hoai_36k15.1.de_cuong.de_an.word_2003

36 196 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
hoai_36k15.1.de_cuong.de_an.word_2003

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 LỜI NÓI ĐẦU CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ LẠM PHÁT 1.1. Khái niệm và phân loại lạm phát 1.1.1 Khái niệm 1.1.2 Phân loại 1.1.2.1. Lạm phát vừa phải 1.1.2.2 Lạm phát phi mã. 1.1.2.3 Siêu lạm phát 1.2. Các nguyên nhân gây ra lạm phát. 1.2.1. Lạm phát do cơ cấu 1.2.2. Lạm phát tiền tệ 1.2.3. Lạm phát cầu kéo 1.2.4. Lạm phát chi phí đẩy 1.2.5. Các nguyên nhân khác 1.2.5.1. Lạm phát do cầu thay đổi 1.2.5.2. Lạm phát do xuất khẩu 1.5.2.3. Lạm phát do nhập khẩu 1.3. Đo lường lạm phát 1.3.1. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI - Consumer Price Index) 1.3.2. Chỉ số giá cả sản xuất (PPI) 1.3.3. Chỉ số giảm phát tổng sản phẩm quốc nội (GDP Deflator) 1.3.4. Chỉ số lạm phát cơ bản (Core inflation) 1.3.5. Các phương pháp đo lường khác 1.4. Tác động của lạm phát tới nền kinh tế 1.4.1.Tác động tích cực 1.4.2. Tác động tiêu cực CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM 2 GIAI ĐOẠN 2000 - 2012 2.1. Phương pháp đo lường chỉ số CPI ở Việt Nam 2.2. Tổng quan về lạm phát Việt Nam qua các giai đoạn 2.2.1 Thực trạng lạm phát ở Việt nam giai đoạn 2000 – 2006 2.2.2 Thực trạng lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2007 - 2008 2.2.2.1. Giai đoạn lạm phát tăng nhanh 2.2.2.2. Giai đoạn giảm lạm phát 2.2.3.3. Thực trạng lạm phát ở Việt nam giai đoạn 2009 – 2012. 2.3. Những tác động của lạm phát đến Việt Nam trong thời gian gần đây.20 2.3.1. Tác động đến tình hình kinh tế.20 2.3.2.1. Lĩnh vực tiền tệ, tín dụng.20 2.3.2.2. Lĩnh vực sản xuất.21 2.3.2.3. Lĩnh vực lưu thông21 2.3.2. Tác động đến tình hình xã hội21 2.4. Các nguyên nhân gây ra lạm phát ở Việt Nam22 2.4.1. Lạm phát tiền tệ22 2.4.2. Lạm phát do cầu kéo23 2.4.3. Lạm phát do chi phí đẩy23 2.4.4. Các nguyên nhân khác24 2.4.4.1. Lạm phát do tham nhũng và đầu tư kém hiệu quả24 2.4.4.2. Lạm phát do chưa quan tâm đúng mức CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP KIỀM CHẾ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN ĐẾN 3. Giải pháp kiềm chế lạm phát ở Việt Nam trong thời gian tới 3.1. Giải pháp cấp bách trước mắt trong việc kiềm chế lạm phát ở Việt Nam 3.1.1. Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ 3.1.2. Kiểm soát chặt chẽ, nâng cao hiệu quả chi tiêu công 3 3.1.3. Đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu, giảm nhập siêu 3.1.4. Tăng cường công tác quản lý thị trường chống đầu cơ buôn lậu và gian lận thương mại, kiểm soát việc chấp hành pháp luật nhà nước về giá 3.1.5. Đẩy mạnh phát triển thị trường, giải quyết vấn đề thanh khoản 3.1.6. Cởi bỏ các rào cản hành chính 3.1.7. Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội 3.1.8. Đẩy mạnh công tác thông tin và tuyên truyền 3.2. Các giải pháp cơ bản chiến lược trong việc kiềm chế lạm phát ở Việt Nam 3.2.1. Cải cách bộ máy chính quyền 3.2.2. Tái cấu trục hệ thống ngân hàng 3.2.3. Tăng cường chất lượng giáo dục. KẾT LUẬN. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 4 LỜI NÓI ĐẦU Trong đời sống hàng ngày, lạm phát là một trong những vấn đề của kinh tế học vĩ mô. Nó đã trở thành mối quan tâm lớn của các nhà chính trị và công chúng. Ở các quốc gia trên thế giới nói chung và tại Việt Nam, lạm phát là một vấn đề đáng quan tâm về tác động của nó tới sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội. Lạm phát ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế Việt Nam đặc biệt trong bối cảnh nước ta đang trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế hiện nay. Nhất là cho đến thời điểm này giá cả các mặt hàng thiết yếu trong và ngoài nước diễn ra rất phức tạp. Giá hầu hết các mặt hàng nhập khẩu thiết yếu như: xăng dầu, sắt thép, chất dẻo, phân bón… đều tăng. Đặc biệt trong thời gian gần đây khi giá vàng trong ngoài nước, tỷ giá ngoại hối tăng cao. Tình hình đó đòi hỏi nhà nước phải có những quan điểm và giải pháp cấp vĩ mô cũng như vi mô để kiềm chế và khắc phục lạm phát. Nhận thấy được những ảnh hưởng của lạm phát nên em đã chọn đề tài: “Thực trạng lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2000 – 2012”, cho Đề án nhập môn tài chính tiền tệ của mình. Mục đích của đề tài này là nhằm hiểu rõ hơn về mặt lý thuyết về lạm phát. Tình hình lạm phát của Việt Nam trong những năm gần đây, nghiên cứu và đưa ra cách khắc phục lạm phát. Nội dung chính của đề án được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Lý thuyết chung về lạm phát Chương 2: Thực trạng lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 2000 – 2012 Chương 3: Giải pháp kiềm chế lạm phát ở Việt Nam Do thời gian nghiên cứu đề án có hạn và với những lý do khách quan cũng như chủ quan, đề án không thể tránh khỏi những sai sót nhất định, em rất mong nhận được sự chỉ bảo của thầy để đề án được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cám ơn! Đà Nẵng, 21 tháng 3 năm 2013. 5 1.1. Khái niệm và phân loại lạm phát 1.1.1 Khái niệm Trong kinh tế học, lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế (1) . Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác. Khi giá trị của hàng hoá và dịch vụ tăng lên, đồng nghĩa với sức mua của đồng tiền giảm đi, và với cùng một số tiền nhất định, người ta chỉ có thể mua được số lượng hàng hoá ít hơn so với năm trước. Lưu ý, sự tăng giá của một vài loại hàng hoá riêng lẻ nào đó thì chưa gọi là lạm phát. Chỉ có thể kết luận lạm phát khi mức giá chung tăng lên. 1.1.2 Phân loại 1.1.2.1. Lạm phát vừa phải Lạm phát vừa phải thể hiện qua mức giá chỉ với một con số, tỉ lệ tăng giá thấp, dưới 10%/năm, nên giá cả tương đối ổn định, hầu như sự thay đổi của nó rất khó nhận biết (2) . Trong điều kiện đó mọi người tin vào giá trị của đồng tiền, vì vậy các chức năng của nó vẫn được thực hiện một cách bình thường. Thông thường ở các nước do loại lạm phát thấp có thể dự báo đoán trước và người ta có thể chỉ số hoá vào các chính sách của Nhà nước hoặc các hoạt động kinh tế nên đã hạn chế được mặt tiêu cực của nó 1.1.2.2 Lạm phát phi mã. Lạm phát phi mã thể hiện qua mức tăng giá từ hai tới ba con số, tức là khoảng hơn 10%, 50%, 20%, 800% .một năm (3) .Trong những năm 1980, có nhiều nước lâm vào tình trạng lạm phát lạm phát phi mã đến 700% chẳng hạn như Argentina, Brazin, Việt Nam… đồng tiền mất giá nghiêm trọng, lãi suất thực là âm. Trong điều kiên đó, không ai cho vay vơi lãi suất thông thường. Không ai nắm giữ tiền mặt lớn quá mức tối thiểu cần thiết cho việc giao dịch hằng ngày, ngược lại hàng hóa sẽ được ưa 6 chuộng hơn đặc biệt là hàng hóa lâu bền. Tình trạng lạm phát phi mã vẫn còn có thể được khắc phục. 1.1.2.3 Siêu lạm phát Siêu lạm phát với tỷ lệ tăng giá trên 1.000%/năm (4) . Các cuộc siêu lạm phát điển hình như ở Bôlivia năm 1985 với tỷ lệ 50.000%/năm, xảy ra ở Đức tháng 11-1923 với tỷ lệ tăng giá 1 triệu lần. Như siêu lạm phát ở Zimbabwe tháng 11/2008. Giá cả ở Zimbabwe ở thời điểm đó tăng gấp đôi sau mỗi 24 tiếng, làm sản xuất đình trệ, thị trường chứng khoán đóng cửa v.v… đời sống người dân khó khăn. 1.2. Các nguyên nhân gây ra lạm phát 1.2.1. Lạm phát do cơ cấu Lạm phát nảy sinh là do sự mất cân đối sâu sắc trong chính cơ cấu của nền kinh tế (mất cân đối giữa tích luỹ và tiêu dùng, giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa sản xuất và dịch vụ,…), chính sự mất cân đối này làmcho nền kinh tế phát triển không có hiệu quả (5). 1.2.2. Lạm phát tiền tệ Khác với trường phái cơ cấu, trường phái tiền tệ cho rằng lạm phát là một hiện tượng thuần tuý tiền tệ, giá tăng lên ít nhiều là do cung tiền tệ quá mức cầu của nền kinh tế. 1.2.3. Lạm phát cầu kéo (6) Lạm phát do cầu kéo là hiện tượng tăng giá diễn ra khi tổng cầu tăng lên và vượt sản lượng tiềm năng. Trong thực tê, khi xảy ra lạm phát cầu kéo người ta thường nhận thấy lượng tiền trong lưu thông và khối lượng tín dụng tăng đáng kể, vượt quá khả năng có giới hạn của mức cung hàng hóa. Như vậy, lạm phát cầu kéo gắn liền với việc chi tiêu quá nhiều tiền để mua một lượng cung hạn chế về hàng hóa có thể sản xuất được, trong điều kiện thị trường lao động đã đạt cân bằng. 1.2.4. Lạm phát chi phí đẩy (7) 7 Là loại lạm phát gắn liền với hiện tượng tăng giá chung của nền kinh tế trong điều kiện chi phí sản xuất gia tăng do các cú sốc tổng cung đưa đến, như cú sốc dầu mỏ năm 1970. Do sự gia tăng chi phí sản xuất làm tổng cung thay đổi trong khi tổng cầu không thay đổi dẫn tới giá tăng, sản lượng giảm và kéo theo thất nghiệp gia tăng. 1.2.5. Các nguyên nhân khác 1.2.5.1. Lạm phát do cầu thay đổi Ví dụ lượng cầu về một mặt hàng giảm đi, trong khi lượng cầu về một mặt hàng khác lại tăng lên. Nếu thị trường có người cung cấp độc quyền và giá cả có tính chất cứng nhắc phía dưới (chỉ có thể tăng mà không thể giảm), thì mặt hàng mà lượng cầu giảm vẫn không giảm giá. Trong khi đó mặt hàng có lượng cầu tăng thì lại tăng giá. Kết quả là mức giá chung tăng lên, dẫn đến lạm phát. 1.2.5.2. Lạm phát do xuất khẩu Xuất khẩu tăng dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn tổng cung, hoặc sản phẩm được huy động cho xuất khẩu khiến lượng cung sản phẩm cho thị trường trong nước giảm làm cho tổng cung thấp hơn tổng cầu. Lạm phát nảy sinh do tổng cung và tổng cầu mất cân bằng. 1.5.2.3. Lạm phát do nhập khẩu Khi giá hàng hoá nhập khẩu tăng thì giá bán sản phẩm đó trong nước cũng tăng. Lạm phát hình thành khi mức giá chung bị giá nhập khẩu đội lên. 1.3. Đo lường lạm phát Lạm phát được đo lường bằng tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ này được tính thông qua chỉ số giá. Chỉ số giá là thước đo mức giá chung, chính xác hơn nó là số bình quân gia quyền của giá nhiều loại hàng hóa và dịch vụ. Khi xây dựng chỉ số giá các nhà kinh tế cân nhắc từng loại giá riêng lẻ theo tầm quan trọng kinh tế của mỗi hàng hóa. Những chỉ số giá quan trọng hay được sử dụng là chỉ số giá tiêu dùng CPI, hệ số giảm phát GDP và chỉ số giá sản xuất PPI, chỉ số lạm phát cơ bản (core inflation). 1.3.1. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI - Consumer Price Index) 8 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là thước đo chi phí mà một người tiêu dùng điển hình mua các hàng hóa và dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu cá nhân (8). Để xác định chỉ số giá tiêu dùng, người ta chọn ra một giỏ hàng hóa và dịch vụ tiêu biểu cho cơ cấu tiêu dùng của các hộ gia đình trong một giai đoạn nhất định, đồng thời xác định mức độ tiêu dùng của cá hộ gia đình đối với từng hàng hóa và dịch vụ trong giỏ. Trên cơ sở xác định chỉ số giá của từng hàng hóa và dịch vụ trong giỏ, người ta tính được chỉ số giá tiêu dùng theo công thức (9) : I p = ∑ i pj * d j Trong đó: I p là chỉ số giá của cả giỏ hay chỉ số giá tiêu dùng I pj là chỉ số giá của hàng hóa hay dịch vụ thứ j d j là tỷ trọng mức tiêu dùng hàng hóa hay dịch vụ thứ j ( ∑ d j = 1 với j = 1 đến n) • Ưu điểm: CPI có ưu điểm là tính được lạm phát tại bất kỳ thời điểm nào trong năm căn cứ vào rổ hàng hóa, do đó các nhà làm chính sách có thể đưa ra những giải pháp kịp thời để điều chỉnh nền kinh tế. Cách tính này tương đối đơn giản, hạn chế sai sót trong tính toán. Kết quả nhận được tương đối trùng khớp với tình hình nền kinh tế. • Nhược điểm: không phản ánh được sự thay đổi trong cơ cấu tiêu dùng, đồng thời cũng không phản ánh được về sự thay đổi chất lượng của hàng hóa dịch vụ. 1.3.2. Chỉ số giá cả sản xuất (PPI) • Cách tính: Đây là chỉ số giá bán buôn, được xây dựng để tính giá cả trong lần đầu tiên do người sản xuất ấn định (10) . Số liệu này mô tả mức độ thay đổi giá cả trung bình trong rổ hàng hóa cố định được mua bởi nhà sản xuất. Cách tính chí số PPI cơ bản là giống cách tính của chỉ số CPI chỉ khác là CPI lấy số liệu của giá bán lẻ còn PPI lấy giá cả bán buôn. Các trọng số cố định để tính toán PPI là doanh số ròng của hàng hóa. • Ưu điểm: Chỉ số được tính dựa trên một lượng lớn các hàng hóa bao gồm cả giá thực phẩm, các sản phẩm chế tạo và khoáng sản và nó cũng phản ánh được giá trị của đồng vốn dành cho trang thiết bị trong kinh doanh. 9 Do những đặc tính chi tiết đó nên nó thường được các doanh nghiệp sử dụng. • Nhược điểm: Việc tính toán hết sức phức tạp vì bao gồm một lượng lớn các doanh mục điều tra. Bên cạnh đó nó cũng mang những nhược điểm cố hữu của cách tính có trọng số cố định như đã trình bày ở cách tính CPI. 1.3.3. Chỉ số giảm phát tổng sản phẩm quốc nội (GDP Deflator) • Cách tính: Người ta tính chỉ số giảm phát GDP theo công thức sau: Chỉ số giảm phát GDP = 100 x GDP danh nghĩa GDP thực tế  Ưu điểm : phản ánh được sự thay thế giữ các hàng hóa, dịch vụ với nhau. • Nhược điểm: Không phản ánh trực tiếp sự biến động trong giá cả nhập khẩu cũng như sự biến động trong tỷ giá hối đoái. Nó cũng không thể hiện được sự thay đổi của chất lượng hàng hóa khi tính toán tỷ lệ lạm phát và sự biến động giá cả trong từng tháng vì GDP Deflator chỉ tính được lạm phát của một năm sau khi có báo cáo về GDP của năm đó. 1.3.4. Chỉ số lạm phát cơ bản (Core inflation) Lạm phát cơ bản là thước đo lạm phát khi đã loại bỏ các nhóm hàng hóa có biến động giá liên tục và mang tính thời vụ như giá lương thực – thực phẩm và giá năng lượng. Lạm phát cơ bản thường được tính bằng cách lấy chỉ số CPI và loại ra những nhóm hàng có biến động giá lớn. Khác với chỉ số giá tiêu dùng CPI, lạm phát cơ bản là chỉ số cho thấy xu hướng lạm phát lâu dài và không bị méo mó do các nhân tố gây ra thay đổi có tính chất nhất thời. 1.3.5. Các phương pháp đo lường khác Ngoài các chỉ tiêu đo lường lạm phát trên, còn có một số phương pháp đo lường lạm phát như: - Chỉ số giá sinh hoạt (CLI): là sự tăng trưởng trên lý thuyết trong giá cả sinh hoạt của một cá nhân, trong đó các chỉ số giá tiêu dùng được giả định một cách xấp xỉ. 10 - Chỉ số giá bán buôn: đo sự thay đổi trong giá cả của một sự lựa chọn các hàng hóa bán buôn. - Chỉ số giá hàng hóa: đo sự thay đổi trong giá cả của một sự lựa chọn các hàng hóa. - Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCEPI) 1.4. Tác động của lạm phát tới nền kinh tế 1.4.1.Tác động tích cực Lạm phát cũng có hai mặt nhưng thường người ta hay nghĩ tới những ảnh hưởng tiêu cực. Lạm phát cũng có những ảnh hưởng tích cực thúc đẩy kinh tế qua sức mua tăng làm tổng cầu tăng, thị trường sôi động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp tốt làm tăng trưởng kinh tế, tạo thêm hàng loạt việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp (11). Chính vì thế trong chính sách vĩ mô của hầu hết các quốc gia hiện nay người ta thường chấp nhận một tỷ lệ lạm phát vừa phải để kích thích tăng trưởng kinh tế. 1.4.2. Tác động tiêu cực Trên phương diện lý thuyết, nếu lạm phát ở mức có thể tiên đoán được thì có thể tránh được mọi hậu quả xấu có thể xảy ra. Còn nếu lạm phát không thể tiên đoán được thì hậu quả khó có thể lường trước được. Điều này biểu hiện ở chỗ: - Đối với tăng trưởng kinh tế: lạm phát cao sẽ kìm hãm sự tăng trưởng kinh tế. Khi lạm phát xảy ra nó sẽ làm lệch cơ cấu giá cả, kéo theo là nguồn tài nguyên, vốn và nguồn nhân lực không được phân bố một cách có hiệu quả, kết cục là làm cho tăng trưởng chậm lại. - Đối với lĩnh vực đầu tư tài chính: tính không chắc chắn của lạm phát là kẻ thù của tăng trưởng và đầu tư dài hạn: nếu các nhà đầu tư không biết chắc chắn hoặc không thể dự đoán được mức giá cả trong tương lai, kéo theo việc không thể biết được lãi suất thực thì không ai trong số họ dám liều lĩnh đầu tư, nhất là đầu tư vào các dự án dài hạn, mặc dù có thể các điều kiện đầu tư khác là khá ưu đãi và hấp dẫn. - Đối với lĩnh vực sản xuất: đối với nhà sản xuất, tỷ lệ lạm phát cao làm cho giá đầu vào biến động không ngừng, gây ra sự ổn định giả tạo trong quá trình sản . 1 LỜI NÓI ĐẦU CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ LẠM PHÁT 1. 1. Khái niệm và phân loại lạm phát 1. 1 .1 Khái niệm 1. 1.2 Phân loại 1. 1.2 .1. Lạm phát. (năm 2 011 tăng 23 ,18 %; năm 2 012 tăng 17 ,07%). Chỉ số giá nhóm bưu chính viễn thông tiếp duy trì mức giảm (năm 2 011 giảm 5,06%; năm 2 012 giảm 1, 11% ). Chỉ

Ngày đăng: 19/04/2013, 17:38

Hình ảnh liên quan

Hình 2.2: Diễn biến chỉ số giá tiêu dùng năm 2011. Số liệu: GSO - hoai_36k15.1.de_cuong.de_an.word_2003

Hình 2.2.

Diễn biến chỉ số giá tiêu dùng năm 2011. Số liệu: GSO Xem tại trang 18 của tài liệu.
Bảng 3. 1: Đánh giá sự bất lực của Chính Phủ trong chống tham nhũng 2010 - hoai_36k15.1.de_cuong.de_an.word_2003

Bảng 3..

1: Đánh giá sự bất lực của Chính Phủ trong chống tham nhũng 2010 Xem tại trang 30 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan