Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 20 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
20
Dung lượng
909,42 KB
Nội dung
f&ˆ,ì
h
Tp. Hồ Chí Minh - Tháng 11 Năm 2011
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
KHOA MẠNG MÁY TÍNH & TRUYỀN THÔNG
LỚP MMT03
-------o0o-------
Báo cáo đề tài:
HỆ THỐNG BÁO HIỆU SỐ 7 (SS7)
Bộ môn : Công Nghệ Viễn Thông
GV : Ngô Hán Chiêu
SV thực hiện :
:i nt
î î î î î î î. K §
î
Nguyễn Hữu Ru
08520582
Nguyễn Thành
08520347
o
s\: ri
î î
SV th
LỜI NÓI ĐẦU
Viễn Thông là một trong những ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc
gia. Việc áp dụng những công nghệ tiên tiến vào lĩnh vực viễn thông là rất cần thiết nhằm
hiện đại hóa mạng lưới và đa dạng hóa các dịch vụ cũng như nâng cao chất lượng các
dịch vụ cho người sử dụng.
Những năm vừa qua ngành viễn thông Việt Nam có những bước phát triển vượt bậc,
mạng lưới được mở rộng và hiện đại hóa hàng loạt nhờ đó chất lượng dịch vụ được tăng
lên rõ rệt và mở ra được nhiều dịch vụ mới. Như tổng đài di động số GSM truyền dẫn số,
tổng đài NEAX-61E, NEAX-S, A1000E10… đã được đưa vào áp dụng trên mạng viễn
thông Việt Nam. Trong đó việc triển khai và áp dụng hệ thống báo hiệu kênh chung số 7
được đưa vào năm 1980 đã đạt được nhưng ưu điểm so với các hệ thống báo hiệu trước
đó. Hệ thống báo hiệu số 7 đã được sử dụng rộng rãi vì đã đạt được những thành tựu nổi
bật là: Tốc độ báo hiệu cao, dung lượng lớn, độ tin cậy cao, kinh tế, mềm dẻo, linh hoạt
và rất đa dạng …
Hệ thống này có thể sử dụng rất nhiều mục đích khác nhau đáp ứng được sự phát triển
của mạng trong tương lai.
:
î î î î î î É š È ŸÄ ÕÀ
î
˜CN–ÀÖ
î î
t nhi
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ......................................................................................................................................... 2
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BÁO HIỆU: ............................................................................................. 5
I.
KHÁI NIỆM:..................................................................................................................................................5
1.
2.
3.
CHỨC NĂNG CỦA HỆ THỐNG BÁO HIỆU: ................................................................................................5
PHÂN LOẠI BÁO HIỆU:...................................................................................................................................6
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG BÁO HIỆU SỐ 7: .............................................................................. 7
II.
GIỚI THIỆU: .................................................................................................................................................7
1.
2.
MỘT SỐ ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG BÁO HIỆU SỐ 7 (SS7): ....................................7
CÁC PHẦN TỬ CẤU THÀNH MẠNG BÁO HIỆU SỐ 7 ................................................................ 8
III.
ĐIỂM BÁO HIỆU(SIGNALING POINT):.......................................................................................................8
PHÂN CẤP BÁO HIỆU: ................................................................................................................................10
1.
2.
CẤU TRÚC CỦA HỆ THỐNG BÁO HIỆU SỐ 7:......................................................................... 12
IV.
CẤU TRÚC CHỨC NĂNG CỦA PHẦN CHUYỂN GIAO BẢN TIN MTP: ....................................... 14
V.
Cấu trúc chức năng MTP mức 1( Đường số liệu báo hiệu SDL): ...........................................................14
1.
2.
MTP MứC 2 ( ĐƯờNG BÁO HIệU SL) : ...............................................................................................................15
v Các loại bản tin:.........................................................................................................................................15
a) Đơn vị bản tin báo hiệu (MSU): ...............................................................................................................16
b) Đơn vị báo hiệu trạng thái kênh (LSSU-Link Status Signal Unit): ............................................................21
c) Đơn vị tín hiệu chèn ( FISU – Fill In Signal Unit): ...................................................................................23
3. CấU TRÚC MTP-2: ..........................................................................................................................................23
4. HOạT ĐộNG MTP-2: .........................................................................................................................................25
a) Điều khiển luồng (Flow Control): ..............................................................................................................25
b) Điều khiển lỗi: ............................................................................................................................................26
c) Phương pháp kiểm soát lỗi : ......................................................................................................................28
d) Vấn đề đồng bộ: .........................................................................................................................................29
5. CấU TRÚC CHứC NĂNG MTP MứC 3 (MạNG BÁO HIệU SN): ...............................................................................30
a) Chức năng xử lý bản tin báo hiệu: .............................................................................................................31
b) Chức năng quản trị mạng báo hiệu: ..........................................................................................................33
CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG PHẦN ĐIỀU KHIỂN ĐẤU NỐI BÁO HIỆU SCCP: ...................... 35
VI.
1.
2.
3.
4.
5.
PHIÊN DịCH ĐÁNH ĐịA CHỉ CủA SCCP: .............................................................................................................36
DịCH Vụ KHÔNG ĐấU NốI: .................................................................................................................................36
CÁC DịCH Vụ ĐấU NốI CÓ ĐịNH HƯớNG: .............................................................................................................37
KHUÔN DạNG BảN TIN SCCP: ..........................................................................................................................38
SƠ Đồ KHốI CấU TRÚC CHứC NĂNG CủA SCCP: .................................................................................................39
VII.
PHẦN NGƯỜI DÙNG: ............................................................................................................... 39
1.
a)
b)
n
PHầN ứNG DụNG KHả NĂNG GIAO DịCH: ............................................................................................................40
Giao diện của TCAP: .................................................................................................................................40
Các ứng dụng của TCAP: ..........................................................................................................................41
ng báo hi î î î î î î t :àl T
î
áb o hi î î
G N KH
Chức năng của TCAP: ...............................................................................................................................42
ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG ĐA DỊCH VỤ (ISDN USER PART).........................................................................43
a) Giao thức của ISUP: ..................................................................................................................................44
b) Octet thông tin dịch vụ SIO:.......................................................................................................................44
c) Trường thông tin báo hiệu SIF: .................................................................................................................44
d) Các mã loại bản tin báo hiệu trong ISUP: .................................................................................................46
3. PHẦN NGƯỜI DÙNG THOẠI (TUP): .........................................................................................................47
a) Bản tin địa chỉ khởi đầu IAM: ....................................................................................................................48
b) Bản tin địa chỉ tiếp theo SAM: ...................................................................................................................50
c)
2.
VIII.
KẾT LUẬN: ............................................................................................................................... 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................................... 51
41 U TRÚC H
C
î î î î î î a TCAP:
î
N TIN
î î
IV.
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BÁO HIỆU:
1. Khái niệm:
Trong mạng viễn thông, báo hiệu được coi là một phương tiện để chuyển thông tin
và các lệnh từ điểm này đến điểm khác, các thông tin và các lệnh này có liên quan
đến quá trình thiết lập, giám sát và giải phóng cuộc gọi.
2. Chức năng của hệ thống báo hiệu:
Hệ thống báo hiệu thực hiện 3 chức năng chính đó là:
+ Chức năng giám sát
+ Chức năng tìm chọn
+ Chức năng khai thác, bảo dưỡng mạng
Trong đó, chức năng giám sát và chức năng tìm chọn liên quan trực tiếp đến quá
trình xử lý cuộc gọi liên đài, còn chức năng quản lý mạng thì phục vụ cho việc
khai thác, duy trì sự hoạt động của mạng lưới.
· Chức năng giám sát: Giám sát đường thuê bao, đường trung kế… về các
trạng thái:
- Có trả lời/Không trả lời.
- Bận/Rỗi.
- Sẵn sàng/Không sẵn sàng.
- Bình thường/Không bình thường.
- Duy trì/Giải tỏa.
- …
Như vậy, các tín hiệu giám sát được dùng để xem xét các đặc tính sẵn có
của các thiết bị trên mạng cũng như của thuê bao.
· Chức năng tìm chọn: yêu cầu có độ tin cậy cao, tốc độ báo hiệu nhanh, hiệu
quả.
51 U THAM H
K
î î î î î î a SI UP:
î
TÀI IL
î î
it n c
-
Chức năng này liên quan đến thủ tục đấu nối:
+ Báo hiệu về địa chỉ các con số mã số.
+ Định tuyến, định vị trí và cấp chúng cho thuê bao bị gọi.
+ Thông báo khả năng tiếp nhận con số.
+ Thông báo gửi con số tiếp theo … trong quá trình tìm địa chỉ.
-
Chức năng tìm chọn có liên quan đến thời gian đấu nối một cuộc gọi, đó
là thời gian trễ quay số PDD (Post Dialling Delay).
+ PDD là khoảng thời gian từ khi thuê bao chủ gọi hoàn thành quay số
đến khi nhận được hồi âm chuông.
+PDD phụ thuộc vào khả năng xử lý báo hiệu giữa các tổng đài, tức là
“khả năng tìm chọn” của hệ thống báo hiệu. Điều đó có nghĩa là các hệ
thống báo hiệu khác nhau sẽ có thời gian trễ quay số khác nhau.
+ PDD là một tiêu chuẩn rất quan trọng. Cần PDD càng nhỏ càng tốt để
thời gian đấu nối càng nhanh, hiệu quả xâm nhập vào mạng càng cao.
· Chức năng vận hành và quản lý: Phục vụ cho việc khai thác mạng một cách
tối ưu nhất. Các chức năng này gồm có:
- Nhận biết và trao đổi các thông tin về trạng thái tắc nghẽn trong mạng.
- Thông báo về trạng thái các thiết bị, các trung kế đang bảo dưỡng hoặc
hoạt động bình thường.
- Cung cấp các thông tin về cước phí.
- Cung cấp các thông tin về lỗi trong quá trình truyền thông tin báo hiệu.
- …
3. Phân loại báo hiệu:
Thông thường báo hiệu được chia làm 2 loại tùy thuộc vào phương thức xử lý tín
hiệu báo hiệu và ứng dụng của nó là báo hiệu cho mạng chuyển mạch kênh và báo
hiệu cho mạng chuyển mạch gói.
Trong mạng chuyển mạch kênh, báo hiệu được chia thành 2 loại là báo hiệu đường
thuê bao và báo hiệu liên đài. Báo hiệu đường thuê bao là báo hiệu thực hiện cho
các máy đầu cuối, thường nó là máy điện thoại với tổng đài nội hạt, còn báo hiệu
liên tổng đài là báo hiệu giữa các tổng đài với nhau.
Báo hiệu liên tổng đài gồm 2 loại là báo hiệu kênh riêng CAS (Channel Asociated
Signaling) và báo hiệu kênh chung CCS (Common Channel Signaling). Báo hiệu
u
q
a ác c thi
î î î î î î Bình th î
áb o hi î î
n tho
ú
kênh riêng hay còn gọi là báo hiệu kênh liên kết là hệ thống báo hiệu trong đó báo
hiệu nằm trong kênh tiếng hoặc trong một kênh có liên quan chặt chẽ với kênh
tiếng, còn báo hiệu kênh chung là hệ thống báo hiệu trong đó báo hiệu nằm trong
một kênh tách biệt với các kênh tiếng và kênh báo hiệu này được sử dụng chung
cho một số lượng lớn các kênh tiếng.
Hình 1: Phân chia hệ thống báo hiệu
II. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG BÁO HIỆU SỐ 7:
1. Giới thiệu:
Hệ Thống báo hiệu số 7 hay còn gọi là SS7, là cụm từ viết tắt của Signaling
System # 7.
Hệ thống báo hiệu số 7 (SS7) là hệ thống thứ 2 của CCITT, ra đời vào những năm
1979 – 1980 dành cho mạng chuyển mạch số trong nước và quốc tế, nơi có thể sử
dụng hệ thống truyền dẫn số tốc độ cao (64Kb/s) hoặc cho các đường dây analog.
Hệ thống báo hiệu số 7 của CCITT không những được thiết kế để điều khiển, thiết
lập, giám sát cho dịch vụ thoại mà còn sử dụng cho các cuộc gọi của dịch vụ phi
thoại. Thích ứng với nhiều loại mạng thông tin như: PSTN, Mobile, Data, ISDN,
IN….
SS7 là hệ thống báo hiệu kênh chung tối ưu để điều hành trong mạng viễn thông
số, nó có sự phối hợp với các tổng đài SPC.
SS7 có thể thõa mãn các yêu cầu hiện tại và trong tương lai cho các hoạt động giao
dịch giữa các bộ vi xử lý trong mạng viễn thông để báo hiệu điều khiển cuộc gọi,
điều khiển từ xa, báo hiệu quản lý và bảo dưỡng.
SS7 cung cấp các phương tiện tin cậy để truyền thông tin theo trình tự chính xác,
không bị mất hoặc lặp lại thông tin.
2. Một vài ưu điểm và nhược điểm của hệ thống báo hiệu số 7 (SS7):
v Ưu điểm:
u
i ùty thu
î î î î î î i nhau. î
Signal î î
u khi
· Tốc độ nhanh: trong phần lớn các trường hợp thời gian thiết lập cuộc nối
dưới 1s. Là do thông tin báo hiệu được truyền trực tiếp giữa các bộ vi xử lý,
tín hiệu được điều chế dưới dạng số và theo tốc độ chuẩn 64kb/s của
CCITT.
· Dung lượng cao: mỗi kênh báo hiệu có thể xử lý tín hiệu báo hiệu cho rất
nhiều cuộc gọi trong cùng một lúc. Nâng cao hiệu suất của việc sử dụng
kênh thông tin trong mạng.
· Tính kinh tế: SS7 cần ít thiết bị hơn so với thiết bị truyền thống. Một ưu
điểm nữa là SS7 chỉ chiếm kênh khi thuê bao bị gọi nhắc máy
· Độ tin cậy cao: nhờ sử dụng mạng báo hiệu dành riêng độc lập và đè lên
tuyến truyền tin. Cùng với việc sử dụng các mã sửa sai ( như sử dụng các tổ
hợp bít phát hiện lỗi, giám sát và sửa lỗi cho các bản tin báo hiệu).
· Tính mềm dẻo: do thực hiện việc truyền tin theo gói mà tốc độ báo hiệu có
thể thay đổi và đáp ứng được nhiều hơn các dịch vụ giá trị gia tăng.
v Nhược điểm:
Cần dự phòng cao vì toàn bộ báo hiệu đi chung một kênh, chỉ cần một sai sót nhỏ
là ảnh hưởng tới nhiều kênh thông tin.
Hệ thống báo hiệu số 7 là hệ thống tiêu biểu của báo hiệu kênh chung CCS nên
các thành phần cơ bản, các kiểu báo hiệu cũng giống như báo hiệu kênh chung mà
ta đã trình bày ở trên.
III. CÁC PHẦN TỬ CẤU THÀNH MẠNG BÁO HIỆU SỐ 7
Mạng báo hiệu SS7 về bản chất là một mạng chuyển mạch gói hoạt động riêng
biệt và song song với hệ thống mạng thoại. Các bản tin được truyền trên mạng
thực hiện các chức năng thiết lập, duy trì, giải phóng và quản trị mạng.Các node
cấu thành nên mạng báo hiệu được thiết kế, cấu tạo gồm có: các điểm báo hiệu SP,
các điểm chuyển tiếp báo hiệu TP, các điểm vừa báo hiệu vừa chuyển tiếp báo
hiệu STP được kí hiệu như trong hình dưới đây:
ST
Điểm chuyển tiếp báo hiệu (chỉ chuyển tiếp, không có chức năng
xử lý).
SP
Điểm báo hiệu (điểm đầu cuối báo hiệu)
Điểm chuyển tiếp báo hiệu (vừa có chức năng đầu cuối vừa có
chức năng của thiết bị chuyển tiếp)
Hình 2: Các loại trạm báo hiệu CCS
1. Điểm báo hiệu (signaling point):
ST
:m
ng báo hi î î î î î î 7 (SS7)î
áb o hi î î
u CS
Điểm báo hiệu (SP) là một node (đầu cuối báo hiệu) trên mạng thực hiện việc
chuyển mạch thoại cho các kênh thoại và thực hiện việc chuyển mạch gói cho các
gói tin của báo hiệu SS7. Điểm báo hiệu giữ vai trò như một tổng đài (chức năng
truyền dẫn và định hướng lưu lượng qua mạng) trong mạng viễn thông
Mỗi điểm báo hiệu được xác định duy nhất bởi một mã điểm (Point Code - PC).
Các mã điểm (point code) được mang bên trong bản tin báo hiệu để xác định mã
điểm nguồn (Origination PC - OPC) và mã điểm đích ( Destination PC - DPC).
Mỗi điểm báo hiệu sử dụng bảng định tuyến để chon đích đến chính xác cho mỗi
bản tin báo hiệu.
v Các dạng của điểm báo hiệu:
· Điểm chuyển tiếp dịch vụ: (Service Switching Point – SSP):
Một điểm SSP gửi những bản tin báo hiệu tới các SSP khác để thiết lập,
quản lý, và giải phóng kênh cuộc gọi được yêu cầu để hoàn tất 1 cuộc gọi. một SSP
cũng có thể gửi bản tin tới điểm điều khiển dịch vụ (SCP) để xác định làm thế nào để
định tuyến một cuộc gọi.
· Điểm chuyển tiếp báo hiệu: (Signaling Transfer Points - STP):
Là những tổng đài thực hiện việc chuyển mạch gói để định tuyến lưu lượng
mạng giữacác điểm báo hiệu. Một điểm chuyển tiếp báo hiệu STP định
tuyến mỗi bản tin đến một liên kết báo hiệu tại đầu ra dựa trên thông tin
định tuyến chứa trong bản tin báo hiệu SS7, mà không có khả năng xử lý
bản tin này. Một STP có thể là một nut định tuyến báo hiệu thuần túy hoặc
cũng có thể gồm cả chức năng của một điểm kết cuối báo hiệu. STP hoạt
động như là những Hub trong mạng truyền dữ liệu vì vậy nó nâng cao việc
sử dụng nhiều liên kết trực tiếp phải cần giữa các SP. STP cũng được sử
dụng để lọc tách các bản tin báo hiệu giữa các mạng khác nhau.
Hình 3: Cấu trúc mạng báo hiệu SS7
· Điểm điều khiển dịch vụ báo hiệu: (Service Control Points - SCP)
SCP là những cơ sở dữ liệu để từ đó cung cấp những thông tin cần thiết cho
khả năng xử lý cuộc gọi đòi hỏi ở mức cao. STP cũng thường được triển
khai trong những gắn kết cấu hình ở những đường vật lý riêng biệt
xác định như là một hệ thống dự phòng. Lưu lượng mạng được trải
SP
hi
î î î î î î a óc c h
î
mh
c uy
î î
hình
m
đều trên các đường liên kết, vì vậy nếu một liên kết bị thất bại lưu lượng
báo hiệu sẽ được định tuyến lại qua các đường liên kết khác.
2. Phân cấp mạng báo hiệu:
Trong SS7, khi hai điểm báo hiệu có khả năng trao đổi bản tin báo hiệu với nhau
thông qua mạng báo hiệu thì giữa chúng tồn tại một mối liên hệ báo hiệu. Các liên
hệ báo hiệu này có thể sử dụng các phương thức báo hiệu khác nhau, trong đó
phương thức báo hiệu được hiểu là mối quan hệ giữa việc truyền dẫn thông tin báo
hiệu và đường truyền thoại.
· Kiểu kết hợp: (Associated Mode):
Trên mỗi tuyến truyền thoại giữa hai tổng đài tồn tại song song với tuyến thoại
đó một đường liên kết báo hiệu giữa hai tổng đài. Đây là phương thức báo hiệu
đơn giản và ít được sử dụng bởi vì một đường liên kết báo hiệu có thể giữ
những bản tin báo hiệu cho vài nghìn trung kế, trong khi hầu hết các nhóm
trung kế liên kết giữa 2 tổng đài chỉ là hơn 100 trung kế dẫn đến lãng phí lớn.
Hình 4:Phương pháp báo hiệu kiểu kết hợp
· Kiểu bán kết hợp (Quassi – Associated Mode)
Các đường liên kết báo hiệu không kết nối trực tiếp và song song với đường
thoại giữa 2 tổng đài. Mà trái lại nó là những tuyến liên kết báo hiệu được quá
giang qua nhiều điểm truyền báo hiệu STP. Điều này làm tăng hiệu suất báo
hiệu của mạng, tăng tính kinh tế do tận dụng hết lưu lượng báo hiệu của các
đường liên kết báo hiệu.
Hình 5:Phương pháp báo hiệu kiểu bán kết hợp
v Sự phân cấp của mạng báo hiệu :
Về lý thuyết ta có thể tổ chức một vài kiểu cấu trúc mạng có khả năng đáp
ứng đầy đủ các yêu cầu báo hiệu giữa các tổng đài đấu nối với nhau. Chẳng
hạn, một cấu trúc mà tất cả tổng đài trong mạng đều mang chức năng làm STP.
Một cấu trúc khác có hình sao với một tổng đài làm chức năng STP để chuyển
thông tin báo hiệu tới các tổng đài khác chỉ có chức năng SP. Trên thực tế,
người ta sử dụng một kiểu cấu trúc kết hợp cả hai cấu trúc nói trên.
Mạng này sử dụng một số tổng đài làm chức năng STP. Việc trao đổi thông
tin giữa các tổng đài ở các vùng lân cận như vậy hình thành một mạng báo hiệu
đường trục. Do đó, chúng ta có một cấu trúc gồm 3 mức:
nh
î î î î î î u SS7, î
u
c ng c
î
m3m
Mức 1: STP quốc gia
Mức 2: STP khu vực (vùng)
Mức 3: Điểm đầu cuối báo hiệu SP
Hình vẽ dưới đây minh hoạ một mạng báo hiệu với cấu trúc phân cấp:
Hình 6: Mạng báo hiệu với cấu trúc phân cấp
Ngoài ra, để hoà mạng quốc gia với mạng quốc tế cần có thêm mức
mạng báo hiệu quốc tế, với các STP quốc tế như mô tả trong hình 7. Trong
thực tế các STP quốc tế có thể làm cả nhiệm vụ điểm chuyển tiếp báo hiệu
quốc gia nên nó cũng là STP quốc gia.
Hình 7: Mạng Báo Hiệu Quốc Tế
:c
hi
î î î î î î a ác c t
î
it n gi :c
î
àml c
IV. CẤU TRÚC CỦA HỆ THỐNG BÁO HIỆU SỐ 7:
Báo hiệu số 7 được hình thành như một đường nối riêng trong mạng. Đường nối này
dùng để cung cấp những thông tin báo hiệu cho các nhóm người dùng khác nhau được
gọi là phần người sử dụng UP (User Part). Đó là:
- Phần người dùng điện thoại TUP (Telephone User Part).
- Phần sử dụng cho ISDN( Intergrated Service Digital Network).
- Phần sử dụng cho số liệu DUP (Data Unit Part).
- Phần sử dụng cho điện thoại di động MTUP( Mobile Telephone User Part).
Tất cả các bộ phận sử dụng đều dùng chung một đường dẫn để trao đổi các thông tin
báo hiệu, đó là phần chuyển giao bản tin MTP (Message Transfer Part). Hiển nhiên,
toàn bộ hoạt động của hệ thống báo hiệu đều gắn liền với các tổng đài. Cơ sở cấu trúc
đó được minh họa như sau:
Tổng đài A
Tổng đài B
Hình 8: Cấu trúc của hệ thống báo hiệu số 7
Cơ sở cấu trúc này có ý nghĩa rất tổng quát. Nó đặt ra một khả năng liên kết theo
mô hình cấu trúc mở OSI thích ứng theo các lớp hay các mức cho phần sử dụng
khác nhau. Đó chính là thế mạnh của báo hiệu kênh chung số 7.
Phân cấp của hệ thống báo hiệu số 7 gồm 4 mức từ mức 1 đến mức 4, ba mức thấp
hơn đều nằm trong phần chuyển giao bản tin MTP. Các mức này được gọi là MTP
mức 1, MTP mức 2, MTP mức 3 được mô tả trong hình 9.
MTP cung cấp một hệ thống vận chuyển không đấu nối để chuyển giao tin cậy
các bản tin báo hiệu giữa các User.
u
q
Hi
î î î î î î ng áb o î
c gia.
u
q î
ác c b
Hình 10: Cấu trúc chức năng của SS7
Mức 4 được gọi là phần khách hàng hay còn gọi là phần người sử dụng. Phần
khách hàng điều khiển các tín hiệu được xử lý bởi các thiết bị chuyển mạch. Các
ví dụ điển hình của phần khách hàng là phần người sử dụng điện thoại (TUP) và
phần người dụng ISDN (ISUP).
v Mối tương quan giữa SS7 và OSI:
Hệ thống báo hiệu số 7 là một kiểu thông tin số liệu chuyển mạch gói, nó được
cấu trúc theo kiểu module rất giống với mô hình OSI, nhưng nó chỉ có 4 mức.
Ba mức thấp nhất hợp thành phần chuyển giao bản tin MTP, mức thứ tư gồm
các phần ứng dụng. SS7 không hoàn toàn phù hợp với OSI. Mối tương quan
giữa SS7 và OSI được mô tả trong hình vẽ sau:
y
Hình 11: Mối tương quan giữa hệ thống báo hiệu số 7 và OSI
TP
î î î î î î u rt úc
î
n chuy y
î
n tho
Sự khác nhau lớn nhất giữa SS7 và OSI trong version đầu tiên là thủ tục thông
tin trong mạng. Mô hình OSI mô tả sự trao đổi số liệu có định hướng
(Connection Oriented), gồm 3 pha thực hiện là thiết lập đấu nối, chuyển số liệu
và giải phóng đấu nối. Còn trong SS7, MTP chỉ cung cấp dịch vụ vận chuyển
không định hướng (Connectionless) chỉ có pha chuyển số liệu, do vậy việc
chuyển số liệu sẽ nhanh hơn nhưng với số lượng ít.
Để đáp ứng được nhu cầu phát triển các dịch vụ trong các ứng dụng nhất định,
năm 1984 người ta phải đưa thêm phần điều khiển đấu nối báo hiệu SCCP.
SCCP
đề cập đến dịch vụ vận chuyển trong cả mạng có định hướng đấu nối và không
đấu nối, nó cung cấp một giao tiếp giữa các lớp vận chuyển và các lớp mạng để
phối hợp với OSI. SCCP cho phép sử dụng SS7 dựa trên nền tảng của MTP,
coi MTP như phần mang chung giữa các ứng dụng, sử dụng các giao thức OSI
để trao đổi thông tin trong các lớp cao hơn.
OSI không những tạo ra một môi trường rộng mở hơn, mà còn có ý nghĩa là
sản xuất và quản lý có thể tập trung trong các ứng dụng và sẽ không còn các
vấn đề về đấu nối các hệ thống với nhau từ các nhà cung cấp khác nhau. Cấu
trúc module của OSI còn cho phép sử dụng trực tiếp các thiết bị cũ trong các
ứng dụng mới. OSI kết nối các lĩnh vực cách biệt là xử lý số liệu và viễn thông
lại với nhau.
V. CẤU TRÚC CHỨC NĂNG CỦA PHẦN CHUYỂN GIAO BẢN TIN MTP:
1. Cấu trúc chức năng MTP mức 1 (Đường số liệu báo hiệu SDL):
Mức 1 trong phần chuyển giao bản tin MTP gọi là đường số liệu báo hiệu, nó
tương đương với lớp vật lý (lớp 1) trong mô hình OSI.
Hình 12: MTP mức 1
MTP-1 xác định các đường liên kết báo hiệu của mạng báo hiệu SS7. Nó xác định
các đặc tính vật lý, đặc tính điện và các đặc tính chức năng của đường số liệu báo
hiệu. Nó cung cấp các đường truyền dẫn song công, có thể hoạt động trên cả hai
hướng thuận và ngược với cùng một tốc độ truyền.
Kênh truyền dẫn báo hiệu có thể là kênh số hoặc kênh analog. Kênh số là
những kênh có tốc độ cơ bản là 64kbps cùng với các chuyển mạch số. Với kênh
analog dựa trên tần số thoại 4KHz và các Modem.
Giao thức này xác định những tính chất về điện, vật lý và những đặc điểm
của kênh truyền báo hiệu. Nó giống như lớp một của mô hình mạng truyền dữ liệu
OSI. Khoảng thời gian đầu thực hiện việc truyền báo hiệu trên các đường dây
analog với băng thông 4khz (300hz->3,4 khz). Các thông tin báo hiệu phải được
điều chế khác điều chế của dữ liệu để phân biệt dữ liệu và báo hiệu. Ở đây sử dụng
h
t
ng báo hi î î î î î î i àl ph
î
as u:
h
t î
u th
d
điều chế khóa dịch chuyển tần sô (FSK) cho báo hiệu, B = 300hz->3,4khz làm cho
tốc độ báo hiệu 1,2kbps/2,4kbps cho một kênh cuộc gọi. Trên các đường trung kế
32 kênh có tốc độ kênh báo hiệu 2Mbps, và sử dụng phương pháp điều chế biên độ
chực giao QAM.
Ngày nay việc truyền báo hiệu được truyền trên các đường trung kế số,
hoặc là trên các đường truyền sử dụng sóng vi ba. Với đường truyền sử dụng sóng
vi ba sử dụng phương pháp điều chế M-QAM và tốc độ báo hiệu đạt được là
2Mbps. Với đường truyền số sử dụng Fram Relay hoặc sử dụng các kênh ATM để
truyền báo hiệu và sử dụng mã 2B1Q để mã hóa.
2. MTP mức 2 (Đường báo hiệu SL):
Phần chuyển giao bản tin MTP mức 2 cùng MTP mức 1 cung cấp một đường
số liệu cho chuyển giao tin cậy các bản tin báo hiệu giữa hai điểm báo hiệu được
đấu nối trực tiếp. MTP mức 2 trùng với lớp liên kết số liệu (lớp 2) trong cấu trúc
phân cấp của mô hình OSI.
Các chức năng điển hình của MTP mức 2 là phát hiện lỗi có thể xảy ra trên
đường truyền, khôi phục lại bằng cách truyền lại và điều khiển lưu lượng.
Hình 13: MTP mức 2
v Các loại bản tin:
Hệ thống báo hiệu SS7 là mạng chuyển mạch gói cho phép cả truyền dẫn
gói và truyền dẫn kênh. Truyền dẫn gói mềm dẻo, linh hoạt hơn, với mỗi
gói tin gồm phần tiêu đề và phần dữ liệu, chứa tất cả thông tin để đảm bảo
việc truyền thông tin tới đích một cách an toàn (định tuyến), và hạn chế tối
thiểu các lỗi xảy ra khi truyền các gói tin từ nguồn tới đích, và đặc biệt là
không cần báo hiệu. Theo phương thức điều khiển cao liên kết dữ liệu
(HDLC), hệ thống báo hiệu SS7 có ba loại khung đơn vị bản tin báo hiệu
(MU – Signal Unit) bao gồm : MSU, LSSU và FISU. Các đơn vị bản tin
này được phân biệt với nhau bằng giá trị chứa trong một trường thông tin
gọi là trường chỉ thị độ dài LI ( Length Indication).
· Đơn vị báo hiệu bản tin (MSU – Message Signal Unit).
· Đơn vị báo hiệu trạng thái kênh (LSSU : Link Status Signal Unit).
· Đơn vị báo hiệu chèn (FISU : Fill – In Signal Unit).
il
là kênh s
î î îî î îh
p n
â bi
î
ùn
c gm
il î
u tr
Hình 14: Các đơn vị tín hiệu trong SS7
a) Đơn vị bản tin báo hiệu (MSU):
Đơn vị bản tin báo hiệu (MSU) là phần chứa các giao thức bản tin
SCCP, ISUP, và TUP (những giao thức này làm trong trường
SIF). Nói cách khác phần người dùng (User Part) được dành cho
trường thông tin báo hiệu (SIF) cùng với nhãn định tuyến. Loại bản
tin này mang toàn bộ thông tin điều khiển cuộc gọi, quản trị mạng và
bảo dưỡng. Ở đó bổ sung những chức năng chuyên dụng thuộc về
những ứng dụng tế bào di động. MSU có một nhãn định tuyến cái
mà cho phép điểm truyền báo hiệu gốc để gửi thông tin tới một điểm
báo hiệu gốc qua mạng.
Hình 15: Cấu trúc của bản tin MSU
v Trường cờ (Flag) :
áb
gm
î î îî î îh
k n
ô gc
î
áb o hi áb î
ng ch
Các đơn vị báo hiệu có độ dài bản tin không giống nhau, trường
cờ để xác định sự bắt đầu và kết thúc của một đơn vị bản tin. Cờ
kết thúc của một đơn vị bản tin này cũng là cờ bắt đầu của bản
tin đơn vị kế tiếp. Tập hợp các bít xen giữa hai cờ là chiều dài
toàn bộ bản tin, ngoài ra cờ cũng được sử dụng cho mục đích
đồng bộ, mẫu định dạng duy nhất là 01111110.
Để tránh lặp lại giá trị cờ này trong các thành phần khác của
MSU, ta sử dụng quá trình nhồi bít. Mỗi bộ nhồi bít sẽ chèn thêm
bít 0 sau 5 bit 1 liên tiếp để loại trừ trường hợp 6 bít một liên
tiếp. phía bên thu sẽ thực hiện quá trình ngược lại, quá trình này
sẽ đếm 5 bít 1 liên tiếp và loại bỏ bít 0 tiếp theo.
v Trường kiểm tra độ dư thừa vòng (CRC):
Sử dụng phương pháp kiểm tra CRC 16 bít để kiểm tra, xác định
và chỉnh sửa các lỗi bít trong quá trình truyền tin. Các bít kiểm
tra là những bít bổ sung được thêm vào trong bản tin MSU. Ở
phía nhận MTP dựa vào những bít kiểm tra này để xác định xem
các bản tin đựợc truyền có lỗi trên đường truyền hay không. Trên
cơ sở đó sẽ có bản tin trả lời xác nhận thông tin nhận được đúng
hay sai.
Khi sử dụng phương pháp kiểm tra kiểu CRC 16bit, cả hai bên
phát và bên thu phải sử dụng chung một đa thức sinh F(x). Trong
CRC chuỗi các bít dư thừa gọi là số dư CRC được bổ sung vào
cuối đơn vị dữ liệu sao cho đơn vị dữ liệu mới chia chính xác cho
số nhị phân đã được quy định trước. Ở nơi nhận, đơn vị dữ liệu
tới cũng được đem chia cho cùng một số, nếu phép chia không
dư, đơn vị dữ liệu được xem là không lỗi và sẽ được nhận. Còn
nếu có dư, nghĩa là đơn vị dữ liệu đã bị lỗi và không được nhận.
Vì sử dụng trường 16bit nên đa thức sinh (theo chuẩn CRC ITU) là :
v Trường miền thông tin báo hiệu(SIF-Signaling Information
Field):
Chỉ tồn tại trong đơn vị bản tin MSU, chứa các thông tin báo
hiệu thực sự của phần User. Trong trường này gồm cả hai trường
con là trường nhãn định tuyến (Routing Lable) và trường dữ liệu
người dùng ở lớp 4. Chiều dài lớn nhất của bản tin là 272 byte,
các dạng và cách mã hóa bản tin được định nghĩa một cách độc
lập với từng User.
ng n it n MSU î î î î î î t nhãn
î
áb o hi ngî
ác c d
c
Hình 16: Cấu trúc của miến SIF và miền SIO
LSSUs và FISUs không chứa đựng cả một nhãn định tuyến lẫn
một SIO khi họ được gửi trực tiếp giữa hai điểm báo hiệu.
Nhãn định tuyến là trường địa chỉ 32 bit, chứa 14 bit địa chỉ của
node nguồn và 14 bit của địa chỉ node đích, và 4 bit dành
cho trường lựa chọn kênh báo hiệu SLS (Signaling Link
Selection) được sử dụng để phân bố lưu lượng trên các tuyến
khác nhau.
v Trường SIO ( Service Information Octet):
Trường SIO có chứa các chỉ thị dịch vụ và chỉ thị mạng. Chỉ thị
dịch vụ dùng để phối hớp với các bản tin báo hiệu với(User
TUP, ISUP, DUP, SCCP, SNM, MTNE) riêng biệt của MTP
tại điểm báo hiệu, tức là bản tin đó sẽ được phần nào lớp 4 sử
dụng. Chỉ thị mạng chỉ ra bản tin đó liên quan tới mạng quốc gia
hay quốc tế. Một số bít trong trường dịch vụ phụ không sử dụng
mà được dự trữ cho tương lai, hoặc sẵn sàng cho sử dụng trong
nước.
v Trường sửa lỗi EC (Error Correction):
Sự sửa chữa, khắc phục lỗi chỉ được thực hiện trên các MSUs.
Nó cho phép việc sửa chữa lỗi giữa hai nút. Trường sửa lỗi, có độ
dài 16 bit bao gồm 4 trường chức năng cùng với cấu hình như
sau :
IT)U àl :
î î î î î î u iàd l
î
nh nghc
î
as u :
v
v
v
v
Hình 19: Khuôn dạng của BSN, BIB, FSN và FIB
Trường bít chỉ thị hướng thuận (FIB – Forward Indicator Bit) :
Được sử dụng cho thủ tục sử lỗi, biểu thị xem một đơn vị của bản
tin báo hiệu được truyền lần đầu hay truyền lại. trường chỉ thị
hướng thuận chỉ bao gồm một bit duy nhất đảm nhiệm chức năng
này.
Trường thứ tự hướng thuận (FSN – Forward Sequence Number) :
Mỗi đơn vị báo hiệu ở ngõ ra được chỉ định và gắn vào một số
thứ tự bản tin hướng đi. Ở phía nhận FSN được dùng để kiểm tra
trình tự đúng đắn của đơn vị bản tin báo hiệu, để chống ảnh
hưởng của lỗi đường truyền, các con số thứ tự có giá trị từ 0 đến
127. trường FSN chỉ bao gồm bẩy bít.
Trường chỉ thị hướng ngược (BIB – Backward Indicator Bit) :
Sử dụng cho thủ tục sửa lỗi cơ bản, được dùng để yêu cầu truyền
lại các đơn vị bản tin được phát hiện là hư hỏng. Trường này
cũng chỉ báo gồm một bit.
Trường thứ tự hướng ngược (BSN-Backward Sequence Number)
Chứa các thông tin trả lời xác nhận trong các thủ tục giám sát,
sửa lỗi các bản tin. Số thứ tự của các bản tin trên đường hướng
về cũng có thể sử dụng để trả lời xác nhận cho một trình tự của
các đơn vị báo hiệu.
hi u hình nh î î î î î î h
k n
ô gs
î
hay u
q
hi î
t bit
Hình 20: Ví dụ về một bản tin nhận chuẩn của MSU
Hình 21: Ví dụ cho việc yêu cầu truyền lại bản tin khi mất khung
MSU
v Trường chỉ thị độ dài (LI – Length Indicator):
Trường chỉ thị độ dài được dùng để phân biệt giữa 3 loại đơn vị
bản tin. Độ dài ở đây được tính từ sau trường CK đến trường LI,
giá trị của LI là như sau :
· LI = 0 : Bản tin FISU
· LI = 2 : Bản tin LSSU
· LI > 2 : Bản tin MSU
LI cũng biểu thị độ dài của trường SIF và SIO trong MSU, nếu
SIF và SIO dài hơn 64 bytes thì LI sẽ luôn có giá trị mặc định
bằng 63.
u.
t rt ình t
î î îî î înh
c om î
a các
u. î
[...]... đầu cuối báo hiệu SP Hình vẽ dưới đây minh hoạ một mạng báo hiệu với cấu trúc phân cấp: Hình 6: Mạng báo hiệu với cấu trúc phân cấp Ngoài ra, để hoà mạng quốc gia với mạng quốc tế cần có thêm mức mạng báo hiệu quốc tế, với các STP quốc tế như mô tả trong hình 7 Trong thực tế các STP quốc tế có thể làm cả nhiệm vụ điểm chuyển tiếp báo hiệu quốc gia nên nó cũng là STP quốc gia Hình 7: Mạng Báo Hiệu Quốc... dụng khác nhau Đó chính là thế mạnh của báo hiệu kênh chung số 7 Phân cấp của hệ thống báo hiệu số 7 gồm 4 mức từ mức 1 đến mức 4, ba mức thấp hơn đều nằm trong phần chuyển giao bản tin MTP Các mức này được gọi là MTP mức 1, MTP mức 2, MTP mức 3 được mô tả trong hình 9 MTP cung cấp một hệ thống vận chuyển không đấu nối để chuyển giao tin cậy các bản tin báo hiệu giữa các User u q Hi î î î î î î ng... IV CẤU TRÚC CỦA HỆ THỐNG BÁO HIỆU SỐ 7: Báo hiệu số 7 được hình thành như một đường nối riêng trong mạng Đường nối này dùng để cung cấp những thông tin báo hiệu cho các nhóm người dùng khác nhau được gọi là phần người sử dụng UP (User Part) Đó là: - Phần người dùng điện thoại TUP (Telephone User Part) - Phần sử dụng cho ISDN( Intergrated Service Digital Network) - Phần sử dụng cho số liệu DUP (Data... (HDLC), hệ thống báo hiệu SS7 có ba loại khung đơn vị bản tin báo hiệu (MU – Signal Unit) bao gồm : MSU, LSSU và FISU Các đơn vị bản tin này được phân biệt với nhau bằng giá trị chứa trong một trường thông tin gọi là trường chỉ thị độ dài LI ( Length Indication) · Đơn vị báo hiệu bản tin (MSU – Message Signal Unit) · Đơn vị báo hiệu trạng thái kênh (LSSU : Link Status Signal Unit) · Đơn vị báo hiệu chèn... vực cách biệt là xử lý số liệu và viễn thông lại với nhau V CẤU TRÚC CHỨC NĂNG CỦA PHẦN CHUYỂN GIAO BẢN TIN MTP: 1 Cấu trúc chức năng MTP mức 1 (Đường số liệu báo hiệu SDL): Mức 1 trong phần chuyển giao bản tin MTP gọi là đường số liệu báo hiệu, nó tương đương với lớp vật lý (lớp 1) trong mô hình OSI Hình 12: MTP mức 1 MTP-1 xác định các đường liên kết báo hiệu của mạng báo hiệu SS7 Nó xác định các đặc... các bộ phận sử dụng đều dùng chung một đường dẫn để trao đổi các thông tin báo hiệu, đó là phần chuyển giao bản tin MTP (Message Transfer Part) Hiển nhiên, toàn bộ hoạt động của hệ thống báo hiệu đều gắn liền với các tổng đài Cơ sở cấu trúc đó được minh họa như sau: Tổng đài A Tổng đài B Hình 8: Cấu trúc của hệ thống báo hiệu số 7 Cơ sở cấu trúc này có ý nghĩa rất tổng quát Nó đặt ra một khả năng liên... đạt được là 2Mbps Với đường truyền số sử dụng Fram Relay hoặc sử dụng các kênh ATM để truyền báo hiệu và sử dụng mã 2B1Q để mã hóa 2 MTP mức 2 (Đường báo hiệu SL): Phần chuyển giao bản tin MTP mức 2 cùng MTP mức 1 cung cấp một đường số liệu cho chuyển giao tin cậy các bản tin báo hiệu giữa hai điểm báo hiệu được đấu nối trực tiếp MTP mức 2 trùng với lớp liên kết số liệu (lớp 2) trong cấu trúc phân... truyền báo hiệu Nó giống như lớp một của mô hình mạng truyền dữ liệu OSI Khoảng thời gian đầu thực hiện việc truyền báo hiệu trên các đường dây analog với băng thông 4khz (300hz->3,4 khz) Các thông tin báo hiệu phải được điều chế khác điều chế của dữ liệu để phân biệt dữ liệu và báo hiệu Ở đây sử dụng h t ng báo hi î î î î î î i àl ph î as u: h t î u th d điều chế khóa dịch chuyển tần sô (FSK) cho báo hiệu, ... Hình 10: Cấu trúc chức năng của SS7 Mức 4 được gọi là phần khách hàng hay còn gọi là phần người sử dụng Phần khách hàng điều khiển các tín hiệu được xử lý bởi các thiết bị chuyển mạch Các ví dụ điển hình của phần khách hàng là phần người sử dụng điện thoại (TUP) và phần người dụng ISDN (ISUP) v Mối tương quan giữa SS7 và OSI: Hệ thống báo hiệu số 7 là một kiểu thông tin số liệu chuyển mạch gói, nó được... MTP, mức thứ tư gồm các phần ứng dụng SS7 không hoàn toàn phù hợp với OSI Mối tương quan giữa SS7 và OSI được mô tả trong hình vẽ sau: y Hình 11: Mối tương quan giữa hệ thống báo hiệu số 7 và OSI TP î î î î î î u rt úc î n chuy y î n tho Sự khác nhau lớn nhất giữa SS7 và OSI trong version đầu tiên là thủ tục thông tin trong mạng Mô hình OSI mô tả sự trao đổi số liệu có định hướng (Connection Oriented),