1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Soạn bài Vội vàng của Xuân Diệu

3 1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 21,75 KB

Nội dung

I. Kiến thức cơ bản: 1. Tác giả: - Xuân Diệu (1916-1985), tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu, bút danh: Trảo Nha. - Quê cha ở Hà Tĩnh, quê mẹ ở Bình Định, lớn lên ở Quy Nhơn. Xa gia đình từ nhỏ và sống ở nhiều nơi. Mỗi miền đất có ảnh hưởng nhất định đến hồn thơ ông. - Trước cách mạng, Xuân Diệu là một nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh). Sau cách mạng, Xuân Diệu hoà nhập, gắn bó với đất nước, nhân dân và nền văn học dân tộc. - Xuân Diệu để lại một sự nghiệp văn học lớn, ông là một cây bút có sức sáng tạo dồi dào, mãnh liệt, bền bỉ . - Tác phẩm: + Thơ “Thơ thơ” (1938); “Gửi hương cho gió” (1945); “Riêng chung” (1960); Mũi Cà Mau - Cầm tay” (1962); “Hai đợt sóng” (1967)… + Văn xuôi: Phấn thông vàng (1939); Trường ca (1945)… - Phong cách thơ: + Xuân Diệu là một nhà thơ lớn của nền văn học hiện đại, một nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới”. + Thơ Xuân Diệu thể hiện một hồn thơ khao khát giao cảm với đời. + Hồn thơ Xuân Diệu rất nhạy cảm với thời cuộc 2. Bài thơ “Vội vàng” a) Xuất xứ: - “Vội vàng” được in trong tập Thơ Thơ, xuất bản 1938. - Đây là một trong những bài thơ tiêu biểu thể hiện cho sự bùng nổ mãnh liệt của cái tôi trong thơ mới nói chung, thơ Xuân Diệu nói rêng, đồng thời in dấu khá đậm hồn thơ Xuân Diệu (“Thiết tha, rạo rực, băn khoăn”- Hoài Thanh), tiêu biểu cho sự cách tân táo bạo, độc đáo trong nghệ thuật thơ ông. c) Bố cục: - Đoạn 1: 13 câu đầu: Tình yêu cuộc sống say mê, tha thiết của nhà thơ. - Đoạn 2: 16 câu tiếp: Nỗi băn khoăn trước thời gian và cuộc đời. - Đoạn 3: 9 câu còn lại: Khát vọng sống, khát vọng yêu đương cuồng nhiệt hối hả. II. Nội dung cơ bản: 1. Tình yêu cuộc sống say mê, tha thiết của nhà thơ. - 4 câu mở đầu: Thể hiện cái tôi khát vọng muốn núi héo làm ngưng sự vận động của thời gian, vũ trụ để giữ mãi hương sắc của mùa xuân, tuổi trẻ. Tôi muốn “Tắt nắng” “buộc gió” -->Điệp từ, câu ngắn trùng lặp cấu trúc => Lấy cái tôi chủ quan để thay đổi quy luật tự nhiên. Quả là ý tưởng táo bạo, xuất phát từ một trái tim yêu cuộc sống đến tha thiết say mê. - Nhà thơ vui sướng, ngây ngất trước hương sắc của cuộc đời đầy quyến rũ, sự phong phú và giàu có của thiên nhiên, cuộc sống, tuổi trẻ. +Cảnh vật hiện lên dưới con mắt của nhà thơ thật phong phú, rực rỡ, tươi đẹp và đầy nhựa sống. Tuần tháng mật Hoa đồng nội Này đây Lá cành tơ yến anh, khúc tình si ánh sáng Thần vui hằng gõ cửa -->Điệp từ, nhân hoá + Cảm giác hạnh phúc được nhà thơ thể hiện qua câu thơ táo bạo, so sánh độc đáo” “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần” => Xuân Diệu đã vật chất hoá thời gian, câu thơ không chỉ gợi hình thể mà còn gợi cả hương thơm vị ngọt khiến người ta đắm say, ngất ngây. 2. Nỗi băn khoăn trước thời gian và cuộc đời: - Niềm vui sướng như khựng lại khi Xuân Diệu nhận ra giới hạn của thời gian: “Tôi sung sướng nhưng vội vàng một nữa” Nhà thơ cảm thấy buồn bã, lo sợ, tiếc nối khi ý thức được sự trôi chảy xủa thời gian: Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già Và Xuân hết nghĩa là tôi cũng mất Lòng tôi rộng nhưng lượng đời cứ chật ……………………………………….. Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại => Với điệp từ “Xuân” kết hợp với những cặp từ đối lập tạo thành một nỗi day dứt một niềm tiếc nối khôn nguôi. - Xuân Diệu biết mùa xuân rồi sẽ tàn phai, tuổi trẻ rồi cũng trôi qua. Cho nên trong cái tươi đẹp mơn mớn của nó tác giả đã nhìn thấy sự tàn úa. + Điệp từ “Nghĩa là” vừa như muốn giải thích nhưng ẩn sau đó là một nỗi lo lắng, hốt hoảng trước sự trôi chảy của thời gian. + Đối lập: làm tăng sự lo lắng khi nhận thấy cái hữu hạn của đời người và cái vô hạn của thời gian. + Cảnh vật như lao nhanh tới sự tàn phá, héo úa và chia phôi. Tâm trạng của nhà thơ có phần nào đó rơi vào sự tuyệt vọng. “Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa…” 3. Khát vọng sống, khát vọng yêu đương cuồng nhiệt hối hả. - Đang chìm đắm trong đau buồn, tuyệt vọng nhà thơ chợt nhận ra thời gian của tuổi xuân vẫn còn nên lên tiếng giục giã: “mau đi thôi! Mùa chưa ngã chiều hôm” - Tác giả vội vàng, gấp gáp muốn tận hưởng tất cả cuộc sống, tình yêu, tuổi trẻ, hạnh phúc. Ta muốn : ôm , riết , say , thâu , cắn vào : non nước , cỏ cây , gió mây , sự sống , xuân hồng . +Với nhịp thơ dồn dập, ngắt nhịp linh hoạt, câu mệnh lệnh trực tiếp biểu cảm khát vọng sôi nổi của trái tim nhà thơ. + Hình ảnh phong phú tượng trưng cho thanh sắc của thời gian: sự sống mơn mỡn, mây đưa gió lượng, cánh bướm tình yêu, mùi thơm ánh sáng… +Tình yêu nống nàn, khoẻ khoắn cao độ được biểu hiện bằng nhiều động từ liên tiếp: ôm, riết, say, thâu. Nhiều tính từ: chuếch choáng, no nê, đã đầy… + Nhà thơ cảm nhận niềm hạnh phúc bằng tất cả các giác quan, trạng thái say mê, ngây ngất. + Từ ngữ, hình ảnh táo bạo ở câu cuối cho thấy Xuân Diệu rất say mê cuộc sống, khát khao và muốn tận hưởng tình yêu, hạnh phúc ngay trên chính cuộc đời này. III. Tổng kết: - Bài thơ thể hiện tư tưởng nhân sinh quan tích cực của tác giả, lòng yêu cuộc sống, yêu đời, yêu tuổi trẻ một cách mạnh liệt, cuống nhiệt. - Bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Diệu: Cảm nhận thiên nhiên tinh tế, sử dụng điệp ngữ so sánh độc đáo, hình ảnh thơ khoẻ khoắn, nồng nàng, từ ngữ gợi cảm, táo bạo.

Trang 1

I Tìm hiểu:

1 Tác giả: Xuân Diệu (1916 – 1985)

a Cuộc đời, sự nghiệp văn học của Xuân Diệu.

+ Xuân Diệu ( 1916 – 1985) tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu, bút danh khác là Trảo Nha Quê cha ở Hà Tĩnh, quê mẹ ở Bình Định, lớn lên ở Quy Nhơn Xuân Diệu xa gia đình từ nhỏ và sống ở nhiều nơi Nỗi miền đất có những ảnh hưởng nhất định đến hồn thơ ông

+ Trước cách mạng, Xuân Diệu là một nhà thơ mới “ mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh) Sau cách mạng, Xuân Diệu nhanh chóng hoà nhập, gắn bó với đất nước, nhân dân và nền văn học dân tộc

+ Xuân Diệu để lại một sự nghiệp văn học lớn Ông là một cây bút có sức sang tạo dồi dào, mãnh liệt, bền bỉ

+ Xuân Diệu từng là uỷ viên Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam các khoá I, II, III, là Viện sĩ thong tấn Viện Hàn lâm nghệ thuật Cộng hoà dân chủ Đức Xuân Diệu được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật

b Những nhận xét rút ra từ cuộc đời, sự nghiệp của Xuân Diệu.

+ Xuân Diệu là một nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại, một nhà thơ mới “ mới nhất trong các nhà thơ mới”

+ Thơ Xuân Diệu thể hiện một hồn thơ khát khao giao cảm với đời – cuộc đời hiểu theo nghĩa chân thật và trần thế nhất

+ Hồn thơ Xuân Diệu rất nhạy cảm với thời gian Xuân Diệu là nhà thơ của tuổi trẻ và tình yêu Ông được mệnh danh là

“ông Hoàng thơ tình” của Việt Nam

2 Xuất xứ:

+ Vội vàng được in trong tập Thơ thơ, xuất bản năm 1938

+ Vội vàng là một trong những bài thơ tiêu biệu cho sự bùng nổ mãnh liệt của cái tôi trong thơ mới nói chung, thơ Xuân Diệu nói riêng, đồng thời in dấu khá đậm hồn thơ Xuân Diệu (“thiết tha, rạo rực, băn khoăn”- Hoài Thanh) và tiêu biểu cho sự cách tân táo bạo, độc đáo trong nghệ thuật thơ ông

II Đọc- Tìm hiểu văn bản:

1.Tình yêu cuộc sống say mê, tha thiết của nhà thơ:

Bài thơ mở đầu bằng 4 câu thơ 5 chữ, kiểu câu khẳng định mạnh cùng với lối điệp từ ngữ, điệp cấu trúc câu thơ để khẳng định một ước muôn táo bạo, mãnh liệt: muốn ngự trị thiên nhiên, muốn đoạt quyền tạo hoá, Sắc màu, hương thơm là hương sắc của thiên nhiên, rộng hơn là của cuộc đời Ý tưởng của Xuân Diệu thật mới lạ, độc đáo, in dấu ấn những cách tân nghệ thuật của thơ mới và dấu ấn cá tính sang tạo của Xuân Diệu rất rõ rệt

Ý tưởng có vẻ như “ngông cuồng” của thi nhân xuất phát từ một trái tim yêu cuộc sống đến tha thiết, say mê Những động từ “ tắt” (nắng), “buộc” (gió) ngỡ như vô lí nhưng lại rất Xuân Diệu Mọi giác quan của thi nhân như đang run lên

để đón nhận mà hưởng thụ hương sắc trần gian

Bốn câu thơ năm chữ với lối diễn đạt riêng tưỡng như không ăn nhập với bài thơ nhưng đọc hết bài, đặt trong cái logic: muốn ôm, riết, thâu,… mới thấy đây chỉ là hành động mở đầu cho những ham muốn, vội vàng Bốn câu thơ gói gọn cảm xúc và ý tưởng chủ đạo của cả bài thơ nên có giá trị như một lời dề từ

Nhà thơ giãi bày cho cái ước muốn tưởng như “ngông cuồng” của mình bằng một bức tranh tràn đầy sinh lực, ngồn ngộn sức xuân, sắc xuân, hương xuân và tình xuân

Bức tranh thiên nhiên có đủ: ong, bướm, hoa lá, yến anh và cả ánh bình minh rực rỡ Tất cả đang ở thời kì sung mãn nhất, sức sống căng đầy nhất: “ tuần tháng mật” của ong bướm; “ hoa của đồng nội xanh rì”; “ lá của cành tơ phơ phất”;

“ khúc tình si” của yến anh; hang mi chớp ánh bình minh của mặt trời,… Tất cả hiện hữu có đôi, có lứa, có tình như mời, như gọi, như xoắn xuýt

Thi sĩ lãng mạn đã đón chào và chime ngưỡng cuộc sống, thiên nhiên bằng “cặp mắt xanh non” của tuổi trẻ Cái nhìn vừa

Trang 2

ngỡ ngàng, vừa đám say, ngây ngất Điệp khúc “này đây” cùng với phép liệt kê theo chiều tăng tiến, cách dung từ láy (phơ phất), từ ghép (xanh rì) và những cụm từ “ tuần tháng mật”, “ khúc tình si” hoà vào nhịp thơ gấp gáp, khẩn trương vừa diễn tả cảm xúc sung sướng, ngây ngất vừa có gì như là sự hồi thúc, giục giã khiến cho ai đó dù vô tình cũng không thể làm ngơ, không thể quay lưng Cuộc sống là thiên đường trên mặt đất, hãy tận hưởng, tận hưởng và tận hưởng,… Thật bất ngờ, nhà thơ như say khi thốt lên:

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần

Câu thơ có ý nghĩa bao quát cả đoạn và có lối diễn đạt độc đáo, mới lạ Với Xuân Diệu, một đời đẹp nhất là tuổi trẻ cũng như một năm đẹp nhất là mùa xuân và mùa xuân đẹp nhất là tháng giêng Cái đẹp nằm ở sự bắt đầu, tinh khôi, mới mẻ, hồng hào, mơn mởn,… Xuân Diệu đã vật chất hoá một khái niệm thời gian (tháng giêng) bằng “cặp môi gần” Xuân Diệu còn truyền cho người đọc bằng các tính từ “ngon”, “gần” Câu thơ của Xuân Diệu không chỉ gợi hình thể mà còn gợi cả hương thơm và vị ngọt khiến người ta đắm say, ngây ngất

2 Nỗi băn khoăn trước thời gian và cuộc đời:

Mạch thơ đang cuồn cuộn bỗng nhiên chùng hẳn xuống Câu thơ gãy làm đôi bởi dấu chấm đặt ở giữa:

Tôi sung sướng Nhưng vội vàng một nửa

Nhà thơ bỗng “hoài xuân” – nhớ xuân, tiếc xuân khi mùa xuân chỉ vừa mới bắt đầu Cảm thức về thời gian luôn thường trực trong tâm hồn thi nhân Xuân Diệu cảm nhận rất rõ những bước đi của thời gian trong hơi thở của đất trời và cùng với thời gian, những gì đẹp nhất của mùa xuân, của tuổi trẻ, của tình yêu rồi sẽ ra đi không trở lại

Xem phân tích bài thơ Vội vàng số 1 tại đây

Xem phân tích bài thơ Vội vàng số 2 tại đây

Những từ “xuân”, “tôi”, “tuổi trẻ” cứ trở đi trở lại đan cài vào nhau trong hang loạt những mâu thuẫn: “ đường tới” –

“đương qua”; “còn non” – “sẽ già”; “lòng tôi rộng” – “lượng trời cứ chật”; “ xuân vẫn tuần hoàn” – “tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại” tạo thành nổi day dứt, niềm tiếc nuối khôn nguôi

Các tiếng: “đương qua”, “sẽ già”, “hết”, “mất”, “không cho”, “chẳng còn”, “rớm vị chia phôi”, “than thầm tiễn biệt”,

“phải bay đi”, “bỗng dứt tiếng”, “độ phai tàn”,… như day cứa vào trái tim vốn rất nhạy cảm, yêu đời, khát khao giao cảm với đời nhưng cứ phải nghĩ, không thể không nghỉ đến cái hữu hạn của đời người; cứ phải lo, không thể không lo đến một ngày nào đó đời người vụt tắt như ngọn nến Hơn ai hết, Xuân Diệu là người ý thức rất rõ một điều: tuổi trẻ một

đi không trở lại

Đoạn thơ sử dụng rất nhiều các phụ từ vàtừ quan hệ : “nghĩa là”, “mà”, “nhưng”, “làm chi”, “vẫn”, “nếu”, “chăng”,

“chẳng còn”, “nên”,… Các từ này có giá trị biểu đạt “ lí luận của trái tim” Trái tim tự đặt diều kiện, giả thiết, tự biện luận để rồi tự kết luận Lời kết luận cuối cùng là lời than thở tưởng chừng như tuyệt vọng:

Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữ…

Xuân Diệu là thế: khao khát đến cháy bỏng, giao cảm đến nồng nàn nhưng luôn cảm thấy bơ vơ và có lúc hoảng sợ Có điều nỗi tuyệt vọng của Xuân Diệu giống như nỗi buồn của giọt sương không được cháy hết mình dưới nắng mặt trời Xuân Diệu không những không làm cho người ta tuyệt vọng mà bằng một con đường riêng Xuân Diệu đã đốt lên tình yêu cuộc sống cho con người

3 Khát vọng sống, khát vọng yêu cuồng nhiệt, hối hả.

– Hình ảnh thơ: sự sống mơn mởn, mây đưa, gió lượn, cánh bướm với tình yêu, cái hôn nhiều, non nước, cỏ, cây, mùi thơm, ánh sáng, thanh sắc, xuân hồng Đó là những hình ảnh tươi mới, đầy sức sống

– Ngôn từ: ôm, riết, say, thâu, chuếch choáng, đã đầy, no nê, cắn Đó là những động từ và tính từ mạnh được dung với mức độ tăng tiến dần

– Nhịp điệu thơ được tạo nên bởi những câu dài , ngắn xen kẽ với nhiều điệp từ có tác dụng tạo nhịp và ngắt nhịp nhanh, mạnh (“ta” ba lần; “và” ba lần; “cho” ba lần) Những yếu tố trên đã tạo nên nhịp thơ dồn dập, sôi nổi, hối hả, cuồng nhiệt

Trang 3

– Hình ảnh mới mẻ, độc đáo nhất: Bài thơ nói chung và đoạn thơ cuối nói riêng có nhiều hình ảnh mới mẻ, độc đáo nhưng hình ảnh có tính lien kết logic “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần” và “Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!” là hình ảnh độc đáo hơn cả

Điệp khúc “ta muốn” trở lại với âm hưởng dồn dập hơn, khẩn thiết hơn trở thành cao trào của khát vọng sống vô cùng táo bạo, mãnh liệt Cái tôi tham lam như muốn ngự trị, ôm choàng tất cả Cùng với điệp khúc “ta muốn” là các động từ mạnh cứ tăng dần về mức độ: “ôm” – “riết” – “say”- “thâu”, “cắn” Trạng thái “ vội vàng” ấy lại được bồi them bởi các tính từ tuyệt đối để lột tả đến tận cùng sự cuống quýt, vồ vập Câu kết của bài thơ thật bất ngờ:

Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!

Thật là một sự mê say đến cuồng điên Kiểu giao cảm này chỉ Xuân Diệu mới có, một kiểu giao cảm khoẻ mạnh, cường tráng của một trái tim căng đầy sức sống và một tâm hồn ngập tràn tình yêu

III Tổng kết:

– Giá trị nội dung: Quan niệm sống mới mẻ của tác giả là yêu cuộc sống trần thế xung quanh ta và tìm thấy trong cuộc sống đó biết bao điều hấp dẫn, đáng sống, biết tận hưởng những gì cuộc sống ban tặng Từ đó, càng thêm yêu mùa xuân

và tuổi trẻ, những gì đẹp nhất của cuộc sống con người Đó lá quan niệm sống rất “người”, mang ý nghĩa tích cực và có giá trị nhân văn sâu sắc

– Giá trị nghệ thuật: Những cách tân của thơ mới được thể hiện một cách sáng tạo và táo bạo qua ngòi bút Xuân Diệu từ cảm hứng, ý tưởng thơ cho đến hình ảnh, nhịp điệu, ngôn từ,… Tất cả đều in dấu ấn phong cách Xuân Diệu

Ngày đăng: 14/10/2015, 10:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w