1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Đất nước ta có nhiều tấm gương vượt lên số phận, vượt qua hoàn cảnh khó khăn, học tập thành công. Hãy trình bày một số tấm gương đó và nêu suy nghĩ của mình.

1 4K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 1
Dung lượng 9,59 KB

Nội dung

Cuộc sống không phải luôn mỉm cười với bất kỳ ai. Một danh nhân đã nói: “Không có số phận, chỉ có những quyết định của con người làm nên số phận mà thôi”. Thật vậy, trong cuộc sống có biết bao tấm gương vượt lên số phận như thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký, thương binh Nguyễn Trọng Hợp,… Họ đã vượt lên và chiến thắng số phận, khiến bao người phải cảm phục. Trong lịch sử văn học Việt Nam, có lẽ Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ bất hạnh nhất. Trên đường lên kinh ứng thí, nghe tin mẹ mất, ông chẳng màng mười năm đèn sách mà quay ngay về nhà để chịu tang mẹ. Cậu bé Nguyễn Đình Chiểu mất ba từ thuở bé, giờ đến tuổi trưởng thành mẹ lại ra đi. Do quá thương nhớ mẹ, Nguyễn Đình Chiểu đã khóc thật nhiều, và sau khi trải qua một cơn bạo bệnh, đôi mắt ông trở nên mù lòa. Mẹ mất, gia cảnh sa sút. Thế là gia đình vốn có hôn ước với ông nay đã trở mặt, bội tín. Cuộc đời ông rơi vào bế tắc với bao đau khổ, cùng cực. Đối với người khác, như vậy là quá đủ để chấm dứt cuộc đời hay sống buông thả, thờ ơ mặc dòng đời đẩy đưa. Nhưng Nguyễn Đình Chiểu không như thế. Ông vẫn quay về quê nhà bốc thuốc chữa bệnh cho dân, lấy sức lấy tài của mình để mở lớp dạy học, đào tạo nhân tài cho đất nước. Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, bằng lòng yêu nước nồng nàn, ông tích cực tham gia sáng tác những “vũ khí văn học” lợi hại để khích lệ tinh thần chiến đấu của nhân dân. Thực dân Pháp đã nhiều lần mua chuộc Nguyễn Đình Chiểu bằng những hứa hẹn về việc chữa khỏi đôi mắt của ông và cho ông một cuộc sống giàu sang, sung sướng. Nhưng với ý chí kiên trung, bất khuất, ông đã không nghiêng mình trước những cám dỗ ấy. Thế nên, ông trở thành nhà thơ tiêu biểu của Nam Bộ và của cả nước ta thời bấy giờ. Với những nỗ lực của mình, Nguyễn Đình Chiểu đã chứng tỏ với mọi người rằng ông là người tàn chứ không phế. Nguyễn Ngọc Ký, cái tên rất đỗi thân thuộc với nhiều thế hệ thanh niên Việt Nam, đã trở thành biểu tượng của lòng quyết tâm và sự kiên trì. Cậu bé Ký bị bại liệt cả hai tay khi mới bốn tuổi. Đôi cánh tay ấy buông thõng như hai sợi dây đeo bên vai cậu. Không được may mắn như bao bạn khác, cậu bé chỉ dám đứng bên cửa sổ nghe lõm cô giáo giảng bài. Cô giáo thương tình quá nên cho phép Ký vào lớp. Cậu bắt đầu những chuỗi ngày luyện tập gian khổ: luyện viết bằng chân. Có những lúc đôi chân co quắp lại, đau điếng vì bị chuột rút, những ngón chân sưng phồng lên nhưng vẫn phải kẹp chặt mẩu bút,… Tất cả những điều đó vẫn không làm cậu học trò nhỏ chùn bước. Cuối cùng, cậu đạt được giải Vở sạch chữ đẹp của trường, rồi của quận. Thật đáng nể! Nhờ chính đôi chân và lòng quyết tâm, cậu bé Ký năm xưa giờ đã vào được đại học và trở thành nhà giáo ưu tú. Không những thế, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký còn sáng tác những chín đầu sách văn học. Mỗi ngày sống và làm việc, thầy giáo Ký đã dùng đôi chân thay đôi tay với bao nhọc nhằn, gian khó, từng bước viết nên huyền thoại về cuộc đời mình. Và còn nhiều nhiều nữa những tấm gương đẹp như thế. Họ bất hạnh vì bệnh tật, tai nạn hay bẩm sinh. Họ không có khả năng lao động chân tay hiệu quả như bao người khác. Không ít người trong số họ đã buông xuôi, tuyệt vọng. Quả thật, áp lực tâm lý đối với những người bị tật nguyền là rất lớn. Đó là những mặc cảm, tự ti về khiếm khuyết trên cơ thể mình, là những gánh nặng mà họ đem đến cho gia đình và xã hội. Tuy nhiên, những người vượt lên được số phận chỉ cho rằng những khiếm khuyết của mình khiến mình đặc biệt hơn những người khác nhưng không đáng kể. Bức tường mặc cảm không tài nào ngăn được họ hòa nhập với thế giới xung quanh như bao người bình thường khác. Họ phấn đấu, nỗ lực hết mình để chứng tỏ bản lĩnh bởi họ không muốn sống quỵ lụy, yếu đuối và phụ thuộc vào người khác. Từ gánh nặng của xã hội, họ gắng sức phấn đấu, trở thành những công dân có ích, xóa đi những khoảng cách, rào cản giữa người bình thường và người khuyết tật. Khó khăn đấy, vất vả đấy nhưng họ vẫn gắng hết mình chiến thắng số phận vì họ biết rằng: “Chúng ta chỉ thực sự thất bại khi chúng ta từ bỏ mọi cố gắng”. Những thành công mà họ đạt được không dễ dàng, mà ẩn chứa trong đó là bao mồ hôi, nước mắt, bao khó khăn, tủi cực,… Điều đó càng khiến chúng ta thêm khâm phục họ, những con người không chịu thua số phận. Tấm gương sáng ngời của những mảnh đời bất hạnh đã giúp chúng ta soi lại chính mình. Cuộc sống đối với một số người là muôn vàn gian lao, thử thách. Ngược lại, đối với một số người khác, cuộc sống như tấm thảm nhung êm ái trải đầy hoa hồng. Chúng ta chính là những con người may mắn ấy. Chúng ta còn được sống giữa vòng tay ấm áp, yêu thương của gia đình. Hơn nữa, khác hẳn họ, chúng ta được sinh ra và lớn lên giữa thời bình, không thiếu thốn về kinh tế. Nhưng thật sự chúng ta đã biết quý trọng cuộc sống ấy chưa? Thật đáng tiếc nếu chúng ta sống quá an phận, tự để mình mờ nhạt và chìm vào quên lãng giữa cuộc sống xã hội hiện đại ngày nay. Có phải chúng ta vẫn học qua loa, đối phó mà không bận tâm rằng ngay lúc ấy có biết bao cô cậu bé đứng bên cửa sổ lớp học, thèm được nghe cô giáo giảng bài. Qua những tấm gương vượt qua số phận, chúng ta chợt cảm thấy mình quá bé nhỏ, tầm thường. Chúng ta học tập ở họ không chỉ ở lòng kiên trì, nhẫn nại, say mê học tập mà còn ở lối sống lạc quan, yêu đời. Những tấm gương, những huyền thoại về những con người bất hạnh nhưng phi thường đã gieo trong tim ta niềm tin yêu cuộc sống. Lặng lẽ như nụ chồi từ bóng tối vươn ra ánh sáng, họ đã vượt lên chính mình để có một ngày mai tươi sáng hơn.

Cuộc sống không phải luôn mỉm cười với bất kỳ ai. Một danh nhân đã nói: “Không có số phận, chỉ có những quyết định của con người làm nên số phận mà thôi”. Thật vậy, trong cuộc sống có biết bao tấm gương vượt lên số phận như thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký, thương binh Nguyễn Trọng Hợp,… Họ đã vượt lên và chiến thắng số phận, khiến bao người phải cảm phục. Trong lịch sử văn học Việt Nam, có lẽ Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ bất hạnh nhất. Trên đường lên kinh ứng thí, nghe tin mẹ mất, ông chẳng màng mười năm đèn sách mà quay ngay về nhà để chịu tang mẹ. Cậu bé Nguyễn Đình Chiểu mất ba từ thuở bé, giờ đến tuổi trưởng thành mẹ lại ra đi. Do quá thương nhớ mẹ, Nguyễn Đình Chiểu đã khóc thật nhiều, và sau khi trải qua một cơn bạo bệnh, đôi mắt ông trở nên mù lòa. Mẹ mất, gia cảnh sa sút. Thế là gia đình vốn có hôn ước với ông nay đã trở mặt, bội tín. Cuộc đời ông rơi vào bế tắc với bao đau khổ, cùng cực. Đối với người khác, như vậy là quá đủ để chấm dứt cuộc đời hay sống buông thả, thờ ơ mặc dòng đời đẩy đưa. Nhưng Nguyễn Đình Chiểu không như thế. Ông vẫn quay về quê nhà bốc thuốc chữa bệnh cho dân, lấy sức lấy tài của mình để mở lớp dạy học, đào tạo nhân tài cho đất nước. Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, bằng lòng yêu nước nồng nàn, ông tích cực tham gia sáng tác những “vũ khí văn học” lợi hại để khích lệ tinh thần chiến đấu của nhân dân. Thực dân Pháp đã nhiều lần mua chuộc Nguyễn Đình Chiểu bằng những hứa hẹn về việc chữa khỏi đôi mắt của ông và cho ông một cuộc sống giàu sang, sung sướng. Nhưng với ý chí kiên trung, bất khuất, ông đã không nghiêng mình trước những cám dỗ ấy. Thế nên, ông trở thành nhà thơ tiêu biểu của Nam Bộ và của cả nước ta thời bấy giờ. Với những nỗ lực của mình, Nguyễn Đình Chiểu đã chứng tỏ với mọi người rằng ông là người tàn chứ không phế. Nguyễn Ngọc Ký, cái tên rất đỗi thân thuộc với nhiều thế hệ thanh niên Việt Nam, đã trở thành biểu tượng của lòng quyết tâm và sự kiên trì. Cậu bé Ký bị bại liệt cả hai tay khi mới bốn tuổi. Đôi cánh tay ấy buông thõng như hai sợi dây đeo bên vai cậu. Không được may mắn như bao bạn khác, cậu bé chỉ dám đứng bên cửa sổ nghe lõm cô giáo giảng bài. Cô giáo thương tình quá nên cho phép Ký vào lớp. Cậu bắt đầu những chuỗi ngày luyện tập gian khổ: luyện viết bằng chân. Có những lúc đôi chân co quắp lại, đau điếng vì bị chuột rút, những ngón chân sưng phồng lên nhưng vẫn phải kẹp chặt mẩu bút,… Tất cả những điều đó vẫn không làm cậu học trò nhỏ chùn bước. Cuối cùng, cậu đạt được giải Vở sạch chữ đẹp của trường, rồi của quận. Thật đáng nể! Nhờ chính đôi chân và lòng quyết tâm, cậu bé Ký năm xưa giờ đã vào được đại học và trở thành nhà giáo ưu tú. Không những thế, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký còn sáng tác những chín đầu sách văn học. Mỗi ngày sống và làm việc, thầy giáo Ký đã dùng đôi chân thay đôi tay với bao nhọc nhằn, gian khó, từng bước viết nên huyền thoại về cuộc đời mình. Và còn nhiều nhiều nữa những tấm gương đẹp như thế. Họ bất hạnh vì bệnh tật, tai nạn hay bẩm sinh. Họ không có khả năng lao động chân tay hiệu quả như bao người khác. Không ít người trong số họ đã buông xuôi, tuyệt vọng. Quả thật, áp lực tâm lý đối với những người bị tật nguyền là rất lớn. Đó là những mặc cảm, tự ti về khiếm khuyết trên cơ thể mình, là những gánh nặng mà họ đem đến cho gia đình và xã hội. Tuy nhiên, những người vượt lên được số phận chỉ cho rằng những khiếm khuyết của mình khiến mình đặc biệt hơn những người khác nhưng không đáng kể. Bức tường mặc cảm không tài nào ngăn được họ hòa nhập với thế giới xung quanh như bao người bình thường khác. Họ phấn đấu, nỗ lực hết mình để chứng tỏ bản lĩnh bởi họ không muốn sống quỵ lụy, yếu đuối và phụ thuộc vào người khác. Từ gánh nặng của xã hội, họ gắng sức phấn đấu, trở thành những công dân có ích, xóa đi những khoảng cách, rào cản giữa người bình thường và người khuyết tật. Khó khăn đấy, vất vả đấy nhưng họ vẫn gắng hết mình chiến thắng số phận vì họ biết rằng: “Chúng ta chỉ thực sự thất bại khi chúng ta từ bỏ mọi cố gắng”. Những thành công mà họ đạt được không dễ dàng, mà ẩn chứa trong đó là bao mồ hôi, nước mắt, bao khó khăn, tủi cực,… Điều đó càng khiến chúng ta thêm khâm phục họ, những con người không chịu thua số phận. Tấm gương sáng ngời của những mảnh đời bất hạnh đã giúp chúng ta soi lại chính mình. Cuộc sống đối với một số người là muôn vàn gian lao, thử thách. Ngược lại, đối với một số người khác, cuộc sống như tấm thảm nhung êm ái trải đầy hoa hồng. Chúng ta chính là những con người may mắn ấy. Chúng ta còn được sống giữa vòng tay ấm áp, yêu thương của gia đình. Hơn nữa, khác hẳn họ, chúng ta được sinh ra và lớn lên giữa thời bình, không thiếu thốn về kinh tế. Nhưng thật sự chúng ta đã biết quý trọng cuộc sống ấy chưa? Thật đáng tiếc nếu chúng ta sống quá an phận, tự để mình mờ nhạt và chìm vào quên lãng giữa cuộc sống xã hội hiện đại ngày nay. Có phải chúng ta vẫn học qua loa, đối phó mà không bận tâm rằng ngay lúc ấy có biết bao cô cậu bé đứng bên cửa sổ lớp học, thèm được nghe cô giáo giảng bài. Qua những tấm gương vượt qua số phận, chúng ta chợt cảm thấy mình quá bé nhỏ, tầm thường. Chúng ta học tập ở họ không chỉ ở lòng kiên trì, nhẫn nại, say mê học tập mà còn ở lối sống lạc quan, yêu đời. Những tấm gương, những huyền thoại về những con người bất hạnh nhưng phi thường đã gieo trong tim ta niềm tin yêu cuộc sống. Lặng lẽ như nụ chồi từ bóng tối vươn ra ánh sáng, họ đã vượt lên chính mình để có một ngày mai tươi sáng hơn.

Ngày đăng: 15/10/2015, 18:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w