window.onload = function () {resizeNewsImage("news-image", 500);} Trong suốt hơn 40 tuần thai nghén, mẹ bầu thường được khuyến cáo nên siêu âm tối thiểu từ 3 – 4 lần để dự đoán tình trạng sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Nếu siêu âm lần đầu tiên giúp xác định tuổi thai, vị trí thai trong tử cung hay ngoài tử cung, dự đoán ngày sinh, lần siêu âm sau cùng khi bé được 32 – 36 tuần tuổi nhằm kiểm tra xem thai nhi có phát triển bình thường hay chậm tăng trưởng, xác định ngôi thai, đo lượng nước ối, tiên lượng cuộc sinh v.v…, thì trong lần siêu âm vào giữa thai kỳ, thường được thực hiện từ tuần 20 – 22, sẽ giúp bác sĩ sản khoa và mẹ bầu hiểu rõ hơn về hình thể của thai nhi, từ đó giúp bác sĩ phát hiện ra các dấu hiệu bất thường (nếu có) trên cơ thể bé. Mẹ sẽ thấy được “ngoại hình” cụ thể của bé yêu Vào khoảng 3 tháng giữa thai kỳ, do các cơ quan lớn như tay chân, những bộ phận khác trên cơ thể hay khuôn mặt bé đang phát triển tốt và dần hoàn thiện, nên với các kỹ thuật siêu âm hiện đại như 3D, 4D sẽ giúp mẹ bầu chiêm ngưỡng được “dung nhan” đáng yêu vô vàn của bé. Vì vậy, nếu chịu khó siêu âm trong thời điểm này thì mẹ không chỉ biết được khuôn mặt hay cơ thể bé như thế nào mà còn giúp bác sĩ xác định được các vấn đề về phát triển hình thể nếu có ở bé để can thiệp kịp thời. Những hình ảnh siêu âm đầu tiên về khuôn mặt bé ở giai đoạn này sẽ theo mẹ suốt thai kỳ và sẽ là hình ảnh đẹp để lưu giữ sau khi sinh bé (hình minh họa) - Mặt. Vào giai đoạn này, khuôn mặt bé yêu nhà bạn đã thể hiện rất rõ trên màn hình siêu âm, và gần giống như nét mặt của một em bé vừa ra đời. Thậm chí bé đã hình thành rõ mí mắt từ tuần 18 của thai kỳ. Qua siêu âm, tùy thuộc vào vị trí nằm của bé trong tử cung mẹ, bác sĩ có thể phát hiện ra bé bị hở hàm ếch hoặc sứt môi hay không. Đây là dạng dị tật rất phổ biến, chiếm tỷ lệ 1/600 trẻ sơ sinh ở Mỹ. Do sứt môi, hở hàm ếch sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và tình trạng phát triển của bé sau này, nên các mẹ hãy yên tâm vì nếu được phát hiện sớm sẽ rất hữu ích cho bác sĩ và các chuyên gia điều trị kịp thời cũng như chăm sóc bé tốt hơn sau khi bé chào đời. - Tay, chân. Những ngón tay, ngón chân xinh xinh của bé cũng sẽ được thể hiện rất rõ trên màn hình siêu âm trong giai đoạn này. Thậm chí từ tuần 18 thai kỳ trở đi, tay bé đã đủ dài nên khi 2 bàn tay tình cờ chạm nhau thì chúng cũng có thể siết chặt lấy nhau. Qua việc kiểm tra cẩn thận, bác sĩ và các kỹ thuật viên siêu âm có thể đảm bảo bé có hoặc không có dị tật ở các bộ phận này. Dị tật phổ biến nhất là chứng vẹo chân, hoặc nhiều ngón tay, ngón chân hơn so với bình thường. Ngoài ra, nếu phát hiện cánh tay và xương chân của bé ngắn hơn trung bình, bác sĩ sẽ phải chỉ định mẹ bầu thực hiện tiếp các xét nghiệm chẩn đoán khác, vì đây là 1 trong những dấu hiệu của hội chứng Down. - Cột sống. Qua siêu âm, các kỹ thuật viên cũng sẽ đánh giá về tình trạng cột sống của bé, đồng thời kiểm tra để đảm bảo rằng các đốt sống liên kết tốt với nhau và da bao bọc lấy đốt sống cuối, vì nếu không có những điều này, bé sẽ có thể mắc tật nứt đốt sống hay các khuyết tật xương sống khác. Mẹ sẽ biết được “tình hình” phát triển các cơ quan khác ở bé Sóng siêu âm không chỉ chỉ ra cho mẹ thấy các đặc điểm trên khuôn mặt, tay chân của bé, mà bằng kỹ năng, kinh nghiệm chuyên môn của mình, các kỹ thuật viên và bác sĩ sản khoa còn kiểm tra được tình trạng phát triển của các cơ quan, bộ phận khác bên trong cơ thể bé. Từ đó giúp mẹ yên tâm rằng bé vẫn phát triển bình thường, hoặc nếu có vấn đề gì xảy ra thì mẹ vẫn thấy an lòng vì được phát hiện sớm đồng nghĩa với việc bác sĩ có thể can thiệp y khoa đúng lúc, cũng như có nhiều thời gian để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất cho bé. Thông thường, các cơ quan nội tạng và những phần phụ của bào thai liệt kê ngay sau đây sẽ được rà soát kỹ qua siêu âm ở tuần 20 – 22 thai kỳ: Không những giúp mẹ thỏa mong ước được ngắm nhìn khuôn mặt đáng yêu của bé, siêu âm ở thời điểm này còn giúp bác sĩ phát hiện sớm các khuyết tật nếu có ở thai nhi (hình minh họa) - Não. Siêu âm não giai đoạn này sẽ giúp bác sĩ đánh giá được tình trạng phát triển của não bé. Các bất thường ở đầu và não có thể chỉ ra các khuyết tật nhiễm sắc thể như Down, u nang trong đám rối màng mạch do 1 mô trong não sản xuất dịch não tủy v.v… - Tim. Một cơ quan quan trọng thứ 2 trong cơ thể bé ngoài não là tim cũng sẽ được xem xét kỹ nhằm phát hiện sớm các khuyết tật tim bẩm sinh nếu có. Vì khuyết tật tim là 1 trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên các dị tật bẩm sinh khác, thậm chí dẫn đến tử vong ở trẻ sơ sinh. Phát hiện sớm dị tật tim bẩm sinh sẽ giúp người mẹ cũng như bác sĩ có những bước chăm sóc y tế tốt nhất có thể cho bé trong suốt thai kỳ và sau khi sinh. - Thận, bàng quang. Hai bộ phận này cũng sẽ được kiểm tra qua siêu âm vào giai đoạn này nhằm đảm bảo không có sự tắc nghẽn hay có khuyết tật nào xảy ra. - Thành bụng bé cũng sẽ được xem xét để chắc chắn rằng không có các khuyết tật như thoát vị thành bụng… Bác sĩ cũng sẽ xác định kích thước của bé thông qua việc sử dụng hàng loạt các phép đo khác nhau, gồm đo chu vi đầu, chu vi bụng, chiều dài trên xương chân (xương đùi) của bé, từ đó biết liệu bé có phát triển trong phạm vi bình thường hay không. - Dây rốn. Ngoài việc kiểm tra để chắc chắn bé không bị tình trạng “tràng hoa quấn cổ”, dây rốn còn được xem xét nhằm đảm bảo nó chứa lượng mạch máu trung bình và phát triển bình thường. - Nhau thai. Siêu âm 3 tháng giữa thai kỳ còn giúp bác sĩ xác định vị trí nhau thai, và có những biện pháp tăng cường theo dõi sức khỏe 2 mẹ con nếu phát hiện nhau có 1 số bất thường như vị trí nhau bám thấp (nhau tiền đạo), nhau bong non, v.v….
Trang 1Trong suốt hơn 40 tuần thai nghén, mẹ bầu thường được khuyến cáo nên siêu âm tối thiểu từ 3 – 4 lần để
dự đoán tình trạng sức khỏe và sự phát triển của thai nhi Nếu siêu âm lần đầu tiên giúp xác định tuổi thai,
vị trí thai trong tử cung hay ngoài tử cung, dự đoán ngày sinh, lần siêu âm sau cùng khi bé được 32 – 36 tuần tuổi nhằm kiểm tra xem thai nhi có phát triển bình thường hay chậm tăng trưởng, xác định ngôi thai,
đo lượng nước ối, tiên lượng cuộc sinh v.v…, thì trong lần siêu âm vào giữa thai kỳ, thường được thực hiện từ tuần 20 – 22, sẽ giúp bác sĩ sản khoa và mẹ bầu hiểu rõ hơn về hình thể của thai nhi, từ đó giúp bác sĩ phát hiện ra các dấu hiệu bất thường (nếu có) trên cơ thể bé
Mẹ sẽ thấy được “ngoại hình” cụ thể của bé yêu
Vào khoảng 3 tháng giữa thai kỳ, do các cơ quan lớn như tay chân, những bộ phận khác trên cơ thể hay khuôn mặt bé đang phát triển tốt và dần hoàn thiện, nên với các kỹ thuật siêu âm hiện đại như 3D, 4D sẽ giúp mẹ bầu chiêm ngưỡng được “dung nhan” đáng yêu vô vàn của bé Vì vậy, nếu chịu khó siêu âm trong thời điểm này thì mẹ không chỉ biết được khuôn mặt hay cơ thể bé như thế nào mà còn giúp bác sĩ xác định được các vấn đề về phát triển hình thể nếu có ở bé để can thiệp kịp thời
Những hình ảnh siêu âm đầu tiên về khuôn mặt bé ở giai đoạn này sẽ theo mẹ suốt thai kỳ và sẽ là hình ảnh đẹp để lưu giữ sau khi sinh bé (hình minh họa)
- Mặt Vào giai đoạn này, khuôn mặt bé yêu nhà bạn đã thể hiện rất rõ trên màn hình siêu âm, và gần
giống như nét mặt của một em bé vừa ra đời Thậm chí bé đã hình thành rõ mí mắt từ tuần 18 của thai kỳ Qua siêu âm, tùy thuộc vào vị trí nằm của bé trong tử cung mẹ, bác sĩ có thể phát hiện ra bé bị hở hàm ếch hoặc sứt môi hay không Đây là dạng dị tật rất phổ biến, chiếm tỷ lệ 1/600 trẻ sơ sinh ở Mỹ Do sứt môi, hở hàm ếch sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và tình trạng phát triển của bé sau này, nên các
mẹ hãy yên tâm vì nếu được phát hiện sớm sẽ rất hữu ích cho bác sĩ và các chuyên gia điều trị kịp thời cũng như chăm sóc bé tốt hơn sau khi bé chào đời
- Tay, chân Những ngón tay, ngón chân xinh xinh của bé cũng sẽ được thể hiện rất rõ trên màn hình siêu
âm trong giai đoạn này Thậm chí từ tuần 18 thai kỳ trở đi, tay bé đã đủ dài nên khi 2 bàn tay tình cờ chạm nhau thì chúng cũng có thể siết chặt lấy nhau Qua việc kiểm tra cẩn thận, bác sĩ và các kỹ thuật viên siêu âm có thể đảm bảo bé có hoặc không có dị tật ở các bộ phận này Dị tật phổ biến nhất là chứng vẹo chân, hoặc nhiều ngón tay, ngón chân hơn so với bình thường Ngoài ra, nếu phát hiện cánh tay và xương chân của bé ngắn hơn trung bình, bác sĩ sẽ phải chỉ định mẹ bầu thực hiện tiếp các xét nghiệm chẩn đoán khác, vì đây là 1 trong những dấu hiệu của hội chứng Down
- Cột sống Qua siêu âm, các kỹ thuật viên cũng sẽ đánh giá về tình trạng cột sống của bé, đồng thời kiểm
tra để đảm bảo rằng các đốt sống liên kết tốt với nhau và da bao bọc lấy đốt sống cuối, vì nếu không có những điều này, bé sẽ có thể mắc tật nứt đốt sống hay các khuyết tật xương sống khác
Trang 2Mẹ sẽ biết được “tình hình” phát triển các cơ quan khác ở bé
Sóng siêu âm không chỉ chỉ ra cho mẹ thấy các đặc điểm trên khuôn mặt, tay chân của bé, mà bằng kỹ năng, kinh nghiệm chuyên môn của mình, các kỹ thuật viên và bác sĩ sản khoa còn kiểm tra được tình trạng phát triển của các cơ quan, bộ phận khác bên trong cơ thể bé Từ đó giúp mẹ yên tâm rằng bé vẫn phát triển bình thường, hoặc nếu có vấn đề gì xảy ra thì mẹ vẫn thấy an lòng vì được phát hiện sớm đồng nghĩa với việc bác sĩ có thể can thiệp y khoa đúng lúc, cũng như có nhiều thời gian để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất cho bé Thông thường, các cơ quan nội tạng và những phần phụ của bào thai liệt kê ngay sau đây sẽ được rà soát kỹ qua siêu âm ở tuần 20 – 22 thai kỳ:
Không những giúp mẹ thỏa mong ước được ngắm nhìn khuôn mặt đáng yêu của bé, siêu âm ở thời điểm này còn giúp bác sĩ phát hiện sớm các khuyết tật nếu có ở thai nhi (hình minh họa)
- Não Siêu âm não giai đoạn này sẽ giúp bác sĩ đánh giá được tình trạng phát triển của não bé Các bất
thường ở đầu và não có thể chỉ ra các khuyết tật nhiễm sắc thể như Down, u nang trong đám rối màng mạch do 1 mô trong não sản xuất dịch não tủy v.v…
- Tim Một cơ quan quan trọng thứ 2 trong cơ thể bé ngoài não là tim cũng sẽ được xem xét kỹ nhằm phát
hiện sớm các khuyết tật tim bẩm sinh nếu có Vì khuyết tật tim là 1 trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên các dị tật bẩm sinh khác, thậm chí dẫn đến tử vong ở trẻ sơ sinh Phát hiện sớm dị tật tim bẩm sinh sẽ giúp người mẹ cũng như bác sĩ có những bước chăm sóc y tế tốt nhất có thể cho bé trong suốt thai
kỳ và sau khi sinh
- Thận, bàng quang Hai bộ phận này cũng sẽ được kiểm tra qua siêu âm vào giai đoạn này nhằm đảm
bảo không có sự tắc nghẽn hay có khuyết tật nào xảy ra
- Thành bụng bé cũng sẽ được xem xét để chắc chắn rằng không có các khuyết tật như thoát vị thành
bụng… Bác sĩ cũng sẽ xác định kích thước của bé thông qua việc sử dụng hàng loạt các phép đo khác nhau, gồm đo chu vi đầu, chu vi bụng, chiều dài trên xương chân (xương đùi) của bé, từ đó biết liệu bé có phát triển trong phạm vi bình thường hay không
- Dây rốn Ngoài việc kiểm tra để chắc chắn bé không bị tình trạng “tràng hoa quấn cổ”, dây rốn còn
được xem xét nhằm đảm bảo nó chứa lượng mạch máu trung bình và phát triển bình thường
- Nhau thai Siêu âm 3 tháng giữa thai kỳ còn giúp bác sĩ xác định vị trí nhau thai, và có những biện pháp
tăng cường theo dõi sức khỏe 2 mẹ con nếu phát hiện nhau có 1 số bất thường như vị trí nhau bám thấp (nhau tiền đạo), nhau bong non, v.v…