window.onload = function () {resizeNewsImage("news-image", 500);} Tăng cân quá nhiều, nguy mẹ hại con Cưới nhau gần 3 năm mới có con nên chị T.H (Hà Nội) và gia đình hai bên nội ngoại mừng lắm. Chị kể: “Từ ngày biết tin mình có bé, hai mẹ liền lên kế hoạch chăm bẵm, bồi bổ kinh lắm. Hàng ngày mình phải ăn 6 bữa. Ngoài 3 bữa chính sẽ có 3 bữa phụ, sáng 9 giờ là bát ngũ cốc, chiều 3h lại đến cái bánh giò, tối trước khi đi ngủ là cốc sinh tố. Nhà mẹ đẻ mình gần đấy nên cứ đều đặn 3 ngày 1 lần mẹ mang sang lúc thì con gà ác, khi lại chim bồ câu, chim cút... Nhiều lúc mình ngán quá ăn không nổi mà các cụ cứ ép, bảo ăn thế thì tốt cho cả mẹ và con, bé sinh ra mới khỏe mạnh, thông minh và cao lớn”. “Biết các mẹ thương cháu nên mình cũng cố nuốt. Ai dè mới chỉ 4 tháng thôi mà mình tăng đến 10 kg. Khi đi khám thai, bác sĩ mới mắng cho trận bảo tăng ầm ầm như thế thì nguy cơ sinh non, tiền sản giật lớn, vừa nguy mẹ lại hại đến con. Lúc đấy mình mới giật mình và hãm chế độ ăn thừa chất lại. May mà kịp. Chứ mình biết có những chị tăng cân quá nhiều đến nỗi con sinh ra phải nặng đến gần 5 cân nên khả năng bé mắc bệnh tiểu đường, nhiễm trùng cao lắm”. Tăng cân quá nhiều gây nguy hại cho mẹ và con (Ảnh minh họa) Theo các chuyên gia, tăng cân quá mức làm gia tăng nguy cơ cao huyết áp, tiểu đường trong thai kỳ dẫn đến tiền sản giật, thậm chí là sẩy thai, sinh non. Ngoài ra các mẹ béo phì còn dễ bị nhiễm trùng, khó gây mê.... trong thời gian chờ sinh và khi sinh con sẽ mất nhiều sức hơn, tổn thương phần mềm như rách âm hộ, cổ tử cung.... Chưa kể, chị em còn gặp vấn đề khi cho con bú như mất sữa, không tìm được tư thế thích hợp...và việc giảm cân sau sinh là vấn đề vô cùng nan giải. Trong khi đó trẻ sinh quá nặng, ngoài nguy cơ dễ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa, đặc biệt là tiểu đường còn dễ bị nhiễm trùng, hạ thân nhiệt và đường huyết, suy hô hấp, suy hệ tuần hoàn, hôn mê, đồng thời sức đề kháng cũng kém. Tăng cân bao nhiêu là đủ? Tăng cân là điều vô cùng cần thiết trong thai kỳ bởi điều đó đảm bảo cho sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên tăng bao nhiều là đủ lại là băn khoăn của nhiều mẹ bầu. Các chuyên gia khuyến nghị thai phụ nên tăng cân hợp lý theo chỉ số BMI (chỉ số khối lượng cơ thể) của mình trước lúc mang thai. Theo đó chỉ số BMI được tính bằng công thức: BMI = Cân nặng /(Chiều cao) * 2. Nếu BMI = 18,5: tăng từ 12,6 - 18 kg. Nếu BMI = 18.5 đến 24.9: tăng từ 8 - 15 kg. Nếu BMI = 25 đến 29.9: tăng từ 7 - 11 kg. Nếu BMI >= 30: tăng từ 5 - 9 kg. Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, các mẹ nên tăng 1 kg, 3 tháng giữa tăng 4 - 5 kg, 3 tháng cuối tăng 5 - 6 kg. Để kiểm soát được vấn đề cân nặng chị em nên cắt giảm những thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo trong chế độ ăn uống hàng ngày bởi đây là những thực phẩm không lành mạnh, khiến chị em tăng cân nhưng lại không nạp đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Bên cạnh đó chia nhỏ bữa ăn thành 5 – 6 bữa trong ngày cũng giúp chị em nhận được đầy đủ calo và dinh dưỡng cần thiết mà vẫn giữ năng lượng cũng như mức độ đường trong máu ổn đinh. Cách này còn giúp mẹ bầu “thổi bay” các triệu chứng buồn nôn, ợ nóng, khó tiêu...nữa đấy. Chị em nên ăn nhiều các thực phẩm lành mạnh (Ảnh minh họa) Ăn chậm, nhai kỹ là bí kíp của các mẹ tăng cân ít song thai nhi vẫn khỏe mạnh. Ngoài ra chị em nên tăng cường các thực phẩm chứa nhiều folate, protein, chất béo lành mạnh, carbohydrate, và chất xơ bao gồm nước cam, dâu tây, rau bina, bông cải xanh, các loại đậu, bánh m, bột ngũ cốc... trong thực đơn của mình. Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày cũng là yêu cầu mà các chuyên gia đưa ra với các mẹ bầu bởi điều đó không chỉ ngăn ngừa chứng thiếu ối khi sinh, hạn chế táo bón... mà nó còn giúp bạn ngăn ngừa cảm giác đói và thèm ăn, hạn chế được tình trạng tăng cân quá nhiều. Tập thể dục là phương pháp hoàn hảo giúp mẹ bầu khỏe mạnh trong suốt thai kỳ và duy trì cân nặng chuẩn. Nó cũng giúp mẹ bầu ngủ ngon và nhanh lấy lại vóc dáng thanh mảnh sau sinh. Vì thế chị em nên dành 30 – 50 phút mỗi ngày để đi bộ, tập yoga, bơi lội hoặc pilate.
Tăng cân quá nhiều, nguy mẹ hại con Cưới nhau gần 3 năm mới có con nên chị T.H (Hà Nội) và gia đình hai bên nội ngoại mừng lắm. Chị kể: “Từ ngày biết tin mình có bé, hai mẹ liền lên kế hoạch chăm bẵm, bồi bổ kinh lắm. Hàng ngày mình phải ăn 6 bữa. Ngoài 3 bữa chính sẽ có 3 bữa phụ, sáng 9 giờ là bát ngũ cốc, chiều 3h lại đến cái bánh giò, tối trước khi đi ngủ là cốc sinh tố. Nhà mẹ đẻ mình gần đấy nên cứ đều đặn 3 ngày 1 lần mẹ mang sang lúc thì con gà ác, khi lại chim bồ câu, chim cút... Nhiều lúc mình ngán quá ăn không nổi mà các cụ cứ ép, bảo ăn thế thì tốt cho cả mẹ và con, bé sinh ra mới khỏe mạnh, thông minh và cao lớn”. “Biết các mẹ thương cháu nên mình cũng cố nuốt. Ai dè mới chỉ 4 tháng thôi mà mình tăng đến 10 kg. Khi đi khám thai, bác sĩ mới mắng cho trận bảo tăng ầm ầm như thế thì nguy cơ sinh non, tiền sản giật lớn, vừa nguy mẹ lại hại đến con. Lúc đấy mình mới giật mình và hãm chế độ ăn thừa chất lại. May mà kịp. Chứ mình biết có những chị tăng cân quá nhiều đến nỗi con sinh ra phải nặng đến gần 5 cân nên khả năng bé mắc bệnh tiểu đường, nhiễm trùng cao lắm”. Tăng cân quá nhiều gây nguy hại cho mẹ và con (Ảnh minh họa) Theo các chuyên gia, tăng cân quá mức làm gia tăng nguy cơ cao huyết áp, tiểu đường trong thai kỳ dẫn đến tiền sản giật, thậm chí là sẩy thai, sinh non. Ngoài ra các mẹ béo phì còn dễ bị nhiễm trùng, khó gây mê.... trong thời gian chờ sinh và khi sinh con sẽ mất nhiều sức hơn, tổn thương phần mềm như rách âm hộ, cổ tử cung.... Chưa kể, chị em còn gặp vấn đề khi cho con bú như mất sữa, không tìm được tư thế thích hợp...và việc giảm cân sau sinh là vấn đề vô cùng nan giải. Trong khi đó trẻ sinh quá nặng, ngoài nguy cơ dễ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa, đặc biệt là tiểu đường còn dễ bị nhiễm trùng, hạ thân nhiệt và đường huyết, suy hô hấp, suy hệ tuần hoàn, hôn mê, đồng thời sức đề kháng cũng kém. Tăng cân bao nhiêu là đủ? Tăng cân là điều vô cùng cần thiết trong thai kỳ bởi điều đó đảm bảo cho sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên tăng bao nhiều là đủ lại là băn khoăn của nhiều mẹ bầu. Các chuyên gia khuyến nghị thai phụ nên tăng cân hợp lý theo chỉ số BMI (chỉ số khối lượng cơ thể) của mình trước lúc mang thai. Theo đó chỉ số BMI được tính bằng công thức: BMI = Cân nặng /(Chiều cao) * 2. Nếu BMI = 18,5: tăng từ 12,6 - 18 kg. Nếu BMI = 18.5 đến 24.9: tăng từ 8 - 15 kg. Nếu BMI = 25 đến 29.9: tăng từ 7 - 11 kg. Nếu BMI >= 30: tăng từ 5 - 9 kg. Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, các mẹ nên tăng 1 kg, 3 tháng giữa tăng 4 - 5 kg, 3 tháng cuối tăng 5 - 6 kg. Để kiểm soát được vấn đề cân nặng chị em nên cắt giảm những thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo trong chế độ ăn uống hàng ngày bởi đây là những thực phẩm không lành mạnh, khiến chị em tăng cân nhưng lại không nạp đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Bên cạnh đó chia nhỏ bữa ăn thành 5 – 6 bữa trong ngày cũng giúp chị em nhận được đầy đủ calo và dinh dưỡng cần thiết mà vẫn giữ năng lượng cũng như mức độ đường trong máu ổn đinh. Cách này còn giúp mẹ bầu “thổi bay” các triệu chứng buồn nôn, ợ nóng, khó tiêu...nữa đấy. Chị em nên ăn nhiều các thực phẩm lành mạnh (Ảnh minh họa) Ăn chậm, nhai kỹ là bí kíp của các mẹ tăng cân ít song thai nhi vẫn khỏe mạnh. Ngoài ra chị em nên tăng cường các thực phẩm chứa nhiều folate, protein, chất béo lành mạnh, carbohydrate, và chất xơ bao gồm nước cam, dâu tây, rau bina, bông cải xanh, các loại đậu, bánh m, bột ngũ cốc... trong thực đơn của mình. Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày cũng là yêu cầu mà các chuyên gia đưa ra với các mẹ bầu bởi điều đó không chỉ ngăn ngừa chứng thiếu ối khi sinh, hạn chế táo bón... mà nó còn giúp bạn ngăn ngừa cảm giác đói và thèm ăn, hạn chế được tình trạng tăng cân quá nhiều. Tập thể dục là phương pháp hoàn hảo giúp mẹ bầu khỏe mạnh trong suốt thai kỳ và duy trì cân nặng chuẩn. Nó cũng giúp mẹ bầu ngủ ngon và nhanh lấy lại vóc dáng thanh mảnh sau sinh. Vì thế chị em nên dành 30 – 50 phút mỗi ngày để đi bộ, tập yoga, bơi lội hoặc pilate. ... với mẹ bầu điều không ngăn ngừa chứng thiếu ối sinh, hạn chế táo bón mà giúp bạn ngăn ngừa cảm giác đói thèm ăn, hạn chế tình trạng tăng cân nhiều Tập thể dục phương pháp hoàn hảo giúp mẹ bầu. .. đường máu ổn đinh Cách giúp mẹ bầu “thổi bay” triệu chứng buồn nôn, ợ nóng, khó tiêu Chị em nên ăn nhiều thực phẩm lành mạnh (Ảnh minh họa) Ăn chậm, nhai kỹ bí kíp mẹ tăng cân song thai nhi khỏe... Tập thể dục phương pháp hoàn hảo giúp mẹ bầu khỏe mạnh suốt thai kỳ trì cân nặng chuẩn Nó giúp mẹ bầu ngủ ngon nhanh lấy lại vóc dáng mảnh sau sinh Vì chị em nên dành 30 – 50 phút ngày để bộ,