1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Kể lại cảnh tượng của một buổi chợ mà em chứng kiến

2 592 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 12,14 KB

Nội dung

Bài viết 1: Tuổi thơ những ai đã từng sinh ra và lớn lên ở nông thôn hẳn ít nhiều sẽ có vài kỉ niệm gắn với những buổi chợ quê. Chợ quê tuy họp quanh năm nhưng không phải ngày nào cũng họp như thành phố và không phải lúc nào cũng nhộn nhịp mua bán như nhau. Chợ quê đông nhất, vui nhất là vào dịp cuối tháng mười hai âm. Năm nào vào dịp ấy em cũng được mẹ cho đi chợ nhưng phiên chợ năm vừa rồi đã để lại cho em nhiều niềm vui hơn cả. Hôm ấy là vào ngày hai tám Tết, chợ họp trên một bãi đất rộng và họp theo ngày lẻ nhưng mấy hôm giáp Tết, ngày nào chợ cũng họp đến tận quá trưa. Em lon ton theo gánh rau của mẹ vẫn với niềm vui cũ - niềm vui cùa một đứa trẻ con được đi chợ Tết. Tờ mờ sáng, chợ đã đông đúc lắm. Khác hẳn ngày thường, chợ Tết đông nghìn nghịt, chật cứng cả lối đi khiến mấy cô, mấy chú phải gửi xe máy, xe đạp từ mãi ngoài kia. Chợ đông nhưng hầu hết chỉ có bà già, phụ nữ với trẻ em thôi. Đúng là chợ Tết, người người qua lại tấp nập, đông vui như hội. Trong đó, cũng có không ít người đến chợ, chẳng phải để mua bán thứ gì cho đáng kể, mà họ chỉ đến đơn thuần là tìm hương vị Tết. Từ xa, chợ phiên ngày Tết đã vô cùng bắt mắt bởi không biết bao nhiêu thứ hàng nhiều màu sắc: nào là những cô chú bán hàng vài chục chiếc bóng bay treo xanh đỏ đủ màu với cột cao cột thấp khác nhau ở hè phố, nào là những bác bán đào: đào hồng, đào trắng, nào là dãy quất phía bên kia đường ngợp mắt một màu vàng...chen mãi mới qua đám người đông đúc, em cùng mẹ đặt chân vào chợ nhưng lối đi hôm nay chật ních những người và đồ đạc. Vất vả thoát qua con đường hẹp, mẹ đến dãy hàng rau. Ở đây người bán mua đủ loại: su hào, bắp cải, rau cần, cà chua, hành tỏi...chỉ cần nhìn qua đã thấy hương vị của Tết rồi. Hôm nay chợ đông nhưng vì đã đến chợ vài lần nên em vẫn hình dung từng dãy hàng rất rõ mặc những tiếng bán mua ồn ào náo nhiệt quanh mình. Đứng từ dãy hàng rau nhìn về bên phải, chỗ mấy người phụ nữ khí người to béo đang mặc cả là dãy hàng bán thịt. Thịt cũng đủ loại thịt lợn, thịt trâu, thịt bò... và cuối dãy là hàng cá. Ngày Tết, thứ gì cũng đắt hàng nhưng chỉ có thịt lợn ngon và cá to là dễ mua bán nhất. - Nào! Cháu gì ơi đứng gọn vào nào! Em giật mình quay lại, hóa ra mình đang đứng giữa đường. Em bèn nhanh chóng tránh qua bên cạnh. Lúc này mẹ cũng đã bán hết gánh rau nên mẹ đưa em đi vào khu vực trung tâm chợ - dãy chuyên bán quần áo cho tất cả mọi người. Vừa đi em lại vừa quan sát cảnh bán mua không hề chớp mắt (trong khi một tay vẫn bám vào tay mẹ). Phía bên trái đối diện với dãy hàng thịt vừa rồi là dãy tổng hợp, bán đủ loại trên trời dưới đất. Từ những vật dụng trong nhà như: gương, lược, sách vở, ấm chén đến cơ man nào là hoa quả đủ loại: quê có, thành phố có, hoa quả từ Trung Quốc sang cũng có! Hai mẹ con dừng lại ở hàng quần áo của một cô chừng ngoài ba mươi tuổi. Cô bán hàng đon đả, khéo léo, bộ quần áo trông cũng hợp mắt mà giá cả lại phải chăng nên cả hai mẹ con đều đồng ý mua ngay. Em chờ mẹ mua thêm vài thứ nữa rồi hai mẹ con cũng ra về. Đi qua cổng chợ, em còn mải mê một lúc với những bức tranh Đông Hồ và những chữ nho nhiều kiểu cách đang được một cụ đồ ngồi vẽ dưới sự trầm trồ của tất cả mọi người. Trời đã về trưa, chợ cũng đã vãn dần. Hai mẹ con em đang bước những bước vội vã trên bờ đê để về ngôi nhà quen thuộc cho kịp bữa cơm trưa. Có một cái gì đó là lạ len trong cảm giác của em. Hình như nó gần gũi, giản dị và chân thực lắm. Nó không thật đặc sắc nhưng đã thành một thói quen. Phải chăng vì thế mà dù đã lớn nhưng năm nào em cũng đòi theo mẹ đi chợ Tết. Bài viết 2 Hè năm vừa rồi, mẹ em bảo: - Năm tới con lên lớp 6 rồi, sẽ bận học hơn nên hè này mẹ cho về quê chơi với bà ngoại một tháng. Tôi sung sướng chạy lại ôm lấy cổ mẹ: - Con cảm ơn mẹ. - Về ở với bà con phải ngoan ngoãn nghe lời bà, không được đi ra nắng ốm thì khổ bà nhé. - Vâng… Em sung sướng chuẩn bị đủ thứ: nào váy nào gấu MiSa, nhét tất cả vào chiếc ba lô to tôi hồi hộp chờ đến cuối tuần để bố mẹ đưa về với bà. Nhà bà em nằm ở ven sông Hồng, quê bà em nghèo lắm nhưng em lại rất thích, vì ở đó em có bà và vào những buổi chiều khi ông mặt trời sắp lặn bà lại đưa em ra bờ sông hóng mát, ngắm thuyền bè qua lại. Điều em thích nhất là vào những ngày phiên chợ bà em lại cho em ra chợ chơi. Chợ quê bà em khác hẳn với chợ ở thành phố, nó không nằm trong những ngôi nhà tầng mà nằm trên một khoảng đất bằng phẳng và khá rộng rãi ở làng. Đúng ngày chợ, khi còn nằm trên giường em đã nghe thấy những bước chân lịch bịch của những người gánh hàng đến chợ, vừa đi họ vừa lầm rầm nói chuyện, và khi trời vẫn còn tờ mờ tối bà em đã chở dậy cho mấy bó rau đã chuẩn bị từ chiều hôm trước vào thúng để mang ra chợ bán. Chờ cho trời sáng rõ hơn bà gọi em dậy, hai bà cháu tung tẩy ra chợ, bà đi trước em lon ton theo sau. Bà đi rất nhanh, có những lúc em phải chạy mới theo kịp bà. Từ nhà bà ra đến chợ là trời đã sáng rõ. Không khí chợ lúc này đã tấp nập và nhộn nhịp, tiếng gọi nhau í ới, tiếng gà vịt kêu quang quác. Tiếng những chú lợn con bị nhốt trong rọ kêu eng éc. Những chú cá vừa được đánh ở dưới sông lên nhảy lên đanh đách. Tiếng mời mua hàng nổ ra râm ran. Chợ ở quê nhưng có rất nhiều hàng hoá và cũng được xếp theo những gian hàng rất gọn gàng và đẹp mắt. Chỗ bán hàng xén, bán quần áo, thì đủ các màu sắc, đó là màu đỏ, xanh của những bộ quần áo, những cuộn chỉ màu. ở đó có mấy cô gái đang mải mê ướm thử những chiếc áo hồng, miệng cười mủm mỉm. Nơi em thích thú nhất là nơi bán hoa tươi, các loại hoa với đủ màu sắc, hoa hồng đỏ thắm, hoa cúc đại đoá vàng rực, hoa huệ trắng muốt, trông chẳng khác gì một vườn hoa. Cô bán hàng xinh tươi, duyên dáng nhanh tay bó hoa cho khách hàng. Chỗ thì bán rau thì xanh mướt. Tất cả như một bức tranh đủ màu sắc. Phía trong góc chợ là chỗ dành cho thực phẩm; chỗ thì bán thịt, chỗ bán cá, chỗ bán gà. ở đó cũng rôm rả nhộn nhịp, người mua hàng thì mặc cả, người xem hàng thì hỏi giá, rộn rã cả một góc chợ. Em nhìn khắp nơi chỗ nào cũng chỉ thấy người: nào các bà, các mẹ, và có cả lũ trẻ con trạc tuổi em đang chơi đùa ở góc chợ, trên mặt ai cũng hớn hở. ở góc kia, chỗ bán hàng ăn sẵn, mùi thơm bay đi khắp nơi và tiếng mỡ rán sôi xèo xèo như réo mời khách hãy đến ăn quà. Lối đi chật như nêm, mọi người phải ý tứ lách qua nhau cứ như đi chảy hội. Vất vả lắm bà cháu em mới lách vào đến hàng rau, bà em chỉ ngồi bán một loáng đã hết rổ rau. Bán xong bà mua thêm một ít thức ăn, xong bà lại dắt em đi khắp nơi trong chợ và bà mua cho em một bộ quần áo, cô bán hàng xinh tươi đon đả mời chào cô còn cho em mặc thử, thấy em thích bà liền trả giá, em nhận thấy người bán hàng không nói thách cao như ở thành phố. Và em cảm nhận con người ở nơi đây rất gần gũi và tốt bụng. Quanh quẩn một hồi, thế mà đã gần trưa, ông mặt trời đã nhô lên khỏi rặn tre nở nụ cười rạng rỡ. Chỉ một loáng sau chợ đã vãn, hàng hoá sớm nay nhiều là vậy thế mà giờ chỉ còn lưa thưa vài thứ, mọi người tản về những con đường đất nhỏ, trên tay mỗi người đều nặng trĩu những hàng, những thức ăn. Hai bà cháu em ra về, trong lòng em cảm thấy vô cùng thích thú. Chợ đồng quê đã cho em ấn tượng thật dễ nhớ và thân quen.

Trang 1

Bài viết 1:

Tuổi thơ những ai đã từng sinh ra và lớn lên ở nông thôn hẳn ít nhiều sẽ có vài kỉ niệm gắn với những buổi chợ quê Chợ quê tuy họp quanh năm nhưng không phải ngày nào cũng họp như thành phố và không phải lúc nào cũng nhộn nhịp mua bán như nhau Chợ quê đông nhất, vui nhất là vào dịp cuối tháng mười hai âm Năm nào vào dịp ấy em cũng được mẹ cho đi chợ nhưng phiên chợ năm vừa rồi đã để lại cho em nhiều niềm vui hơn cả

Hôm ấy là vào ngày hai tám Tết, chợ họp trên một bãi đất rộng và họp theo ngày lẻ nhưng mấy hôm giáp Tết, ngày nào chợ cũng họp đến tận quá trưa Em lon ton theo gánh rau của mẹ vẫn với niềm vui cũ - niềm vui cùa một đứa trẻ con được đi chợ Tết

Tờ mờ sáng, chợ đã đông đúc lắm Khác hẳn ngày thường, chợ Tết đông nghìn nghịt, chật cứng cả lối đi khiến mấy cô, mấy chú phải gửi xe máy, xe đạp từ mãi ngoài kia Chợ đông nhưng hầu hết chỉ có bà già, phụ nữ với trẻ em thôi Đúng là chợ Tết, người người qua lại tấp nập, đông vui như hội Trong đó, cũng

có không ít người đến chợ, chẳng phải để mua bán thứ gì cho đáng kể, mà họ chỉ đến đơn thuần là tìm hương vị Tết

Từ xa, chợ phiên ngày Tết đã vô cùng bắt mắt bởi không biết bao nhiêu thứ hàng nhiều màu sắc: nào là những cô chú bán hàng vài chục chiếc bóng bay treo xanh đỏ đủ màu với cột cao cột thấp khác nhau ở hè phố, nào là những bác bán đào: đào hồng, đào trắng, nào là dãy quất phía bên kia đường ngợp mắt một màu vàng chen mãi mới qua đám người đông đúc, em cùng mẹ đặt chân vào chợ nhưng lối đi hôm nay chật ních những người và đồ đạc Vất vả thoát qua con đường hẹp, mẹ đến dãy hàng rau Ở đây người bán mua đủ loại: su hào, bắp cải, rau cần, cà chua, hành tỏi chỉ cần nhìn qua đã thấy hương vị của Tết rồi Hôm nay chợ đông nhưng vì đã đến chợ vài lần nên em vẫn hình dung từng dãy hàng rất rõ mặc những tiếng bán mua ồn ào náo nhiệt quanh mình Đứng từ dãy hàng rau nhìn về bên phải, chỗ mấy người phụ

nữ khí người to béo đang mặc cả là dãy hàng bán thịt Thịt cũng đủ loại thịt lợn, thịt trâu, thịt bò và cuối dãy là hàng cá Ngày Tết, thứ gì cũng đắt hàng nhưng chỉ có thịt lợn ngon và cá to là dễ mua bán nhất

- Nào! Cháu gì ơi đứng gọn vào nào!

Em giật mình quay lại, hóa ra mình đang đứng giữa đường Em bèn nhanh chóng tránh qua bên cạnh Lúc này mẹ cũng đã bán hết gánh rau nên mẹ đưa em đi vào khu vực trung tâm chợ - dãy chuyên bán quần áo cho tất cả mọi người Vừa đi em lại vừa quan sát cảnh bán mua không hề chớp mắt (trong khi một tay vẫn bám vào tay mẹ) Phía bên trái đối diện với dãy hàng thịt vừa rồi là dãy tổng hợp, bán đủ loại trên trời dưới đất Từ những vật dụng trong nhà như: gương, lược, sách vở, ấm chén đến cơ man nào là hoa quả đủ loại: quê có, thành phố có, hoa quả từ Trung Quốc sang cũng có!

Hai mẹ con dừng lại ở hàng quần áo của một cô chừng ngoài ba mươi tuổi Cô bán hàng đon đả, khéo léo,

bộ quần áo trông cũng hợp mắt mà giá cả lại phải chăng nên cả hai mẹ con đều đồng ý mua ngay Em chờ

mẹ mua thêm vài thứ nữa rồi hai mẹ con cũng ra về Đi qua cổng chợ, em còn mải mê một lúc với những bức tranh Đông Hồ và những chữ nho nhiều kiểu cách đang được một cụ đồ ngồi vẽ dưới sự trầm trồ của tất cả mọi người

Trời đã về trưa, chợ cũng đã vãn dần Hai mẹ con em đang bước những bước vội vã trên bờ đê để về ngôi nhà quen thuộc cho kịp bữa cơm trưa Có một cái gì đó là lạ len trong cảm giác của em Hình như nó gần gũi, giản dị và chân thực lắm Nó không thật đặc sắc nhưng đã thành một thói quen Phải chăng vì thế mà

dù đã lớn nhưng năm nào em cũng đòi theo mẹ đi chợ Tết

Bài viết 2

Hè năm vừa rồi, mẹ em bảo:

- Năm tới con lên lớp 6 rồi, sẽ bận học hơn nên hè này mẹ cho về quê chơi với

bà ngoại một tháng Tôi sung sướng chạy lại ôm lấy cổ mẹ:

- Con cảm ơn mẹ

Trang 2

- Về ở với bà con phải ngoan ngoãn nghe lời bà, không được đi ra nắng ốm thì khổ bà nhé

- Vâng…

Em sung sướng chuẩn bị đủ thứ: nào váy nào gấu MiSa, nhét tất cả vào chiếc

ba lô to tôi hồi hộp chờ đến cuối tuần để bố mẹ đưa về với bà

Nhà bà em nằm ở ven sông Hồng, quê bà em nghèo lắm nhưng em lại rất thích,

vì ở đó em có bà và vào những buổi chiều khi ông mặt trời sắp lặn bà lại đưa em ra

bờ sông hóng mát, ngắm thuyền bè qua lại Điều em thích nhất là vào những ngày phiên chợ bà em lại cho em ra chợ chơi

Chợ quê bà em khác hẳn với chợ ở thành phố, nó không nằm trong những ngôi nhà tầng mà nằm trên một khoảng đất bằng phẳng và khá rộng rãi ở làng Đúng ngày chợ, khi còn nằm trên giường em đã nghe thấy những bước chân lịch bịch của những người gánh hàng đến chợ, vừa đi họ vừa lầm rầm nói chuyện, và khi trời vẫn còn tờ mờ tối bà em đã chở dậy cho mấy bó rau đã chuẩn bị từ chiều hôm trước vào thúng để mang ra chợ bán Chờ cho trời sáng rõ hơn bà gọi em dậy, hai

bà cháu tung tẩy ra chợ, bà đi trước em lon ton theo sau Bà đi rất nhanh, có những lúc em phải chạy mới theo kịp bà

Từ nhà bà ra đến chợ là trời đã sáng rõ Không khí chợ lúc này đã tấp nập và nhộn nhịp, tiếng gọi nhau í ới, tiếng gà vịt kêu quang quác Tiếng những chú lợn con bị nhốt trong rọ kêu eng éc Những chú cá vừa được đánh ở dưới sông lên nhảy lên đanh đách Tiếng mời mua hàng nổ ra râm ran

Chợ ở quê nhưng có rất nhiều hàng hoá và cũng được xếp theo những gian

hàng rất gọn gàng và đẹp mắt Chỗ bán hàng xén, bán quần áo, thì đủ các màu sắc,

đó là màu đỏ, xanh của những bộ quần áo, những cuộn chỉ màu ở đó có mấy cô gái đang mải mê ướm thử những chiếc áo hồng, miệng cười mủm mỉm Nơi em thích thú nhất là nơi bán hoa tươi, các loại hoa với đủ màu sắc, hoa hồng đỏ thắm, hoa cúc đại đoá vàng rực, hoa huệ trắng muốt, trông chẳng khác gì một vườn hoa

Cô bán hàng xinh tươi, duyên dáng nhanh tay bó hoa cho khách hàng Chỗ thì bán rau thì xanh mướt Tất cả như một bức tranh đủ màu sắc Phía trong góc chợ là chỗ dành cho thực phẩm; chỗ thì bán thịt, chỗ bán cá, chỗ bán gà ở đó cũng rôm rả nhộn nhịp, người mua hàng thì mặc cả, người xem hàng thì hỏi giá, rộn rã cả một góc chợ Em nhìn khắp nơi chỗ nào cũng chỉ thấy người: nào các bà, các mẹ, và có

cả lũ trẻ con trạc tuổi em đang chơi đùa ở góc chợ, trên mặt ai cũng hớn hở

ở góc kia, chỗ bán hàng ăn sẵn, mùi thơm bay đi khắp nơi và tiếng mỡ rán sôi xèo xèo như réo mời khách hãy đến ăn quà

Lối đi chật như nêm, mọi người phải ý tứ lách qua nhau cứ như đi chảy hội

Vất vả lắm bà cháu em mới lách vào đến hàng rau, bà em chỉ ngồi bán một loáng

đã hết rổ rau Bán xong bà mua thêm một ít thức ăn, xong bà lại dắt em đi khắp nơi trong chợ và bà mua cho em một bộ quần áo, cô bán hàng xinh tươi đon đả mời chào cô còn cho em mặc thử, thấy em thích bà liền trả giá, em nhận thấy người bán hàng không nói thách cao như ở thành phố Và em cảm nhận con người ở nơi đây rất gần gũi và tốt bụng

Quanh quẩn một hồi, thế mà đã gần trưa, ông mặt trời đã nhô lên khỏi rặn tre

nở nụ cười rạng rỡ Chỉ một loáng sau chợ đã vãn, hàng hoá sớm nay nhiều là vậy thế mà giờ chỉ còn lưa thưa vài thứ, mọi người tản về những con đường đất nhỏ, trên tay mỗi người đều nặng trĩu những hàng, những thức ăn

Hai bà cháu em ra về, trong lòng em cảm thấy vô cùng thích thú Chợ đồng quê đã cho em ấn tượng thật dễ nhớ và thân quen

Ngày đăng: 16/10/2015, 18:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w