Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ của em về truyện ngụ ngôn treo biển Hướng dẫn làm bài - Có 4 người khách góp ý về biển của cửa hàng cá. + Người thứ nhất phê tiếng tươi cuối biển rằng ở đây bán cá ươn hay sao? + Người thứ hai phê hai tiếng ở đầu biển là thừa, vì chẳng lẽ ra hàng mua cá hay sao? + Người thứ ba phê tiếp hai tiếng đầu có bán vì cho rằng chẳng lẽ ở đây bày chưng để khoe cá chứ không bán? + Người cuối phê chữ còn lại cũng thừa với lí do ở xa đã ngửi thấy mùi tanh và lại đây thì biết là nơi bán cá… - Chúng ta bật cười khi người chủ cứ theo cả ba người rồi đến người thứ tư thì cất luôn tấm biển mà mình đã có chủ tâm treo trước đó. Cả một bảng hiệu được góp ý đến lúc không còn dấu vết của một chữ. Cho hay, người đời nếu bắt bẻ thì mỗi người một ý biết đâu mà chiều “Miệng thế gian như làn sóng biếc”, khi sóng to, khi sóng nhỏ, khi mạnh, khi yếu biết đâu là chuẩn mực chân lí. Đáng nói là người chủ như anh chàng đẽo cày giữa đường hễ ai góp ý là tập tức làm theo khiến cho ý đồ ban đầu bị phá vỡ. Khi chúng ta bật cười cùng là lúc chúng ta thấy đáng phê phán những kẻ thiếu lập trường, quan điểm trong cuộc sống. - Dù sao bảng hiệu cũng rất cần có để các cửa hàng có thể gây chú ý cho khách hàng. - Những lời góp ý thực ra là “Chẻ sợi tóc làm tư”, chia cắt các bộ phận của câu thành các thông báo tách rời có nghĩa từ vựng. Các từ ngữ trong câu bao giờ cũng có ý nghĩa liên kết. Khi tách ra thì chúng có nguy cơ bị hiểu sai. Biển quảng cáo trên chỉ có ý nghĩa như một tín hiệu giúp khách hàng biết địa điểm bán sản phẩm ngon… Thậm chí nó như một tín hiệu đèn xanh, đỏ của giao thông… Không ai đi mua hàng lại ưa bắt bẻ từng câu từng chữ như thế. - Ngôn ngữ có tính chân lí tương đối và có mục đích nhất định. Trong quảng cáo thì câu trên có ý nghĩa vì nó gây được ấn tượng cho người mua. Nếu em có cửa hàng cá, sau khi nghe câu chuyện em có thể sẽ làm một cái biển khác như: “CỬA HÀNG BÁN CÁ TƯƠI”. Cũng có thể em sẽ treo cái biển như cũ bởi nó có ấn tượng đập mạnh vào cảm giác của người đi qua. Ta có thể lập luận theo chiều ngược lại. - Nếu tôi không nói rằng cá tươi thì nhiều người họ muốn mua cá ươn để về cho heo gà ăn sẽ đến đây thì sao? - Nếu không có ở đây thì cửa hàng này có thể bày cá ra để giới thiệu còn muốn mua sẽ ra chỗ khác.
Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ của em về truyện ngụ ngôn treo biển Hướng dẫn làm bài - Có 4 người khách góp ý về biển của cửa hàng cá. + Người thứ nhất phê tiếng tươi cuối biển rằng ở đây bán cá ươn hay sao? + Người thứ hai phê hai tiếng ở đầu biển là thừa, vì chẳng lẽ ra hàng mua cá hay sao? + Người thứ ba phê tiếp hai tiếng đầu có bán vì cho rằng chẳng lẽ ở đây bày chưng để khoe cá chứ không bán? + Người cuối phê chữ còn lại cũng thừa với lí do ở xa đã ngửi thấy mùi tanh và lại đây thì biết là nơi bán cá… - Chúng ta bật cười khi người chủ cứ theo cả ba người rồi đến người thứ tư thì cất luôn tấm biển mà mình đã có chủ tâm treo trước đó. Cả một bảng hiệu được góp ý đến lúc không còn dấu vết của một chữ. Cho hay, người đời nếu bắt bẻ thì mỗi người một ý biết đâu mà chiều “Miệng thế gian như làn sóng biếc”, khi sóng to, khi sóng nhỏ, khi mạnh, khi yếu biết đâu là chuẩn mực chân lí. Đáng nói là người chủ như anh chàng đẽo cày giữa đường hễ ai góp ý là tập tức làm theo khiến cho ý đồ ban đầu bị phá vỡ. Khi chúng ta bật cười cùng là lúc chúng ta thấy đáng phê phán những kẻ thiếu lập trường, quan điểm trong cuộc sống. - Dù sao bảng hiệu cũng rất cần có để các cửa hàng có thể gây chú ý cho khách hàng. - Những lời góp ý thực ra là “Chẻ sợi tóc làm tư”, chia cắt các bộ phận của câu thành các thông báo tách rời có nghĩa từ vựng. Các từ ngữ trong câu bao giờ cũng có ý nghĩa liên kết. Khi tách ra thì chúng có nguy cơ bị hiểu sai. Biển quảng cáo trên chỉ có ý nghĩa như một tín hiệu giúp khách hàng biết địa điểm bán sản phẩm ngon… Thậm chí nó như một tín hiệu đèn xanh, đỏ của giao thông… Không ai đi mua hàng lại ưa bắt bẻ từng câu từng chữ như thế. - Ngôn ngữ có tính chân lí tương đối và có mục đích nhất định. Trong quảng cáo thì câu trên có ý nghĩa vì nó gây được ấn tượng cho người mua. Nếu em có cửa hàng cá, sau khi nghe câu chuyện em có thể sẽ làm một cái biển khác như: “CỬA HÀNG BÁN CÁ TƯƠI”. Cũng có thể em sẽ treo cái biển như cũ bởi nó có ấn tượng đập mạnh vào cảm giác của người đi qua. Ta có thể lập luận theo chiều ngược lại. - Nếu tôi không nói rằng cá tươi thì nhiều người họ muốn mua cá ươn để về cho heo gà ăn sẽ đến đây thì sao? - Nếu không có ở đây thì cửa hàng này có thể bày cá ra để giới thiệu còn muốn mua sẽ ra chỗ khác.