window.onload = function () {resizeNewsImage("news-image", 500);} Hầu như bà bầu nào, dù đã có hay chưa có kinh nghiệm sinh nở, đều rất sợ những cơn đau đẻ “không gì tả nổi”. Đau quá mức khi chuyển dạ và chuyển dạ kéo dài có thể khiến cho bà bầu sinh thường bị kiệt sức, không còn đủ sức để rặn đẻ, bé sinh ra dễ bị ngạt… Do đó, hiểu biết rõ về cơn đau chuyển dạ, các cách thức giảm đau hiệu quả sẽ giúp bà bầu tăng khả năng chịu đựng, và cơn chuyển dạ vì thế cũng nhẹ nhàng hơn. Làm quen với cơn đau chuyển dạ Mức độ đau mà mỗi thai phụ sẽ trải qua trong các cơn co thắt có thể thay đổi và hoàn toàn khác nhau. Thông thường nhất là bạn cảm thấy như thể có một sợi dây thun dày đang xiết chặt xung quanh bụng khi các cơ tử cung co cứng lại một vài giây trước khi giãn ra. Một số chị em lại miêu tả cơn đau chuyển dạ giống như đau bụng kinh, hoặc đau lưng. Cũng có thể đó là sự phối hợp các cảm giác khi cơn co thắt lên đến cao độ, sự khó chịu cũng lên đến đỉnh cao nhất rồi sau đó dịu xuống. Tuy nhiên, rất khó biết được ngưỡng đau của từng thai phụ, nhất là khi chị em mới lần đầu sinh con. Điều này khiến một vài chị em sửng sốt do cường độ các cơn co thắt quá mạnh, có chị em lại làm cho cơn đau tệ hơn do sợ hãi và lo âu. Hầu như mẹ bầu nào cũng cãm thấy lo lắng, bất an khi nghĩ về các cơn đau chuyển dạ (hình minh họa) Dù điều hiển nhiên là tất cả các cơn chuyển dạ nào cũng gây đau đớn, nhưng thay vì lo lắng, hoảng sợ và hoang mang trước khi lâm bồn, chị em nên tự xây dựng cho mình lòng tin bằng cách chuẩn bị đối mặt với cường độ mạnh của các cơn co thắt, hiểu được khả năng chịu đựng của cơ thể, học các cách làm giảm đau khác nhau. Nên nhớ rằng cơn đau chính là một phần rất tích cực của sự chuyển dạ, vì cứ sau mỗi lần co thắt thì sự chào đời của bé lại càng đến gần hơn. Giảm đau không cần thuốc Có nhiều phương pháp giảm đau không cần thuốc dành cho bà bầu chuyển dạ, tuy nhiên, thông thường nếu chỉ đơn thuần áp dụng một phương pháp sẽ không đủ hiệu quả giảm đau, do đó chị em nên phối hợp nhiều cách thức để giảm đau tốt hơn, từ đó có thêm sức lực chuẩn bị chào đón bé yêu sắp chào đời. - Thả lỏng cơ thể với các phương pháp thở. Thả lỏng và tập trung thở sẽ giúp bạn bớt lo âu, giảm đau. Để không bị cơn đau đẻ lấn át đến nỗi quên thở đúng cách, bạn nên tập trước cách thở với người thân sẽ cùng đi sinh với bạn, vì đây sẽ là người có thể dẫn dắt bạn trong cơn chuyển dạ nếu cần thiết. Có hai cách thở mà bạn nên áp dụng trong lúc này: thở chầm chậm và thở nhẹ nhàng. Trong suốt các giai đoạn đầu tiên, bạn nên thở ra nhè nhẹ và chậm rãi qua miệng khi cơn co thắt bắt đầu. Sau đó hít vào từ từ qua mũi. Cứ giữ cách đó đều đều suốt cơn co thắt (thường kéo dài từ 45 – 60 giây). Đến khi cơn co thắt trở nên mạnh và thường xuyên hơn là lúc bạn nhận thấy dễ thở và bắt đầu áp dụng cách thở nhẹ, ngắn, chỉ dùng phần trên của cơ thể, tránh dùng phần bụng nơi các cơn co thắt đang diễn ra dồn dập. Có nhiều tư thế giúp hỗ trợ thai phụ vượt cạn dễ dàng hơn (hình minh họa) - Các tư thế khi đau đẻ. Nhiều tư thế sẽ hỗ trợ tích cực cho bạn vượt cạn dễ dàng hơn. Đó có thể là đi qua lại; dựa vào tường và lắc lư vùng chậu để sức nặng của bé trong bụng dồn về trước giúp giảm lực đè lên xương sống, tăng hiệu quả các cơn co thắt; hoặc ngồi trên ghế, ngả người ra trước, hai chân dang ra; dùng tư thế bò nhằm giảm đau lưng khi cơn co thắt tiến triển mạnh hơn bằng cách giữ chân dang rộng, lưng thẳng, lắc vùng xương chậu; nằm hơi nghiêng, kê gối ở đầu và phần đùi trên, hai chân dang ra, xuôi hai tay, nhắm mắt thư giãn và tập trung thở… - Phát huy sức tưởng tượng. Thật ngạc nhiên khi mường tượng các hình ảnh trong đầu lại là một cách giúp mẹ bầu giảm đau, giảm sợ hãi rất hiệu quả. Khi bắt đầu 1 cơn co thắt, hãy cố gắng tưởng tượng đến những hình ảnh khiến bạn dễ chịu và yêu thích, như một bờ biển mát rượi, hay đồng cỏ xanh ngát đầy hoa… Trong các cơn co thắt đầu tiên khi cổ tử cung đang giãn nở, các mẹ bầu có thể hình dung ra hình ảnh một nụ hoa xinh xắn đang từ từ hé mở từng cánh một, sẽ rất có ích cho bạn. Cũng có thể nghĩ đến các con sóng khi co thắt bắt đầu từng cơn, nhiều mẹ bầu đã rất dễ chịu khi áp dụng cách này để giảm đau. - Vận dụng hiệu quả thần kỳ của âm thanh. Nhiều chị em đã nhận ra rằng nghe nhạc rất hiệu quả để giảm đau khi vượt cạn. Một bản nhạc nhẹ, trầm bổng sẽ đưa bạn vượt lên các cơn co thắt, trong khi đó, những bản nhạc có nhịp điệu mạnh dần sẽ giúp bạn đương đầu với các cơn co mạnh hơn. Những phương pháp can thiệp y khoa Một khi các cơn đau đã vượt quá ngưỡng chịu đựng, hoặc do lo sợ đau quá sẽ không còn đủ sức vượt cạn, nhiều thai phụ đã chọn các phương pháp can thiệp y khoa như dùng thuốc giảm đau, thuốc gây tê… khi chuyển dạ với sự giám sát chặt chẽ của đội ngũ y bác sĩ tay nghề cao. Gây tê ngoài màng cứng là phương pháp giảm đau đẻ bằng can thiệp y khoa khá phổ biến hiện nay. (hình minh họa) - Các loại thuốc gây tê vùng. Các loại thuốc này sẽ khiến một phần cơ thể bạn bị mất cảm giác bằng cách phong tỏa dây thần kinh dẫn truyền cảm giác đau. Với loại gây tê vùng cụt, thuốc sẽ được tiêm vào khu vực xương sống, khoảng xương cùng, gây tê âm đạo và tầng sinh môn, dùng để giảm đau một thời gian ngắn nếu sinh hút hoặc sinh kềm. Nếu để phong tỏa thần kinh kiểm soát toàn bộ vùng sinh dục, thuốc sẽ được tiêm trực tiếp vào âm hộ gần vùng xương chậu, làm phần dưới âm đạo tê đi để cắt tầng sinh môn, giúp em bé được sinh ra dễ dàng hơn. Loại thuốc gây tê phổ biến nhất hiện nay và được các bệnh viện phụ sản lớn tại nước ta sử dụng là gây tê ngoài màng cứng. Thuốc được dùng để ngăn chặn cơn đau lan tỏa từ tử cung bằng cách phong tỏa dây thần kinh ở sống lưng, làm mất mọi cảm giác từ thắt lưng xuống đầu gối, nhưng vẫn giữ sự tỉnh táo cho thai phụ. Phương pháp này thường được khuyến khích sử dụng cho các chị em khi việc chuyển dạ quá khó và kéo dài, bị tiền sản giật, suyễn nặng hoặc phải sinh kềm, hay sinh mổ. Sau khi được gây tê cục bộ sau lưng, chuyên viên gây tê sẽ xuyên một cây kim nhỏ và rỗng vào khoang màng cứng, vùng chung quanh tủy sống bên trong cột sống. Phương pháp này có ưu điểm là các loại thuốc dùng được gây tê sẽ không thể qua máu của bé, nên bé sinh ra hoàn toàn tỉnh táo và hô hấp tốt. - Thuốc mê theo đường thở. Là một hỗn hợp chất khí, dưỡng khí cung cấp cho thai phụ qua mặt nạ. Chất khí này hoạt động bằng cách làm tê trung tâm đau ở não, vì vậy tác dụng phụ thường gặp là làm cho thai phụ cảm thấy bồng bềnh, đôi khi chóng mặt, say thuốc, buồn nôn. - Các loại thuốc gây tê. Thường được dùng nhất là Meperidine (Demerol), được tiêm vào đùi hoặc mông với các liều khác nhau trong giai đoạn đầu, làm mất cảm giác đau bằng cách tác động lên các tế bào thần kinh trong não, tủy sống, có hiệu lực sau khoảng 20 phút. Nếu chọn cách này, thai phụ nên yêu cầu thử trước với 1 liều nhỏ để xem tác dụng thế nào. - Các loại thuốc an thần. Liều lượng nhỏ các loại thuốc an thần làm dịu các cơn đau, giảm lo âu, giúp thai phụ nghỉ ngơi giữa các cơn co. Mặc dù giúp kềm chế chứng nôn mửa và huyết áp, nhưng thuốc này lại gây cảm giác buồn ngủ ở bà bầu. Để nhanh chóng đưa ra quyết định có sử dụng thuốc giảm đau hay không khi sinh nở, chị em nên tham khảo trước ý kiến của bác sĩ sản khoa. (hình minh họa) Tóm lại, có thể bạn sẽ không thích dùng thuốc tê khi chuyển dạ vì e ngại những tác dụng phụ có thể xảy ra như làm mẹ bị say thuốc, chóng mặt, nôn mửa, gây ức chế hô hấp và say thuốc ở bé, hay đơn giản bạn chỉ muốn sinh bé một cách tự nhiên nhất, thì cũng nên nhớ rằng, nếu cơn đau đã vượt quá ngưỡng chịu đựng, chuyển dạ kéo dài gây kiệt sức, thì việc chọn phương pháp giảm đau bằng thuốc có khi lại rất cần thiết cho bạn để sinh bé. Để việc chọn lựa phù hợp nhất, nên tham khảo trước thông tin về các phương pháp giảm đau có sẵn ở bệnh viện với bác sĩ và nữ hộ sinh, tác dụng và cả phản ứng phụ của chúng để nhanh chóng quyết định khi việc chuyển dạ gặp khó khăn. Kinh nghiệm là nếu vẫn chưa quyết định nên dùng thuốc giảm đau hay không, chị em nên đợi chừng 15 phút sau khi cảm thấy mình muốn được giảm đau rồi hãy dùng, vì đây sẽ là cách để có thêm thời gian cân nhắc hay thảo luận với người đi cùng xem bạn có thể vượt qua nhờ sự khích lệ tinh thần hay quả thật phải cầu viện đến thuốc giảm đau. Và nếu muốn sinh con trong tình trạng hoàn toàn tỉnh táo, thì bạn có thể yên tâm phần nào rằng cơ thể bạn sẽ sản sinh ra một loại thuốc giảm đau, làm thư giãn gọi là endorphins. Cơn chuyển dạ của bạn càng tự nhiên thì các chất endorphins càng nhanh chóng được sản sinh và ngưỡng đau của bạn sẽ được nâng lên.
Hầu như bà bầu nào, dù đã có hay chưa có kinh nghiệm sinh nở, đều rất sợ những cơn đau đẻ “không gì tả nổi”. Đau quá mức khi chuyển dạ và chuyển dạ kéo dài có thể khiến cho bà bầu sinh thường bị kiệt sức, không còn đủ sức để rặn đẻ, bé sinh ra dễ bị ngạt… Do đó, hiểu biết rõ về cơn đau chuyển dạ, các cách thức giảm đau hiệu quả sẽ giúp bà bầu tăng khả năng chịu đựng, và cơn chuyển dạ vì thế cũng nhẹ nhàng hơn. Làm quen với cơn đau chuyển dạ Mức độ đau mà mỗi thai phụ sẽ trải qua trong các cơn co thắt có thể thay đổi và hoàn toàn khác nhau. Thông thường nhất là bạn cảm thấy như thể có một sợi dây thun dày đang xiết chặt xung quanh bụng khi các cơ tử cung co cứng lại một vài giây trước khi giãn ra. Một số chị em lại miêu tả cơn đau chuyển dạ giống như đau bụng kinh, hoặc đau lưng. Cũng có thể đó là sự phối hợp các cảm giác khi cơn co thắt lên đến cao độ, sự khó chịu cũng lên đến đỉnh cao nhất rồi sau đó dịu xuống. Tuy nhiên, rất khó biết được ngưỡng đau của từng thai phụ, nhất là khi chị em mới lần đầu sinh con. Điều này khiến một vài chị em sửng sốt do cường độ các cơn co thắt quá mạnh, có chị em lại làm cho cơn đau tệ hơn do sợ hãi và lo âu. Hầu như mẹ bầu nào cũng cãm thấy lo lắng, bất an khi nghĩ về các cơn đau chuyển dạ (hình minh họa) Dù điều hiển nhiên là tất cả các cơn chuyển dạ nào cũng gây đau đớn, nhưng thay vì lo lắng, hoảng sợ và hoang mang trước khi lâm bồn, chị em nên tự xây dựng cho mình lòng tin bằng cách chuẩn bị đối mặt với cường độ mạnh của các cơn co thắt, hiểu được khả năng chịu đựng của cơ thể, học các cách làm giảm đau khác nhau. Nên nhớ rằng cơn đau chính là một phần rất tích cực của sự chuyển dạ, vì cứ sau mỗi lần co thắt thì sự chào đời của bé lại càng đến gần hơn. Giảm đau không cần thuốc Có nhiều phương pháp giảm đau không cần thuốc dành cho bà bầu chuyển dạ, tuy nhiên, thông thường nếu chỉ đơn thuần áp dụng một phương pháp sẽ không đủ hiệu quả giảm đau, do đó chị em nên phối hợp nhiều cách thức để giảm đau tốt hơn, từ đó có thêm sức lực chuẩn bị chào đón bé yêu sắp chào đời. - Thả lỏng cơ thể với các phương pháp thở. Thả lỏng và tập trung thở sẽ giúp bạn bớt lo âu, giảm đau. Để không bị cơn đau đẻ lấn át đến nỗi quên thở đúng cách, bạn nên tập trước cách thở với người thân sẽ cùng đi sinh với bạn, vì đây sẽ là người có thể dẫn dắt bạn trong cơn chuyển dạ nếu cần thiết. Có hai cách thở mà bạn nên áp dụng trong lúc này: thở chầm chậm và thở nhẹ nhàng. Trong suốt các giai đoạn đầu tiên, bạn nên thở ra nhè nhẹ và chậm rãi qua miệng khi cơn co thắt bắt đầu. Sau đó hít vào từ từ qua mũi. Cứ giữ cách đó đều đều suốt cơn co thắt (thường kéo dài từ 45 – 60 giây). Đến khi cơn co thắt trở nên mạnh và thường xuyên hơn là lúc bạn nhận thấy dễ thở và bắt đầu áp dụng cách thở nhẹ, ngắn, chỉ dùng phần trên của cơ thể, tránh dùng phần bụng nơi các cơn co thắt đang diễn ra dồn dập. Có nhiều tư thế giúp hỗ trợ thai phụ vượt cạn dễ dàng hơn (hình minh họa) - Các tư thế khi đau đẻ. Nhiều tư thế sẽ hỗ trợ tích cực cho bạn vượt cạn dễ dàng hơn. Đó có thể là đi qua lại; dựa vào tường và lắc lư vùng chậu để sức nặng của bé trong bụng dồn về trước giúp giảm lực đè lên xương sống, tăng hiệu quả các cơn co thắt; hoặc ngồi trên ghế, ngả người ra trước, hai chân dang ra; dùng tư thế bò nhằm giảm đau lưng khi cơn co thắt tiến triển mạnh hơn bằng cách giữ chân dang rộng, lưng thẳng, lắc vùng xương chậu; nằm hơi nghiêng, kê gối ở đầu và phần đùi trên, hai chân dang ra, xuôi hai tay, nhắm mắt thư giãn và tập trung thở… - Phát huy sức tưởng tượng. Thật ngạc nhiên khi mường tượng các hình ảnh trong đầu lại là một cách giúp mẹ bầu giảm đau, giảm sợ hãi rất hiệu quả. Khi bắt đầu 1 cơn co thắt, hãy cố gắng tưởng tượng đến những hình ảnh khiến bạn dễ chịu và yêu thích, như một bờ biển mát rượi, hay đồng cỏ xanh ngát đầy hoa… Trong các cơn co thắt đầu tiên khi cổ tử cung đang giãn nở, các mẹ bầu có thể hình dung ra hình ảnh một nụ hoa xinh xắn đang từ từ hé mở từng cánh một, sẽ rất có ích cho bạn. Cũng có thể nghĩ đến các con sóng khi co thắt bắt đầu từng cơn, nhiều mẹ bầu đã rất dễ chịu khi áp dụng cách này để giảm đau. - Vận dụng hiệu quả thần kỳ của âm thanh. Nhiều chị em đã nhận ra rằng nghe nhạc rất hiệu quả để giảm đau khi vượt cạn. Một bản nhạc nhẹ, trầm bổng sẽ đưa bạn vượt lên các cơn co thắt, trong khi đó, những bản nhạc có nhịp điệu mạnh dần sẽ giúp bạn đương đầu với các cơn co mạnh hơn. Những phương pháp can thiệp y khoa Một khi các cơn đau đã vượt quá ngưỡng chịu đựng, hoặc do lo sợ đau quá sẽ không còn đủ sức vượt cạn, nhiều thai phụ đã chọn các phương pháp can thiệp y khoa như dùng thuốc giảm đau, thuốc gây tê… khi chuyển dạ với sự giám sát chặt chẽ của đội ngũ y bác sĩ tay nghề cao. Gây tê ngoài màng cứng là phương pháp giảm đau đẻ bằng can thiệp y khoa khá phổ biến hiện nay. (hình minh họa) - Các loại thuốc gây tê vùng. Các loại thuốc này sẽ khiến một phần cơ thể bạn bị mất cảm giác bằng cách phong tỏa dây thần kinh dẫn truyền cảm giác đau. Với loại gây tê vùng cụt, thuốc sẽ được tiêm vào khu vực xương sống, khoảng xương cùng, gây tê âm đạo và tầng sinh môn, dùng để giảm đau một thời gian ngắn nếu sinh hút hoặc sinh kềm. Nếu để phong tỏa thần kinh kiểm soát toàn bộ vùng sinh dục, thuốc sẽ được tiêm trực tiếp vào âm hộ gần vùng xương chậu, làm phần dưới âm đạo tê đi để cắt tầng sinh môn, giúp em bé được sinh ra dễ dàng hơn. Loại thuốc gây tê phổ biến nhất hiện nay và được các bệnh viện phụ sản lớn tại nước ta sử dụng là gây tê ngoài màng cứng. Thuốc được dùng để ngăn chặn cơn đau lan tỏa từ tử cung bằng cách phong tỏa dây thần kinh ở sống lưng, làm mất mọi cảm giác từ thắt lưng xuống đầu gối, nhưng vẫn giữ sự tỉnh táo cho thai phụ. Phương pháp này thường được khuyến khích sử dụng cho các chị em khi việc chuyển dạ quá khó và kéo dài, bị tiền sản giật, suyễn nặng hoặc phải sinh kềm, hay sinh mổ. Sau khi được gây tê cục bộ sau lưng, chuyên viên gây tê sẽ xuyên một cây kim nhỏ và rỗng vào khoang màng cứng, vùng chung quanh tủy sống bên trong cột sống. Phương pháp này có ưu điểm là các loại thuốc dùng được gây tê sẽ không thể qua máu của bé, nên bé sinh ra hoàn toàn tỉnh táo và hô hấp tốt. - Thuốc mê theo đường thở. Là một hỗn hợp chất khí, dưỡng khí cung cấp cho thai phụ qua mặt nạ. Chất khí này hoạt động bằng cách làm tê trung tâm đau ở não, vì vậy tác dụng phụ thường gặp là làm cho thai phụ cảm thấy bồng bềnh, đôi khi chóng mặt, say thuốc, buồn nôn. - Các loại thuốc gây tê. Thường được dùng nhất là Meperidine (Demerol), được tiêm vào đùi hoặc mông với các liều khác nhau trong giai đoạn đầu, làm mất cảm giác đau bằng cách tác động lên các tế bào thần kinh trong não, tủy sống, có hiệu lực sau khoảng 20 phút. Nếu chọn cách này, thai phụ nên yêu cầu thử trước với 1 liều nhỏ để xem tác dụng thế nào. - Các loại thuốc an thần. Liều lượng nhỏ các loại thuốc an thần làm dịu các cơn đau, giảm lo âu, giúp thai phụ nghỉ ngơi giữa các cơn co. Mặc dù giúp kềm chế chứng nôn mửa và huyết áp, nhưng thuốc này lại gây cảm giác buồn ngủ ở bà bầu. Để nhanh chóng đưa ra quyết định có sử dụng thuốc giảm đau hay không khi sinh nở, chị em nên tham khảo trước ý kiến của bác sĩ sản khoa. (hình minh họa) Tóm lại, có thể bạn sẽ không thích dùng thuốc tê khi chuyển dạ vì e ngại những tác dụng phụ có thể xảy ra như làm mẹ bị say thuốc, chóng mặt, nôn mửa, gây ức chế hô hấp và say thuốc ở bé, hay đơn giản bạn chỉ muốn sinh bé một cách tự nhiên nhất, thì cũng nên nhớ rằng, nếu cơn đau đã vượt quá ngưỡng chịu đựng, chuyển dạ kéo dài gây kiệt sức, thì việc chọn phương pháp giảm đau bằng thuốc có khi lại rất cần thiết cho bạn để sinh bé. Để việc chọn lựa phù hợp nhất, nên tham khảo trước thông tin về các phương pháp giảm đau có sẵn ở bệnh viện với bác sĩ và nữ hộ sinh, tác dụng và cả phản ứng phụ của chúng để nhanh chóng quyết định khi việc chuyển dạ gặp khó khăn. Kinh nghiệm là nếu vẫn chưa quyết định nên dùng thuốc giảm đau hay không, chị em nên đợi chừng 15 phút sau khi cảm thấy mình muốn được giảm đau rồi hãy dùng, vì đây sẽ là cách để có thêm thời gian cân nhắc hay thảo luận với người đi cùng xem bạn có thể vượt qua nhờ sự khích lệ tinh thần hay quả thật phải cầu viện đến thuốc giảm đau. Và nếu muốn sinh con trong tình trạng hoàn toàn tỉnh táo, thì bạn có thể yên tâm phần nào rằng cơ thể bạn sẽ sản sinh ra một loại thuốc giảm đau, làm thư giãn gọi là endorphins. Cơn chuyển dạ của bạn càng tự nhiên thì các chất endorphins càng nhanh chóng được sản sinh và ngưỡng đau của bạn sẽ được nâng lên. ... giảm đau khác Nên nhớ đau phần tích cực chuyển dạ, sau lần co thắt chào đời bé lại đến gần Giảm đau không cần thuốc Có nhiều phương pháp giảm đau không cần thuốc dành cho bà bầu chuyển dạ, nhiên,...Hầu mẹ bầu cãm thấy lo lắng, bất an nghĩ đau chuyển (hình minh họa) Dù điều hiển nhiên tất chuyển gây đau đớn, thay lo lắng, hoảng sợ hoang mang trước lâm bồn, chị... giảm đau đẻ can thiệp y khoa phổ biến (hình minh họa) - Các lo i thuốc gây tê vùng Các lo i thuốc khi n phần thể bạn bị cảm giác cách phong tỏa dây thần kinh dẫn truyền cảm giác đau Với lo i