1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Tìm hiểu và phân tích văn học Trầu Cau

2 264 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 8,91 KB

Nội dung

Tóm tắt Ngày xưa, một nhà quan lang họ Cao sinh được hai người con trai giống nhau như hai giọt nước, thật khó phân biệt ai là anh, ai là em. Khi hai anh em đến tuổi 17, 18 thì cha mẹ đều qua đời cả. Anh em lại càng yêu thương nhau nhiều hơn. Hai anh em đến xin học ông đạo sĩ họ Lưu. Thấy hai anh em chăm chỉ học hành, lại đứng đắn nên thầy quý như con. Ông đạo sĩ có một cô con gái xinh đẹp tươi giòn, tuổi đã 16, 17 sinh lòng yêu mến hai chàng trai, muốn kết duyên với người anh như không thể phân biệt được người nào là anh, người nào là em. Sau đó, cô mới nghĩ ra một kế: dọn 2 bát cháo mà chỉ đặt một đôi đũa rồi mời hai anh em cung ăn. Người em lễ phép nhường đôi đũa cho người anh ăn trước. Cô gái xinh đẹp xin phép cha mẹ cho được lấy người anh làm chồng. Từ ngày lấy vợ, người anh hình như dồn tất cả tình yêu cho vợ nên tình cảm anh em không còn được thắm thiết như trước nữa. Người em buồn tủi vô cùng. Một lần đi nương về, trời đã tối, cô gái họ Lưu từ buồng ra gặp người em tưởng là chồng, vội ôm chầm lấy. Người em vội kêu lên, cả hai đều xấu hổ. Còn người anh thì lại nghi ngờ chị dâu và em chồng có tình ý gì nên càng hững hờ với em hơn trước. Một buổi chiều, ở nhà một mình, trống vắng, buồn tủi, cô đơn, người em đã bỏ nhà ra đi, đi mãi vào tận khu rừng âm u. Trời tối mịt, người em vẫn đi. Trăng đã lên. Phía trước là một con suối rộng, sâu, nước xanh biếc, chẳng lội qua được. Chàng ngồi bên bờ suối mà khóc, khóc mãi. Sương khuya lạnh thấm vào cõi lòng cô đơn. Chàng chết mà vẫn trơ trơ, biến thành một tảng đá. Thấy em bỏ nhà ra đi mãi chưa về, người anh đi tìm em. Lại ngồi trước con suối, người anh rầu rĩ than khóc, ngất đi rồi chết cứng, hoá thành một cây không cành mọc thẳng đứng bên tảng đá. Người vợ lại bỏ ra đi tìm chồng, tìm em. Lạ thay người lại đi theo con đường vào rừng xanh, cũng đến bờ suối, ngồi cạnh tảng đá, dưới gốc cây. Nàng vô cùng đau khổ khóc than, mình gầy xác ve, chết tự lúc nào, biến thành một cây leo quấn chặt lấy cái cây không cành mọc bên tảng đá. Trong vùng, ai cũng thương tâm. Một lần vua Hùng đi qua con suối ấy, nhân dân đem truyện ba người kia kể lại cho vua nghe. Vua bảo thử lấy quả ở cây không cành nghiền với lá cây leo thì một mùi thơm toả ra; nhai thử thấy thơm ngon đậm đà và nhổ vào tảng đá, lạ chưa bãi nước biến thành sắc đỏ. Nhân dân đặt tên cây không cành ấy là cây cau, cây dây leo là cây trầu, lại lấy tảng đá nung lên cho xốp để ăn với trầu, cau cho thơm miệng, đỏ môi. Tục ăn trầu của dân ta có từ đấy. Trầu cau không thể thiếu trong lễ hội, trong cưới xin... Mỗi lần khách đến chơi nhà "miếng trầu là đầu câu chuyện" làm cho tình nghĩa thêm đẹp và đằm thắm, đậm đà. Phân tích 1. Ý nghía Truyện "Trầu cau" là một trong những truyện cổ tích thần kì sớm nhất ở Việt Nam. Truyện đã giải thích một cách nên thơ, cảm động, với bao tình tiết đậm đà chất trữ tình tục ăn trầu- một mĩ tục dân gian, biểu hiện một nét đẹp truyền thống lâu đời giàu bản sắc của nền văn hoá Việt Nam. Đồng thời truyện còn ca ngợi tình nghĩa thắm thiết, thuỷ chung của anh em, vợ chồng trong gia đình. Cái chết của ba người-hai anh em họ Cao và cô gái họ Lưu- chỉ là một sự hoá thân kì diệu:cau - trầu - vôi. Cây cau toả bóng chở che cho hòn đá, cây trầu quấn chặt lấy thân cau. Cũng như trầu với cau ăn với tí vôi làm cho miệng thơm môi đỏ. Trầu cau đã gắn bó với lễ hội cổ truyền, trong thù tiếp của cộng đồng người Việt xa xưa. 2. Lời bình Dị bản thành văn của truyện "Trầu cau" xuất hiện ở thế kỷ 15 trong "Lĩnh Lam chích quái" (Truyện Cây Trầu). Nhưng như thế là rất muộn so với nội dung xã hội được phản ánh trong truyện. Mằc dù các tác giả "Lĩnh Lam chích quái" có cố gắng tô điểm lại thêm đôi nét cho thích hợp với quan điểm đạo đức thời phong kiến, dị bản này vẫn bảo lưu được cái cốt lõi rất cổ của truyện kể. Đó là một kiểu truyện kể về sự xung đột của hai quan điểm vì hình thái hôn nhân: một thuộc chế độ quần hôn (anh em lấy chung một vợ) thời mẫu hệ và một thuộc chế độ hôn nhân và gia đình lứa đôi thời phụ hệ. Sự xung đột đó phản ánh một bước tiến xã hội và thể hiện thành tâm trong đau khổ giằng xé giữa tình anh em và tình yêu trai gái ở trong từng nhân vật của truyện. Tâm trạng ấy đưa đến cái chết sầu muộn của cả ba người thật là cảm động. Kiểu truyện này phổ biến khắp vùng Đông Nam Á. Nhưng cũng như ở nhiều nơi khác, truyện cổ tích thần kì Việt Nam đã lồng đề tài xã hội vào đề tài thiên nhiên, đã kết thúc bằng đồng nhất các quan hệ tình cảm kia với sự hài hoà của thiên nhiên (trầu, cau, vôi) gợi nên niềm thương cảm gắn bó giữa những con người chân thành với nhau, cũng là một nội dung văn hoá lành mạnh của tục ăn trầu ở Việt Nam hàng ngàn năm qua. Cao Huy Đỉnh

Tóm tắt Ngày xưa, một nhà quan lang họ Cao sinh được hai người con trai giống nhau như hai giọt nước, thật khó phân biệt ai là anh, ai là em. Khi hai anh em đến tuổi 17, 18 thì cha mẹ đều qua đời cả. Anh em lại càng yêu thương nhau nhiều hơn. Hai anh em đến xin học ông đạo sĩ họ Lưu. Thấy hai anh em chăm chỉ học hành, lại đứng đắn nên thầy quý như con. Ông đạo sĩ có một cô con gái xinh đẹp tươi giòn, tuổi đã 16, 17 sinh lòng yêu mến hai chàng trai, muốn kết duyên với người anh như không thể phân biệt được người nào là anh, người nào là em. Sau đó, cô mới nghĩ ra một kế: dọn 2 bát cháo mà chỉ đặt một đôi đũa rồi mời hai anh em cung ăn. Người em lễ phép nhường đôi đũa cho người anh ăn trước. Cô gái xinh đẹp xin phép cha mẹ cho được lấy người anh làm chồng. Từ ngày lấy vợ, người anh hình như dồn tất cả tình yêu cho vợ nên tình cảm anh em không còn được thắm thiết như trước nữa. Người em buồn tủi vô cùng. Một lần đi nương về, trời đã tối, cô gái họ Lưu từ buồng ra gặp người em tưởng là chồng, vội ôm chầm lấy. Người em vội kêu lên, cả hai đều xấu hổ. Còn người anh thì lại nghi ngờ chị dâu và em chồng có tình ý gì nên càng hững hờ với em hơn trước. Một buổi chiều, ở nhà một mình, trống vắng, buồn tủi, cô đơn, người em đã bỏ nhà ra đi, đi mãi vào tận khu rừng âm u. Trời tối mịt, người em vẫn đi. Trăng đã lên. Phía trước là một con suối rộng, sâu, nước xanh biếc, chẳng lội qua được. Chàng ngồi bên bờ suối mà khóc, khóc mãi. Sương khuya lạnh thấm vào cõi lòng cô đơn. Chàng chết mà vẫn trơ trơ, biến thành một tảng đá. Thấy em bỏ nhà ra đi mãi chưa về, người anh đi tìm em. Lại ngồi trước con suối, người anh rầu rĩ than khóc, ngất đi rồi chết cứng, hoá thành một cây không cành mọc thẳng đứng bên tảng đá. Người vợ lại bỏ ra đi tìm chồng, tìm em. Lạ thay người lại đi theo con đường vào rừng xanh, cũng đến bờ suối, ngồi cạnh tảng đá, dưới gốc cây. Nàng vô cùng đau khổ khóc than, mình gầy xác ve, chết tự lúc nào, biến thành một cây leo quấn chặt lấy cái cây không cành mọc bên tảng đá. Trong vùng, ai cũng thương tâm. Một lần vua Hùng đi qua con suối ấy, nhân dân đem truyện ba người kia kể lại cho vua nghe. Vua bảo thử lấy quả ở cây không cành nghiền với lá cây leo thì một mùi thơm toả ra; nhai thử thấy thơm ngon đậm đà và nhổ vào tảng đá, lạ chưa bãi nước biến thành sắc đỏ. Nhân dân đặt tên cây không cành ấy là cây cau, cây dây leo là cây trầu, lại lấy tảng đá nung lên cho xốp để ăn với trầu, cau cho thơm miệng, đỏ môi. Tục ăn trầu của dân ta có từ đấy. Trầu cau không thể thiếu trong lễ hội, trong cưới xin... Mỗi lần khách đến chơi nhà "miếng trầu là đầu câu chuyện" làm cho tình nghĩa thêm đẹp và đằm thắm, đậm đà. Phân tích 1. Ý nghía Truyện "Trầu cau" là một trong những truyện cổ tích thần kì sớm nhất ở Việt Nam. Truyện đã giải thích một cách nên thơ, cảm động, với bao tình tiết đậm đà chất trữ tình tục ăn trầu- một mĩ tục dân gian, biểu hiện một nét đẹp truyền thống lâu đời giàu bản sắc của nền văn hoá Việt Nam. Đồng thời truyện còn ca ngợi tình nghĩa thắm thiết, thuỷ chung của anh em, vợ chồng trong gia đình. Cái chết của ba người-hai anh em họ Cao và cô gái họ Lưu- chỉ là một sự hoá thân kì diệu:cau - trầu - vôi. Cây cau toả bóng chở che cho hòn đá, cây trầu quấn chặt lấy thân cau. Cũng như trầu với cau ăn với tí vôi làm cho miệng thơm môi đỏ. Trầu cau đã gắn bó với lễ hội cổ truyền, trong thù tiếp của cộng đồng người Việt xa xưa. 2. Lời bình Dị bản thành văn của truyện "Trầu cau" xuất hiện ở thế kỷ 15 trong "Lĩnh Lam chích quái" (Truyện Cây Trầu). Nhưng như thế là rất muộn so với nội dung xã hội được phản ánh trong truyện. Mằc dù các tác giả "Lĩnh Lam chích quái" có cố gắng tô điểm lại thêm đôi nét cho thích hợp với quan điểm đạo đức thời phong kiến, dị bản này vẫn bảo lưu được cái cốt lõi rất cổ của truyện kể. Đó là một kiểu truyện kể về sự xung đột của hai quan điểm vì hình thái hôn nhân: một thuộc chế độ quần hôn (anh em lấy chung một vợ) thời mẫu hệ và một thuộc chế độ hôn nhân và gia đình lứa đôi thời phụ hệ. Sự xung đột đó phản ánh một bước tiến xã hội và thể hiện thành tâm trong đau khổ giằng xé giữa tình anh em và tình yêu trai gái ở trong từng nhân vật của truyện. Tâm trạng ấy đưa đến cái chết sầu muộn của cả ba người thật là cảm động. Kiểu truyện này phổ biến khắp vùng Đông Nam Á. Nhưng cũng như ở nhiều nơi khác, truyện cổ tích thần kì Việt Nam đã lồng đề tài xã hội vào đề tài thiên nhiên, đã kết thúc bằng đồng nhất các quan hệ tình cảm kia với sự hài hoà của thiên nhiên (trầu, cau, vôi) gợi nên niềm thương cảm gắn bó giữa những con người chân thành với nhau, cũng là một nội dung văn hoá lành mạnh của tục ăn trầu ở Việt Nam hàng ngàn năm qua. Cao Huy Đỉnh

Ngày đăng: 15/10/2015, 09:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w