window.onload = function () {resizeNewsImage("news-image", 500);} Các nhà khoa học Ý thuộc Viện IRCCS Neuromed đã phát hiện một dạng protein có trong lá lách được gọi là yếu tố tăng trưởng nhau thai (PIGF) đóng vai trò kích hoạt phản ứng có hại ở hệ miễn dịch, đồng thời khiến huyết áp tăng cao ở chuột. Họ hy vọng phát hiện này mở ra hướng điều trị mới đối với chứng cao huyết áp. Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Immunity, GS Giusepe Lempo và cộng sự nhận thấy chuột thiếu PIGF do biến đổi gien không bị huyết áp cao sau khi chúng được truyền hormone thường gây tăng huyết áp là angiotensin II. Nhóm chuột này cũng được bảo vệ khỏi chứng huyết áp cao do những tổn hại ở thận và tim. Nghiên cứu mới giải thích khả năng tế bào miễn dịch khiến huyết áp tăng cao Ảnh: HEALTHTAP.COM Hơn nữa, sự khiếm khuyết PIGF cũng ngăn tế bào T từ lách vào dòng máu, xâm nhập mạch máu và thận - nơi chứng cao huyết áp được biểu hiện. Thí nghiệm cũng chứng tỏ rằng hệ thần kinh kiểm soát mức độ của PIGF ở lách và đến lượt PIGF ở lách giữ vai trò quan trọng trong việc kích hoạt tế bào T, khởi phát chứng cao huyết áp. Nghiên cứu này góp phần làm sáng tỏ thêm một số bằng chứng lâu nay cho thấy những tế bào miễn dịch như tế bào T có thể khiến chứng cao huyết áp phát triển nhưng cơ chế đó chưa được làm rõ.
Các nhà khoa học Ý thuộc Viện IRCCS Neuromed đã phát hiện một dạng protein có trong lá lách được gọi là yếu tố tăng trưởng nhau thai (PIGF) đóng vai trò kích hoạt phản ứng có hại ở hệ miễn dịch, đồng thời khiến huyết áp tăng cao ở chuột. Họ hy vọng phát hiện này mở ra hướng điều trị mới đối với chứng cao huyết áp. Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Immunity, GS Giusepe Lempo và cộng sự nhận thấy chuột thiếu PIGF do biến đổi gien không bị huyết áp cao sau khi chúng được truyền hormone thường gây tăng huyết áp là angiotensin II. Nhóm chuột này cũng được bảo vệ khỏi chứng huyết áp cao do những tổn hại ở thận và tim. Nghiên cứu mới giải thích khả năng tế bào miễn dịch khiến huyết áp tăng cao Ảnh: HEALTHTAP.COM Hơn nữa, sự khiếm khuyết PIGF cũng ngăn tế bào T từ lách vào dòng máu, xâm nhập mạch máu và thận nơi chứng cao huyết áp được biểu hiện. Thí nghiệm cũng chứng tỏ rằng hệ thần kinh kiểm soát mức độ của PIGF ở lách và đến lượt PIGF ở lách giữ vai trò quan trọng trong việc kích hoạt tế bào T, khởi phát chứng cao huyết áp. Nghiên cứu này góp phần làm sáng tỏ thêm một số bằng chứng lâu nay cho thấy những tế bào miễn dịch như tế bào T có thể khiến chứng cao huyết áp phát triển nhưng cơ chế đó chưa được làm rõ.