window.onload = function () {resizeNewsImage("news-image", 500);} Trong thời gian mang thai rất nhiều chị em phụ nữ lo lắng không biết mình có gặp phải biến chứng khi sinh nở hay không, những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi trong quá trình mang thai và khi sinh là gì? Để giải đáp thắc mắc của mình, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những biến chứng đó là gì và cách phòng tránh. Biến chứng trong quá trình mang thai 1. Tăng huyết áp Có thể xảy ra trong suốt thai kì và là một trong các triệu chứng của tiền sản giật. Thường gặp hơn ở mẹ sinh con đầu lòng và mẹ có tiền sử gia đình tăng huyết áp. Huyết áp tăng khi mang thai có thể ảnh hưởng tới lưu lượng máu tới nhau thai và làm giảm lượng oxy cho em bé. Phòng tránh: Luôn phải lưu ý kiểm tra huyết áp trong quá trình mang thai (ảnh minh họa) 2. Đa ối, thiếu ối Lượng dịch bao quanh thai nhi có thể phản ánh tổng trạng chung và chức năng phổi-thận của thai nhi. Bụng to lên nhanh đột ngột hoặc da bụng căng bóng là một dấu hiệu báo động có thể có bất thường. Phòng tránh: - Nên làm siêu âm để ước lượng chính xác lượng nước ối và phát hiện những bất thường liên quan. - Cần đi thăm khám thường xuyên trong 2 quý cuối của thai kỳ để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả mẹ và bé. Nên làm siêu âm để ước lượng chính xác lượng nước ối và phát hiện những bất thường liên quan. (ảnh minh họa) 3. Bong nhau thai Nhau thai bong ra khỏi thành tử cung của mẹ sẽ làm cho thai nhi bị thiếu ô-xy và dinh dưỡng. Khi bong nhau thai người mẹ sẽ cảm thấy đau bụng dù là không thấy chảy máu âm đạo, đặc biệt nếu có máu đông tạo thành giữa thành tử cung và nhau thai nơi bị bong ra. Phòng tránh: - Khi mang thai cần chú ý khoảng cách giữa 2 lần sinh không nên kéo dài quá 7 năm. - Khi có thai phải được chăm sóc và nghỉ ngơi hợp lý. - Nên đăng ký khám thai định kỳ tại một cơ sở y tế uy tín ngay sau khi có thai để được bác sĩ tư vấn và quản lý thời kỳ thai nghén. - Bổ sung a-xít folic trước và ngay sau khi mang thai. - Khi phát hiện các yếu tố nguy cơ cao như: xuất huyết, đau bụng dưới… cần kịp thời đến bệnh viện chuyên sản khoa để được khám chữa và xử trí kịp thời. 4. Ứ mật Khi các men tiêu hoá, mật được tích tụ trong gan của bà mẹ mang thai thẩm thấu vào máu có thể dẫn đến chứng ứ mật thai kì. Tình trạng này có thể ảnh hưởng 1-2/1000 phụ nữ mang thai và xu hướng do di truyền. Triệu chứng thường gặp là rất ngứa, nhất là ở tay và chân. Phòng tránh: - Cần tuân thủ lời khuyên của bác sỹ sản khoa và bác sỹ dinh dưỡng về chế độ ăn trong thai kỳ để đảm bảo sự tăng cân vừa phải, đồng thời theo dõi sát sự tăng trưởng của thai nhi. - Các trường hợp có mỡ máu tăng, tiền căn gia đình có ứ mật trong gan, bệnh lý gan có sẵn, thì phải hết sức lưu ý. Cần tuân thủ lời khuyên của bác sỹ sản khoa và bác sỹ dinh dưỡng về chế độ ăn trong thai kỳ. (ảnh minh họa) 5. Huyết khối tĩnh mạch sâu Huyết khối là một cục máu đông, thường thấy ở phụ nữ thừa cân, hút thuốc lá, có tiền sử gia đình bị huyết khối hoặc phụ nữ mang thai ít vận động, thường xảy ra ở tĩnh mạch chân, háng hoặc xương chậu trong thai kì. Cục huyết khối này có thể di chuyển đến các mạch máu lớn ở tim và phổi gây tắc nghẽn. Phòng tránh: - Uống khoảng 2,5-3 lít nước mỗi ngày. - Không nên ngồi một chỗ trong thời gian dài. Nên đứng dậy và di chuyển để giúp máu lưu thông - Nên mặc quần áo rộng, thoải mái. Quần lót quá chật, các loại quần định hình xiết chặt vào háng sẽ gây nguy hiểm cho các động mạch lớn dẫn máu đến hai chân. - Tuyệt đối không nên ngồi gác chéo hai chân. - Tránh ngồi ở những vị trí quá chật hẹp như khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng, đi các chuyến bay dài, hoặc phải ngồi phòng chờ quá lâu đều không tốt. Biến chứng khi sinh nở 1. Suy thai Nguyên nhân gây suy thai là do tình trạng thai thiếu oxy trong máu hoặc thiếu oxy tổ chức khi thai đang sống trong tử cung. Suy thai cấp thường xảy ra đột ngột trong quá trình chuyển dạ, đe doạ tính mạng của trẻ, ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần, thể chất của trẻ trong tương lai nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời. Suy thai cấp chiếm tỷ lệ dưới 20% các ca sinh nở. Suy thai mãn xảy ra từ từ trong quá trình mang thai, các triệu chứng thường không rầm rộ, tuy nhiên có thể nhanh chóng chuyển thành suy thai cấp khi chuyển dạ. Phòng tránh: - Chữa khỏi bệnh mạn tính trước khi có thai. - Người mẹ không nên ưu tư, phiền muộn. - Trong thai kỳ nên khám 6-8 lần. - Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết. 2. Băng huyết Băng huyết sau sinh hay còn gọi là ra máu sản hậụ là tình trạng tai biến sản khoa nặng, là một trong những nguyên nhân gây tử vong ở sản phụ, chiếm 25% trường hợp tử vong ở người mẹ. Ngoài ra, những bà mẹ mới sinh con lần đầu, chưa có nhiều kinh nghiệm cần hỏi bác sĩ để phân biệt sản dịch với băng huyết sau sinh. Phòng tránh: - Sản phụ cần được theo dõi và lưu ý người nhà cần quan tâm đặc biệt đến sản phụ những ngày trong tuần lễ đầu tiên sau sinh. Có những trường hợp một vài ngày sau sinh, hiện tượng băng huyết ồ ạt mới xuất hiện. Sản phụ cần được theo dõi và lưu ý người nhà cần quan tâm đặc biệt đến sản phụ những ngày trong tuần lễ đầu tiên sau sinh. (ảnh minh họa) 3. Vỡ tử cung Vỡ tử cung là một tai biến hết sức nguy hiểm, nguy cơ tử vong cho cả mẹ và con vô cùng cao nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời bởi những bác sĩ chuyên khoa sản có kinh nghiệm. Phòng tránh: - Những phụ nữ đã từng sinh mổ đều được khuyến cáo sau khoảng 3 năm mới nên có thai lần nữa. Tại vết mổ này, sự do dãn của da đã trở nên kém đi, da mỏng hơn bình thường, do đó có thể bị nứt khi thai to lên hoặc khi tử cung co bóp. 4. Vỡ ối sớm Vỡ ối sớm làm tăng tỷ lệ sinh non, tăng tỷ lệ tử vong của trẻ ở thời kỳ sinh, tỷ lệ nhiễm trùng trong tử cung và tỷ lệ nhiễm trùng sau khi sinh tăng cao. Ối vỡ sớm còn gây cho trẻ sơ sinh bị viêm phổi, kéo dài thời gian sinh, làm nên hiện tượng nhiễm khuẩn tử cung của thai phụ. Trẻ lâu quá không sinh ra được cũng có thể phát sinh nguy hiểm bất cứ lúc nào. Phòng tránh: - Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết trong quá trình mang thai. - Tuyệt đối không sinh hoạt tình dục trong tháng cuối cùng của thai kỳ. - Tránh quá mệt mỏi và mang vác quá nặng. - Nên đến bệnh viên nhờ bác sĩ chỉnh sửa nếu ngôi thai không đúng. Nếu gần đến lúc sinh mà ngôi thai vẫn không thể chỉnh sửa được, thì cần đề phòng. Không phải trường hợp nào mang thai cũng sẽ xảy ra biến chứng nhưng nếu những biến chứng trong bài viết trên xảy ra thì vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe của người mẹ cũng như thai nhi. Để phòng tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra các chị em nên có chế độ ăn uống, bổ sung dinh dưỡng hợp lý và nghỉ ngơi đầy đủ để luôn đảm bảo sức khỏe cho mẹ và em bé trong bụng.
Trong thời gian mang thai rất nhiều chị em phụ nữ lo lắng không biết mình có gặp phải biến chứng khi sinh nở hay không, những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi trong quá trình mang thai và khi sinh là gì? Để giải đáp thắc mắc của mình, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những biến chứng đó là gì và cách phòng tránh. Biến chứng trong quá trình mang thai 1. Tăng huyết áp Có thể xảy ra trong suốt thai kì và là một trong các triệu chứng của tiền sản giật. Thường gặp hơn ở mẹ sinh con đầu lòng và mẹ có tiền sử gia đình tăng huyết áp. Huyết áp tăng khi mang thai có thể ảnh hưởng tới lưu lượng máu tới nhau thai và làm giảm lượng oxy cho em bé. Phòng tránh: Luôn phải lưu ý kiểm tra huyết áp trong quá trình mang thai (ảnh minh họa) 2. Đa ối, thiếu ối Lượng dịch bao quanh thai nhi có thể phản ánh tổng trạng chung và chức năng phổi-thận của thai nhi. Bụng to lên nhanh đột ngột hoặc da bụng căng bóng là một dấu hiệu báo động có thể có bất thường. Phòng tránh: - Nên làm siêu âm để ước lượng chính xác lượng nước ối và phát hiện những bất thường liên quan. - Cần đi thăm khám thường xuyên trong 2 quý cuối của thai kỳ để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả mẹ và bé. Nên làm siêu âm để ước lượng chính xác lượng nước ối và phát hiện những bất thường liên quan. (ảnh minh họa) 3. Bong nhau thai Nhau thai bong ra khỏi thành tử cung của mẹ sẽ làm cho thai nhi bị thiếu ô-xy và dinh dưỡng. Khi bong nhau thai người mẹ sẽ cảm thấy đau bụng dù là không thấy chảy máu âm đạo, đặc biệt nếu có máu đông tạo thành giữa thành tử cung và nhau thai nơi bị bong ra. Phòng tránh: - Khi mang thai cần chú ý khoảng cách giữa 2 lần sinh không nên kéo dài quá 7 năm. - Khi có thai phải được chăm sóc và nghỉ ngơi hợp lý. - Nên đăng ký khám thai định kỳ tại một cơ sở y tế uy tín ngay sau khi có thai để được bác sĩ tư vấn và quản lý thời kỳ thai nghén. - Bổ sung a-xít folic trước và ngay sau khi mang thai. - Khi phát hiện các yếu tố nguy cơ cao như: xuất huyết, đau bụng dưới… cần kịp thời đến bệnh viện chuyên sản khoa để được khám chữa và xử trí kịp thời. 4. Ứ mật Khi các men tiêu hoá, mật được tích tụ trong gan của bà mẹ mang thai thẩm thấu vào máu có thể dẫn đến chứng ứ mật thai kì. Tình trạng này có thể ảnh hưởng 1-2/1000 phụ nữ mang thai và xu hướng do di truyền. Triệu chứng thường gặp là rất ngứa, nhất là ở tay và chân. Phòng tránh: - Cần tuân thủ lời khuyên của bác sỹ sản khoa và bác sỹ dinh dưỡng về chế độ ăn trong thai kỳ để đảm bảo sự tăng cân vừa phải, đồng thời theo dõi sát sự tăng trưởng của thai nhi. - Các trường hợp có mỡ máu tăng, tiền căn gia đình có ứ mật trong gan, bệnh lý gan có sẵn, thì phải hết sức lưu ý. Cần tuân thủ lời khuyên của bác sỹ sản khoa và bác sỹ dinh dưỡng về chế độ ăn trong thai kỳ. (ảnh minh họa) 5. Huyết khối tĩnh mạch sâu Huyết khối là một cục máu đông, thường thấy ở phụ nữ thừa cân, hút thuốc lá, có tiền sử gia đình bị huyết khối hoặc phụ nữ mang thai ít vận động, thường xảy ra ở tĩnh mạch chân, háng hoặc xương chậu trong thai kì. Cục huyết khối này có thể di chuyển đến các mạch máu lớn ở tim và phổi gây tắc nghẽn. Phòng tránh: - Uống khoảng 2,5-3 lít nước mỗi ngày. - Không nên ngồi một chỗ trong thời gian dài. Nên đứng dậy và di chuyển để giúp máu lưu thông - Nên mặc quần áo rộng, thoải mái. Quần lót quá chật, các loại quần định hình xiết chặt vào háng sẽ gây nguy hiểm cho các động mạch lớn dẫn máu đến hai chân. - Tuyệt đối không nên ngồi gác chéo hai chân. - Tránh ngồi ở những vị trí quá chật hẹp như khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng, đi các chuyến bay dài, hoặc phải ngồi phòng chờ quá lâu đều không tốt. Biến chứng khi sinh nở 1. Suy thai Nguyên nhân gây suy thai là do tình trạng thai thiếu oxy trong máu hoặc thiếu oxy tổ chức khi thai đang sống trong tử cung. Suy thai cấp thường xảy ra đột ngột trong quá trình chuyển dạ, đe doạ tính mạng của trẻ, ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần, thể chất của trẻ trong tương lai nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời. Suy thai cấp chiếm tỷ lệ dưới 20% các ca sinh nở. Suy thai mãn xảy ra từ từ trong quá trình mang thai, các triệu chứng thường không rầm rộ, tuy nhiên có thể nhanh chóng chuyển thành suy thai cấp khi chuyển dạ. Phòng tránh: - Chữa khỏi bệnh mạn tính trước khi có thai. - Người mẹ không nên ưu tư, phiền muộn. - Trong thai kỳ nên khám 6-8 lần. - Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết. 2. Băng huyết Băng huyết sau sinh hay còn gọi là ra máu sản hậụ là tình trạng tai biến sản khoa nặng, là một trong những nguyên nhân gây tử vong ở sản phụ, chiếm 25% trường hợp tử vong ở người mẹ. Ngoài ra, những bà mẹ mới sinh con lần đầu, chưa có nhiều kinh nghiệm cần hỏi bác sĩ để phân biệt sản dịch với băng huyết sau sinh. Phòng tránh: - Sản phụ cần được theo dõi và lưu ý người nhà cần quan tâm đặc biệt đến sản phụ những ngày trong tuần lễ đầu tiên sau sinh. Có những trường hợp một vài ngày sau sinh, hiện tượng băng huyết ồ ạt mới xuất hiện. Sản phụ cần được theo dõi và lưu ý người nhà cần quan tâm đặc biệt đến sản phụ những ngày trong tuần lễ đầu tiên sau sinh. (ảnh minh họa) 3. Vỡ tử cung Vỡ tử cung là một tai biến hết sức nguy hiểm, nguy cơ tử vong cho cả mẹ và con vô cùng cao nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời bởi những bác sĩ chuyên khoa sản có kinh nghiệm. Phòng tránh: - Những phụ nữ đã từng sinh mổ đều được khuyến cáo sau khoảng 3 năm mới nên có thai lần nữa. Tại vết mổ này, sự do dãn của da đã trở nên kém đi, da mỏng hơn bình thường, do đó có thể bị nứt khi thai to lên hoặc khi tử cung co bóp. 4. Vỡ ối sớm Vỡ ối sớm làm tăng tỷ lệ sinh non, tăng tỷ lệ tử vong của trẻ ở thời kỳ sinh, tỷ lệ nhiễm trùng trong tử cung và tỷ lệ nhiễm trùng sau khi sinh tăng cao. Ối vỡ sớm còn gây cho trẻ sơ sinh bị viêm phổi, kéo dài thời gian sinh, làm nên hiện tượng nhiễm khuẩn tử cung của thai phụ. Trẻ lâu quá không sinh ra được cũng có thể phát sinh nguy hiểm bất cứ lúc nào. Phòng tránh: - Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết trong quá trình mang thai. - Tuyệt đối không sinh hoạt tình dục trong tháng cuối cùng của thai kỳ. - Tránh quá mệt mỏi và mang vác quá nặng. - Nên đến bệnh viên nhờ bác sĩ chỉnh sửa nếu ngôi thai không đúng. Nếu gần đến lúc sinh mà ngôi thai vẫn không thể chỉnh sửa được, thì cần đề phòng. Không phải trường hợp nào mang thai cũng sẽ xảy ra biến chứng nhưng nếu những biến chứng trong bài viết trên xảy ra thì vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe của người mẹ cũng như thai nhi. Để phòng tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra các chị em nên có chế độ ăn uống, bổ sung dinh dưỡng hợp lý và nghỉ ngơi đầy đủ để luôn đảm bảo sức khỏe cho mẹ và em bé trong bụng. ... phải ngồi phòng chờ lâu không tốt Biến chứng sinh nở Suy thai Nguy n nhân gây suy thai tình trạng thai thiếu oxy máu thiếu oxy tổ chức thai sống tử cung Suy thai cấp thường xảy đột ngột trình... thai chỉnh sửa được, cần đề phòng Không phải trường hợp mang thai xảy biến chứng biến chứng viết xảy vô nguy hiểm cho sức khỏe người mẹ thai nhi Để phòng tránh trường hợp đáng tiếc xảy chị em... sơ sinh bị viêm phổi, kéo dài thời gian sinh, làm nên tượng nhiễm khuẩn tử cung thai phụ Trẻ lâu không sinh phát sinh nguy hiểm lúc Phòng tránh: - Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết trình mang