Điều kiện tự nhiên Hà Nội

25 509 0
Điều kiện tự nhiên Hà Nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Báo cáo chính (báo cáo lần 3) Chương 2 – Điều kiện tự nhiên CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 2.1.1. Vị trí địa lý Thủ đô Hà Nội nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, ở vị trí trong khoảng từ 20 025’ đến 21023’vĩ độ Bắc, 105015’ đến 106003’ kinh độ Đông. Thành phố Hà Nội được điều chỉnh mở rộng địa giới từ 1/8/2008 có diện tích tự nhiên 334.470,02ha với dân số 6.232.940 người Ranh giới Thành phố Hà Nội giới hạn bởi: - Phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và Vĩnh Phúc. - Phía Nam giáp tỉnh Hà Nam và Hòa Bình. - Phía Đông giáp tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên. - Phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình và Phú Thọ 2.1.2. Địa hình Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển. Nhờ phù sa bồi đắp, ba phần tư diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các con sông khác. Phần diện tích đồi núi phần lớn thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức, với các đỉnh như Ba Vì cao 1.281 m, Gia Dê 707 m, Chân Chim 462 m, Thanh Lanh 427 m, Thiên Trù 378 m... Khu vực nội thành có một số gò đồi thấp, như gò Đống Đa, núi Nùng. Địa hình Hà Nội có thể phân biệt thành 3 dạng cơ bản là địa hình vùng đồng bằng, địa hình vùng trung du và địa hình vùng núi như sau: - Vùng đồng bằng: chiếm khoảng 54,5% diện tích tự nhiên, nằm ven sông Hồng, sông Đáy và sông Tích. Tuy là vùng đồng bằng nhưng cao độ cũng có nhiều biến đổi, phổ biến từ 1,0m đến trên 11,0m. Vùng đồng bằng được chia làm 2 dạng:  Địa hình đồng bằng thấp: có diện tích khoảng 160.000ha. Từ phía nam sông Hồng thuộc Hà Nội cũ về phía Nam địa hình rất bằng phẳng và thấp có cao độ thấp dần từ +9,5 (trung tâm Hà Nội) đến (3,5 đến 1,5)m ( Thường Tín). Địa hình vùng này có nhiều hồ ao, đầm lầy, sông rạch chia cắt. Đây là khu vực dân cư tập trung đông đúc của Hà Nội mới.  Địa hình đồng bằng cao: Là khu vực bắc s.Hồng thuộc Hà Nội cũ về phía Tây (Mê Linh) và một phần của Hà Tây cũ, có diện tích khoảng 22.300ha. Đây là Viwase 02-2012 1 Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Báo cáo chính (báo cáo lần 3) Chương 2 – Điều kiện tự nhiên vùng đồng bằng có cao độ từ +8,0m đến +15,0m, địa hình có dạng dốc thoải tạo thành các cánh đồng có dạng bậc thang và cũng bị chia cắt bởi các sông suối nhỏ. - Vùng trung du, đồi núi thấp. Có diện tích khoảng 137.170ha chiếm khoảng 40,5% diện tích tự nhiên, tập trung chủ yếu thuộc Hà Tây cũ và Sóc Sơn. Đây là dạng địa hình địa hình gò đồi, núi thấp, có độ cao từ 30 đến 300m tập trung chủ yếu ở vùng thấp của Ba Vì, vùng cao của các huyện Thạch Thất, Quốc Oai, Mỹ Đức, Chương Mỹ, Thị xã Sơn Tây, Lương Sơn. Đây là nơi tập trung nhiều núi đá vôi và hang động karstơ. Do có địa hình dốc, diện tích đất trống đồi trọc lớn nên đât đai thường bị xói mòn , rửa trôi mạnh. Thuộc địa hình trung du còn một phần diện tích chiếm tỷ lệ không lớn, đó là các vùng đồi Sóc Sơn, Hoà Lạc của Hà Nội cũ. - Vùng núi. Địa hình núi cao có diện tích khoảng 17.000ha, chiếm khoảng 5%, tập trung chủ yếu ở Ba Vì có độ cao từ 300m trở lên với đỉnh cao nhất tới 1.296m. đây là nơi có địa hình dốc (>25o), tập trung tới 54% diện tích đất lâm nghiệp của Hà Tây cũ. Bảng 2-1: Các dạng địa hình Hà Nội (nguồn: Qui hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050). No Vùng địa hình Địa danh Cao độ 1 Vùng đồng bằng Các quận nội thành Độ dốc Tỷ trọng địa hình I250 >25 5%, Vùng đồng bằng Từ phía nam sông Hồng Hà Nội cũ về phía +4,0m ÷ thấp Nam như Thường Tín (Hà Tây) 8,0m, Vùng đồng bằng khu vực bắc s.Hồng Hà Nội cũ lên phía cao Tây-Mê Linh và một phần của Hà Tây 2 Vùng trung du và Ba vì, Mỹ Đức, Sóc Sơn, Thạch Thất, Quốc đồi núi thấp Oai, Chương Mỹ, Sơn Tây 3 Vùng núi Ba vì, Mỹ Đức, Sóc Sơn +8,0m ÷ 15,0m, 2.1.3. Khí hậu Thủ đô Hà Nội nằm trong vùng khí hậu Đồng bằng và Trung du Bắc bộ. Đó là kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh và ít mưa, cuối mùa ẩm ướt với hiện tượng mưa phùn; mùa hè nóng và nhiều mưa. 1. Nhiệt độ: Nhiệt độ tương đối đồng nhất giữa các vùng địa hình. Nhiệt độ trung bình năm ở vùng đồng bằng khoảng 23oC-24oC, còn ở miền núi vào khoảng 21 oC-22,8oC. Tổng nhiệt độ toàn năm ở vùng núi khoảng 8.000oC, còn ở vùng đồng bằng khoảng 8.600oC. - Từ tháng 5 đến tháng 10, khí hậu nóng và ẩm, nhiệt độ trung bình là 28,8 0C. - Từ tháng 11 đến tháng 4, khí hậu lạnh với nhiệt độ trung bình là 19,6 0C. Viwase 02-2012 2 Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Báo cáo chính (báo cáo lần 3) Chương 2 – Điều kiện tự nhiên - Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối : 42,80C - Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối : 2,70C Bảng 2-2: Nhiệt độ không khí trung bình tháng tại một số trạm khí tượng ( oC ) Trạm Tháng 1 2 3 Hà Nội 16, 2 17, 0 19, 9 Sơn Tây 15,9 17, 1 4 5 6 7 Năm 8 9 10 11 12 21, 3 18, 0 23,5 20,1 23,7 27,1 28,6 28,8 28,2 27,1 24,6 20,1 17, 6 23,3 23,7 27,4 28,7 29,2 28,5 27,4 24,7 2. Độ ẩm: Độ ẩm không khí tương đối trung bình năm của các khu vực thuộc Hà Nội dao động khoảng 83 – 85%. Sự biến đổi về độ ảm giữa các tháng không nhiều. Ba tháng mùa xuân là thời kì ẩm ướt nhất, độ ẩm TB đạt khoảng 87-89%. Các tháng cuối mùa thu và đầu mùa đông là thời kỳ hanh khô nhất, độ ẩm có thể xuống dưới 80%. - Độ ẩm ngày cao nhất : 98% - Độ ẩm ngày thấp nhất : 64%. Bảng 2-3: Độ ẩm tương đối trung bình tháng tại một số trạm khí tượng ( %) Tháng Trạm Năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Hà Nội 83 85 87 87 84 83 84 86 85 82 81 81 84 Sơn Tây 83 85 87 87 84 83 83 85 85 83 81 81 84 3. Bốc hơi: Lượng bốc hơi trung bình năm giữa các khu vực biến đổi không nhiều, dao động trong khoảng 800mm đến dưới 1000mm. Các tháng đầu mùa mưa ( từ tháng 5 đến tháng 7) là các tháng có lượng bốc hơi lớn nhất trong năm. các tháng cuối đông và mùa xuân (tháng 1 đến tháng 4) có lượng bốc hơi nhỏ nhất- là những tháng có nhiều mưa phùn và độ ẩm không khí tương đối cao. Bảng 2-4: Lượng bốc hơi trung bình tháng tại một số trạm khí tượng (mm) Trạm Tháng 1 2 3 5 6 7 8 59,7 56,9 65,2 98, 6 97,8 100, 6 84, 1 60, 9 84,8 83, 6 87,5 68,5 65,4 72,0 Hà Nội 71, 4 Sơn Tây 57,1 50,9 55,2 Viwase 02-2012 4 3 9 10 11 12 Năm 84,4 95,6 89,8 85,0 989,1 66, 3 63, 9 816,1 Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Báo cáo chính (báo cáo lần 3) Chương 2 – Điều kiện tự nhiên 4. Mưa: So với nhiều tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ, lượng mưa ở Hà Nội là khá lớn. Phân bố lượng mưa trong địa bàn biến đổi theo không gian, thời gian, chịu ảnh hưởng mạnh của đặc điểm địa hình và hướng gió. Mưa ở khu vực đồng bằng nhỏ hơn vùng núi. Ba Vì là trung tâm mưa lớn nhất Hà Nội với tổng lượng mưa trung bình năm đạt 2100mm. Khu vực đập Đáy là nơi ít mưa nhất với tổng lượng mưa trung bình năm chỉ đạt 1500mm. Tại khu vực đồng bằng lượng mưa tăng dấn từ Bắc xuống Nam. Các trận mưa lớn xảy ra ở khu vực đồng bằng tương đối đồng đều. Số ngày mưa trung bình hàng năm khoảng 130 đến 140 ngày. Mỗi năm có 5-10 ngày mưa có cường độ mưa từ 50-100mm, trong đó 2-3 ngày mưa có cường độ mưa lớn hơn 100mm. Lượng mưa ngày lớn nhất đạt đến 300-550mm. Trong tương lai, theo kịch bản khí hậu đến năm 2050 va 2100, lượng mưa còn tăng 5-15%. Trong địa giới hành chính của thành phố Hà Nội, hiện có 10 trạm khí tượng thuộc Viện khí tượng thủy văn Quốc gia đo mưa và các yếu tố khí tượng khác. Trong đó có 7 trạm đo lượng mưa ngày gồm các trạm Thạch Thất, Sóc Sơn, Quốc Oai, Thường Tín, Kim Anh, Gia Lâm và Đông Anh; 3 trạm có máy đo mưa tự ghi đo được lượng mưa chi tiết gồm các trạm Sơn Tây, Láng và Hà Đông. Thời gian thu thập số liệu cho các trạm được tính từ thời điểm trạm bắt đầu hoạt động cho đến nay, thời gian thu thập ngắn nhất là 38 năm đối với trạm Hà Đông và dài nhất là 51 năm đối với trạm Láng. Viwase 02-2012 4 Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Báo cáo chính (báo cáo lần 3) Chương 2 – Điều kiện tự nhiên Bảng 2-5: Đặc trưng lượng mưa tháng và năm Tên trạm Thạch Thất Sơn Tây Sóc Sơn Quốc Oai Thường Tín Láng Đặc trưng (mm) Trung bình I II III IV 16.8 23.3 37.3 97.3 Lớn nhất 81.1 80.2 193.5 Thấp nhất 0.0 0.0 Trung bình 23.9 Lớn nhất V VI VII VIII IX 202.1 253.8 272.0 262.3 189.9 154.0 50.8 13.1 1572.8 301.8 449.7 586.5 732.2 692.0 588.9 517.5 511.2 74.0 2264.4 2.6 0.5 66.3 68.5 77.3 35.5 22.5 3.1 0.0 0.0 932.3 29.0 47.4 102.7 248.7 292.8 356.8 329.0 242.3 171.0 67.8 20.9 1932.2 88.3 87.7 189.4 282.0 603.8 868.2 940.6 898.0 564.3 483.6 418.1 129.9 4511.7 Thấp nhất 0.0 3.3 8.1 13.3 65.8 74.1 93.4 46.0 39.7 0.0 0.0 0.0 1009.0 Trung bình 15.0 20.6 42.2 61.6 143.3 203.3 270.5 262.4 160.5 100.7 50.6 8.5 1339.2 Lớn nhất 79.7 118.0 228.0 206.1 344.0 564.5 529.7 684.5 489.8 304.0 391.0 77.0 2015.2 Thấp nhất 0.0 0.0 0.0 0.0 11.5 41.0 26.7 24.9 31.5 3.0 0.0 0.0 912.8 Trung bình 16.1 17.1 35.2 81.7 170.5 231.1 262.4 299.5 224.9 143.9 68.6 14.5 1565.5 Lớn nhất 92.1 144.8 239.5 306.0 404.1 454.0 646.0 715.0 839.0 514.5 536.0 81.5 2832.3 Thấp nhất 0.0 0.0 0.0 6.5 0.0 35.5 0.0 38.0 72.0 0.0 0.0 0.0 1072.0 Trung bình 16.1 15.7 32.4 66.1 151.2 173.6 186.6 197.7 176.9 138.8 67.2 13.3 1235.7 Lớn nhất 114.7 107.8 231.4 203.0 394.0 450.6 433.9 524.6 737.6 459.8 540.0 85.5 2126.1 Thấp nhất 0.0 0.0 0.0 0.0 44.9 37.8 43.4 40.0 29.0 0.0 0.0 0.0 901.5 Trung bình 19.7 27.1 46.3 93.8 179.7 250.9 270.0 297.3 226.5 140.2 66.9 18.1 1636.7 Lớn nhất 97.4 90.8 259.5 268.3 550.7 614.4 491.7 664.8 562.0 469.0 614.4 103.7 2536.0 Thấp nhất 0.4 2.7 5.7 2.2 2.0 39.8 101.7 37.8 41.5 3.2 0.0 0.0 1033.1 Trung bình 12.6 15.2 34.9 68.3 141.7 212.1 248.3 267.7 145.7 106.6 53.8 10.0 1316.8 Kim Viwase 02-2012 5 X XI XII Năm Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Báo cáo chính (báo cáo lần 3) Chương 2 – Điều kiện tự nhiên Tên trạm Hà Đông Gia Lâm Đông Anh Đặc trưng (mm) Lớn nhất 67.4 Thấp nhất I II III IV 106.8 186.3 237.0 0.0 0.0 0.0 Trung bình 22.3 23.6 Lớn nhất 108.4 Thấp nhất V VI VII VIII IX X XI XII Năm 404.5 494.5 499.6 730.8 410.1 331.1 544.0 76.1 2088.3 0.0 19.5 51.0 0.0 0.0 19.0 0.0 0.0 0.0 848.7 43.6 85.2 182.3 232.9 254.3 293.4 185.2 142.2 75.4 16.8 1557.3 115.3 189.2 283.0 401.3 591.8 583.4 737.4 648.9 696.4 586.3 84.3 2977.9 0.0 0.0 9.4 17.5 62.4 43.8 58.6 35.9 0.0 10.4 0.0 0.0 968.1 Trung bình 20.6 22.3 41.8 77.4 145.7 211.1 209.9 264.5 181.8 130.4 59.3 9.4 1374.1 Lớn nhất 111.4 123.4 253.4 172.4 339.3 455.3 518.0 689.4 439.9 407.5 480.0 40.5 2316.2 Thấp nhất 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 60.0 63.7 38.8 1.7 0.0 0.0 626.2 Trung bình 15.0 16.0 38.8 70.5 140.8 212.4 244.4 258.0 158.6 109.4 54.2 11.0 1329.3 Lớn nhất 88.7 58.5 162.0 201.0 541.2 567.5 598.6 615.0 449.2 399.0 513.6 63.0 2314.6 Thấp nhất 0.0 0.0 0.0 1.0 14.0 44.5 88.0 30.5 57.0 0.0 0.0 0.0 742.5 Bảng 2-6: Tần suất tổng lượng mưa 1 và 2 ngày max STT 1 2 3 Trạm Đặc Trưng Tần suất (%) 0.01 0.1 0.2 0.33 0.5 1 1.5 2 3 1 ngày max 744.1 566.9 514.9 477.8 447.2 396.7 367.5 346.9 318 2 ngày max 1106.1 817.5 734.2 675.1 626.9 547.9 502.7 471 427 Gia Lâm (Trâu Quỳ) 1 ngày max 923.5 678 607.1 556.9 515.8 448.7 410.2 383.2 345.8 2 ngày max 1207.1 902.8 814.1 750.6 698.5 612.8 563.2 528.4 479.6 Hà Đông 1 ngày max 1015.9 740.5 661.4 605.4 559.7 485 442.4 412.6 371.2 Đông Anh Viwase 02-2012 6 Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Báo cáo chính (báo cáo lần 3) Chương 2 – Điều kiện tự nhiên 4 Kim anh 5 Láng 6 Quốc Oai 7 Sóc Sơn 8 Sơn Tây 9 Thạch Thất STT Trạm 1 2 3 2 ngày max 1489 1074.9 956.3 872.5 804.2 693 629.6 585.3 524.1 1 ngày max 541.3 435.8 403.9 380.9 361.7 329.4 310.4 296.8 277.5 2 ngày max 771.3 605.2 555.8 520.3 490.9 442.3 413.4 393.2 364.6 1 ngày max 688 524.4 476.1 442 413.9 367.7 341 322.2 296 2 ngày max 893 693.8 634.5 591.9 556.7 489 463.7 439.4 405.1 1 ngày max 645.7 512 471.9 443 419 378.9 355.4 338.7 314.9 2 ngày max 978.2 753.3 687 639.6 600.5 535.8 498.1 471.6 434.2 1 ngày max 507.6 405.6 375 353 334.7 304.1 286.2 273.4 255.3 2 ngày max 642.5 511.1 471.9 443.6 420.1 381 358.1 341.7 318.7 1 ngày max 907.6 686 621.1 574.6 536.4 473.4 436.8 411 374.9 2 ngày max 1271.5 948.6 854.5 787.5 732.4 641.9 589.7 553 437.8 1 ngày max 763.3 595 545 509.1 479.3 429.7 400.8 380.3 351.3 2 ngày max 1176.6 893.2 810.1 750.8 701.9 621.2 574.4 541.5 495.3 Đặc Trưng Tần suất (%) 5 10 20 25 30 40 50 60 70 1 ngày max 281.8 233.2 184.7 169 156.2 135.8 119.7 106.2 99.4 2 ngày max 372.6 301 232.1 210.5 193.2 166.4 146.4 130 116.7 Gia Lâm (Trâu Quỳ) 1 ngày max 299.6 238.6 180 161.7 146.9 124.1 106.9 93.1 81.9 2 ngày max 418.8 337.4 257 231.3 210.3 177.1 151.1 129.7 111.2 Hà Đông 1 ngày max 320.4 253.7 190 170.3 154.5 130.2 112.1 97.9 86.4 2 ngày max 449 351 258.4 229.9 207.2 172.6 147 127.2 111.6 Đông Anh Viwase 02-2012 7 Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Báo cáo chính (báo cáo lần 3) Chương 2 – Điều kiện tự nhiên 4 Kim anh 5 Láng 6 Quốc Oai 7 Sóc Sơn 8 9 STT 1 2 3 4 Sơn Tây Thạch Thất Trạm 1 ngày max 252.8 218.4 182.2 170 159.6 142.5 128.3 115.5 103.5 2 ngày max 328.4 278.9 228.2 211.4 197.5 174.9 156.5 140.7 126.2 1 ngày max 263.2 219.3 176 162.2 150.8 132.9 119 107.4 97.5 2 ngày max 361.7 302.3 241.6 221.5 204.8 177.6 155.6 136.6 119.2 1 ngày max 284.8 302.3 200 185.5 173.4 153.6 137.2 122.9 109.6 2 ngày max 387.4 324 260.2 239.5 222.4 195 173.2 154.7 138.4 1 ngày max 232.3 200.5 167.6 156.5 147.3 132.2 119.7 108.8 98.6 2 ngày max 289.4 249.1 207.4 193.6 182 163 147.5 134 121.5 1 ngày max 329.7 268.9 208.3 188.7 172.7 147.1 127 110.2 95.5 2 ngày max 437.8 352.6 268.7 242 220.2 185.9 159.3 137.4 118.6 1 ngày max 314.6 264.5 213.2 196.2 182.1 159.2 140.6 124.5 109.8 2 ngày max 437.5 359.7 282.2 257.1 237.6 203.8 178.2 156.7 137.8 Đặc Trưng Tần suất (%) 75 80 85 90 95 97 99 99.9 99.99 1 ngày max 89 83.7 78.6 73.6 68.6 66.6 64.8 64.4 62.8 2 ngày max 111 105.8 101.1 97 93.9 93.2 93 89.9 76.9 Gia Lâm (Trâu Quỳ) 1 ngày max 77 72.5 68.5 65.1 62.4 61.8 61.6 59 48 2 ngày max 102.8 94.8 87.2 79.8 72.9 70.3 68.4 67.9 63.1 Hà Đông 1 ngày max 81.5 77.1 73.3 70.2 68 67.6 67.5 62.8 47.1 2 ngày max 105 99.3 94.5 90.7 88.4 88.1 87.8 77.8 48.6 1 ngày max 97.6 91.4 85 77.9 69.3 64.8 58.3 52.2 50.4 Đông Anh Kim anh Viwase 02-2012 8 Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Báo cáo chính (báo cáo lần 3) Chương 2 – Điều kiện tự nhiên 5 6 7 8 9 Láng Quốc Oai Sóc Sơn Sơn Tây Thạch Thất Viwase 02-2012 2 ngày max 119.2 112.3 105.3 97.9 89.6 85.8 81 78.2 87.1 1 ngày max 92.9 88.6 84.5 80.5 76.8 75.4 74.4 74.1 71.5 2 ngày max 110.9 102.6 94.2 85.3 75.4 70.7 65 61.7 61.5 1 ngày max 103.1 96.5 89.7 82.4 73.8 69.5 63.7 59.3 58.6 2 ngày max 130.7 123.2 115.8 108.4 100.6 97.3 93.9 92.9 92 1 ngày max 93.6 88.6 83.4 77.8 71.3 68 63.6 60.3 59.7 2 ngày max 115.4 109.3 103 96.3 88.5 84.7 79.7 76.2 75.8 1 ngày max 88.6 82.1 75.7 69.4 63.2 60.7 58.4 58 56 2 ngày max 110.2 102.2 94.6 87.4 80.8 78.5 77 76.3 69.9 1 ngày max 102.8 95.8 88.7 81.2 72.8 68.9 64 61.2 61.1 2 ngày max 129.1 120.7 112.6 104.5 96.5 93.3 90.5 89.9 87.3 9 Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Báo cáo chính (báo cáo lần 3) Chương 2 – Điều kiện tự nhiên Biểu đồ: Diễn biến lượng mưa trung bình hàng năm giai đoạn 2000-2009 (Nguồn: Niên giám Thống kê 2009 - Cục Thống kê Hà Nội) 5. Các yếu tố khí hậu khác: a) Gió, bão: Hướng gió thịnh hành trong mùa hè là gió Nam và Đông Nam, mùa đông là gió Bắc và Đông Bắc. Tốc độ gió trung bình khoảng 2-3m/s. Vào nửa đầu mùa hạ thỉnh thoảng có xuất hiện các đợt gió tây khô nóng. Từ tháng 7 đến tháng 9 có nhiều bão nhất. Các cơn bão đổ bộ vào Hà Nội thường gây ra mưa lớn trong vài ba ngày, tốc độ gió lớn nhất trong cơn bão có thể lên tới trên 40m/s. b) Mây: Lượng mây trung bình năm chiếm khoảng 75% bầu trời. Tháng 3 u ám nhất có lượng mây cực đại chiếm trên 90% bầu trời. Tháng 10 trời quang đãng nhất lượng mây trung bình chỉ chiếm khoảng 60% bầu trời. c) Nắng: Số giờ nắng trung bình hàng năm khoảng 1600-1700 giờ. Các tháng mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10 có nhiều nắng nhất, trên dưới 200 giờ mỗi tháng. Các tháng 2, 3 rất ít nắng chỉ đạt khoảng 30 -40 giờ mỗi tháng. d) Mưa phùn: Khu vực Hà Nội mới là một trong những vùng có nhiều mưa phùn nhất nước, hàng năm có khoảng trên 40 ngày. Mưa phùn tuy cho lượng nước không đáng kể nhưng lại có tác dụng rất quan trọng cho sản xuất nông nghiệp vì nó duy trì được tình trạng ẩm ướt thường xuyên, giảm bớt nguy cơ hạn hán. e) Sương mù Trung bình mỗi năm có khoảng 10 đến 20 ngày có sương mù. Hiện tượng này xảy ra chủ yếu vào các tháng mùa đông, nhiều nhất vào tháng 11, 12. Viwase 02-2012 10 Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Báo cáo chính (báo cáo lần 3) Chương 2 – Điều kiện tự nhiên Bảng 2-7: Một số đặc trưng khí hậu Hà Nội từ 2000 - 2006 (Nguồn:Qui hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050) Trạm Hà Nội Trạm Sơn Tây Chân núi ≥400m Nhiệt độ trung bình năm; oC 23,4 23,4 23,3 20,6 Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối; oC 42,8 42,5 Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối; oC 2,7 3,5 Độ ẩm tương đối năm; % 83 84 83 86,1 Lượng mưa trung bình năm (mm) 1.680 1.773 2.276,9 Tổng số giờ nắng 1.640 1.699 1.326,9 Đặc trưng khí hậu Trạm Ba Vì 2.1.4. Đặc điểm thủy văn Thành phố Hà Nội nằm cạnh sông Hồng và sông Đà. Đây là hai con sông lớn của miền Bắc. Sông Hồng là con sông chính của thành phố, bắt đầu chảy vào Hà Nội ở huyện Ba Vì và ra khỏi thành phố ở khu vực huyện Phú Xuyên tiếp giáp Hưng Yên. Hà Nội còn có Sông Đà là ranh giới giữa Hà Nội với tỉnh Phú Thọ. Sông Đà hợp lưu với sông Hồng ở phía Bắc thành phố tại huyện Ba Vì. Ngoài ra, qua địa phận Hà Nội còn nhiều sông khác như sông Đáy, sông Đuống, sông Cầu, sông Cà Lồ, sông Nhuệ, sông Bùi, sông Tích. Hệ thống sông ngòi chảy qua Hà Nội đã mang đến cho thành phố sự phát triển của giao thông thủy, cung cấp nước và phù sa cho nông nghiệp, tiêu thoát nước và cải thiện vi khí hậu cho thành phố. Tuy nhiên, do độ dốc của sông qua vùng Hà Nội nhỏ (đặc biệt đối với khu vực đô thị trung tâm của Hà Nội) nên nó cũng là nguyên nhân gây nên những ngập úng vào mùa lũ làm thiệt hại đến người và tài sản. Các sông nhỏ chảy trong đô thị trung tâm của Hà Nội có sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, sông Lừ, sông Sét. Đây là những hệ thống sông tiêu thoát nước mưa, nước thải chính của khu vực. Do ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa, phần lớn các sông chảy trong đô thị trung tâm của Hà Nội đều rơi vào tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng. Sông Tô Lịch, trục tiêu thoát nước thải chính của thành phố, hàng ngày phải tiếp nhận khoảng 150.000 m³. Sông Kim Ngưu nhận khoảng 125.000 m³ một ngày. Tương tự, Sông Lừ và sông Sét trung bình mỗi ngày cũng đổ vào sông Kim Ngưu khoảng 110.000 m³. Hà Nội là một thành phố với nhiều đầm hồ, dấu vết còn lại của các dòng sông cổ. Trong khu vực đô thị trung tâm của Hà Nội, Hồ Tây có diện tích lớn nhất, khoảng 500 ha, đóng vai trò quan trọng trong điều hòa khí hậu. Hồ Gươm là lá phổi xanh nằm ở trung tâm của đô thị trung tâm, luôn giữ một vị trí đặc biệt đối với Hà Nội; và các hồ: Trúc Bạch, Thiền Quang, Thủ Lệ. Ngoài ra, những hồ đầm khác được biết đến như Kim Liên, Linh Đàm, Ngải Sơn - Đồng Mô, Suối Hai, Mèo Gù, Xuân Khanh, Tuy Lai, Quan Sơn. Viwase 02-2012 11 Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Báo cáo chính (báo cáo lần 3) Chương 2 – Điều kiện tự nhiên 1. Sông Hồng Sông Hồng là con sông lớn nhất miền Bắc có tổng diện tích lưu vực 155.000 km 2 ( phần trong nước ta 72.000 km 2). Dòng chính sông Hồng bắt nguồn từ dãy núi Nguỵ Sơn cao trên 2000m thuộc tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, chảy theo hướng Bắc Nam về Việt Nam qua các tỉnh Lào Cai, Phú Thọ, Sơn Tây, Hà Nội, Hưng Yên, Hà Nam, và đổ ra biển tại cửa Ba Lạt tỉnh Nam Định. Các phụ lưu lớn nhất là sông Đà, sông Lô, cũng đều bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam và Tây Tạng – Trung Quốc, hai phụ lưu này nhập vào sông Hồng ở khu vực Việt Trì. Từ đây trở xuống là bắt đầu vùng hạ lưu của sông Hồng. Hệ thống sông Hồng được hợp thành bởi 3 sông chính là sông Lô, sông Thao, sông Đà và 5 phân lưu là các sông Đuống, sông Luộc, sông Trà Lý, sông Nam Định và sông Ninh Cơ. Sông có chiều dài khoảng 1226km, đoạn qua lãnh thổ Việt Nam có chiều dài 556km, đoạn chảy qua Hà Nội dài khoảng 118km có lưu lượng bình quân hàng năm 2640m3/s với tổng lượng nước khoảng 83,5 triệu m 3. Độ dốc lòng sông nhỏ. đoạn từ Lào Cai đến Việt Trì độ dốc i = 23cm/km (0.00023). Còn từ Việt Trì ra biển khoảng 220km độ dốc chỉ còn 3cm/km (0,00003) cho nên sông uốn khúc mạnh. Sông Hồng không chỉ là nguồn chính cung cấp nước tưới mà còn là một trong những nơi nhận nước tiêu của Hà Nội. Khả năng chuyển nước của sông rất lớn. Dòng chảy hàng năm của sông Hồng vào khoảng 115 – 137 tỷ m 3, khoảng 40% lượng nước này bắt nguồn từ Trung Quốc. Mùa lũ kéo dài 5 tháng bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 10. Lượng nước trong các tháng mùa lũ chiếm 75 – 80% tổng lượng nước hàng năm, trong đó tháng 8 chiếm tỷ trọng lớn nhất. Do ảnh hưởng của địa hình miền núi có độ dốc lớn, mức độ che phủ bởi thảm thực vật thấp, mưa lớn và kéo dài trên hầu khắp lưu vực cùng với cấu trúc mạng lưới sông có hình nan quạt đã làm cho nước lũ trên hệ thống mang tính chất lũ núi, mực nước và lưu lượng đều biến đổi rất nhanh, nhiều khi rất đột ngột. Thời gian lũ tương đối dài, trung bình 6-7 ngày, dài nhất lên tới 20 ngày. Biên độ lũ khá lớn đạt từ 7 đến trên 10m. Các vùng thượng lưu và trung lưu sông Hồng có chế độ nước lũ cực kỳ ác liệt, tốc độ dòng chảy rất lớn đạt từ 3-5m/s. Cường suất mực nước khi lũ lên rất lớn từ 3 – 7m/ngày. Chênh lệch giữa mực nước lớn nhất và nhỏ nhất đạt gần 10m. Nước lũ ở vùng hạ lưu còn ác liệt hơn vì sau khi các sông Đà, sông Lô hội lưu với sông Hồng thì nước lũ của toàn bộ hệ thống sông Hồng thuộc phần trung du và miền núi đều đổ dồn về đồng bằng nơi có địa hình trũng thấp, lòng sông bị thu hẹp do các tuyến đê bao bọc. Theo tài liệu thống kê 1971 trong vòng 70 năm đã có 7 lần lũ sông Hồng, s.Đà, s.Lô gặp nhau. Trong đó đặc biệt là 3 năm lũ lớn là 1913, 1945 và 1971. Mùa kiệt kéo dài 7 tháng từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau. Dòng chảy của sông trong thời đoạn này ngoài nước mưa trên lưu vực, chủ yếu do nước ngầm cung cấp. Mực nước sông trong các tháng 3 và 4 thường xuống mức thấp nhất. Số liệu quan trắc trong 107 năm từ năm 1902 cho thấy mực nước thấp nhất xảy ra vào tháng 2/2010, xuống còn 0,1m. Viwase 02-2012 12 Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Báo cáo chính (báo cáo lần 3) Chương 2 – Điều kiện tự nhiên Bảng 2-8: Một số đặc trưng mực nước sông Hồng thời kỳ 1956-2008 (Nguồn: Trung tâm nghiên cứu thủy văn và tài nguyên nước-Bộ TNMT) TRẠM Tháng Z (m) Sơn Tây Hà Nội 1 2 3 4 5 6 TB 5,92 5,98 5,27 5,49 6,44 8,94 Max 8,63 8,46 9,15 7,63 11,87 13,03 Min 4,63 4,33 3,96 3,84 3,57 3,98 TB 3,20 2,92 2,67 2,90 3,74 6,09 Max 5,58 5,15 6,06 4,81 8,90 10,22 Min 2,26 2,08 1,73 1,83 1,90 2,02 TRẠM Tháng Z (m) Sơn Tây Hà Nội 7 8 9 10 11 12 Năm TB 10,83 11,53 10,55 8,93 7,70 6,54 7,81 Max 14,52 16,29 14,60 13,20 12,52 9,57 16,29 Min 6,70 7,63 7,13 6,70 5,60 4,88 3,57 TB 7,93 8,70 7,67 6,00 4,88 3,78 5,04 Max 12,05 14,13 11,95 10,43 9,52 6,76 14,13 Min 3,77 4,88 4,54 4,15 3,20 2,63 1,73 Lưu lượng trung bình các tháng mùa lũ đạt tới 8.000 đến 10.000m 3/s. Số liệu thực đo tại Hà Nội trong khoảng 100 năm cho thấy trận lũ lịch sử với giá trị thực đo chưa hoàn nguyên do vỡ đê, tràn đê và phân chậm lũ của đỉnh lũ đo được ngày 20-8-1971: tại Sơn Tây mực nước lớn nhất 16,9m, lưu lượng 30.000m 3/s; tại Hà Nội cũ Hmax = 14,13m và Qmax = 25.000m3/s. Bảng 2-9: Một số đặc trưng dòng chảy s.Hồng tại Hà Nội thời kỳ 1956-2008(m3/s) (Nguồn: Trung tâm nghiên cứu thủy văn và tài nguyên nước-Bộ TNMT) TRẠM Sơn Tây Láng TRẠM Q (m3/s) Tháng 1 2 3 4 5 6 Qo 1.270 1.070 910 1.060 1.880 4.660 Qmax 3.840 3.170 5.360 3.020 10.000 12.400 Qmin 770 614 490 510 368 590 Qo 1.040 885 765 899 1.480 3.510 Qmax 2.770 2.370 3.340 2.080 7.940 10.300 Qmin 670 570 436 394 350 578 Tháng Q (m3/s) Viwase 02-2012 13 Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Báo cáo chính (báo cáo lần 3) Chương 2 – Điều kiện tự nhiên TRẠM Q (m3/s) Tháng 1 2 3 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm Qo 7.630 9.040 6.580 4.070 2.760 1.690 3.560 Qmax 21.800 37.800 20.900 13.00 0 12.300 5.540 37.800 Qmin 1.410 2.970 2.320 1.980 1.290 850 368 Qo 5.990 6.660 4.990 3.100 2.190 1.370 2.710 Qmax 15.100 25.000 14.300 10.200 8.950 3.560 25.000 Qmin 1.200 2.390 1.770 1.630 1.030 742 350 Sơn Tây Láng 4 2. Sông Đà Sông Đà là một phụ lưu lớn nhất của sông Hồng, Bắt nguồn từ vùng núi cao Vân Nam, Trung Quốc chảy về Việt Nam, theo Hướng Tây Bắc Đông Nam, có tổng diện tích lưu vực 52.900 km2, trong đó 26.800 km2 thuộc lãnh thổ Việt Nam, cao độ bình quân của lưu vực là 965m. Sông Đà chảy qua các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình và đổ vào sông Hồng tại Việt Trì. Sông có chiều dài 1.010km, phần qua lãnh thổ Việt Nam dài 570km, đoạn chảy qua Hà Nội khoảng 35km từ Đá Chông tới Trung Hà. Chế độ dòng chảy của sông Đà không khác nhiều so với các chi lưu lớn khác thuộc vùng thượng nguồn hệ thống sông Hồng nhưng có ảnh hưởng mạnh đến quy luật phân bố dòng chảy của sông Hồng. Tuy nhiên do dòng sông chảy qua nhiều thung lũng hẹp và sâu, nhiều thác ghềnh nên chế độ dòng chảy mùa lũ trên sông Đà khắc nghiệt hơn các sông khác. Trong hệ thống sông Hồng thì sông Đà có nước lũ lớn nhất, lượng lũ ở Hoà Bình trung bình chiếm tới 47% tổng lượng lũ của sông Hồng tại Sơn Tây.Đoạn sông Đà chảy qua Hà Nội khá rộng và sâu. Mực nước mùa kiệt thấp hơn mực nước canh tác từ 4 đến 5m, nhưng về mùa lũ lại cao hơn cao độ trong đồng từ 3 đến 4m. 3. Sông Đáy Là một phân lưu tự nhiên của sông Hồng ở hữu ngạn, dài 245km, bắt nguồn từ Yên Trung, huyện Đan Phượng, diện tích lưu vực sông 5800km 2 chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và đổ ra biển tại cửa Đáy. Đoạn sông chảy qua địa phận Hà Nội dài khoảng 110km. Địa hình lưu vực bờ hữu là vùng núi, với diện tích lưu vực 3780 km 2, có độ cao biến thiên từ (500÷1500)m. Phía bờ tả là vùng đồng bằng có diện tích 2020 km 2. Lưu vực sông Đáy dài, hẹp, dòng sông quanh co uốn khúc. Về mùa lũ mực nước sông Đáy lên nhanh nhưng rút rất chậm. Trước khi xây dựng đập Đáy, sông Đáy có chức năng phân lũ cho sông Hồng (điển hình là trận lũ tháng 8/1932, sông Đáy tải một lượng nước lũ lớn cho sông Hồng, với lưu lượng là 2850 m 3/s- ứng với mực nước +11,9m tại Hà Viwase 02-2012 14 Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Báo cáo chính (báo cáo lần 3) Chương 2 – Điều kiện tự nhiên Nội). Khi đập Đáy được xây dựng (1937), công trình này đã giải cứu tích cực cho Thủ Đô Hà Nội trong những năm lũ lớn như năm:1932, 1940, 1945, 1947 và 1971. Lượng nước và chế độ dòng chảy trên Sông Đáy có sự thay đổi từ đập Đáy đến cửa Đáy, chế độ thủy lực sông Đáy còn chịu thêm ảnh hưởng của sông Hồng, sông Đào và thủy triều biển. - Khi đập Đáy không làm việc, đoạn sông Đáy từ đập Đáy đến trước Ba Thá (Tân Lang), dòng chảy hoàn toàn phụ thuộc vào lượng mưa và nước tiêu trong lưu vực, về mùa khô, dòng chảy rất hạn chế. - Sông Đáy, đoạn sau Ba Thá dòng chảy được bổ sung nguồn nước từ sông Tích, sông Thanh Hà chảy về Phủ Lý. - Đoạn từ Phủ Lý đến cửa Đáy dòng chảy còn được bổ cập nước của sông Nhuệ, sông Đào Nam Định, sông Châu Giang. Sông Đào Nam Định là một phân lưu nhận nước sông Hồng ở Phù Long và chảy vào sông Đáy ở Độc Bộ. Hàng năm sông Đào Nam Định chuyển sang sông Đáy trên 20 tỷ m3 nước. Mùa cạn sông Đào cấp cho sông Đáy chừng 250 – 300m3/ ngày – là nguồn nước ngọt chủ yếu cho hạ lưu sông Đáy. Mùa lũ sông Đào Nam Định cũng chuyển sang sông Đáy một lượng nước khá lớn. Lưu lượng lớn nhất của trận lũ 1971 chuyển sang sông Đáy qua sông đào Nam Định khoảng 6.700m3/s. - Đoạn sông Đáy từ Vân Cốc đến Đập Đáy dài 12 km có dạng phễu là khu chứa lũ Vân Cốc. Đoạn từ đập Đáy đến Mai Lĩnh dài 32km có chiều rộng của sông giữa hai bờ đê trên dưới 3.000m. Lòng dẫn của sông đoạn này là dòng chảy tràn giữa hai tuyến đê. Đoạn từ Mai Lĩnh đến Ba Thá dài 27km, khoảng cách giữa hai đê còn khá rộng, nơi rộng nhất tới 4.000m ( Tràng Cát – Kim Châu), nơi hẹp nhất là đoạn Yên Nhân-Viên Ngoại cũng tới 700m. Do lòng sông hẹp nên tác dụng dẫn lũ trên bãi sông vẫn là chủ yếu. đoạn từ Ba Thá đến Tân Lang dài 51km lòng sông tuy có rộng hơn nhưng lại ít bãi. Khoảng cách giữa hai đê thay đổi từ 1.500m tại Phù Lưu Tế đến 300m ở Bột Xuyên. Tác dụng dẫn lũ của sông Đáy tại đoạn này chủ yếu là dẫn trong lòng sông nhưng do lòng sông hẹp làm hạn chế khả năng thoát lũ. Đoạn từ Tân Lang đến Gián Khẩu dài 53km, bờ tả có đê còn bờ hữu là chân núi, từ bờ sông vào chân núi là những cánh đồng nhỏ thuộc tỉnh Hà nam, khi gặp lũ lớn thường bị ngập. Lòng sông đoạn này tuy có rộng và sâu hơn song khả năng thoát lũ lại bị hạn chế do ảnh hưởng của đoạn sông ở phía trên bị co hẹp. đoạn từ Gián Khẩu đến biển dài khoảng 82km, lòng sông mở rộng dần với bề rộng biến đổi từ 150 đến 600m với độ sâu nước khi kiệt nhất cũng đạt trên dưới 5,0m. Đoạn này có nhiều bãi rộng nên khoảng cách hai đê lên tới 3.000 – 4.000m và luôn chịu ảnh hưởng của thuỷ triều. Cửa sông Đáy liên tục lấn dần ra biển Đông và độ dầy bồi lắng hàng năm lên tới trên dưới 10cm. - Sông Đáy là nơi nhận hầu hết lượng nước tiêu từ hệ thống sông Nhuệ do các trạm bơm và cống trực tiếp tiêu ra và từ trục tiêu sông Nhuệ, sông Châu đổ ra qua hai cống Lương Cổ và Phủ Lý (tiêu trực tiếp ra sông Đáy chiếm khoảng 30 ÷ 33% diện tích tiêu của hệ thống). Từ sau năm 1971, tuy không phải phân lũ nhưng do có nhiều công trình tiêu úng trực tiếp vào sông Đáy nên về mùa lũ nước sông Đáy tăng lên rất cao. Viwase 02-2012 15 Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Báo cáo chính (báo cáo lần 3) Chương 2 – Điều kiện tự nhiên - Mặc dù có khó khăn về nguồn nước nhưng hiện tại sông Đáy vẫn là nguồn nước chính cấp cho nhiều vùng sản xuất tập trung hai bên bờ sông. 4. Sông Nhuệ: Sông Nhuệ dài 74km nối liền sông Hồng qua cống Liên Mạc , với sông Đáy qua cống Lương Cổ. Sông Nhuệ là trục chính tưới tiêu kết hợp của hệ thống thuỷ nông liên tỉnh Sông Nhuệ ( tưới tiêu cho Hà Nội và Hà Nam). Về mùa lũ cống Lương Cổ luôn luôn mở và chỉ đóng lại khi có phân lũ qua đập Đáy. Trong quá trình tiêu úng, mực nước sông Nhuệ và các sông nhánh khác trong hệ thống sông Nhuệ luôn chịu ảnh hưởng trực tiếp của mực nước lũ sông Đáy. Nối liền Sông Nhuệ với sông Đáy có sôngVân Đình (dài 11,8km), sông La Khê (6,8km), sông Ngoại Độ (12km), sông Duy Tiên( 21km), sông Châu và một số sông nhỏ khác tạo thành một mạng lưới tưới tiêu tự chảy cho hệ thống này trong điều kiện cho phép. Mùa khô: Mực nước trên các sông chủ yếu phụ thuộc vào mực nước sông Hồng và lượng nước tiêu ra từ các đô thị. Mùa lũ: lượng nước và mực nước phụ thuộc chủ yếu vào lượng nước tiêu ra từ các trạm bơm , các khu tự chảy và mực nước ở cửa ra Lương Cổ, Phủ Lý. Ngoài sông Nhuệ là trục tưới tiêu chính cho Hà Nội cũ, còn có các sông, kênh mương với chức năng thoát nước thải và nước mưa của Hà Nội với tổng chiều dài gần 40km. - Sông Tô Lịch dài 13,5 km, có diện tích lưu vực khoảng 20 km 2. Sông bắt nguồn từ cống Phan Đình Phùng chảy song song với đường Quán Thánh, Thụy Khuê, thông với Hồ Tây bằng một nhánh ở đầu làng Hồ rồi chạy qua chợ Bưởi xuôi xuống phía Nam Cầu Giấy, Ngã Tư Sở, Kim Giang, đoạn cuối sông Tô Lịch đảm nhận toàn bộ nước thải của toàn thành phố rồi đổ ra sông Nhuệ qua đập Thanh Liệt. Sông đã được cải tạo, mặt cắt sông hình thang, rộng trung bình từ 20 - 45 m, sâu 3 - 4 m, hai bờ kè đá. Có 16 cầu, đường bắc qua sông, lưu lượng đạt mức tối đa là 30 m3/s. - Sông Kim Ngưu dài 11,9 km, có diện tích lưu vực 17,3 km 2, bắt nguồn từ Lò Đúc, đón nhận nước thải của khu vực Lò Đúc, Quỳnh Lôi, Mai Hương, Vĩnh Tuy và một phần huyện Thanh Trì. Sông Kim Ngưu đã được cải tạo, lát đá hai bờ sông, mặt cắt rộng trung bình 25 - 30 m, sâu 2 - 4m, có 19 cầu đường bắc qua sông, lưu lượng đạt mức tối đa là 15 m3/s. - Sông Sét dài 6,7 km, có diện tích lưu vực 7,1 km 2, bắt nguồn từ mương Trần Khát Chân qua trường Đại học Bách Khoa, cầu Đại La và nhập với sông Kim Ngưu tại Giáp Nhị. Một nhánh khác của sông Sét xuất phát từ cống Nam Khang tiếp nhận nước thải của khu vực Trần Bình Trọng - Quang Trung qua hồ Thuyền Quang, hồ Bảy Mẫu nhập vào mương nhánh tại Đại học Bách Khoa. Sông Sét đã cải tạo lát đá hai bờ sông, mặt cắt trung bình 3 - 4 m, có 2 cầu bắc qua sông, lưu lượng đạt mức tối đa là 8 m3/s. - Sông Lừ dài 6,8 km, có diện tích lưu vực 10,2 km 2, bắt nguồn từ hồ Trung Tự và nhập vào sông Tô Lịch tại cầu Định Công. Sông Lừ sâu trung bình 2 - 3 m đã được cải tạo lát đá 2 bên bờ sông, có 5 cầu bắc qua sông, lưu lượng có thể đạt mức tối đa khoảng là 6 m3/s. Viwase 02-2012 16 Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Báo cáo chính (báo cáo lần 3) Chương 2 – Điều kiện tự nhiên Cả 4 sông thoát nước đều đã được kè bờ, không còn hiện tượng lấn chiềm dòng. 6. Sông Tích: Sông Tích là một chi lưu của sông Đáy, có diện tích lưu vực 1.350 km 2 bắt nguồn từ dãy núi Tản Viên (Ba Vì). Đoạn từ Đầm Long đến TX Sơn Tây sông chảy theo hướng tây - đông , sau đó theo hướng tây bắc - đông nam với độ uốn khúc rất lớn rồi đổ vào sông Đáy tại Ba Thá.Sông có chiều rộng từ 15÷150m, chiều dài khoảng 110km. Sông quanh co, độ dốc của sông từ 0,8÷1%. Lưu vực phía bờ hữu có diện tích 850 km2 thuộc sườn đông núi Ba Vì, có cả địa hình núi cao, gò đồi thấp và đồng bằng. Phần lưu vực bờ tả hầu hết là vùng đồng bằng rộng gần 500km2. Sông Tích có 25 nhánh sông suối cấp I, trong đó bờ phải có 16 nhánh suối với diện tích lưu vực 910 km2 đổ trực tiếp vào dòng chính gần như vuông góc.Trên một số nhánh sông lớn đã làm hồ chứa nước để điều tiết dòng chảy phục vụ cho các ngành kinh tế quốc dân đặc biệt là nông nghiệp như hồ Suối hai, Đồng Mô…Lòng sông Tích bé nhưng thềm sông khá rộng, trung bình khoảng 2-3km, nơi rộng nhất có thể tới 5-6km. nhiều vùng đồi, đất cứng, sức xói yếu. Độ dốc của lòng sông Tích không lớn nhưng độ dốc của các nhánh suối lại khá lớn, trung bình 10-20m/km, có suối tới 30m/km, vì vậy nước lũ sông Tích tập trung nhanh và khá mạnh. Tuy vậy lũ sông Tích cũng không dữ dội do lòng sông quanh co, dài , bãi và thềm sông rộng và lũ trên các sông nhánh thường lệch pha nhau. Trận lũ lớn xảy ra vào 9-1962 tại Suối Hai đo được Qmax = 945m 3/s nhưng về đến Ba Thá chỉ còn lại 210m3/s. 7. Sông Đuống Là sông Đào nối liền sông Hồng (ở xã Ngọc Thuỵ huyện Gia Lâm) chảy qua vùng Gia Lâm và Thuận Thành – Bắc Ninh đổ vào sông Thái Bình tại Phả Lại (vị trí lục đầu giang, nơi 6 con sông nhập lưu tại đây : sông Cầu, sông Thương, Lục Nam, sông Đuống, sông Thái Bình và sông Kinh Thầy). Sông có chiều dài 42km nằm trên đất Bắc Ninh. Tổng lượng nước bình quân 31,6 tỷ m3 gấp 3 lần tổng lượng nước sông Cầu. Đoạn qua Hà Nội khoảng 24 km, mặt rộng 200-300m. Mực nước lũ lớn nhất tại Thượng Cát trên sông Đuống 13,68m (22-8-1971), tỷ lệ phân nước sông Hồng vào sông Đuống khoảng 30%. 8. Sông Cà Lồ Là nhánh sông thứ hai của sông Cầu bắt nguồn từ dãy núi Thằn Lằn (một nhánh của dãy núi Tam Đảo) và từ Đầm Vạc- TX Vĩnh Yên chảy qua huyện Mê Linh - Sóc Sơn. Sông Cà Lồ có nhiều phụ lưu là các sông Cầu Tôn, Vực Thuyền, Bà Hành, Cheo Reo.... với tổng diện tích lưu vực 930km 2. Dòng chính quy ước từ Đầm Vạc chảy qua địa phận Mê Linh, Sóc Sơn, Đông Anh và nhập vào sông Cầu tại Lương Phúc cách cửa sông Cầu khoảng 64km. Mực nước lũ lớn nhất tại Lương Phúc trên sông Cầu 9,37m (8/1971). Sông Cà Lồ là sông tương đối cong, có những đoạn rất cong làm cho việc thoát lũ rất khó khăn. Lượng mưa trong lưu vực sông phân bố không đều theo Viwase 02-2012 17 Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Báo cáo chính (báo cáo lần 3) Chương 2 – Điều kiện tự nhiên không gian và thời gian. Dòng chảy năm biến động rất lớn và phức tạp. Lũ sông Cà Lồ không phải bản thân phát sinh mà phụ thuộc vào lũ sông Cầu. Cao độ mực nước tại trạm Phú Cường Hmax = 8,99m ( P=10%), lưu lượng Qmax=268m 3/s; Qmin=0,2m3/s. Đây là con sông nhỏ nhưng lại là nơi tiếp nhận nước thải từ các khu Công nghiệp Xuân Hòa, Phúc Yên và các khu dân cư đông đúc dọc sông và cũng là trục lấy nước tưới, tiêu quan trọng của hệ thống thủy nông bắc sông Đuống. 9. Sông Cầu Bây: Bắt nguồn từ Đầm Vực, Lệ Mật huyện Gia Lâm chảy vào kênh Bắc Hưng Hải tại cống Xuân Quan. Mực nước khống chế tại hạ lưu cống Xuân Quan ứng với tần suất 10% là +3,0m. 10. Hệ thống đê điều Giải pháp chống lũ truyền thống trước đây, hiện nay cũng như sau này ở đồng bằng sông Hồng vẫn là hệ thống đê, đã được h́nh thành từ hàng ngh́n năm nay, liên tục được củng cố và nâng cao. Toàn vùng nghiên cứu với hệ thống đê điều như sau: Hệ thống đê Hữu Hồng, Tả Hồng, đê sông Đuống, sông Cầu, sông Đáy, sông Cà Lồ, sông Tích với tổng chiều dài các tuyến đê khoảng 425,09 km. Bảng 2-10: Các tuyến đê chính thuộc thành phố Hà Nội (Nguồn: Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô) TT Tuyến đê Cấp đê Dài (km) 1 Hữu Hồng Đặc biệt 37,32 Cấp I 95,69 2 Tả Hồng Cấp I 39,2 3 Hữu Đuống Cấp I 21,447 4 Tả Đuống Cấp II 22,548 5 Tả cà Lồ Cấp III 20,252 6 Hữu Cà Lồ Cấp III 9,065 7 Hữu Cầu Cấp III 11,806 8 Tả Đáy Cấp I 88,02 9 Hữu Đáy Cấp III 32,556 10 Tả Tích Cấp IV 47,186 Bảng 2-11: Mực nước thiết kế cho đê hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình (Nguồn: Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô) Tiêu chuẩn chống lũ Viwase 02-2012 18 Đê Hà Nội Đê cấp ( Cấp đặc biệt) I, II, III Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Báo cáo chính (báo cáo lần 3) Chương 2 – Điều kiện tự nhiên - Mực nước thiết kế cho đê tại HN, m 13,4 13,1 - 7,2 - Mực nước thiết kế cho đê tại Phả Lại,m Mực nước các cấp báo động trên sông Hồng tại Long Biên theo quy định của Bộ NN và PTNT: báo động cấp I: 9,5m; cấp II: 10,5m; cấp III: 11,5m. Đê Hữu Hồng: Bắt đầu từ K40+350 (Huyện Đan Phượng) đến Cống Tắc Giang là điểm cuối thuộc tỉnh Hà Nam. Có chiều dài là 89,68 km, là tuyến đê đặc biệt quan trọng với thủ đô Hà Nội . Đoạn qua Hà Nội với cấp đặc biệt chống được mực nước lũ 13,4m. Tuyến đê này được quan tâm và tập trung đầu tư đảm bảo mặt cắt, cơ đê, cứng hoá mặt đê, kè, cống, trồng cây chắn sóng, xử lý thân đê. Tuy nhiên xói lở bờ sông vẫn xẩy ra, các vị trí xung yếu vẫn là tại vị trí các cống, trạm bơm. Mực nước báo động trên sông Đuống tại vùng Hà Nội cũng dựa vào mực nước báo động trên sông Hồng tại Long Biên. 11. Hệ thống hồ, đầm : Ngoài hệ thống sông suối chính, trong vùng Hà Nội còn có rất nhiều hồ, sông suối nhỏ, hệ thống kênh tưới tiêu chằng chịt. Hệ thống ao hồ không lớn lắm nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp, cấp nước sinh hoạt cho nhân dân, làm hồ điều hòa điều tiết nước khi mùa mưa lũ đến. Tạo cảnh quan thiên nhiên đẹp để phát triển du lịch. Bảng 2-12: Các thông số một số hồ đập lớn trong Hà Nội (Nguồn: quy hoạch thủy lợi Hà Nội) TT Tên hồ Địa điểm Lưu vực Diện tích Dung tích (ha) (ha) (106m3) 1 Hồ Tây Hà Nội 930 2 Đồng Quang Sóc Sơn 575 3 Vân Trì Đông Anh 260 4 Yên Sở Thanh Trì 130 3,87 4,5 5 Đồng Mô Sơn Tây 9650 1000 86 24,5 6 Hồ Suối Hai Ba Vì 6070 960 48 7 Xuân Khanh Sơn Tây 104 6,2 20 8 Đại Lải Xuân Hòa 525 29,7 21,5 9 Đầm Vạc Vĩnh Yên 200 10 Quan Sơn Mỹ Đức 542 11 Văn Sơn 12 Tân Xã Chương Mỹ 80 4,0 5,8 13 Đồng Xương Chương Mỹ 90 14 12,0 Viwase 02-2012 6010 500 9-10 Hmax 2,0 3,2 22,2 12,5 8,0 7,5 19 Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Báo cáo chính (báo cáo lần 3) Chương 2 – Điều kiện tự nhiên TT 14 Tên hồ Hòa Bình Địa điểm Lưu vực Diện tích Dung tích (ha) (ha) (106m3) Hòa Bình 19200 6400 Hmax 115 a. Hà Nội cũ: Theo dữ liệu GIS (HAIDEP) đã xác định có khoảng 900hồ có diện tích từ 1ha trở lên trong phạm vi Hà Nội cũ. Trong đó đáng kể là Hồ Tây rộng 446 ha. Đầm Vân Trì 270 ha, hồ Linh Đàm 72 ha, hồ Định Công 26 ha, hồ Bẩy Mẫu 21 ha, hồ Yên Sở 130 ha. Các hồ chính trong khu vực nội thành đều đã phát triển thành công viên, còn hầu hết các hồ ở ngoại thành và nông thôn đều sử dụng để nuôi cá. b. Hà Tây cũ: Toàn tỉnh Hà Tây có 27 hồ chứa lớn nhỏ với tổng dung tích là 189,44m 3. - Hồ Đồng Mô - Ngải Sơn: 86 triệu m3. - Hồ Suối Hai: 48 triệu m3 - Hồ đồng Xương: 14 triệu m3 - Hồ Quan Sơn: 12,5 triệu m3 - Hồ Văn Sơn: 7,5 triệu m3 - Hồ Xuân Khanh: 6,2 triệu m3 - Hồ Tân Xã: 4,0 triệu m3 - Còn lại là các hồ nhỏ có dung tích dưới 3,0 triệu m3. - Ngoài ra còn một khối lượng nước mặt rất lớn tại các ao, đầm nhỏ 2.1.5. Đặc điểm địa chất và địa chất công trình Lãnh thổ Việt Nam có nền địa chất giao bởi vành đai giữa lục địa Á-Âu là một lục địa cổ được hình thành từ kỷ tiền cambri (550 triệu năm trước đây) và lục địa Trung-Ấn có thành phần khoáng chất thuộc kỷ mesozoic (250 đến 660 triệu năm trước đây). Cả hai lục địa này có rất nhiều dãy núi với các vết nứt gẫy được hình thành do hiện tượng động đất gây ra. Trong kỷ cenozoic (65 triệu năm trước đây), từ cao nguyên miền trung tới miền nam Việt Nam được hình thành bởi quá trình tuôn trào mắc ma bazan. Trong giai đoạn thuộc kỷ thứ Tư, trầm tích bắt nguồn từ lớp đá phía trên hình thành nên những đồng bằng chạy dọc theo các dòng sông và ven biển. Khu vực Hà Nội có cấu trúc địa chất khá phức tạp, thuộc các đới Sông Hồng, Ninh Bình và vùng trũng Hà Nội của miền uốn nếp Bắc Việt Nam. Tham gia vào cấu trúc có các loại đá biến chất, trầm tích, magma tuổi từ Paleoproterozoi đến Đệ Tứ. Điều kiện địa chất công trình trong vùng cũng thay đổi theo địa hình: từ Hà Nội lên phía Bắc và phía Tây Bắc cường độ chịu tải R > 1,5kg/cm 2. Từ Hà Nội về Phủ Lý đất yếu cường độ chịu tải R < 1,5kg/cm2 vì vậy khi xây dựng cần phải xử lý nền móng. 1. Nam sông Hồng: Viwase 02-2012 20 Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Báo cáo chính (báo cáo lần 3) Chương 2 – Điều kiện tự nhiên Khu vực nằm giữa sông Hồng và sông Đáy: nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng được thành tạo do quá trình bồi tụ và lắng đọng trầm tích trong điều kiện biển nâng cùng với các dòng chảy của sông ra biển. Do quá trình chuyển động kiến tạo đã trải qua với các kỷ Pợmỉer, Trias, Đệ Tam, Đệ Tứ cùng với tác động mạnh của các điều kiện tự nhiên ( nhiệt độ, nóng, ẩm, mưa…) làm cho đất đá bị phong hoá mạnh tạo nên nền địa chất nham thạch, đất đai không đồng nhất. Với các lớp bồi tích, trầm tích, phù sa khá dày thể hiện một bồn địa mới được hình thành. Trải qua thời kỳ biển lấn lần 1, lần 2 và thời kỳ phát triển kế thừa, biển lùi, miền trũng võng chuyển sang một thời kỳ bình ổn và lấp đầy tạo ra một vùng đồng bằng rộng lớn và ngập nước. Nhìn chung khu vực này có nền địa chất rất yếu, khi xây dựng công trình cần có biện pháp xử lý chống lún, chống cát đùn và cát chảy. Nhìn chung cấu trúc địa chất của khu vực này có dạng sau: - Trầm tích Pleixtoxen: nằm dưới đáy địa tầng là cát thạch anh hạt nhỏ đến hạt trung bình bồi tích cổ alQIII, có bề dày từ 20 – 30m hoặc lớn hơn, nằm khá sâu dưới mặt đất từ 20 đến trên 30m. - Trầm tích tholoxen: nằm trên tầng trầm tích pleixtoxen, dạng phổ biến là bùn sét kiểu đầm lầy ven biển (bmQIV). Trên tầng bùn sét là trầm tích sét biển (mQIV), trên nữa là tầng á sét có chứa vỏ sò, chất hữu cơ thực vật. Trên cùng là tầng bồi tích sông (alQIV). Khu vực nằm giữa sông Đáy và sông Tích ( tả Tích): khu vực này kéo dài từ Tản Hồng đến cửa sông Tích tại Ba Thá thuộc kỷ Đệ tứ thống Halogioi bồi tích trầm tích, trầm tích đầm lầy, thành phần đất nền chủ yếu là cuội sỏi, cát kết xám xanh, xám đen và than bùn. Khu vực nằm sát ven sông Tích chạy dọc đường QL21A từ Trung Hà đến Quảng Oai cũ thuộc thống giữa bậc Ladini điệp cốt bãi, thành phần cát kết, đá phiến sét xennit thấu kính vôi. Khu vực từ Quảng Oai đến Tây Phương thuộc hệ Trias thống dưới điệp Mường Hinh. Thành phần chủ yếu là cuội kết, đá phiến sét màu nâu đỏ phun trào bazơ, đá vôi. Với đặc điểm địa chất như vậy khi xây dựng các công trình có tải trọng lớn cần lưu ý các biện pháp xử lý nền móng để chống lún sụt và trượt ngang. Khu vực nằm phía bờ hữu sông Tích: đây là khu vực có địa hình chủ yếu là núi cao xen kẽ đồi núi thấp nên có nhiều dải địa chất xen lẫn khá phức tạp. dải sông Tích từ Trung Hà đến Xuân Khanh thuộc đới Protezoi phức hệ sông Hồng, đá phiến liatit có granat, ximimatit, grafit. Dải từ Đầm Long theo đường Khê Thượng đến dưới Tân Xã thuộc hệ Trias thống giữa bậc ladimi cát kết, đá phiến sét xennit thấu kính vôi. Sườn và núi cao của dãy Ba Vì thuộc hệ Trias thống dưới điệp Dốc Cun, đá phiến sét, cát kết, đá vôi bazan . Điều kiện địa chất công trình khu vực này khá tốt, tuy vậy khi xây dựng các công trình có tải trọng lớn vẫn cần có các giải pháp xử lý nền phù hợp. 2. Bắc sông Hồng Vùng này được cấu tạo do phức hệ địa tầng nguồn gốc aIII 2Vp1 cấu tạo gồm cuội, sỏi, cát , cát pha, sét pha, sét và nguồn gốc aIV3tb1 gồm cát, cát pha, sét pha và sét. Viwase 02-2012 21 Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Báo cáo chính (báo cáo lần 3) Chương 2 – Điều kiện tự nhiên Trầm tích đầm lầy: Phân bố ở những khu đầm lầy, hồ. Thành phần chủ yếu là than bùn pha sét sám đen cường độ chịu tải yếu R[...]... thủy văn Thành phố Hà Nội nằm cạnh sông Hồng và sông Đà Đây là hai con sông lớn của miền Bắc Sông Hồng là con sông chính của thành phố, bắt đầu chảy vào Hà Nội ở huyện Ba Vì và ra khỏi thành phố ở khu vực huyện Phú Xuyên tiếp giáp Hưng Yên Hà Nội còn có Sông Đà là ranh giới giữa Hà Nội với tỉnh Phú Thọ Sông Đà hợp lưu với sông Hồng ở phía Bắc thành phố tại huyện Ba Vì Ngoài ra, qua địa phận Hà Nội còn...Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Báo cáo chính (báo cáo lần 3) Chương 2 – Điều kiện tự nhiên Bảng 2-7: Một số đặc trưng khí hậu Hà Nội từ 2000 - 2006 (Nguồn:Qui hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050) Trạm Hà Nội Trạm Sơn Tây Chân núi ≥400m Nhiệt độ trung bình năm; oC 23,4 23,4 23,3... sông vì vậy khó có thể thoát nước bằng tự chảy trong mùa lũ Điều đó sẽ dẫn đến đòi hỏi quy hoạch diện tích đất khá lớn dành cho các hồ điều hòa nước mưa trong đô thị thành phố, theo dự kiến khoảng 5-7% quỹ đất Viwase 02-2012 23 Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Báo cáo chính (báo cáo lần 3) Chương 2 – Điều kiện tự nhiên b Điều kiện khí hậu - Cùng chung diễn biến khí... một số sông nội đồng như sông Nhuệ, Bắc Hưng Hải, nằm trên địa bàn các tỉnh khác như Hà Nam, Hưng Yên, trong Vùng Thủ đô, do đó bên cạnh đề xuất quy hoạch thoát nước mưa từ các đô thị ra sông trên địa bàn Hà Nội, cần có sự nghiên cứu định hướng nối kết hạ tầng thoát nước, thoát lũ trong Vùng kết hợp với các công trình thủy lợi, trị thủy CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 1 2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ... đất (NDĐ) đầu tiên ở Hà Nội là nhà máy nước Yên Phụ được người Pháp xây dựng năm 1909 với lượng nước khai thác ban đầu khoảng 10.000m3/ngày Cho đến thời điểm trước năm 2003 Hà Nội đã cải tạo và nâng công suất các nhà máy nước đạt 462.500 m 3/ngày Hiện nay đạt công suất khoảng 610.000m3/ngày tại khu vực Hà Nội cũ, 36.000m3/ngày tại Hà Đông và 20.000m3/ngày tại Sơn Tây Ngoài ra Hà Nội hiện cũng đang sử... 12,5 8,0 7,5 19 Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Báo cáo chính (báo cáo lần 3) Chương 2 – Điều kiện tự nhiên TT 14 Tên hồ Hòa Bình Địa điểm Lưu vực Diện tích Dung tích (ha) (ha) (106m3) Hòa Bình 19200 6400 Hmax 115 a Hà Nội cũ: Theo dữ liệu GIS (HAIDEP) đã xác định có khoảng 900hồ có diện tích từ 1ha trở lên trong phạm vi Hà Nội cũ Trong đó đáng kể là Hồ Tây rộng 446... nước lũ lớn cho sông Hồng, với lưu lượng là 2850 m 3/s- ứng với mực nước +11,9m tại Hà Viwase 02-2012 14 Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Báo cáo chính (báo cáo lần 3) Chương 2 – Điều kiện tự nhiên Nội) Khi đập Đáy được xây dựng (1937), công trình này đã giải cứu tích cực cho Thủ Đô Hà Nội trong những năm lũ lớn như năm:1932, 1940, 1945, 1947 và 1971 Lượng nước và... - Trên địa bàn Hà Nội có hệ thống sông ngòi khá chằng chịt với các sông lớn như sông Hồng, sông Đà, sông Đáy Nhìn chung Hà Nội có nguồn nước mặt khá dồi dào phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân Ngoài ra, vùng cũng có trữ lượng nước ngầm khá lớn - Hiện nay thành phố Hà Nội chủ yếu sử dụng nước ngầm để cung cấp cho khu vực nội thành Công trình... sông Cà Lồ, sông Nhuệ, sông Bùi, sông Tích Hệ thống sông ngòi chảy qua Hà Nội đã mang đến cho thành phố sự phát triển của giao thông thủy, cung cấp nước và phù sa cho nông nghiệp, tiêu thoát nước và cải thiện vi khí hậu cho thành phố Tuy nhiên, do độ dốc của sông qua vùng Hà Nội nhỏ (đặc biệt đối với khu vực đô thị trung tâm của Hà Nội) nên nó cũng là nguyên nhân gây nên những ngập úng vào mùa lũ làm... vùng phía nam nhiều nơi có độ pH nhỏ, hàm lượng sắt cao cần xử lý khi dùng cho sinh hoạt; phần ven biển có độ pH thấp, hàm lượng SO2 cao nên hạn chế sử dụng cho sinh hoạt 2.1.7 Đánh giá chung a Điều kiện địa hình - Thành phố Hà Nội là đô thị thuộc vùng châu thổ sông Hồng, nên có đặc điểm chung của đồng bằng châu thổ - Nhìn chung, phần lớn các đô thị có cao độ tự nhiên thấp hơn mực nước lũ trên các sông ... 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN Viwase 02-2012 24 Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Báo cáo (báo cáo lần 3) Chương – Điều kiện. .. Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Báo cáo (báo cáo lần 3) Chương – Điều kiện tự nhiên b Điều kiện khí hậu - Cùng chung diễn biến khí hậu toàn cầu ngày khắc nghiệt, Hà Nội đầu... ứng với mực nước +11,9m Hà Viwase 02-2012 14 Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Báo cáo (báo cáo lần 3) Chương – Điều kiện tự nhiên Nội) Khi đập Đáy xây dựng

Ngày đăng: 18/10/2015, 09:37

Mục lục

    CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

    2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

    2.1.1. Vị trí địa lý

    2.1.4. Đặc điểm thủy văn

    2.1.5. Đặc điểm địa chất và địa chất công trình

    2.1.6. Đặc điểm địa chất thủy văn

    a. Điều kiện địa hình

    b. Điều kiện khí hậu

    c. Điều kiện thủy văn

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan