàn toàn phù hợp với ông Hai- một lão nông chân quê.          Nỗi đau đớn dường như đã chuyển thành nỗi sợ hãi. Tâm trí ông như bị ám ảnh khiến ông cả ngày chỉ dám quanh quẩn trong nhà, ông trở nên nhạy cảm với những gì mà ông cho rằng có liên quan đên cái tin dữ kia: “cứ thoáng nghe những tiếng Tây, Việt gian, cam nhông…là ông lủi ra một góc nhà nín thít”. Lúc bị mụ chủ nhà đuổi, tâm can ông giằng xé với ý nghĩ: “hay là quay về làng”. Nước mất thì nhà tan, “về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ…”. nhận thức được điều đó nen dù rất đau đớn, xong ông vẫn đưa ra quyết định: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù.” Đây quả là một quyết định táo bạo, tiến bộ của người nông dân. Tình cảm của họ đã vượt qua lũy tre làng để đến với dân tộc, với cách mạng.          Những ngày sau đó, không có hay nói chính xác hơn là không  biết phải tâm sự vơi ai, ông đành trò chuyện với đứa con nhỏ để vơi đi nỗi khổ tâm. Nhưng điều đặc biệt ở đay là cuộc nói chuyện nhắc tới làng chơ Dầu- ngôi  làng mà chẳng phải ông đã “thù” đó sao. Có lẽ tâm trí ông vẫn ôm ấp dáng hình một ngôi làng tươi đẹp mà con tim từng hết mực yêu quý? Lời con nhỏ hay chính là tấm lòng của ông với làng, với đất nước?         Đến khi tin làn chợ Dầu Việt gian theo giặc được cải chính, ông Hai phấn khởi vô cùng, ông lại đi khoe khắp nơi về làng, về ngôi nhà bị cháy của mình. Chi tiết tưởng như vô lí nhưng lại có ý nghĩa đặc biệt. Đó là chứng cứ hùng hồn nhất cho việc làng ông đã chiến đấu  kiên cường. Ông Hai đã   quên đi vật chất riêng để hòa vào niềm vui chung của dân tộc. Giờ đây niềm tin của ông vào ngôi làng kháng chiến càng được khẳng định mạnh mẽ, vững vàng hơn. Và tình yêu làng quê- tình cảm truyền thống của người nông dân Việt Nam đã vang lên trong câu hát:  “ Làng ta phong cảnh hửu tình Dân cư giang khúc như hình con long”. Thế nhưng chỉ ở người nông dân sau cách mạng tháng tám, tình yêu làng mới hòa quện sâu sắ, thống nhất với tình yêu đát nước, niềm tin lãnh tụ và ủng hộ cách mạng.            Nhân vật ông Hai để lại ấn tượng trong lòng người đọc bằng nghẹ thuật xây dựng nhân vật độc đáo. Nhà văn đã đặt nhân vật của mình vào tình huống: ở nơi tản cư, ông Hai nghe tin làng mình theo giặc. Chính tình huống ấy bộc lộ rõ nội tâm của ông. Tình yêu làng bông trở nên mâu thuẫn với tình yêu đất nước,  một tình cảm vốn là cội nguồn, một tình cảm tuy mới hình thành nhưng lại sâu nặng khiến cho ông không thể dứt bỏ. Cũng từ đây những suy nghĩ đa chiều được miêu tả rõ, góp phần thể hiện chủ đề truyện.            Truyện ngắn “Làng” đã khắc họa thành công tình yêu làng, yêu nước  mộ cmạc chân thành nhưng sâu nặng của những người mông dân. Tác phẩm cũng nêu lên chuyển biến tích cực  trong nhận thức của quần chúng cách mạng, thể hiện sự sáng tạo của nhà văn tài ba.

Đề bài: Cảm nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân. Tham khảo bài làm của bạn Nguyễn Thị Phương Thảo Có người từng nói: “Người ta chỉ có thể tách con người ra khỏi quê hương chứ không thể tách quê hương ra khỏi con người.”- dù con người và quê hương có bị cách trở bởi địa lí nhưng những tình cảm thì không gì ngăn cách. Đó là chân lí của cuộc sống và cũng là chân lí của văn chương. Cho đến khi đọc truyện ngắn “Làng” của nhà văn kim Lân- một nhà văn am hiểu, gắn bó với cuộc sống nông thôn, dường như ta lại càng cảm nhận sâu sắc hơn chân lí ấy. Qua hình tượng nhân vật ông Hai, nhà văn đã gửi gắm vào tác phẩm những lời nhắn nhủ, tư tưởng mới mẻ: tình yêu làng quê thống nhất với tình yêu đất nước. Nhân vật ông Hai là điển hình cho người nông dân Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp. Đối với ông, tình yêu làng quê gắn với cuộc kháng chiến của cả dân tộc. Tất cả buồn vui của ông đều bắt nguồn tù chuyện làng, tin cách mạng. Thói hay khoe làng cho thấy tình yêu và niềm tự hào của lão nông ấy đối với ngôi làng chợ Dầu: ông khoe làng có chòi phát thnah cao bằng ngọn tre, nhà ngói san sát, khoe đường làng lát toàn đá xanh…Sau cách mạng tháng Tám, ông lại khoe về tinh thần kháng chiến ở làng với niêm kiêu hãnh vô bờ. Yêu làng như thế nên khi phải xa làng, đến nơi tản cư, ông lão nhớ làng lắm, nhớ những ngày đào hầm, đắp ụ, nhớ những khóa bình dân học vụ…Phải có tình cảm gắn bó máu thịt với mảnh đất chôn rau cắt rốn, ông Hai mới mang trong mình nỗi nhớ da diêt đến vậy. Nhưng trớ trêu thay, ngôi làng mà ông lão hết sức tự hào, đi đâu cũng khoe kia lại bị đồn là làng Việt gian. Mới đầu khi nghe giặc vào làng, ông lão giật mình, lắp bắp hỏi: “N..nó vào làng chợ Dầu khủng bố hở bác? Thế ta giết được bao nhiêu thắng?” Câu nói ấy cho thấy ý nghĩ về làng quê luôn thường trực trong tâm trí ông nhưng rồi “ cổ ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân”. Cảm giác bàng hoàn, sững sờ dến tê dại cả người, và cả nỗi đau quặn thắt khiến ông “lặng đi, tưởng như đến không thở được”. Có thể nói nhà văn Kim Lân đã miêu tả tâm trạng của nhân vật thật tinh tế. Càng yêu làng bao nhiêu giờ đây, ông Hai càng đau xot, tủi hổ bấy nhiêu. Ông cứ “cúi gằm mặt xuống”. Phải chăng nỗi đau dớn nhất lúc này chính là ông khong thể nhận mình là người con của làng chợ Dầu được? Rời khỏi quán nước, về đến nhà, bộ dạng của ông lão thật tộ nghiệp, ông dã tự rít lên vì không biết trút nỗi lòng vào đâu: “Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này”. Ta có thể thấy những suy nghĩ, tâm trạng của ông chủ yếu được thẻ hiện qua hành động, lời nói và yếu tố miêu tả bên ngoài, có yếu tố đọc thoại nội tâm nhưng không nhiều, điều đó hoàn toàn phù hợp với ông Hai- một lão nông chân quê. Nỗi đau đớn dường như đã chuyển thành nỗi sợ hãi. Tâm trí ông như bị ám ảnh khiến ông cả ngày chỉ dám quanh quẩn trong nhà, ông trở nên nhạy cảm với những gì mà ông cho rằng có liên quan đên cái tin dữ kia: “cứ thoáng nghe những tiếng Tây, Việt gian, cam nhông…là ông lủi ra một góc nhà nín thít”. Lúc bị mụ chủ nhà đuổi, tâm can ông giằng xé với ý nghĩ: “hay là quay về làng”. Nước mất thì nhà tan, “về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ…”. nhận thức được điều đó nen dù rất đau đớn, xong ông vẫn đưa ra quyết định: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù.” Đây quả là một quyết định táo bạo, tiến bộ của người nông dân. Tình cảm của họ đã vượt qua lũy tre làng để đến với dân tộc, với cách mạng. Những ngày sau đó, không có hay nói chính xác hơn là không biết phải tâm sự vơi ai, ông đành trò chuyện với đứa con nhỏ để vơi đi nỗi khổ tâm. Nhưng điều đặc biệt ở đay là cuộc nói chuyện nhắc tới làng chơ Dầu- ngôi làng mà chẳng phải ông đã “thù” đó sao. Có lẽ tâm trí ông vẫn ôm ấp dáng hình một ngôi làng tươi đẹp mà con tim từng hết mực yêu quý? Lời con nhỏ hay chính là tấm lòng của ông với làng, với đất nước? Đến khi tin làn chợ Dầu Việt gian theo giặc được cải chính, ông Hai phấn khởi vô cùng, ông lại đi khoe khắp nơi về làng, về ngôi nhà bị cháy của mình. Chi tiết tưởng như vô lí nhưng lại có ý nghĩa đặc biệt. Đó là chứng cứ hùng hồn nhất cho việc làng ông đã chiến đấu kiên cường. Ông Hai đã quên đi vật chất riêng để hòa vào niềm vui chung của dân tộc. Giờ đây niềm tin của ông vào ngôi làng kháng chiến càng được khẳng định mạnh mẽ, vững vàng hơn. Và tình yêu làng quê- tình cảm truyền thống của người nông dân Việt Nam đã vang lên trong câu hát: “ Làng ta phong cảnh hửu tình Dân cư giang khúc như hình con long”. Thế nhưng chỉ ở người nông dân sau cách mạng tháng tám, tình yêu làng mới hòa quện sâu sắ, thống nhất với tình yêu đát nước, niềm tin lãnh tụ và ủng hộ cách mạng. Nhân vật ông Hai để lại ấn tượng trong lòng người đọc bằng nghẹ thuật xây dựng nhân vật độc đáo. Nhà văn đã đặt nhân vật của mình vào tình huống: ở nơi tản cư, ông Hai nghe tin làng mình theo giặc. Chính tình huống ấy bộc lộ rõ nội tâm của ông. Tình yêu làng bông trở nên mâu thuẫn với tình yêu đất nước, một tình cảm vốn là cội nguồn, một tình cảm tuy mới hình thành nhưng lại sâu nặng khiến cho ông không thể dứt bỏ. Cũng từ đây những suy nghĩ đa chiều được miêu tả rõ, góp phần thể hiện chủ đề truyện. Truyện ngắn “Làng” đã khắc họa thành công tình yêu làng, yêu nước mộ cmạc chân thành nhưng sâu nặng của những người mông dân. Tác phẩm cũng nêu lên chuyển biến tích cực trong nhận thức của quần chúng cách mạng, thể hiện sự sáng tạo của nhà văn tài ba. ... tụ ủng hộ cách mạng Nhân vật ông Hai để lại ấn tượng lòng người đọc nghẹ thuật xây dựng nhân vật độc đáo Nhà văn đặt nhân vật vào tình huống: nơi tản cư, ông Hai nghe tin làng theo giặc Chính... việc làng ông chiến đấu kiên cường Ông Hai quên vật chất riêng để hòa vào niềm vui chung dân tộc Giờ niềm tin ông vào làng kháng chiến khẳng định mạnh mẽ, vững vàng Và tình yêu làng quê- tình cảm. .. nghĩ đa chiều miêu tả rõ, góp phần thể chủ đề truyện Truyện ngắn Làng khắc họa thành công tình yêu làng, yêu nước mộ cmạc chân thành sâu nặng người mông dân Tác phẩm nêu lên chuyển biến tích cực

Ngày đăng: 20/10/2015, 10:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w