window.onload = function () {resizeNewsImage("news-image", 500);} Rạn da... vì đâu? Rạn da xảy ra khi cơ thể bạn phát triển với tốc độ quá nhanh mà da của bạn không phát triển theo kịp. Điều này khiến những sợi mang chức năng đàn hồi, co giãn dưới da bị gãy, kết quả là rạn da xuất hiện. Khi mang bầu, trọng lượng cơ thể người phụ nữ tăng rất nhiều và rất nhanh. Với mức độ như thế, rạn da là điều tất yếu và vùng bị rạn nhiều nhất là bụng và ngực - hai khu vực lớn lên chóng mặt khi bầu bí. Rạn da còn có thể xuất hiện ở bắp đùi, mông và bắp tay. Vết rạn mới đầu thường có màu đỏ nhạt hoặc đỏ tía, sau giai đoạn mang thai chúng sẽ nhạt dần và chuyển sang màu xám hoặc trắng. Theo các chuyên gia, phụ nữ mang bầu tăng khoảng 10-15kg là hợp lí và đảm bảo có thai kì khỏe mạnh. Để đối phó với chứng rạn da, mẹ bầu nên duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lí để tăng cân một cách từ từ và ổn định suốt 9 tháng 10 ngày, thay vì để cân năng tăng vọt trong một thời gian ngắn. Nói cách khác, để đẩy lùi rạn da, việc chú ý đến tốc độ tăng cân cũng quan trọng ngang với việc tăng bao nhiêu cân. Để đối phó với chứng rạn da, mẹ bầu nên duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lí để tăng cân một cách từ từ và ổn định suốt 9 tháng 10 ngày, thay vì để cân năng tăng vọt trong một thời gian ngắn. Ai hay bị rạn da? 90% phụ nữ mang thai gặp rạn da sau tháng thứ 6 hoặc thứ 7 của thai kì. Nếu mẹ bạn từng bị rạn da khi mang thai, bạn cũng có khả năng bị giống mẹ vì gen di truyền có liên quan đến rạn da. Nếu bạn là người có nước da trắng, sáng, bạn dễ có khả năng gặp những vết rạn màu hồng nhạt lúc mang bầu. Nếu bạn có nước da tối màu, ngăm đen, vết rạn khi mang thai của bạn thường sẽ có màu sáng hơn tông màu da. Có ngăn ngừa được rạn da không? Rất đáng tiếc, chẳng có cách nào để ngăn chặn những vết rạn đáng ghét. Không có một loại kem, sữa dưỡng thể hay tinh dầu đặc biệt nào có thể đẩy lùi được chúng. Tuy nhiên, bạn vẫn nên dùng những sản phẩm trên để làm cho da mềm mại hơn, đỡ khó chịu, đau ngứa hơn khi mà bụng bầu đang ngày càng lớn dần. Như đã nói ở trên, cần chú ý chế độ dinh dưỡng sao cho trọng lượng cơ thể tăng từ từ, ổn định suốt 9 tháng 10 ngày (tăng 10-15kg cả thai kì), tránh để cân nặng tăng đột ngột. Ngoài ra, việc uống nước thường xuyên, không đợi đến lúc khát mới uống cũng có tác dụng quan trọng trong quá trình chống chọi lại chứng rạn da "khó ưa". "Trị" rạn da": chỉ mờ đi, không mất hẳn Có những vết rạn da dần dần nhạt đi theo thời gian, cũng có những vết "cứng đầu" còn càng ngày càng đậm lên và rõ rệt hơn. Theo các chuyên gia, thời điểm tốt nhất để "trị" lũ rạn da này là khi chúng còn ở giai đoạn có màu đỏ nhạt. Những loại gel gồm chiết xuất hành và axit hyaluronic có tác dụng làm các vết rạn mờ đi sau 12 tuần sử dụng. Theo các chuyên gia, thời điểm tốt nhất để "trị" lũ rạn da này là khi chúng còn ở giai đoạn có màu đỏ nhạt. Gel chứa retinoid cũng có tác dụng trị rạn da hiệu quả nhưng rất tiếc, phụ nữ đang mang thai và cho con bú tuyệt đối KHÔNG được phép sử dụng.Một biện pháp khác là sử dụng tia lade tác động vào sâu trong da, thúc đẩy sự phát triển của các lớp collagen mới, tái tạo làn da. Biện pháp này phải nhờ đến sự can thiệp của công nghệ cao và đòi hỏi thực hiện ở những cơ sở uy tín. Tại sao không đón nhận vẻ đẹp mới? Một số chị em bình thản chấp nhận làn da mới sau mang thai và sinh nở. Điều quan trọng nhất là em bé ra đời khỏe mạnh, an toàn. "Làm mẹ" là mốc quan trọng tuyệt vời trong cuộc đời người phụ nữ. Cùng chào đón những đường cong mới, vóc dáng mới, làn da mới trong giai đoạn này nào!
Rạn da... vì đâu? Rạn da xảy ra khi cơ thể bạn phát triển với tốc độ quá nhanh mà da của bạn không phát triển theo kịp. Điều này khiến những sợi mang chức năng đàn hồi, co giãn dưới da bị gãy, kết quả là rạn da xuất hiện. Khi mang bầu, trọng lượng cơ thể người phụ nữ tăng rất nhiều và rất nhanh. Với mức độ như thế, rạn da là điều tất yếu và vùng bị rạn nhiều nhất là bụng và ngực - hai khu vực lớn lên chóng mặt khi bầu bí. Rạn da còn có thể xuất hiện ở bắp đùi, mông và bắp tay. Vết rạn mới đầu thường có màu đỏ nhạt hoặc đỏ tía, sau giai đoạn mang thai chúng sẽ nhạt dần và chuyển sang màu xám hoặc trắng. Theo các chuyên gia, phụ nữ mang bầu tăng khoảng 10-15kg là hợp lí và đảm bảo có thai kì khỏe mạnh. Để đối phó với chứng rạn da, mẹ bầu nên duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lí để tăng cân một cách từ từ và ổn định suốt 9 tháng 10 ngày, thay vì để cân năng tăng vọt trong một thời gian ngắn. Nói cách khác, để đẩy lùi rạn da, việc chú ý đến tốc độ tăng cân cũng quan trọng ngang với việc tăng bao nhiêu cân. Để đối phó với chứng rạn da, mẹ bầu nên duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lí để tăng cân một cách từ từ và ổn định suốt 9 tháng 10 ngày, thay vì để cân năng tăng vọt trong một thời gian ngắn. Ai hay bị rạn da? 90% phụ nữ mang thai gặp rạn da sau tháng thứ 6 hoặc thứ 7 của thai kì. Nếu mẹ bạn từng bị rạn da khi mang thai, bạn cũng có khả năng bị giống mẹ vì gen di truyền có liên quan đến rạn da. Nếu bạn là người có nước da trắng, sáng, bạn dễ có khả năng gặp những vết rạn màu hồng nhạt lúc mang bầu. Nếu bạn có nước da tối màu, ngăm đen, vết rạn khi mang thai của bạn thường sẽ có màu sáng hơn tông màu da. Có ngăn ngừa được rạn da không? Rất đáng tiếc, chẳng có cách nào để ngăn chặn những vết rạn đáng ghét. Không có một loại kem, sữa dưỡng thể hay tinh dầu đặc biệt nào có thể đẩy lùi được chúng. Tuy nhiên, bạn vẫn nên dùng những sản phẩm trên để làm cho da mềm mại hơn, đỡ khó chịu, đau ngứa hơn khi mà bụng bầu đang ngày càng lớn dần. Như đã nói ở trên, cần chú ý chế độ dinh dưỡng sao cho trọng lượng cơ thể tăng từ từ, ổn định suốt 9 tháng 10 ngày (tăng 10-15kg cả thai kì), tránh để cân nặng tăng đột ngột. Ngoài ra, việc uống nước thường xuyên, không đợi đến lúc khát mới uống cũng có tác dụng quan trọng trong quá trình chống chọi lại chứng rạn da "khó ưa". "Trị" rạn da": chỉ mờ đi, không mất hẳn Có những vết rạn da dần dần nhạt đi theo thời gian, cũng có những vết "cứng đầu" còn càng ngày càng đậm lên và rõ rệt hơn. Theo các chuyên gia, thời điểm tốt nhất để "trị" lũ rạn da này là khi chúng còn ở giai đoạn có màu đỏ nhạt. Những loại gel gồm chiết xuất hành và axit hyaluronic có tác dụng làm các vết rạn mờ đi sau 12 tuần sử dụng. Theo các chuyên gia, thời điểm tốt nhất để "trị" lũ rạn da này là khi chúng còn ở giai đoạn có màu đỏ nhạt. Gel chứa retinoid cũng có tác dụng trị rạn da hiệu quả nhưng rất tiếc, phụ nữ đang mang thai và cho con bú tuyệt đối KHÔNG được phép sử dụng.Một biện pháp khác là sử dụng tia lade tác động vào sâu trong da, thúc đẩy sự phát triển của các lớp collagen mới, tái tạo làn da. Biện pháp này phải nhờ đến sự can thiệp của công nghệ cao và đòi hỏi thực hiện ở những cơ sở uy tín. Tại sao không đón nhận vẻ đẹp mới? Một số chị em bình thản chấp nhận làn da mới sau mang thai và sinh nở. Điều quan trọng nhất là em bé ra đời khỏe mạnh, an toàn. "Làm mẹ" là mốc quan trọng tuyệt vời trong cuộc đời người phụ nữ. Cùng chào đón những đường cong mới, vóc dáng mới, làn da mới trong giai đoạn này nào! ... thản chấp nhận da sau mang thai sinh nở Điều quan trọng em bé đời khỏe mạnh, an toàn "Làm mẹ" mốc quan trọng tuyệt vời đời người phụ nữ Cùng chào đón đường cong mới, vóc dáng mới, da giai đoạn