window.onload = function () {resizeNewsImage("news-image", 500);} Người bị khàn tiếng kéo dài mà không điều trị có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể bị ung thư thanh quản. Theo PGS. TS. Lương Thị Minh Hương, Khoa Nội soi, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, khàn tiếng là sự rối loạn về phát âm. Nguyên nhân khàn tiếng có thể do viêm nhiễm, khối u, liệt dây thanh, chấn thương hay do dị vật. Tùy theo nguyên nhân khàn tiếng các bác sỹ sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Đối với nguyên nhân khàn tiếng do bị viêm nhiễm vi khuẩn thì điều trị bằng kháng sinh, đối với nguyên nhân do vi rút thì điều trị bằng thuốc giảm viêm, giảm phù nề. Đối với nguyên nhân do khối u thì tuỳ thuộc vào lành tính hay ác tính sẽ có cách điều trị khác nhau, thông thường là tiến hành phẫu thuật cắt bỏ khối u. Đối với nguyên nhân do dị vật thì tiến hành phẫu thuật lấy dị vật ra. Cũng theo PGS. TS. Lương Thị Minh Hương, nếu không điều trị kịp thời và phù hợp thì khàn tiếng có thể gây ra biến chứng, ảnh hưởng đến giao tiếp, sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. Tùy theo nguyên nhân gây khàn tiếng có thể gây những biến chứng khác nhau. Khàn tiếng có thể gây ra biến chứng, ảnh hưởng đến giao tiếp, sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày (Ảnh minh họa) Ví dụ viêm thanh quản cấp mà không được điều trị sẽ dẫn đến viêm thanh quản mãn. Viêm thanh quản mãn mà không được điều trị sau này có thể gây ra các khối u lành tính ở thanh quản như: hạt sơ dây thanh, poluyp dây thanh hoặc u nang dây thanh. Các viêm nhiễm gây khàn tiếng lâu dài mà không điều trị, đặc biệt là nam giới có cơ địa thuận lợi mắc bệnh như hút thuốc lá, uống rượu thì có thể dẫn đến ung thư thanh quản. Cách tốt nhất để phòng ngừa khàn tiếng là tránh bị viêm họng, tránh nói nhiều, nói lớn và hãy nói không với các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá... Trong trường hợp khàn tiếng kéo dài cần đến các cơ sở chuyên khoa để khám và điều trị.
Người bị khàn tiếng kéo dài mà không điều trị có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể bị ung thư thanh quản. Theo PGS. TS. Lương Thị Minh Hương, Khoa Nội soi, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, khàn tiếng là sự rối loạn về phát âm. Nguyên nhân khàn tiếng có thể do viêm nhiễm, khối u, liệt dây thanh, chấn thương hay do dị vật. Tùy theo nguyên nhân khàn tiếng các bác sỹ sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Đối với nguyên nhân khàn tiếng do bị viêm nhiễm vi khuẩn thì điều trị bằng kháng sinh, đối với nguyên nhân do vi rút thì điều trị bằng thuốc giảm viêm, giảm phù nề. Đối với nguyên nhân do khối u thì tuỳ thuộc vào lành tính hay ác tính sẽ có cách điều trị khác nhau, thông thường là tiến hành phẫu thuật cắt bỏ khối u. Đối với nguyên nhân do dị vật thì tiến hành phẫu thuật lấy dị vật ra. Cũng theo PGS. TS. Lương Thị Minh Hương, nếu không điều trị kịp thời và phù hợp thì khàn tiếng có thể gây ra biến chứng, ảnh hưởng đến giao tiếp, sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. Tùy theo nguyên nhân gây khàn tiếng có thể gây những biến chứng khác nhau. Khàn tiếng có thể gây ra biến chứng, ảnh hưởng đến giao tiếp, sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày (Ảnh minh họa) Ví dụ viêm thanh quản cấp mà không được điều trị sẽ dẫn đến viêm thanh quản mãn. Viêm thanh quản mãn mà không được điều trị sau này có thể gây ra các khối u lành tính ở thanh quản như: hạt sơ dây thanh, poluyp dây thanh hoặc u nang dây thanh. Các viêm nhiễm gây khàn tiếng lâu dài mà không điều trị, đặc biệt là nam giới có cơ địa thuận lợi mắc bệnh như hút thuốc lá, uống rượu thì có thể dẫn đến ung thư thanh quản. Cách tốt nhất để phòng ngừa khàn tiếng là tránh bị viêm họng, tránh nói nhiều, nói lớn và hãy nói không với các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá... Trong trường hợp khàn tiếng kéo dài cần đến các cơ sở chuyên khoa để khám và điều trị.