window.onload = function () {resizeNewsImage("news-image", 500);} Khi tuyên bố kế hoạch thí nghiệm gây tranh cãi này, hai chuyên gia hàng đầu là Ron Fouchier và Yoshihito Kawaoka cảnh báo rằng đại dịch H7N9 có nguy cơ lan truyền theo “cấp độ số mũ” nếu virus này đạt được khả năng lây lan dễ dàng từ người sang người. Những người ủng hộ kế hoạch này cho rằng cách duy nhất để đối phó là xem xét những cách thức biến đổi di truyền của nó và thực hiện những thí nghiệm trên động vật. Dự án này sẽ được tiến hành tại nhiều phòng thí nghiệm trên thế giới. Đã có ít nhất 22 nhà khoa học ủng hộ dự án của hai ông Fouchier và Kawaoka. Tạo dạng đột biến H7N9 mới có thể giúp đánh giá nguy cơ đại dịch (Ảnh: Reuters) Tuy nhiên kế hoạch này bị nhiều người phản đối với lý do an toàn, thậm chí nêu khả năng xấu nhất là nguy cơ xảy ra khủng bố sinh học. Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới, virus H7N9 mới được ghi nhận từ tháng 2 nhưng đã gây nhiễm ít nhất 133 người tại Trung Quốc, giết chết ít nhất 43 bệnh nhân.
Khi tuyên bố kế hoạch thí nghiệm gây tranh cãi này, hai chuyên gia hàng đầu là Ron Fouchier và Yoshihito Kawaoka cảnh báo rằng đại dịch H7N9 có nguy cơ lan truyền theo “cấp độ số mũ” nếu virus này đạt được khả năng lây lan dễ dàng từ người sang người. Những người ủng hộ kế hoạch này cho rằng cách duy nhất để đối phó là xem xét những cách thức biến đổi di truyền của nó và thực hiện những thí nghiệm trên động vật. Dự án này sẽ được tiến hành tại nhiều phòng thí nghiệm trên thế giới. Đã có ít nhất 22 nhà khoa học ủng hộ dự án của hai ông Fouchier và Kawaoka. Tạo dạng đột biến H7N9 mới có thể giúp đánh giá nguy cơ đại dịch (Ảnh: Reuters) Tuy nhiên kế hoạch này bị nhiều người phản đối với lý do an toàn, thậm chí nêu khả năng xấu nhất là nguy cơ xảy ra khủng bố sinh học. Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới, virus H7N9 mới được ghi nhận từ tháng 2 nhưng đã gây nhiễm ít nhất 133 người tại Trung Quốc, giết chết ít nhất 43 bệnh nhân.