window.onload = function () {resizeNewsImage("news-image", 500);} “Tập 1” chưa tròn năm mà mình đã dính bầu gần 3 tháng rồi. Mình thì chẳng nghén ngẩm gì đâu, ăn uống thì cũng không ‘kén cá chọn canh’ nhưng 'nhan sắc' vẫn xuống cấp trầm trọng - da dẻ xanh xao, thiếu sức sống, lúc nào cũng lờ đờ, mệt mỏi và chóng mặt. Khi kể triệu chứng ‘bệnh’ cho 'ả' bạn thân nghe thì ‘ả’ hồn nhiên phán: Bệnh chết người rồi, vào phụ sản khám gấp nếu không muốn chồng ‘mồ côi’ vợ. Dẫu biết rằng ‘ả’ đùa nhưng vẫn sởn da gà. Sau không dưới 2 lần giục giã, cuối cùng lão chồng già cũng đưa vào phụ sản Hà Nội khám. Kết quả, tất cả những ốm đau, mệt mỏi… là thiếu máu do thiếu sắt. Ôi, bầu bí lần 2 rồi mà còn ‘ngốc’ quá. Sau một phen 'sợ mất mật' vì thiếu hiểu biết, mình chia sẻ ra đây một số kiến thức về bệnh thiếu máu khi mang thai, rất mong sẽ giúp ích phần nào cho chị em. Thiếu máu là ‘bệnh’ quen của chị em khi mang bầu. Điều này lý giải vì sao khi đi khám thai định kỳ, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào quý đầu thai kỳ. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Và nguyên nhân gây thiếu máu khi mang thai phần đa là do thiếu sắt. Vì sao phụ nữ mang thai dễ thiếu máu? - Bé càng phát triển thì nồng độ huyết sắc tố trong máu mẹ càng giảm - Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng. Chỉ ăn các loại thực phẩm năng lượng thấp hoặc kiêng khem quá đà. - Nghén nặng, ăn vào là nôn nên sợ ăn, lười ăn - 2 lần sinh đẻ quá gần nhau - Mang đa thai; xuất huyết trước sinh… Thiếu máu là bệnh quen của chị em khi mang thai (Ảnh minh họa). Dấu hiệu của thiếu máu - Mệt mỏi, sức khỏe sa sút. Da xanh, yếu ớt - Khó chịu, bức bối trong người, dễ nóng giận, bực tức - Khó thở, thở dốc dù chỉ đi bộ vận động nhẹ nhàng - Phần niêm mạc trong mi mắt dưới sẽ hồng nếu lượng hồng cầu bình thường và sẽ nhợt nhạt nếu thiếu máu. Hậu quả của thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai Thiếu máu ở phụ nữ khi mang thai nếu nhẹ thì không có vấn đề gì nhưng nặng sẽ đặc biệt nguy hiểm vì có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, nhau tiền đạo, nhau bong non, cao huyết áp thai kỳ, tiền sản giật, ối vỡ sớm, băng huyết sau sinh, nhiễm trùng hậu sản… Ngoài ra, nếu có xuất huyết hậu sản sẽ đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng người mẹ. Hơn thế nữa, mẹ thiếu máu dễ sinh con thiếu máu, nhẹ cân, sinh non tháng, suy thai và tăng khả năng bị các bệnh sơ sinh hơn so với bình thường. Đặc biệt, con của những bà mẹ thiếu máu giai đoạn sớm thai kỳ còn có nguy cơ bệnh tim mạch cao hơn trẻ khác. Làm thế nào để phòng tránh thiếu máu? Nếu là thiếu máu do thiếu sắt, thì chỉ cần uống bổ sung viên sắt là được. Liều lượng phụ thuộc vào mức độ thiếu máu của mỗi chị em, khoảng từ 60 – 120mg sắt mỗi ngày. Để hấp thụ sắt tốt nhất, chị em nên uống khi đói. Lưu ý trước và sau khi uống viên sắt thì không nên uống trà, cà phê hoặc sữa bởi nó sẽ cản trở sự hấp thụ sắt, thay vào đó nên uống nước cam, các vitamin C giúp hấp thụ sắt rất tốt. Một số lưu ý khi uống viên sắt: - Nên uống giữa hai bữa ăn và không uống sau bữa tối trước khi đi ngủ. - Nếu lỡ quên ngày nào thì sau đó cứ tiếp tục uống bình thường, không uống bù. - Không dùng nước trà, nước ngọt hay sữa để uống viên sắt. Một số tác dụng phụ thường gặp khi uống viên sắt: - Đi đại tiện phân đen: Đây là hệ quả phổ biến khi uống viên sắt. Do đó, chị em không cần quá lo sợ. Ngưng uống thuốc, phân sẽ trở lại bình thường. - Bị xót ruột, buồn nôn hoặc nôn: Uống thuốc lúc no hoặc sau bữa ăn khoảng một tiếng - Táo bón: Là 'bệnh' quen khi uống viên sắt. Để trị 'bệnh', chị em cần ăn nhiều rau và trái cây, uống đầy đủ 1,5 - 2 lít nước/ ngày và chăm chỉ vận động hơn (đi bộ, tập thể dục nhẹ nhàng với động tác phù hợp). Thực phẩm nào chứa hàm lượng sắt cao? Ngoài việc uống bổ sung viên sắt, chị em cần có chế độ dinh dưỡng giàu năng lượng và phong phú hơn. Thịt bò nạc, lòng đỏ trứng gà... là thực phẩm 'vàng'không chỉ chứa hàm lượng sắt cao mà còn rất bổ dưỡng cho mẹ bầu. (Tham khảo chi tiết bài viết: thực phẩm chứa nhiều sắt lợi cho phụ nữ mang thai, tại đây) Lưu ý: Không nên ăn gan để bổ sung sắt. Gan tốt nhất là nên tránh trong thời gian mang thai vì nó có chứa một lượng vitamin A không an toàn, có thể gây ra các dị tật bẩm sinh cho thai nhi.
“Tập 1” chưa tròn năm mà mình đã dính bầu gần 3 tháng rồi. Mình thì chẳng nghén ngẩm gì đâu, ăn uống thì cũng không ‘kén cá chọn canh’ nhưng 'nhan sắc' vẫn xuống cấp trầm trọng - da dẻ xanh xao, thiếu sức sống, lúc nào cũng lờ đờ, mệt mỏi và chóng mặt. Khi kể triệu chứng ‘bệnh’ cho 'ả' bạn thân nghe thì ‘ả’ hồn nhiên phán: Bệnh chết người rồi, vào phụ sản khám gấp nếu không muốn chồng ‘mồ côi’ vợ. Dẫu biết rằng ‘ả’ đùa nhưng vẫn sởn da gà. Sau không dưới 2 lần giục giã, cuối cùng lão chồng già cũng đưa vào phụ sản Hà Nội khám. Kết quả, tất cả những ốm đau, mệt mỏi… là thiếu máu do thiếu sắt. Ôi, bầu bí lần 2 rồi mà còn ‘ngốc’ quá. Sau một phen 'sợ mất mật' vì thiếu hiểu biết, mình chia sẻ ra đây một số kiến thức về bệnh thiếu máu khi mang thai, rất mong sẽ giúp ích phần nào cho chị em. Thiếu máu là ‘bệnh’ quen của chị em khi mang bầu. Điều này lý giải vì sao khi đi khám thai định kỳ, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào quý đầu thai kỳ. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Và nguyên nhân gây thiếu máu khi mang thai phần đa là do thiếu sắt. Vì sao phụ nữ mang thai dễ thiếu máu? - Bé càng phát triển thì nồng độ huyết sắc tố trong máu mẹ càng giảm - Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng. Chỉ ăn các loại thực phẩm năng lượng thấp hoặc kiêng khem quá đà. - Nghén nặng, ăn vào là nôn nên sợ ăn, lười ăn - 2 lần sinh đẻ quá gần nhau - Mang đa thai; xuất huyết trước sinh… Thiếu máu là bệnh quen của chị em khi mang thai (Ảnh minh họa). Dấu hiệu của thiếu máu - Mệt mỏi, sức khỏe sa sút. Da xanh, yếu ớt - Khó chịu, bức bối trong người, dễ nóng giận, bực tức - Khó thở, thở dốc dù chỉ đi bộ vận động nhẹ nhàng - Phần niêm mạc trong mi mắt dưới sẽ hồng nếu lượng hồng cầu bình thường và sẽ nhợt nhạt nếu thiếu máu. Hậu quả của thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai Thiếu máu ở phụ nữ khi mang thai nếu nhẹ thì không có vấn đề gì nhưng nặng sẽ đặc biệt nguy hiểm vì có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, nhau tiền đạo, nhau bong non, cao huyết áp thai kỳ, tiền sản giật, ối vỡ sớm, băng huyết sau sinh, nhiễm trùng hậu sản… Ngoài ra, nếu có xuất huyết hậu sản sẽ đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng người mẹ. Hơn thế nữa, mẹ thiếu máu dễ sinh con thiếu máu, nhẹ cân, sinh non tháng, suy thai và tăng khả năng bị các bệnh sơ sinh hơn so với bình thường. Đặc biệt, con của những bà mẹ thiếu máu giai đoạn sớm thai kỳ còn có nguy cơ bệnh tim mạch cao hơn trẻ khác. Làm thế nào để phòng tránh thiếu máu? Nếu là thiếu máu do thiếu sắt, thì chỉ cần uống bổ sung viên sắt là được. Liều lượng phụ thuộc vào mức độ thiếu máu của mỗi chị em, khoảng từ 60 – 120mg sắt mỗi ngày. Để hấp thụ sắt tốt nhất, chị em nên uống khi đói. Lưu ý trước và sau khi uống viên sắt thì không nên uống trà, cà phê hoặc sữa bởi nó sẽ cản trở sự hấp thụ sắt, thay vào đó nên uống nước cam, các vitamin C giúp hấp thụ sắt rất tốt. Một số lưu ý khi uống viên sắt: - Nên uống giữa hai bữa ăn và không uống sau bữa tối trước khi đi ngủ. - Nếu lỡ quên ngày nào thì sau đó cứ tiếp tục uống bình thường, không uống bù. - Không dùng nước trà, nước ngọt hay sữa để uống viên sắt. Một số tác dụng phụ thường gặp khi uống viên sắt: - Đi đại tiện phân đen: Đây là hệ quả phổ biến khi uống viên sắt. Do đó, chị em không cần quá lo sợ. Ngưng uống thuốc, phân sẽ trở lại bình thường. - Bị xót ruột, buồn nôn hoặc nôn: Uống thuốc lúc no hoặc sau bữa ăn khoảng một tiếng - Táo bón: Là 'bệnh' quen khi uống viên sắt. Để trị 'bệnh', chị em cần ăn nhiều rau và trái cây, uống đầy đủ 1,5 - 2 lít nước/ ngày và chăm chỉ vận động hơn (đi bộ, tập thể dục nhẹ nhàng với động tác phù hợp). Thực phẩm nào chứa hàm lượng sắt cao? Ngoài việc uống bổ sung viên sắt, chị em cần có chế độ dinh dưỡng giàu năng lượng và phong phú hơn. Thịt bò nạc, lòng đỏ trứng gà... là thực phẩm 'vàng'không chỉ chứa hàm lượng sắt cao mà còn rất bổ dưỡng cho mẹ bầu. (Tham khảo chi tiết bài viết: thực phẩm chứa nhiều sắt lợi cho phụ nữ mang thai, tại đây) Lưu ý: Không nên ăn gan để bổ sung sắt. Gan tốt nhất là nên tránh trong thời gian mang thai vì nó có chứa một lượng vitamin A không an toàn, có thể gây ra các dị tật bẩm sinh cho thai nhi. ... hồng lượng hồng cầu bình thường nhợt nhạt thiếu máu Hậu thiếu máu thiếu sắt mang thai Thiếu máu phụ nữ mang thai nhẹ vấn đề nặng đặc biệt nguy hiểm làm tăng nguy sảy thai, tiền đạo, bong non,... thiếu máu dễ sinh thiếu máu, nhẹ cân, sinh non tháng, suy thai tăng khả bị bệnh sơ sinh so với bình thường Đặc biệt, bà mẹ thiếu máu giai đoạn sớm thai kỳ có nguy bệnh tim mạch cao trẻ khác Làm... nguy bệnh tim mạch cao trẻ khác Làm để phòng tránh thiếu máu? Nếu thiếu máu thiếu sắt, cần uống bổ sung viên sắt Liều lượng phụ thuộc vào mức độ thiếu máu chị em, khoảng từ 60 – 120mg sắt ngày Để