window.onload = function () {resizeNewsImage("news-image", 500);} Cuộc sống của thai nhi nằm trong bụng mẹ thật diệu kỳ, bé được nuôi dưỡng và lớn lên trong tử cung người mẹ là môi trường khá an toàn. Thế nhưng, có một số điều có thể ảnh hưởng đến thai nhi mà các bà mẹ cần biết để đảm bảo an toàn cho con mình. Lo lắng, trầm cảm Nhiều bà bầu, đặc biệt là người mang thai lần đầu thường có tâm trạng bất an và hay lo lắng cho sức khỏe của thai nhi. Hơn nữa, do họ chưa kịp thích nghi với vai trò làm mẹ nên dễ nảy sinh tâm lý lo âu thái quá. Sự thay đổi về nội tiết và các yếu tố khác trong cơ thể thai phụ cũng khiến họ dễ mắc chứng trầm cảm hơn. Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng thai phụ lo âu, trầm cảm có ảnh hưởng không tốt cho sự phát triển tâm thần kinh của thai nhi. Nếu người mẹ có những rối loạn cảm xúc trong một thời gian dài có thể khiến thai nhi chậm phát triển. Sau khi sinh ra, trẻ cũng có xu hướng có tính khí xấu, dễ bị bệnh, cáu bẳn, khó chịu, hay khóc, thậm chí mắc các chứng về rối loạn cảm xúc. Tuy nhiên, nếu chỉ thỉnh thoảng lo âu, chán nản hay có các cảm xúc tiêu cực và người mẹ bình tĩnh cân bằng lại trạng thái càng sớm càng tốt thì thai nhi sẽ không bị ảnh hưởng. Khi mang thai, người mẹ cố gắng duy trì một tâm trạng vui vẻ và nuôi dưỡng tốt cảm xúc của mình. Nếu có những dấu hiệu chìm trong trầm cảm, lo âu lan tỏa thì cần tới bác sĩ chuyên khoa sản hoặc tâm thần để được tư vấn. Khi thai phụ dùng thuốc Thuốc là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của thai nhi. Sự thiếu cẩn trọng khi sử dụng thuốc trong thai kỳ có thể gây dị tật thai nhi, phát triển các cơ quan bất thường. Với người bình thường, việc dùng thuốc không được tùy tiện, với bà bầu càng phải thận trọng hơn. Vì vậy, bất kỳ thuốc nào sử dụng trong thai kỳ đều phải thông qua hướng dẫn của bác sĩ. Bà bầu tuyệt đối không sử dụng thuốc khi không có chỉ định của thầy thuốc và không hiểu rõ thành phần của nó. Thuốc dùng trong thai kỳ được phân thành 5 cấp bao gồm: A, B, C, D, và X. Cấp độ A là an toàn để dùng. Cấp độ B là chấp nhận được. Cấp độ C là không thể xác định được, nếu cần thiết, các bác sĩ vẫn chọn để sử dụng. Cấp độ D là loại đã có bằng chứng y tế là gây ra những bất thường của thai nhi, nhưng trong những trường hợp đặc biệt, vẫn có thể phải sử dụng. Cấp độ X là loại cấm tuyệt đối sử dụng trong thai kỳ. Thuốc là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của thai nhi. (ảnh minh họa) Rượu và thuốc lá Rượu và thuốc lá là kẻ thù nguy hiểm đối với sự phát triển của thai nhi. Bà mẹ mang thai uống quá nhiều rượu có thể làm chậm sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi, thần kinh bất thường, biến dạng và nguy cơ chậm phát triển trí tuệ. Trong khi đó, thuốc lá cũng có thể gây ra những tác động vô cùng nặng nề như: trẻ sinh ra nhẹ cân, sinh non, thai chết lưu... Trong thai kỳ và gần thời điểm thụ thai, các bà mẹ tương lai không nên uống rượu, hút thuốc và cũng tránh cả hút thuốc thụ động để thai nhi phát triển tốt nhất. Yếu tố dinh dưỡng của người mẹ Cùng với sự phát triển kinh tế, ngày nay bà bầu đều có dinh dưỡng đầy đủ, nhưng một số ít trong đó lại bị thiếu dinh dưỡng và điều đó sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi. Sự thiếu hụt dinh dưỡng sẽ khiến bé dễ bị rối loạn phát triển, suy giảm trí tuệ và một loạt các vấn đề khác. Một số thai phụ kén ăn cũng có thể khiến thai nhi bị thiếu hụt chất dinh dưỡng nhất định. Chẳng hạn như việc thiếu hụt axit folic vào đầu thai kỳ có thể gây dị tật thai nhi, dị tật ống thần kinh... Một tỷ lệ cao trẻ em hiện đại bị mắc các chứng dị ứng có liên quan chặt chẽ đến di truyền. Những người mẹ bị dị ứng thức ăn quá nhiều khi mang thai có thể khiến thai nhi bị mắc chứng dị ứng khi sinh ra cao hơn so với những trẻ khác. Vì vậy, trong quá trình mang thai, nếu đã có phản ứng dị ứng thì tốt nhất thai phụ nên tránh loại thức ăn đó để giảm nguy cơ dị ứng bào thai. Người mẹ có bệnh lý trong thai kỳ và nếp sinh hoạt không khoa học Một người mẹ khỏe mạnh sẽ nuôi dưỡng những em bé khỏe mạnh. Trái lại, nếu mẹ mắc các bệnh như: bệnh huyết áp thai kỳ, đái tháo đường thai kỳ thì có thể gây ra những bất thường của thai nhi. Ngay cả khi người mẹ không có bệnh, nhưng nếu có những thói quen không tốt như thức khuya, lười vận động, không tập thể dục, hay đi chơi khuya, làm việc quá sức... thì “môi trường sống” bên trong của thai nhi cũng không được tốt và không thể lớn lên khỏe mạnh. Vì vậy, lời khuyên cho thai phụ là nên kiểm tra sức khỏe thường xuyên để phát hiện bệnh và được tư vấn các biện pháp phòng và điều trị. Thông qua kiểm tra sức khỏe định kỳ, mẹ bầu có thể ngăn ngừa được những biến chứng và kịp thời xử lý để tránh hậu quả xấu với thai nhi. Mẹ bầu cũng cần có nếp sinh hoạt ổn định và lành mạnh để nuôi dưỡng và sinh ra những em bé khỏe mạnh cả về thể chất và tâm hồn. Tiếng ồn và bức xạ Tiếng ồn là một trong những điều khiến thai nhi sợ nhất. Từ tháng thứ 6, thai nhi đã bắt đầu nghe được âm thanh từ bên ngoài. Môi trường xung quanh có những tiếng động lớn, đột ngột có thể làm cho thai nhi sợ hãi. Nhiều kết quả nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, phụ nữ mang thai chịu tác động của tiếng ồn lớn và thường xuyên thì thai nhi sẽ cảm thấy khó chịu, thậm chí ảnh hưởng sự phát triển thính giác, thai nhi có nguy cơ mất độ nhạy thính giác bẩm sinh. Ngay với người mẹ, tiếng ồn cũng gây ra không ít khó chịu như tính khí thất thường, ảnh hưởng đến giấc ngủ. Tiếp xúc với bức xạ như Xquang, chụp cắt lớp vi tính (CT) sẽ khiến bà bầu phải đối mặt với nguy cơ sẩy thai, thai nhi chậm phát triển tinh thần. Mức độ ảnh hưởng phụ thuộc vào nhiều yếu tố: liều chiếu xạ, tần suất chiếu và tuần tuổi của thai nhi. Liều bức xạ càng cao thì nguy cơ càng lớn.
Cuộc sống của thai nhi nằm trong bụng mẹ thật diệu kỳ, bé được nuôi dưỡng và lớn lên trong tử cung người mẹ là môi trường khá an toàn. Thế nhưng, có một số điều có thể ảnh hưởng đến thai nhi mà các bà mẹ cần biết để đảm bảo an toàn cho con mình. Lo lắng, trầm cảm Nhiều bà bầu, đặc biệt là người mang thai lần đầu thường có tâm trạng bất an và hay lo lắng cho sức khỏe của thai nhi. Hơn nữa, do họ chưa kịp thích nghi với vai trò làm mẹ nên dễ nảy sinh tâm lý lo âu thái quá. Sự thay đổi về nội tiết và các yếu tố khác trong cơ thể thai phụ cũng khiến họ dễ mắc chứng trầm cảm hơn. Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng thai phụ lo âu, trầm cảm có ảnh hưởng không tốt cho sự phát triển tâm thần kinh của thai nhi. Nếu người mẹ có những rối loạn cảm xúc trong một thời gian dài có thể khiến thai nhi chậm phát triển. Sau khi sinh ra, trẻ cũng có xu hướng có tính khí xấu, dễ bị bệnh, cáu bẳn, khó chịu, hay khóc, thậm chí mắc các chứng về rối loạn cảm xúc. Tuy nhiên, nếu chỉ thỉnh thoảng lo âu, chán nản hay có các cảm xúc tiêu cực và người mẹ bình tĩnh cân bằng lại trạng thái càng sớm càng tốt thì thai nhi sẽ không bị ảnh hưởng. Khi mang thai, người mẹ cố gắng duy trì một tâm trạng vui vẻ và nuôi dưỡng tốt cảm xúc của mình. Nếu có những dấu hiệu chìm trong trầm cảm, lo âu lan tỏa thì cần tới bác sĩ chuyên khoa sản hoặc tâm thần để được tư vấn. Khi thai phụ dùng thuốc Thuốc là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của thai nhi. Sự thiếu cẩn trọng khi sử dụng thuốc trong thai kỳ có thể gây dị tật thai nhi, phát triển các cơ quan bất thường. Với người bình thường, việc dùng thuốc không được tùy tiện, với bà bầu càng phải thận trọng hơn. Vì vậy, bất kỳ thuốc nào sử dụng trong thai kỳ đều phải thông qua hướng dẫn của bác sĩ. Bà bầu tuyệt đối không sử dụng thuốc khi không có chỉ định của thầy thuốc và không hiểu rõ thành phần của nó. Thuốc dùng trong thai kỳ được phân thành 5 cấp bao gồm: A, B, C, D, và X. Cấp độ A là an toàn để dùng. Cấp độ B là chấp nhận được. Cấp độ C là không thể xác định được, nếu cần thiết, các bác sĩ vẫn chọn để sử dụng. Cấp độ D là loại đã có bằng chứng y tế là gây ra những bất thường của thai nhi, nhưng trong những trường hợp đặc biệt, vẫn có thể phải sử dụng. Cấp độ X là loại cấm tuyệt đối sử dụng trong thai kỳ. Thuốc là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của thai nhi. (ảnh minh họa) Rượu và thuốc lá Rượu và thuốc lá là kẻ thù nguy hiểm đối với sự phát triển của thai nhi. Bà mẹ mang thai uống quá nhiều rượu có thể làm chậm sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi, thần kinh bất thường, biến dạng và nguy cơ chậm phát triển trí tuệ. Trong khi đó, thuốc lá cũng có thể gây ra những tác động vô cùng nặng nề như: trẻ sinh ra nhẹ cân, sinh non, thai chết lưu... Trong thai kỳ và gần thời điểm thụ thai, các bà mẹ tương lai không nên uống rượu, hút thuốc và cũng tránh cả hút thuốc thụ động để thai nhi phát triển tốt nhất. Yếu tố dinh dưỡng của người mẹ Cùng với sự phát triển kinh tế, ngày nay bà bầu đều có dinh dưỡng đầy đủ, nhưng một số ít trong đó lại bị thiếu dinh dưỡng và điều đó sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi. Sự thiếu hụt dinh dưỡng sẽ khiến bé dễ bị rối loạn phát triển, suy giảm trí tuệ và một loạt các vấn đề khác. Một số thai phụ kén ăn cũng có thể khiến thai nhi bị thiếu hụt chất dinh dưỡng nhất định. Chẳng hạn như việc thiếu hụt axit folic vào đầu thai kỳ có thể gây dị tật thai nhi, dị tật ống thần kinh... Một tỷ lệ cao trẻ em hiện đại bị mắc các chứng dị ứng có liên quan chặt chẽ đến di truyền. Những người mẹ bị dị ứng thức ăn quá nhiều khi mang thai có thể khiến thai nhi bị mắc chứng dị ứng khi sinh ra cao hơn so với những trẻ khác. Vì vậy, trong quá trình mang thai, nếu đã có phản ứng dị ứng thì tốt nhất thai phụ nên tránh loại thức ăn đó để giảm nguy cơ dị ứng bào thai. Người mẹ có bệnh lý trong thai kỳ và nếp sinh hoạt không khoa học Một người mẹ khỏe mạnh sẽ nuôi dưỡng những em bé khỏe mạnh. Trái lại, nếu mẹ mắc các bệnh như: bệnh huyết áp thai kỳ, đái tháo đường thai kỳ thì có thể gây ra những bất thường của thai nhi. Ngay cả khi người mẹ không có bệnh, nhưng nếu có những thói quen không tốt như thức khuya, lười vận động, không tập thể dục, hay đi chơi khuya, làm việc quá sức... thì “môi trường sống” bên trong của thai nhi cũng không được tốt và không thể lớn lên khỏe mạnh. Vì vậy, lời khuyên cho thai phụ là nên kiểm tra sức khỏe thường xuyên để phát hiện bệnh và được tư vấn các biện pháp phòng và điều trị. Thông qua kiểm tra sức khỏe định kỳ, mẹ bầu có thể ngăn ngừa được những biến chứng và kịp thời xử lý để tránh hậu quả xấu với thai nhi. Mẹ bầu cũng cần có nếp sinh hoạt ổn định và lành mạnh để nuôi dưỡng và sinh ra những em bé khỏe mạnh cả về thể chất và tâm hồn. Tiếng ồn và bức xạ Tiếng ồn là một trong những điều khiến thai nhi sợ nhất. Từ tháng thứ 6, thai nhi đã bắt đầu nghe được âm thanh từ bên ngoài. Môi trường xung quanh có những tiếng động lớn, đột ngột có thể làm cho thai nhi sợ hãi. Nhiều kết quả nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, phụ nữ mang thai chịu tác động của tiếng ồn lớn và thường xuyên thì thai nhi sẽ cảm thấy khó chịu, thậm chí ảnh hưởng sự phát triển thính giác, thai nhi có nguy cơ mất độ nhạy thính giác bẩm sinh. Ngay với người mẹ, tiếng ồn cũng gây ra không ít khó chịu như tính khí thất thường, ảnh hưởng đến giấc ngủ. Tiếp xúc với bức xạ như Xquang, chụp cắt lớp vi tính (CT) sẽ khiến bà bầu phải đối mặt với nguy cơ sẩy thai, thai nhi chậm phát triển tinh thần. Mức độ ảnh hưởng phụ thuộc vào nhiều yếu tố: liều chiếu xạ, tần suất chiếu và tuần tuổi của thai nhi. Liều bức xạ càng cao thì nguy cơ càng lớn. ... ngột làm cho thai nhi sợ hãi Nhi u kết nghiên cứu rằng, phụ nữ mang thai chịu tác động tiếng ồn lớn thường xuyên thai nhi cảm thấy khó chịu, chí ảnh hưởng phát triển thính giác, thai nhi có nguy. .. thức ăn nhi u mang thai khiến thai nhi bị mắc chứng dị ứng sinh cao so với trẻ khác Vì vậy, trình mang thai, có phản ứng dị ứng tốt thai phụ nên tránh loại thức ăn để giảm nguy dị ứng bào thai Người... trí tuệ loạt vấn đề khác Một số thai phụ kén ăn khiến thai nhi bị thiếu hụt chất dinh dưỡng định Chẳng hạn việc thiếu hụt axit folic vào đầu thai kỳ gây dị tật thai nhi, dị tật ống thần kinh Một