window.onload = function () {resizeNewsImage("news-image", 500);} Tôi lấy chồng người Hàn Quốc và quyết định sang đó làm dâu xứ người cũng là bất đắc dĩ thôi. Chúng tôi quen nhau khi đang cùng làm việc ở Việt Nam. Tôi học khoa tiếng Hàn, sau đó làm ở khu công nghiệp của Hàn Quốc. Chúng tôi là đồng nghiệp và thường xuyên làm việc cùng nhau nên tình cảm cũng nẩy sinh từ đó. Khi quyết định sẽ mặc váy cô dâu sánh bước cùng anh, tôi đã đề nghị sẽ sống ở Việt Nam và mỗi năm chỉ về thăm quê chồng 1-2 lần. Anh đồng ý bởi gia đình anh vẫn còn một anh trai đang chăm sóc cha mẹ. Thế nhưng cưới nhau được 2 năm thì công việc của chồng có chút thay đổi. Công ty giảm biên chế và cùng lúc đó, ở gần nhà anh lại có một xưởng công việc mới mở và mời anh về làm với mức lương đáng mơ ước. Hồi đó, vợ chồng tôi phân vân nhiều lắm. Tôi thì thực sự không muốn rời Việt Nam, còn anh thì dường như cũng muốn về sống gần bố mẹ mặc dù anh không nói ra. Bố mẹ anh cũng thường xuyên gọi điện khuyên vợ chồng tôi nên về Hàn Quốc để sinh sống. Và cuối cùng, sau khi tìm hiểu kỹ càng mọi thứ, chúng tôi đã quyết định sẽ về xứ sở kim chi để định cư. Ngày tôi đi, bố mẹ tôi khóc nhiều lắm vì tôi là con gái một mà. Các cụ thương tôi vì sợ không biết làm dâu, lại làm dâu mẹ chồng Hàn Quốc – nổi tiếng khó tính nữa. Thế nhưng lấy chồng thì phải theo chồng chứ biết sao được. Nhà chồng tôi không phải ở thành phố lớn như Seoul hay Busan mà là ở một thành phố nghèo Seongnam, tỉnh Gyegonggi, Hàn Quốc. Có lẽ vì vậy mà trình độ dân trí ở đây còn khá cổ hủ và mẹ chồng tôi là điển hình trong số đó. Mẹ chồng Hàn Quốc của tôi có những quan niệm mang thai và sinh nở rất cổ hủ. (ảnh minh họa) Sang Hàn Quốc được 1 năm thì tôi 'dính' bầu. Những tưởng chuyện bầu bí ngày nay ở Hàn Quốc cũng giống ở Việt Nam đã tân tiến hơn rất nhiều nhưng quan niệm của mẹ chồng tôi thì vẫn còn rất cổ hủ. Nhiều khi vợ chồng tôi phải lắc đầu ngao ngán vì những quan niệm này nhưng cũng may bà là người không để bụng, cũng chỉ muốn tốt cho con cháu nên mới khắt khe với tôi thế. Bà bầu không được ăn thịt gà Một quan niệm khiến tôi buồn cười nhất về chế độ ăn uống khi mang thai. Mẹ chồng tôi nói theo quan niệm của người Hàn Quốc, khi mang bầu là không được ăn thịt vịt bởi sẽ khiến bàn chân đứa trẻ bị dính vào nhau như chân vịt. Mẹ bầu Hàn Quốc cũng được khuyên không nên ăn đậu phụ hoặc sữa đậu nành vì có thể ảnh hưởng đến giới tính của bé (nếu đó là bé trai). Nhìn bụng đoán giới tính Mẹ chồng tôi có chiêu đoán giới tính thai nhi rất hay các mẹ nhé. Bà bảo nếu bụng bầu dẹt thì đó là một bé gái còn bụng bầu cao và nhô về phía trước thì đó chắc chắn là một bé trai. Tôi nhìn thì chẳng thấy bụng bầu có sự khác biệt nào cả. Chắc chỉ có những người có kinh nghiệm như mẹ chồng tôi đoán mới chuẩn được và bà cũng đoán rất chuẩn giới tính của Xu-cha nhà tôi từ khi bé mới được 5 tháng. Sinh xong phải ăn rong biển Nếu như ở Việt Nam, bà đẻ ngày ngày làm bạn với rau ngót thì ở Hàn Quốc là món canh rong biển. Mẹ chồng tôi nói canh rong biển nhiều sắt, rất tốt cho sản phụ. Dù nhiều khi tôi chán ngấy món canh này nhưng vẫn cố nuốt để vừa lòng mẹ chồng. Miễn việc nhà trong vòng 1 tháng sau sinh Điều sướng nhất khi sinh nở ở đây là tôi được miễn hoàn toàn tất cả mọi công việc trong vòng 1 tháng sau sinh. Mẹ chồng còn khuyên tôi không được tắm, gội sớm và càng kiêng lâu càng tốt. Thế nhưng là một người hiện đại, tôi làm sao có thể chịu được việc kiêng cữ đó. Tôi đã tắm lén không để mẹ chồng biết sau khi sinh nở 4 ngày. Như thế với tôi đã khó chịu lắm rồi. Mặc dù những quan điểm của mẹ chồng Hàn Quốc khá cổ hủ nhưng bà cũng chỉ muốn tốt cho tôi và nhờ có mẹ chồng chăm sóc mà tôi phục hồi rất nhanh sau sinh nở. Quan trọng là những người con dâu nên khéo léo cư xử để không làm mất lòng mẹ chồng đặc biệt trước những quan niệm cổ hủ của các mẹ. Chia sẻ của mẹ Xu-cha (Gyegonggi, Hàn Quốc)
Tôi lấy chồng người Hàn Quốc và quyết định sang đó làm dâu xứ người cũng là bất đắc dĩ thôi. Chúng tôi quen nhau khi đang cùng làm việc ở Việt Nam. Tôi học khoa tiếng Hàn, sau đó làm ở khu công nghiệp của Hàn Quốc. Chúng tôi là đồng nghiệp và thường xuyên làm việc cùng nhau nên tình cảm cũng nẩy sinh từ đó. Khi quyết định sẽ mặc váy cô dâu sánh bước cùng anh, tôi đã đề nghị sẽ sống ở Việt Nam và mỗi năm chỉ về thăm quê chồng 1-2 lần. Anh đồng ý bởi gia đình anh vẫn còn một anh trai đang chăm sóc cha mẹ. Thế nhưng cưới nhau được 2 năm thì công việc của chồng có chút thay đổi. Công ty giảm biên chế và cùng lúc đó, ở gần nhà anh lại có một xưởng công việc mới mở và mời anh về làm với mức lương đáng mơ ước. Hồi đó, vợ chồng tôi phân vân nhiều lắm. Tôi thì thực sự không muốn rời Việt Nam, còn anh thì dường như cũng muốn về sống gần bố mẹ mặc dù anh không nói ra. Bố mẹ anh cũng thường xuyên gọi điện khuyên vợ chồng tôi nên về Hàn Quốc để sinh sống. Và cuối cùng, sau khi tìm hiểu kỹ càng mọi thứ, chúng tôi đã quyết định sẽ về xứ sở kim chi để định cư. Ngày tôi đi, bố mẹ tôi khóc nhiều lắm vì tôi là con gái một mà. Các cụ thương tôi vì sợ không biết làm dâu, lại làm dâu mẹ chồng Hàn Quốc – nổi tiếng khó tính nữa. Thế nhưng lấy chồng thì phải theo chồng chứ biết sao được. Nhà chồng tôi không phải ở thành phố lớn như Seoul hay Busan mà là ở một thành phố nghèo Seongnam, tỉnh Gyegonggi, Hàn Quốc. Có lẽ vì vậy mà trình độ dân trí ở đây còn khá cổ hủ và mẹ chồng tôi là điển hình trong số đó. Mẹ chồng Hàn Quốc của tôi có những quan niệm mang thai và sinh nở rất cổ hủ. (ảnh minh họa) Sang Hàn Quốc được 1 năm thì tôi 'dính' bầu. Những tưởng chuyện bầu bí ngày nay ở Hàn Quốc cũng giống ở Việt Nam đã tân tiến hơn rất nhiều nhưng quan niệm của mẹ chồng tôi thì vẫn còn rất cổ hủ. Nhiều khi vợ chồng tôi phải lắc đầu ngao ngán vì những quan niệm này nhưng cũng may bà là người không để bụng, cũng chỉ muốn tốt cho con cháu nên mới khắt khe với tôi thế. Bà bầu không được ăn thịt gà Một quan niệm khiến tôi buồn cười nhất về chế độ ăn uống khi mang thai. Mẹ chồng tôi nói theo quan niệm của người Hàn Quốc, khi mang bầu là không được ăn thịt vịt bởi sẽ khiến bàn chân đứa trẻ bị dính vào nhau như chân vịt. Mẹ bầu Hàn Quốc cũng được khuyên không nên ăn đậu phụ hoặc sữa đậu nành vì có thể ảnh hưởng đến giới tính của bé (nếu đó là bé trai). Nhìn bụng đoán giới tính Mẹ chồng tôi có chiêu đoán giới tính thai nhi rất hay các mẹ nhé. Bà bảo nếu bụng bầu dẹt thì đó là một bé gái còn bụng bầu cao và nhô về phía trước thì đó chắc chắn là một bé trai. Tôi nhìn thì chẳng thấy bụng bầu có sự khác biệt nào cả. Chắc chỉ có những người có kinh nghiệm như mẹ chồng tôi đoán mới chuẩn được và bà cũng đoán rất chuẩn giới tính của Xu-cha nhà tôi từ khi bé mới được 5 tháng. Sinh xong phải ăn rong biển Nếu như ở Việt Nam, bà đẻ ngày ngày làm bạn với rau ngót thì ở Hàn Quốc là món canh rong biển. Mẹ chồng tôi nói canh rong biển nhiều sắt, rất tốt cho sản phụ. Dù nhiều khi tôi chán ngấy món canh này nhưng vẫn cố nuốt để vừa lòng mẹ chồng. Miễn việc nhà trong vòng 1 tháng sau sinh Điều sướng nhất khi sinh nở ở đây là tôi được miễn hoàn toàn tất cả mọi công việc trong vòng 1 tháng sau sinh. Mẹ chồng còn khuyên tôi không được tắm, gội sớm và càng kiêng lâu càng tốt. Thế nhưng là một người hiện đại, tôi làm sao có thể chịu được việc kiêng cữ đó. Tôi đã tắm lén không để mẹ chồng biết sau khi sinh nở 4 ngày. Như thế với tôi đã khó chịu lắm rồi. Mặc dù những quan điểm của mẹ chồng Hàn Quốc khá cổ hủ nhưng bà cũng chỉ muốn tốt cho tôi và nhờ có mẹ chồng chăm sóc mà tôi phục hồi rất nhanh sau sinh nở. Quan trọng là những người con dâu nên khéo léo cư xử để không làm mất lòng mẹ chồng đặc biệt trước những quan niệm cổ hủ của các mẹ. Chia sẻ của mẹ Xu-cha (Gyegonggi, Hàn Quốc) ... hoàn toàn tất công việc vòng tháng sau sinh Mẹ chồng khuyên không tắm, gội sớm kiêng lâu tốt Thế người đại, chịu việc kiêng cữ Tôi tắm không để mẹ chồng biết sau sinh nở ngày Như với khó chịu Mặc... nhờ có mẹ chồng chăm sóc mà phục hồi nhanh sau sinh nở Quan trọng người dâu nên khéo léo cư xử để không làm lòng mẹ chồng đặc biệt trước quan niệm cổ hủ mẹ Chia sẻ mẹ Xu-cha (Gyegonggi, Hàn Quốc)