window.onload = function () {resizeNewsImage("news-image", 500);} Nguyên nhân sa dạ con thường do sinh đẻ nhiều lần, lao lực quá độ hoặc đại tiện táo bón, phải rặn nhiều làm cho hai mạch xung nhâm hư tổn bất cố hoặc khí hư hạ hãm không làm chủ được cơ nhục gây ra, khi bị nhiễm khuẩn thì kèm thêm thấp nhiệt. Sau đây là một số bài thuốc theo từng thể bệnh. Thể khí hư Thường xảy ra với những phụ nữ gầy yếu, sinh đẻ nhiều lần, khi đẻ rặn quá sức hoặc sau khi đẻ lao động nặng, táo bón. Người bệnh có cảm giác tức vùng bụng dưới, cửa mình, đi tiểu nhiều, nước tiểu trắng, ra nhiều khí hư trắng loãng, người mệt mỏi, đoản hơi, nếu làm việc nặng dạ con càng sa nhiều hơn, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng. Phương pháp chữa là bổ khí, thăng đề (làm dạ con co lên). Dùng bài: bạch đồng nữ 30g, củ dứa dại 12g, lá bạc sau 20g, lá vông 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần, uống nóng sau khi ăn khoảng 2 giờ. Uống liên tục đến khi dạ con co lên. Củ dứa dại mà vị thuốc chữa sa dạ con thể khí hư (Ảnh: Internet) Thể thận hư Thường gặp ở người có tuổi, do thận khí kém lại mắc bệnh mạn tính như ho, táo bón, làm việc trong tư thế đứng nhiều. Người bệnh mệt mỏi, đau lưng mỏi gối, váng đầu ù tai, tiểu tiện nhiều lần, nước tiểu trong, đại tiện bí, ra nhiều khí hư, chất lưỡi nhợt. Phương pháp chữa là bổ thận, bổ máu, nhuận tràng. Dùng bài: bạch đồng nữ 20g, mai mực 16g, đỗ đen 30g, vừng đen 15g. Tất cả các vị đều sao vàng. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần, sau khi ăn khoảng 2 giờ, uống nóng. Thể thấp nhiệt Dạ con sa ra ngoài và bị nhiễm khuẩn sưng tấy. Người bệnh đau nhức cửa mình, bụng dưới, có thể sốt, cổ tử cung bị loét, chảy nước vàng, khí hư ra nhiều, nước tiểu vàng, đại tiện táo, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng. Phương pháp chữa là thanh nhiệt trừ thấp, tiêu viêm, co dạ con. Dùng bài: củ dứa dại 16g, vỏ cây gạo 16g, bồ công anh 16g, củ gai 12g, bông mã đề 10g, sài đất 12g, bạch đồng nữ 16g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần, sau khi ăn 2 giờ, uống nóng. Kết hợp bài thuốc ngâm rửa âm hộ, dùng cho cả 3 thể, gồm: bồ công anh 20g, lá bạc sau 20g, phèn chua 10g, muối ăn 10g. Cho thuốc vào nồi, đổ 1,5 lít nước đun sôi, ngâm rửa khi nước còn ấm, ngày 1 - 2 lần.
Nguyên nhân sa dạ con thường do sinh đẻ nhiều lần, lao lực quá độ hoặc đại tiện táo bón, phải rặn nhiều làm cho hai mạch xung nhâm hư tổn bất cố hoặc khí hư hạ hãm không làm chủ được cơ nhục gây ra, khi bị nhiễm khuẩn thì kèm thêm thấp nhiệt. Sau đây là một số bài thuốc theo từng thể bệnh. Thể khí hư Thường xảy ra với những phụ nữ gầy yếu, sinh đẻ nhiều lần, khi đẻ rặn quá sức hoặc sau khi đẻ lao động nặng, táo bón. Người bệnh có cảm giác tức vùng bụng dưới, cửa mình, đi tiểu nhiều, nước tiểu trắng, ra nhiều khí hư trắng loãng, người mệt mỏi, đoản hơi, nếu làm việc nặng dạ con càng sa nhiều hơn, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng. Phương pháp chữa là bổ khí, thăng đề (làm dạ con co lên). Dùng bài: bạch đồng nữ 30g, củ dứa dại 12g, lá bạc sau 20g, lá vông 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần, uống nóng sau khi ăn khoảng 2 giờ. Uống liên tục đến khi dạ con co lên. Củ dứa dại mà vị thuốc chữa sa dạ con thể khí hư (Ảnh: Internet) Thể thận hư Thường gặp ở người có tuổi, do thận khí kém lại mắc bệnh mạn tính như ho, táo bón, làm việc trong tư thế đứng nhiều. Người bệnh mệt mỏi, đau lưng mỏi gối, váng đầu ù tai, tiểu tiện nhiều lần, nước tiểu trong, đại tiện bí, ra nhiều khí hư, chất lưỡi nhợt. Phương pháp chữa là bổ thận, bổ máu, nhuận tràng. Dùng bài: bạch đồng nữ 20g, mai mực 16g, đỗ đen 30g, vừng đen 15g. Tất cả các vị đều sao vàng. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần, sau khi ăn khoảng 2 giờ, uống nóng. Thể thấp nhiệt Dạ con sa ra ngoài và bị nhiễm khuẩn sưng tấy. Người bệnh đau nhức cửa mình, bụng dưới, có thể sốt, cổ tử cung bị loét, chảy nước vàng, khí hư ra nhiều, nước tiểu vàng, đại tiện táo, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng. Phương pháp chữa là thanh nhiệt trừ thấp, tiêu viêm, co dạ con. Dùng bài: củ dứa dại 16g, vỏ cây gạo 16g, bồ công anh 16g, củ gai 12g, bông mã đề 10g, sài đất 12g, bạch đồng nữ 16g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần, sau khi ăn 2 giờ, uống nóng. Kết hợp bài thuốc ngâm rửa âm hộ, dùng cho cả 3 thể, gồm: bồ công anh 20g, lá bạc sau 20g, phèn chua 10g, muối ăn 10g. Cho thuốc vào nồi, đổ 1,5 lít nước đun sôi, ngâm rửa khi nước còn ấm, ngày 1 - 2 lần. ...Kết hợp thuốc ngâm rửa âm hộ, dùng cho thể, gồm: bồ công anh 20g, bạc sau 20g, phèn chua 10g, muối ăn 10g Cho thuốc vào nồi, đổ 1,5 lít nước đun sôi, ngâm