window.onload = function () {resizeNewsImage("news-image", 500);} Chị em bầu bí thường nhắc nhở nhau không nên tắm với nước nóng đặc biệt là tắm xông hơi bởi việc này có thể gây nguy hại cho sức khỏe thai kỳ cũng như sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, nếu như thế liệu có phải bà bầu nên kiêng cả việc tắm nước ấm? Các mẹ cần biết rằng nếu thai kỳ của mẹ khỏe mạnh bình thường, không bị chảy máu âm đạo hay rò rỉ nước ối thì việc tắm bồn, tắm nước ấm rất có lợi. Ngâm mình trong nước ấm sẽ giúp bà bầu thư giãn cơ thể, giúp mẹ giảm mệt mỏi, đau đớn và đặc biệt tốt cho giấc ngủ. Liên quan đến việc tắm khi mang thai, còn rất nhiều điều mẹ bầu cần ghi nhớ để hoạt động này không gây hại cho mẹ và bé: Chọn thời điểm tắm Cơ thể chị em thường khá nhạy cảm khi mang thai vì vậy không phải mẹ thích tắm lúc nào cũng được đặc biệt là khi vừa thức dậy hoặc quá khuya. Phụ nữ mang thai nên chọn thời điểm thích hợp nhất trong ngày để tắm khi cơ thể sẵn sàng như buổi chiều tối khi đi làm về. Phụ nữ mang thai nên đặc biệt chú ý đến thời gian tắm, nhiệt độ nước tắm và không nên tắm ngay sau khi ăn no. (ảnh minh họa) Đừng tắm khi huyết áp thấp Khi cơ thể mệt mỏi, huyết áp giảm thì mẹ không nên tắm bởi nếu tắm bắng nước ấm lúc này sẽ làm cho các mạch máu trong cơ thể mẹ giãn nở, khiến máu cũng như dinh dưỡng đến bé không đủ. Việc này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mẹ cũng như gây nguy hại cho bé. Không tắm sau khi ăn no Mẹ bầu cần ghi nhớ tuyệt đối không tắm sau khi ăn no (lúc da bụng căng). Tắm lúc này sẽ làm các mạch máu trong cơ thể nở to, máu dồn xuống hạ thể, lượng máu cung cấp cho khoang bụng không đủ cho hệ thống tiêu hóa hoạt động, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn. Nghiêm trọng hơn, từ những biểu hiện trên có thể dẫn đến việc hạ đường huyết một cách đột ngột. Do đó, dù đôi khi cảm thấy thật oi bức sau mỗi bữa ăn, chị em cũng đừng đi tắm mà hãy nghỉ ngơi để hạ nhiệt đã nhé. Chú ý đến nhiệt độ nước tắm Chị em cần nhớ một quy tắc khi pha nước tắm là xả vòi lạnh trước sau đó mới pha nước nóng vào, cần đảm bảo nhiệt độ nước tắm khoảng 36 độ C là chuẩn. Các mẹ có thể sử dụng nhiệt kế đo nước tắm để kiểm tra nhiệt độ của nước hoặc kiểm tra với khuỷu tay hoặc cánh tay của bạn vì đây là những vùng da nhạy cảm nhất. Nước tắm cần giữ ở nhiệt độ ấm, không quá nóng. Tắm nước ấm vừa đủ sẽ giúp mẹ bầu bớt mệt mỏi, đau đớn. (ảnh minh họa) Uống nước trước hoặc trong khi tắm Hãy chuẩn bị một chai nước lọc để cạnh bồn tắm. Nếu thời gian tắm kéo dài, các mẹ nên nhâm nhi nước lọc để tránh nguy cơ bị mất nước. Trước khi tắm, mẹ cũng nên uống một cốc nước ấm. Đừng quên rủ chồng cùng tắm Thông thường các cặp đôi gặp rất nhiều trở ngại trong chuyện chăn gối vợ chồng khi mang thai đặc biệt những tháng cuối. Vì vậy tắm cùng nhau không những giúp giải tỏa căng thẳng mà còn là cách để gắn kết tình yêu thương vợ chồng với nhau. Khi tắm cùng chồng, chị em có thể nhờ anh xã massage lưng, chân, tay – giúp giảm bớt mệt mỏi.
Chị em bầu bí thường nhắc nhở nhau không nên tắm với nước nóng đặc biệt là tắm xông hơi bởi việc này có thể gây nguy hại cho sức khỏe thai kỳ cũng như sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, nếu như thế liệu có phải bà bầu nên kiêng cả việc tắm nước ấm? Các mẹ cần biết rằng nếu thai kỳ của mẹ khỏe mạnh bình thường, không bị chảy máu âm đạo hay rò rỉ nước ối thì việc tắm bồn, tắm nước ấm rất có lợi. Ngâm mình trong nước ấm sẽ giúp bà bầu thư giãn cơ thể, giúp mẹ giảm mệt mỏi, đau đớn và đặc biệt tốt cho giấc ngủ. Liên quan đến việc tắm khi mang thai, còn rất nhiều điều mẹ bầu cần ghi nhớ để hoạt động này không gây hại cho mẹ và bé: Chọn thời điểm tắm Cơ thể chị em thường khá nhạy cảm khi mang thai vì vậy không phải mẹ thích tắm lúc nào cũng được đặc biệt là khi vừa thức dậy hoặc quá khuya. Phụ nữ mang thai nên chọn thời điểm thích hợp nhất trong ngày để tắm khi cơ thể sẵn sàng như buổi chiều tối khi đi làm về. Phụ nữ mang thai nên đặc biệt chú ý đến thời gian tắm, nhiệt độ nước tắm và không nên tắm ngay sau khi ăn no. (ảnh minh họa) Đừng tắm khi huyết áp thấp Khi cơ thể mệt mỏi, huyết áp giảm thì mẹ không nên tắm bởi nếu tắm bắng nước ấm lúc này sẽ làm cho các mạch máu trong cơ thể mẹ giãn nở, khiến máu cũng như dinh dưỡng đến bé không đủ. Việc này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mẹ cũng như gây nguy hại cho bé. Không tắm sau khi ăn no Mẹ bầu cần ghi nhớ tuyệt đối không tắm sau khi ăn no (lúc da bụng căng). Tắm lúc này sẽ làm các mạch máu trong cơ thể nở to, máu dồn xuống hạ thể, lượng máu cung cấp cho khoang bụng không đủ cho hệ thống tiêu hóa hoạt động, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn. Nghiêm trọng hơn, từ những biểu hiện trên có thể dẫn đến việc hạ đường huyết một cách đột ngột. Do đó, dù đôi khi cảm thấy thật oi bức sau mỗi bữa ăn, chị em cũng đừng đi tắm mà hãy nghỉ ngơi để hạ nhiệt đã nhé. Chú ý đến nhiệt độ nước tắm Chị em cần nhớ một quy tắc khi pha nước tắm là xả vòi lạnh trước sau đó mới pha nước nóng vào, cần đảm bảo nhiệt độ nước tắm khoảng 36 độ C là chuẩn. Các mẹ có thể sử dụng nhiệt kế đo nước tắm để kiểm tra nhiệt độ của nước hoặc kiểm tra với khuỷu tay hoặc cánh tay của bạn vì đây là những vùng da nhạy cảm nhất. Nước tắm cần giữ ở nhiệt độ ấm, không quá nóng. Tắm nước ấm vừa đủ sẽ giúp mẹ bầu bớt mệt mỏi, đau đớn. (ảnh minh họa) Uống nước trước hoặc trong khi tắm Hãy chuẩn bị một chai nước lọc để cạnh bồn tắm. Nếu thời gian tắm kéo dài, các mẹ nên nhâm nhi nước lọc để tránh nguy cơ bị mất nước. Trước khi tắm, mẹ cũng nên uống một cốc nước ấm. Đừng quên rủ chồng cùng tắm Thông thường các cặp đôi gặp rất nhiều trở ngại trong chuyện chăn gối vợ chồng khi mang thai đặc biệt những tháng cuối. Vì vậy tắm cùng nhau không những giúp giải tỏa căng thẳng mà còn là cách để gắn kết tình yêu thương vợ chồng với nhau. Khi tắm cùng chồng, chị em có thể nhờ anh xã massage lưng, chân, tay – giúp giảm bớt mệt mỏi. ... chuyện chăn gối vợ chồng mang thai đặc biệt tháng cuối Vì tắm giúp giải tỏa căng thẳng mà cách để gắn kết tình yêu thương vợ chồng với Khi tắm chồng, chị em nhờ anh xã massage lưng, chân, tay –