window.onload = function () {resizeNewsImage("news-image", 500);} Hạt mơ tức hạt khô trong quả của cây mơ, còn gọi là hạnh nhân, khổ hạnh nhân, bắc hạnh nhân, quang hạnh nhân. Thành phần hóa học chủ yếu trong nhân hạt mơ chứa 35 - 40% chất dầu (dầu hạnh nhân), 3% amygdalin và men emunsin gồm 2 men amygdalase và prunase. Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy, chất glucosid trong hạt mơ thủy phân cho cyanhydric acid có tác dụng ức chế nhẹ trung khu hô hấp, vì thế giảm ho suyễn. Benzaldehyde có thể ức chế chức năng tiêu hóa của pepsin, dầu hạnh nhân có tác dụng nhuận tràng... Đông y cho rằng, nhân hạt mơ có vị đắng hơi ôn, có độc ít, quy kinh phế, đại tràng. Trong nghiên cứu về dược lý của Đông y cũng cho thấy, nhân hạt mơ có tác dụng chỉ khái bình suyễn, nhuận tràng thông tiện. Chủ trị các chứng ho do phong hàn hoặc phong nhiệt, ho suyễn do phế nhiệt, táo bón do tràng táo. Theo các y thư cổ thì sách Bản kinh có ghi: “Chủ khái nghịch thượng khí, hầu tý, hạ khí, săn nhũ”. Sách Dược tính bản thảo: “Chủ khái nghịch thượng khí suyễn thúc, cùng thiên môn đông sắc uống nhuận tâm phế, hòa nước qua làm thang nhuận thanh khí”. Sách Trân châu thang: “Trừ phế nhiệt, trị phong nhiệt ở thượng tiêu, lợi hung cách khí nghịch, nhuận đại tràng khí bí”. Nhân hạt mơ (Ảnh: Internet) Tuy nhiên, trong nhân hạt mơ lại chứa độc tính. Cụ thể là sau khi ăn vào, chất amygadalin và amygdalase kết hợp sinh ra prunasin và mandelonitrile bị phá hủy trong ruột sinh ra benzaldehyde và hydrocyanic acid rất độc. Triệu chứng nhiễm độc: chóng mặt, mệt lả, nôn, tiêu chảy, đau bụng, nóng rát vùng thượng vị, huyết áp tăng, thở nhanh; nghiêm trọng hơn: thở nông chậm, hôn mê, cứng người, co giật, giãn đồng tử, huyết áp hạ, suy hô hấp tuần hoàn dẫn đến tử vong. Người lớn ăn 40 - 60 nhân, trẻ em 10 - 20 nhân có thể gây nhiễm độc nghiêm trọng. Uống anhydric acid, liều gây chết là 0,06g ở người lớn. Thuốc được nấu lên và cho đường giảm bớt độc. Trường hợp quá liều có thể cho uống than hoạt hoặc sirô. Trong dân gian thường dùng vỏ cây mơ hoặc vỏ của rễ làm chất giải độc. Do đó mỗi khi sử dụng nhân hạt mơ để làm thuốc cần lưu ý đến liều thường dùng là từ 3 - 10g, thuốc sắc nên cho sau.
Hạt mơ tức hạt khô trong quả của cây mơ, còn gọi là hạnh nhân, khổ hạnh nhân, bắc hạnh nhân, quang hạnh nhân. Thành phần hóa học chủ yếu trong nhân hạt mơ chứa 35 - 40% chất dầu (dầu hạnh nhân), 3% amygdalin và men emunsin gồm 2 men amygdalase và prunase. Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy, chất glucosid trong hạt mơ thủy phân cho cyanhydric acid có tác dụng ức chế nhẹ trung khu hô hấp, vì thế giảm ho suyễn. Benzaldehyde có thể ức chế chức năng tiêu hóa của pepsin, dầu hạnh nhân có tác dụng nhuận tràng... Đông y cho rằng, nhân hạt mơ có vị đắng hơi ôn, có độc ít, quy kinh phế, đại tràng. Trong nghiên cứu về dược lý của Đông y cũng cho thấy, nhân hạt mơ có tác dụng chỉ khái bình suyễn, nhuận tràng thông tiện. Chủ trị các chứng ho do phong hàn hoặc phong nhiệt, ho suyễn do phế nhiệt, táo bón do tràng táo. Theo các y thư cổ thì sách Bản kinh có ghi: “Chủ khái nghịch thượng khí, hầu tý, hạ khí, săn nhũ”. Sách Dược tính bản thảo: “Chủ khái nghịch thượng khí suyễn thúc, cùng thiên môn đông sắc uống nhuận tâm phế, hòa nước qua làm thang nhuận thanh khí”. Sách Trân châu thang: “Trừ phế nhiệt, trị phong nhiệt ở thượng tiêu, lợi hung cách khí nghịch, nhuận đại tràng khí bí”. Nhân hạt mơ (Ảnh: Internet) Tuy nhiên, trong nhân hạt mơ lại chứa độc tính. Cụ thể là sau khi ăn vào, chất amygadalin và amygdalase kết hợp sinh ra prunasin và mandelonitrile bị phá hủy trong ruột sinh ra benzaldehyde và hydrocyanic acid rất độc. Triệu chứng nhiễm độc: chóng mặt, mệt lả, nôn, tiêu chảy, đau bụng, nóng rát vùng thượng vị, huyết áp tăng, thở nhanh; nghiêm trọng hơn: thở nông chậm, hôn mê, cứng người, co giật, giãn đồng tử, huyết áp hạ, suy hô hấp tuần hoàn dẫn đến tử vong. Người lớn ăn 40 - 60 nhân, trẻ em 10 - 20 nhân có thể gây nhiễm độc nghiêm trọng. Uống anhydric acid, liều gây chết là 0,06g ở người lớn. Thuốc được nấu lên và cho đường giảm bớt độc. Trường hợp quá liều có thể cho uống than hoạt hoặc sirô. Trong dân gian thường dùng vỏ cây mơ hoặc vỏ của rễ làm chất giải độc. Do đó mỗi khi sử dụng nhân hạt mơ để làm thuốc cần lưu ý đến liều thường dùng là từ 3 - 10g, thuốc sắc nên cho sau. ...sirô Trong dân gian thường dùng vỏ mơ vỏ rễ làm chất giải độc Do sử dụng nhân hạt mơ để làm thuốc cần lưu ý đến liều thường dùng từ - 10g, thuốc sắc nên cho sau