window.onload = function () {resizeNewsImage("news-image", 500);} Khi mang bầu, đồng nghĩa với việc sức đề kháng của bạn bị giảm sút, từ đó dễ bị mắc bệnh hơn trước, chưa kể loại thực phẩm bạn dùng, chế độ sinh hoạt, thậm chí các hoạt động thường ngày như ngủ, nghỉ ngơi, chọn trang phục bầu bí v.v… cũng có thể ảnh hưởng đến hai mẹ con. Hơn nữa, mẹ bầu cũng nên biết rằng, ngoài những tác động trực tiếp này, môi trường sống và các yếu tố khách quan khác bên ngoài cơ thể mẹ cũng có thể gây hại cho bé yêu của bạn, mà đôi khi bạn không ngờ đến. 1. Nhiệt độ cao Phơi nắng quá lâu ở nhiệt độ cao có thể gây sinh non, hoặc trẻ sinh ra bị nhẹ cân (hình minh họa) Nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Phụ sản Hoàng gia Anh được công bố trên tờ Telegraph đã khẳng định, phụ nữ có thai khá nhạy cảm với nhiệt độ cao. Đồng thời nhiệt độ cao còn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong 12 tuần đầu tiên, làm cho bé sinh ra bị nhẹ cân. Trong những tháng cuối, nhiệt độ cao có thể làm cho mẹ dễ bị sinh non. Bên cạnh đó, nhiệt độ của nước tắm cũng có thể gây hại đến thai nhi. Tắm nước quá nóng sẽ khiến cơ thể bà bầu tạm thời tăng cao, làm nhiệt độ trung bình của nước ối cũng gia tăng, ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh của bé, gây ra các dị tật như không có não, vẹo cột sống v.v…. Do đó, để bảo vệ bé yêu, tốt nhất mẹ bầu nên tránh phơi nắng trực tiếp ở nhiệt độ cao, uống nhiều nước, giữ cơ thể mát mẻ, mặc các loại áo quần có chất liệu thoáng mát, thấm hút tốt … Đồng thời không tắm nước quá nóng, nhiệt độ nước tắm thích hợp cho mẹ bầu là từ 34 đến 36 độ C. 2. Khói thuốc lá Theo thống kê, có trên 50% đàn ông Việt Nam là người hút thuốc, kéo theo đó là khoảng 2/3 trẻ em, phụ nữ thường xuyên bị tiếp xúc với khói thuốc thụ động tại nhà và các điểm công cộng. Điều này gây ra nhiều nguy cơ rất lớn đe dọa đến sức khỏe của bà bầu và thai nhi. Do trong thuốc lá có chất nicotin ngăn cản việc cung cấp oxy cho bé, mà chất này lại đi qua nhau thai dễ dàng và tập trung trong bào thai cao hơn 15% so với lượng nicotin có trong cơ thể mẹ, vì vậy dù trực tiếp hút thuốc hay hút thuốc thụ động thì thai phụ vẫn phải đối diện với nguy cơ trẻ sinh ra có thể bị nhẹ cân, giảm kích thước vòng đầu, tăng nguy cơ sẩy thai, thai chết lưu, sinh non, vỡ ối sớm, bong nhau non, nhau tiền đạo v.v… 3. Các bệnh truyền nhiễm Bệnh cúm gây nhiều tác hại cho cả mẹ và bé, nhưng lại là loại bệnh rất dễ lây và lây rất nhanh qua đường hô hấp (hình minh họa) Các bệnh nhiễm trùng thường bị lây từ người mà bà bầu tiếp xúc. Nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm sẽ càng gia tăng khi bà bầu thường xuyên làm việc trong môi trường công cộng, thậm chí nhà có người bị bệnh cũng có thể là tác nhân lây nhiễm cho người mẹ và thai nhi. Trong 12 tuần đầu thai kỳ, chị em nên cố tránh tiếp xúc với bất kỳ ai, nhất là trẻ nhỏ, đang bị sốt cao, ngay cả khi không nghi ngờ bị bệnh sởi. Nếu bà bầu bị sốt cao sẽ có thể dẫn đến tình trạng dị tật tim bẩm sinh ở bé, sẩy thai, thai chết lưu hay sinh non. Mẹ mắc bệnh quai bị vào 3 tháng đầu tiên của kỳ thai nghén cũng sẽ tăng nguy cơ sẩy thai, nhưng các bác sĩ sẽ không tiêm vacxin quai bị cho phụ nữ mang thai vì đó là vacxin sống, có thể ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Bà bầu mắc bệnh đậu mùa thì nguy cơ thai nhi bị dị dạng cũng tăng lên. Đặc biệt, với Rubella, nếu mắc phải bệnh này trong thời gian mang thai sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bào thai, làm thai chết lưu, sẩy thai, sinh non, dị tật bẩm sinh…, nhất là nếu người mẹ nhiễm bệnh vào 13 tuần đầu tiên thai kỳ sẽ gây ra các dị tật bẩm sinh nghiêm trọng ở bào thai như mắt bị đục thủy tinh thể, điếc, gan lách to, viêm màng não, v.v… Một căn bệnh dễ lây khác là cảm cúm, là loại dịch bệnh dễ lây nhanh qua đường hô hấp, đặc biệt với những người có sức đề kháng kém như chị em trong thời gian bầu bí. Ngoài việc ảnh hưởng trực tiếp đến thai phụ như làm cho nhiệt độ cơ thể tăng nhanh gây sốt, sổ mũi, rát họng, v.v…, chúng còn làm rối loại sự trao đổi chất sinh ra độc tố ảnh hưởng gián tiếp đến thai nhi. Nguy hiểm hơn, virus cúm còn xâm nhập qua nhau thai vào cơ thể bé, gây nên bệnh tim bẩm sinh, sứt môi, não tụ huyết, không có não hay dị dạng đầu nhỏ. Nếu người mẹ sốt cao, độc tố còn kích thích tử cung co bóp, gây sẩy thai hoặc sinh non. Để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm này, ngoài việc chích ngừa Rubella trước khi chuẩn bị có thai, bà bầu nên cẩn trọng hơn nếu đến các khu vực đông người và hạn chế tối đa sự tiếp xúc với người bệnh. Mẹ bầu có thể trang bị khẩu trang cẩn thận khi ra ngoài, ăn các loại rau quả có chứa vitamin C để tăng cường sức đề kháng, rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn v.v… 4. Vật cưng trong nhà Mèo là vật cưng phổ biến, thường xuyên tiếp xúc với bạn nhưng cũng là vật trung gian truyền nhiều loại bệnh nguy hiểm gây hại cho thai nhi (hình minh họa) Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng có đến 40% thai phụ ở Anh đã bị nhiễm khuẩn khi tiếp xúc với mèo, hoặc chó cưng trong nhà. Những con vật đáng yêu này lại là nguồn lây nhiễm nhiều loại vi khuẩn, trong đó có ký sinh trùng gây bệnh Toxoplasmosis ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe thai nhi, dù chỉ gây các triệu chứng như cúm nhẹ ở người mẹ. Nếu mẹ bị nhiễm bệnh này có thể gây hại đến não bộ thai nhi, làm bé bị mù lòa, hoặc tệ hơn là tử vong. Nguy hiểm lớn nhất xảy ra trong 3 tháng cuối của thời kỳ thai nghén. Ký sinh trùng gây hại Toxoplasmosis này được tìm thấy nhiều trong phân của các loài vật mắc bệnh, nhất là mèo. Nhưng cũng có phần không nhỏ người lớn bị mắc bệnh do ăn thịt chưa nấu thật chín, nhất là thịt gia cầm. Do đó, để tránh việc lây nhiễm trong thời gian bầu bí, chị em cần phải tuân theo các nguyên tắc đã được khuyến cáo như sau: không ăn thịt còn sống hoặc nấu không kỹ, nhất là thịt heo, bò tái, bò chiên; không cho chó, mèo ăn thịt sống và để các tô đựng thức ăn của chúng xa khỏi mọi đồ vật khác trong nhà; không làm vườn trong đất thường có mèo lui tới và mang bao tay khi làm vườn; không nựng thú vật nuôi của người khác; không hốt phân chó mèo; rửa sạch tay bằng xà phòng diệt khuẩn sau khi làm vườn hoặc nựng thú nuôi v.v…. 5. Tiếng ồn Một nghiên cứu từ các nhà khoa học Mỹ đã cho thấy trẻ sơ sinh sinh ra tại những gia đình sống gần khu vực sân bay có tỷ lệ dị tật bẩm sinh tăng từ 0,8 – 1,2%, gồm các triệu chứng chính là biến dạng cột sống, dị tật bụng, dị tật não. Ngoài ra, có rất nhiều kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ mang thai chịu tác động từ tiếng ồn lớn và thường xuyên sẽ dẫn đến nguy cơ thai nhi bị mất độ nhạy thính giác trước khi ra đời, bên cạnh tác hại về phía người mẹ là gây nên tình trạng cáu gắt, tính khí thất thường, khó ngủ. Ô nhiễm tiếng ồn không chỉ làm cho mẹ bầu trở nên cáu gắt, tính khí thất thường mà còn làm giảm thính giác và gây dị tật thai nhi (hình minh họa) Do bé sẽ rất khó chịu, sợ hãi khi nghe những tiếng động lớn, đột ngột, hay tiếng ồn quá mức và kéo dài, nên để tránh tình trạng ô nhiễm tiếng ồn, khi mang thai, chị em hãy cố gắng trò chuyện từ tốn, nghe nhạc êm dịu, có tiết tấu chậm, chọn môi trường sống yên tĩnh hay rời khỏi môi trường thường xuyên có tiếng ồn quá lớn để bảo vệ thính giác và sức khỏe của thai nhi. 6. Chấn động mạnh Khi mang thai, nếu không may bị té ngã, gặp tai nạn v.v… chị em sẽ phải đối mặt với tình trạng vỡ ối non, đứt nhau thai, vỡ tử cung và nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Ngay cả khi ngoại lực tác động không quá nghiêm trọng, nhưng nếu thai nhi cảm thấy tác động đột ngột cũng được coi là chấn động mạnh (VD như khi mẹ bị giật mình v.v…). Do đó, mẹ bầu cần phải tuyệt đối cẩn trọng trong việc đi lại, nếu đi bộ cần chọn loại giày đế bằng có độ bám đất tốt, không trơn trượt. Khi đi cầu thang nên chú ý đến độ dốc, tốc độ lên và xuống, tránh té ngã. Nếu vẫn đi làm khi bầu bí thì những tháng cuối, do thai đã quá to và cơ thể mẹ nhiều biến đổi làm cho chị em xử lý tình huống kém, dễ gây tai nạn, vì thế nên để cho người khác lái xe để giảm thiểu tối đa các tai nạn có thể gây hại cho bé.
Khi mang bầu, đồng nghĩa với việc sức đề kháng của bạn bị giảm sút, từ đó dễ bị mắc bệnh hơn trước, chưa kể loại thực phẩm bạn dùng, chế độ sinh hoạt, thậm chí các hoạt động thường ngày như ngủ, nghỉ ngơi, chọn trang phục bầu bí v.v… cũng có thể ảnh hưởng đến hai mẹ con. Hơn nữa, mẹ bầu cũng nên biết rằng, ngoài những tác động trực tiếp này, môi trường sống và các yếu tố khách quan khác bên ngoài cơ thể mẹ cũng có thể gây hại cho bé yêu của bạn, mà đôi khi bạn không ngờ đến. 1. Nhiệt độ cao Phơi nắng quá lâu ở nhiệt độ cao có thể gây sinh non, hoặc trẻ sinh ra bị nhẹ cân (hình minh họa) Nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Phụ sản Hoàng gia Anh được công bố trên tờ Telegraph đã khẳng định, phụ nữ có thai khá nhạy cảm với nhiệt độ cao. Đồng thời nhiệt độ cao còn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong 12 tuần đầu tiên, làm cho bé sinh ra bị nhẹ cân. Trong những tháng cuối, nhiệt độ cao có thể làm cho mẹ dễ bị sinh non. Bên cạnh đó, nhiệt độ của nước tắm cũng có thể gây hại đến thai nhi. Tắm nước quá nóng sẽ khiến cơ thể bà bầu tạm thời tăng cao, làm nhiệt độ trung bình của nước ối cũng gia tăng, ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh của bé, gây ra các dị tật như không có não, vẹo cột sống v.v…. Do đó, để bảo vệ bé yêu, tốt nhất mẹ bầu nên tránh phơi nắng trực tiếp ở nhiệt độ cao, uống nhiều nước, giữ cơ thể mát mẻ, mặc các loại áo quần có chất liệu thoáng mát, thấm hút tốt … Đồng thời không tắm nước quá nóng, nhiệt độ nước tắm thích hợp cho mẹ bầu là từ 34 đến 36 độ C. 2. Khói thuốc lá Theo thống kê, có trên 50% đàn ông Việt Nam là người hút thuốc, kéo theo đó là khoảng 2/3 trẻ em, phụ nữ thường xuyên bị tiếp xúc với khói thuốc thụ động tại nhà và các điểm công cộng. Điều này gây ra nhiều nguy cơ rất lớn đe dọa đến sức khỏe của bà bầu và thai nhi. Do trong thuốc lá có chất nicotin ngăn cản việc cung cấp oxy cho bé, mà chất này lại đi qua nhau thai dễ dàng và tập trung trong bào thai cao hơn 15% so với lượng nicotin có trong cơ thể mẹ, vì vậy dù trực tiếp hút thuốc hay hút thuốc thụ động thì thai phụ vẫn phải đối diện với nguy cơ trẻ sinh ra có thể bị nhẹ cân, giảm kích thước vòng đầu, tăng nguy cơ sẩy thai, thai chết lưu, sinh non, vỡ ối sớm, bong nhau non, nhau tiền đạo v.v… 3. Các bệnh truyền nhiễm Bệnh cúm gây nhiều tác hại cho cả mẹ và bé, nhưng lại là loại bệnh rất dễ lây và lây rất nhanh qua đường hô hấp (hình minh họa) Các bệnh nhiễm trùng thường bị lây từ người mà bà bầu tiếp xúc. Nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm sẽ càng gia tăng khi bà bầu thường xuyên làm việc trong môi trường công cộng, thậm chí nhà có người bị bệnh cũng có thể là tác nhân lây nhiễm cho người mẹ và thai nhi. Trong 12 tuần đầu thai kỳ, chị em nên cố tránh tiếp xúc với bất kỳ ai, nhất là trẻ nhỏ, đang bị sốt cao, ngay cả khi không nghi ngờ bị bệnh sởi. Nếu bà bầu bị sốt cao sẽ có thể dẫn đến tình trạng dị tật tim bẩm sinh ở bé, sẩy thai, thai chết lưu hay sinh non. Mẹ mắc bệnh quai bị vào 3 tháng đầu tiên của kỳ thai nghén cũng sẽ tăng nguy cơ sẩy thai, nhưng các bác sĩ sẽ không tiêm vacxin quai bị cho phụ nữ mang thai vì đó là vacxin sống, có thể ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Bà bầu mắc bệnh đậu mùa thì nguy cơ thai nhi bị dị dạng cũng tăng lên. Đặc biệt, với Rubella, nếu mắc phải bệnh này trong thời gian mang thai sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bào thai, làm thai chết lưu, sẩy thai, sinh non, dị tật bẩm sinh…, nhất là nếu người mẹ nhiễm bệnh vào 13 tuần đầu tiên thai kỳ sẽ gây ra các dị tật bẩm sinh nghiêm trọng ở bào thai như mắt bị đục thủy tinh thể, điếc, gan lách to, viêm màng não, v.v… Một căn bệnh dễ lây khác là cảm cúm, là loại dịch bệnh dễ lây nhanh qua đường hô hấp, đặc biệt với những người có sức đề kháng kém như chị em trong thời gian bầu bí. Ngoài việc ảnh hưởng trực tiếp đến thai phụ như làm cho nhiệt độ cơ thể tăng nhanh gây sốt, sổ mũi, rát họng, v.v…, chúng còn làm rối loại sự trao đổi chất sinh ra độc tố ảnh hưởng gián tiếp đến thai nhi. Nguy hiểm hơn, virus cúm còn xâm nhập qua nhau thai vào cơ thể bé, gây nên bệnh tim bẩm sinh, sứt môi, não tụ huyết, không có não hay dị dạng đầu nhỏ. Nếu người mẹ sốt cao, độc tố còn kích thích tử cung co bóp, gây sẩy thai hoặc sinh non. Để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm này, ngoài việc chích ngừa Rubella trước khi chuẩn bị có thai, bà bầu nên cẩn trọng hơn nếu đến các khu vực đông người và hạn chế tối đa sự tiếp xúc với người bệnh. Mẹ bầu có thể trang bị khẩu trang cẩn thận khi ra ngoài, ăn các loại rau quả có chứa vitamin C để tăng cường sức đề kháng, rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn v.v… 4. Vật cưng trong nhà Mèo là vật cưng phổ biến, thường xuyên tiếp xúc với bạn nhưng cũng là vật trung gian truyền nhiều loại bệnh nguy hiểm gây hại cho thai nhi (hình minh họa) Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng có đến 40% thai phụ ở Anh đã bị nhiễm khuẩn khi tiếp xúc với mèo, hoặc chó cưng trong nhà. Những con vật đáng yêu này lại là nguồn lây nhiễm nhiều loại vi khuẩn, trong đó có ký sinh trùng gây bệnh Toxoplasmosis ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe thai nhi, dù chỉ gây các triệu chứng như cúm nhẹ ở người mẹ. Nếu mẹ bị nhiễm bệnh này có thể gây hại đến não bộ thai nhi, làm bé bị mù lòa, hoặc tệ hơn là tử vong. Nguy hiểm lớn nhất xảy ra trong 3 tháng cuối của thời kỳ thai nghén. Ký sinh trùng gây hại Toxoplasmosis này được tìm thấy nhiều trong phân của các loài vật mắc bệnh, nhất là mèo. Nhưng cũng có phần không nhỏ người lớn bị mắc bệnh do ăn thịt chưa nấu thật chín, nhất là thịt gia cầm. Do đó, để tránh việc lây nhiễm trong thời gian bầu bí, chị em cần phải tuân theo các nguyên tắc đã được khuyến cáo như sau: không ăn thịt còn sống hoặc nấu không kỹ, nhất là thịt heo, bò tái, bò chiên; không cho chó, mèo ăn thịt sống và để các tô đựng thức ăn của chúng xa khỏi mọi đồ vật khác trong nhà; không làm vườn trong đất thường có mèo lui tới và mang bao tay khi làm vườn; không nựng thú vật nuôi của người khác; không hốt phân chó mèo; rửa sạch tay bằng xà phòng diệt khuẩn sau khi làm vườn hoặc nựng thú nuôi v.v…. 5. Tiếng ồn Một nghiên cứu từ các nhà khoa học Mỹ đã cho thấy trẻ sơ sinh sinh ra tại những gia đình sống gần khu vực sân bay có tỷ lệ dị tật bẩm sinh tăng từ 0,8 – 1,2%, gồm các triệu chứng chính là biến dạng cột sống, dị tật bụng, dị tật não. Ngoài ra, có rất nhiều kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ mang thai chịu tác động từ tiếng ồn lớn và thường xuyên sẽ dẫn đến nguy cơ thai nhi bị mất độ nhạy thính giác trước khi ra đời, bên cạnh tác hại về phía người mẹ là gây nên tình trạng cáu gắt, tính khí thất thường, khó ngủ. Ô nhiễm tiếng ồn không chỉ làm cho mẹ bầu trở nên cáu gắt, tính khí thất thường mà còn làm giảm thính giác và gây dị tật thai nhi (hình minh họa) Do bé sẽ rất khó chịu, sợ hãi khi nghe những tiếng động lớn, đột ngột, hay tiếng ồn quá mức và kéo dài, nên để tránh tình trạng ô nhiễm tiếng ồn, khi mang thai, chị em hãy cố gắng trò chuyện từ tốn, nghe nhạc êm dịu, có tiết tấu chậm, chọn môi trường sống yên tĩnh hay rời khỏi môi trường thường xuyên có tiếng ồn quá lớn để bảo vệ thính giác và sức khỏe của thai nhi. 6. Chấn động mạnh Khi mang thai, nếu không may bị té ngã, gặp tai nạn v.v… chị em sẽ phải đối mặt với tình trạng vỡ ối non, đứt nhau thai, vỡ tử cung và nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Ngay cả khi ngoại lực tác động không quá nghiêm trọng, nhưng nếu thai nhi cảm thấy tác động đột ngột cũng được coi là chấn động mạnh (VD như khi mẹ bị giật mình v.v…). Do đó, mẹ bầu cần phải tuyệt đối cẩn trọng trong việc đi lại, nếu đi bộ cần chọn loại giày đế bằng có độ bám đất tốt, không trơn trượt. Khi đi cầu thang nên chú ý đến độ dốc, tốc độ lên và xuống, tránh té ngã. Nếu vẫn đi làm khi bầu bí thì những tháng cuối, do thai đã quá to và cơ thể mẹ nhiều biến đổi làm cho chị em xử lý tình huống kém, dễ gây tai nạn, vì thế nên để cho người khác lái xe để giảm thiểu tối đa các tai nạn có thể gây hại cho bé. ... nên để tránh tình trạng ô nhiễm tiếng ồn, mang thai, chị em cố gắng trò chuyện từ tốn, nghe nhạc êm dịu, có tiết tấu chậm, chọn môi trường sống yên tĩnh hay rời khỏi môi trường thường xuyên có... sẩy thai, thai chết lưu hay sinh non Mẹ mắc bệnh quai bị vào tháng kỳ thai nghén tăng nguy sẩy thai, bác sĩ không tiêm vacxin quai bị cho phụ nữ mang thai vacxin sống, ảnh hưởng không tốt đến thai. .. nhanh qua đường hô hấp (hình minh họa) Các bệnh nhiễm trùng thường bị lây từ người mà bà bầu tiếp xúc Nguy mắc bệnh lây nhiễm gia tăng bà bầu thường xuyên làm việc môi trường công cộng, chí nhà