Vấn đề giáo dục luôn được chú trọng hàng đầu đối với mọi quốc gia trên thế giới không chỉ ở trong thời kì phát triển như ngày nay mà nó đã được áp dụng từ xa xưa thời phong kiến. Việc giáo dục rất cần thiết để tạo ra nhiều người công dân có ích cho xã hội. Giáo dục ở đây ngoài việc bồi dưỡng về mặt kiến thức mà còn giáo dục việc làm người, đây là điều cốt yếu. Để trở thành một người công dân có ích thì ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta phải là một học sinh chân chính. Ông bà ta có câu: “Dạy con từ thuở còn thơ, dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về” cho thấy việc giáo dục con người phải bắt đầu khi còn là một đứa trẻ. “Tre già, măng mọc”, trẻ em hôm nay là những mầm non của tương lai đất nước sau này vì thế những mầm non ấy cần được giáo dục kỹ càng ngay khi còn là một học sinh ngồi trên ghế nhà trường. Người xưa có câu: “Tiên học lễ, hậu học văn”, việc giáo dục đạo đức con người là quan trọng hàng đầu, cần phải thực hiện đầu tiên, sau đó mới tới việc dạy chữ nghĩa. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Người có tài mà không có đức là người vô dụng, người có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó” vì thế để trở thành một người có ích thì ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta phải là một học chân chính, siêng năng học tốt. Người công dân có ích là người có đạo đức tốt, không tham gia các tệ nạn xã hội, biết cống hiến hết mình năng lực của bản thân cho đất nước và xã hội. Để trồng một cây con lớn lên, chúng ta phải tốn thời gian khá lâu, nhưng chúng ta phải tốn gấp nhiều lần thời gian ấy để “trồng” một con người có ích. Để có được một phẩm chất đạo đức tốt thì cần phải rèn luyện một thời gian dài, ngay từ khi còn bé chứ không thể vài ngày, vài năm như trồng một cây con. Học sinh chân chính là một học sinh có đạo đức tốt,hiếu thảo với cha mẹ, ngoan ngoãn vâng lời thầy cô, siêng năng học tốt. Từ nhỏ, ở nhà cha mẹ đã dạy và tập cho chúng ta nhiều điều hay như gặp người lớn hơn mình phải cuối đầu chào, nhặt được của rơi không được lấy nhà phải trả cho những người bị mất, không được nói tục, chửi thề,…. Và đến khi vào lớp, thầy cô cũng dạy cho chúng ta như thế, phải học thuộc và làm theo những điều trong sách Đạo đức-sách giáo dục công dân, nghiêm cấm không tham gia vào các tệ nạn xã hội. Đạo đức là cái gốc của con người và những việc làm tốt thường xuyên thực hiện dần dần chúng thấm nhuần vào ta tạo thành đức tính và thói quen mà nó sẽ theo ta đến khi trưởng thành, và thế là chúng ta đã, đang và sẽ trở thành những con người có ích. Bên cạnh đó là những học sinh thiếu ý thức, chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học, cứ long nhong chơi bời, thậm chí còn bị tham gia các tệ nạn xã hội, bài bạc, rượu bia, hút chích,… trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Họ thành ra như vậy một phần là do thiếu sự quan tâm, chăm sóc, giáo dục từ gia đình. Do cha mẹ quá bận rộn làm ăn kiếm tiền hoặc những nguyên nhân chủ quan khác mà bỏ bê con cái, việc này làm ảnh hưởng rất lớn đến tâm lí của chúng và phần còn lại là do những học sinh đó thiếu ý thức, suy nghĩ còn non trẻ, ham chơi, đua đòi,… rồi tất cả đã vô tình bước vào một con đường đen tối, trở thành gánh nặng cho cộng đồng và xã hội. Có những mảnh đời bất hạnh, từ khi sinh ra đã thiếu đi tình cảm gia đình, sự thương yêu của cha mẹ và cũng không được hưởng thụ về mặt vật chất. Đó là những trẻ em đường phố, cuộc đời em như những nhánh lục bình trôi lênh đênh trên mặt nước, vô bến bờ. Thiếu tình thương, không có điều kiện để sống tốt và được giáo dục đàng hoàng nên một số đã khờ dại vướn vào các tệ nạn xã hội. Một nguyên nhân nữa là do sự thờ ơ của cộng đồng, một vài người không những không biết thương cho số phận của họ, mà còn tỏ ra kinh tởm và khinh bỉ, họ miệt thị những đứa trẻ đó. Khiến chúng tự kỉ và rồi một số thiếu ý thức đã rơi vào hố sâu của tệ nạn, làm xã hội có thêm một gánh nặng. Nhưng chúng ta thấy, để trở thành một người có ích không phải khó mà cũng không phải dễ dàng gì. Điều cốt lõi ở đây là việc giáo dục, nhất là giáo dục đạo đức của học sinh. Vì thế để tất cả những mầm non tương lai của đất nước đều trở thành những công dân có ích thì nhà nước ta phải càng chú trọng đầu tư vào việc giáo dục hơn nữa và cần thiết nhất là phải có thêm nhiều chính sách xã hội cho những trẻ em đường phố, vì chúng cũng là những mầm non của đất nước sau này. Bên cạnh đó, tình cảm và sự quan tâm của gia đình cũng rất quan trọng. Nó quyết định tương lai, đức tính của một con người và cả đất nước, xã hội. Nước ta là một nước đang phát triển, nhà nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì thế xã hội đang rất cần nhiều công dân có ích để chúng ta cùng nhau xây dựng đất nước giàu mạnh, do vậy nên mỗi học sinh chúng ta cần phải ý thức thật tốt, là một học sinh chân chính để trở thành những người có ích cho đất nước mai sau.
Vấn đề giáo dục luôn được chú trọng hàng đầu đối với mọi quốc gia trên thế giới không chỉ ở trong thời kì phát triển như ngày nay mà nó đã được áp dụng từ xa xưa thời phong kiến. Việc giáo dục rất cần thiết để tạo ra nhiều người công dân có ích cho xã hội. Giáo dục ở đây ngoài việc bồi dưỡng về mặt kiến thức mà còn giáo dục việc làm người, đây là điều cốt yếu. Để trở thành một người công dân có ích thì ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta phải là một học sinh chân chính. Ông bà ta có câu: “Dạy con từ thuở còn thơ, dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về” cho thấy việc giáo dục con người phải bắt đầu khi còn là một đứa trẻ. “Tre già, măng mọc”, trẻ em hôm nay là những mầm non của tương lai đất nước sau này vì thế những mầm non ấy cần được giáo dục kỹ càng ngay khi còn là một học sinh ngồi trên ghế nhà trường. Người xưa có câu: “Tiên học lễ, hậu học văn”, việc giáo dục đạo đức con người là quan trọng hàng đầu, cần phải thực hiện đầu tiên, sau đó mới tới việc dạy chữ nghĩa. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Người có tài mà không có đức là người vô dụng, người có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó” vì thế để trở thành một người có ích thì ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta phải là một học chân chính, siêng năng học tốt. Người công dân có ích là người có đạo đức tốt, không tham gia các tệ nạn xã hội, biết cống hiến hết mình năng lực của bản thân cho đất nước và xã hội. Để trồng một cây con lớn lên, chúng ta phải tốn thời gian khá lâu, nhưng chúng ta phải tốn gấp nhiều lần thời gian ấy để “trồng” một con người có ích. Để có được một phẩm chất đạo đức tốt thì cần phải rèn luyện một thời gian dài, ngay từ khi còn bé chứ không thể vài ngày, vài năm như trồng một cây con. Học sinh chân chính là một học sinh có đạo đức tốt,hiếu thảo với cha mẹ, ngoan ngoãn vâng lời thầy cô, siêng năng học tốt. Từ nhỏ, ở nhà cha mẹ đã dạy và tập cho chúng ta nhiều điều hay như gặp người lớn hơn mình phải cuối đầu chào, nhặt được của rơi không được lấy nhà phải trả cho những người bị mất, không được nói tục, chửi thề,…. Và đến khi vào lớp, thầy cô cũng dạy cho chúng ta như thế, phải học thuộc và làm theo những điều trong sách Đạo đức-sách giáo dục công dân, nghiêm cấm không tham gia vào các tệ nạn xã hội. Đạo đức là cái gốc của con người và những việc làm tốt thường xuyên thực hiện dần dần chúng thấm nhuần vào ta tạo thành đức tính và thói quen mà nó sẽ theo ta đến khi trưởng thành, và thế là chúng ta đã, đang và sẽ trở thành những con người có ích. Bên cạnh đó là những học sinh thiếu ý thức, chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học, cứ long nhong chơi bời, thậm chí còn bị tham gia các tệ nạn xã hội, bài bạc, rượu bia, hút chích,… trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Họ thành ra như vậy một phần là do thiếu sự quan tâm, chăm sóc, giáo dục từ gia đình. Do cha mẹ quá bận rộn làm ăn kiếm tiền hoặc những nguyên nhân chủ quan khác mà bỏ bê con cái, việc này làm ảnh hưởng rất lớn đến tâm lí của chúng và phần còn lại là do những học sinh đó thiếu ý thức, suy nghĩ còn non trẻ, ham chơi, đua đòi,… rồi tất cả đã vô tình bước vào một con đường đen tối, trở thành gánh nặng cho cộng đồng và xã hội. Có những mảnh đời bất hạnh, từ khi sinh ra đã thiếu đi tình cảm gia đình, sự thương yêu của cha mẹ và cũng không được hưởng thụ về mặt vật chất. Đó là những trẻ em đường phố, cuộc đời em như những nhánh lục bình trôi lênh đênh trên mặt nước, vô bến bờ. Thiếu tình thương, không có điều kiện để sống tốt và được giáo dục đàng hoàng nên một số đã khờ dại vướn vào các tệ nạn xã hội. Một nguyên nhân nữa là do sự thờ ơ của cộng đồng, một vài người không những không biết thương cho số phận của họ, mà còn tỏ ra kinh tởm và khinh bỉ, họ miệt thị những đứa trẻ đó. Khiến chúng tự kỉ và rồi một số thiếu ý thức đã rơi vào hố sâu của tệ nạn, làm xã hội có thêm một gánh nặng. Nhưng chúng ta thấy, để trở thành một người có ích không phải khó mà cũng không phải dễ dàng gì. Điều cốt lõi ở đây là việc giáo dục, nhất là giáo dục đạo đức của học sinh. Vì thế để tất cả những mầm non tương lai của đất nước đều trở thành những công dân có ích thì nhà nước ta phải càng chú trọng đầu tư vào việc giáo dục hơn nữa và cần thiết nhất là phải có thêm nhiều chính sách xã hội cho những trẻ em đường phố, vì chúng cũng là những mầm non của đất nước sau này. Bên cạnh đó, tình cảm và sự quan tâm của gia đình cũng rất quan trọng. Nó quyết định tương lai, đức tính của một con người và cả đất nước, xã hội. Nước ta là một nước đang phát triển, nhà nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì thế xã hội đang rất cần nhiều công dân có ích để chúng ta cùng nhau xây dựng đất nước giàu mạnh, do vậy nên mỗi học sinh chúng ta cần phải ý thức thật tốt, là một học sinh chân chính để trở thành những người có ích cho đất nước mai sau. ... nhiều công dân có ích để xây dựng đất nước giàu mạnh, nên học sinh cần phải ý thức thật tốt, học sinh chân để trở thành người có ích cho đất nước mai sau ... đình quan trọng Nó định tương lai, đức tính người đất nước, xã hội Nước ta nước phát triển, nhà nước ta trình công nghiệp hóa, đại hóa đất nước Vì xã hội cần nhiều công dân có ích để xây dựng đất