GIAO THỨC ĐỊNH TUYẾN RIP (ROUTING INFOMATION PROTOCOL)

6 736 7
GIAO THỨC ĐỊNH TUYẾN RIP (ROUTING INFOMATION PROTOCOL)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

GIAO THỨC ĐỊNH TUYẾN RIP (ROUTING INFOMATION PROTOCOL) Nhóm 9: Hoàng Thị Hoa. Nguyễn Thị Mỹ Phương. Nguyễn Ích Việt. Lớp: D11XLTH. Giới thiệu - RIP là một giao thức distance – vector điển hình. Mỗi router sẽ gửi toàn bộ bảng định tuyến của nó cho router láng giềng theo định kỳ 30s/lần. Thông tin này lại tiếp tục được láng giềng lan truyền tiếp cho các láng giềng khác và cứ thế lan truyền ra mọi router trên toàn mạng. Kiểu trao đổi thông tin như thế còn được gọi là “lan truyền theo tin đồn”. (Ở đây, ta có thể hiểu router láng giềng là router kết nối trực tiếp với router đang xét). - Hoạt động dựa trên nguyên tắc neighbor, nghĩa là mỗi router sẽ gửi nguyên cả bảng định tuyến(routing table) của mình cho các router kết nối với nó. Các router sẽ so sánh các tuyến đường với các tuyến đường trong bảng định tuyến của mình. Tuyến đường nào tối ưu hơn sẽ được giữ lại. - Metric trong RIP được tính theo hop count – số node lớp 3 (router) phải đi qua trên đường đi để đến đích. Với RIP, giá trị metric tối đa là 15, giá trị metric = 16 được gọi là infinity metric (“metric vô hạn”), có nghĩa là một mạng chỉ được phép cách nguồn tin 15 router là tối đa, nếu nó cách nguồn tin từ 16 router trở lên, nó không thể nhận được nguồn tin này và được nguồn tin xem là không thể đi đến được. - RIP chạy trên nền UDP – port 520. - RIPv2 là một giao thức classless còn RIPv1 lại là một giao thức classful. - Cách hoạt động của RIP có thể dẫn đến loop nên một số quy tắc chống loop và một số timer được đưa ra. Các quy tắc và các timer này có thể làm giảm tốc độ hội tụ của RIP. - AD của RIP là 120. Các bộ timer. I- - Bên cạnh các quy tắc chống loop đã đề cập ở trên, RIP còn sử dụng một số timer cho hoạt động của mình: - Update timer: khoảng thời gian định kỳ gửi bản tin cập nhật định tuyến ra khỏi các cổng chạy RIP, giá trị default là 30s. - Invalid timer: khi router đã nhận được cập nhật về một subnet nào đó mà sau khoảng thời gian invalid timer vẫn không nhận lại cập nhật về mạng này (mà đúng ra là phải nhận được 30s/lần), router sẽ coi route đi đến subnet này là invalid nhưng vẫn chưa xóa route này khỏi bảng định tuyến. Giá trị default của timer này là 180s. - Flush timer: : khi router đã nhận được cập nhật về một subnet nào đó mà sau khoảng thời gian flush timer vẫn không nhận lại cập nhật về mạng này (mà đúng ra là phải nhận được 30s/lần), router sẽ xóa bỏ hẳn route này khỏi bảng định tuyến. Giá trị default của timer này là 240s. - Như vậy, khi một route cho một subnet nào đó xuất hiện trong bảng định tuyến, router kỳ vọng rằng cứ 30s một lần route này phải được láng giềng gửi lại cập nhật để “refresh”. Nếu sau 30s, route không được “refresh”, nó sẽ được theo dõi tiếp cho đến hết giây thứ 180 và bị đánh dấu invalid. Khi invalid, route vẫn còn được duy trì trong bảng định tuyến thêm 60s nữa (đến hết giây thứ 240) mới bị xóa hoàn toàn khỏi bảng định tuyến. II- So sánh giữa RIPv1 và RIPv2. Có hai version hoạt động của giao thức RIP là version 1 và 2. Hai version này giống nhau hoàn toàn về cách thức hoạt động như đã mô tả ở trên. Tuy nhiên, cũng có một số điểm khác biệt giữa hai version: - RIPv1 là một giao thức classful trong khi RIPv2 là một giao thức classless. Các giao thức classful có nhiều điểm hạn chế nên ngày nay các tiến trình RIP được chạy chủ yếu là RIPv2. - RIPv1 sử dụng địa chỉ broadcast 255.255.255.255 để gửi đi các bản tin cập nhật trong khi RIPv2 sử dụng địa chỉ multicast 224.0.0.9 để gửi đi các bản tin cập nhật. - RIPv1 không hỗ trợ xác thực trong định tuyến trong khi RIPv2 có hỗ trợ xác thực. Điều này dẫn đến những nguy cơ về bảo mật khi sử dụng RIPv1. Cấu hình. III- - Lệnh router rip dùng để khởi động RIP. - Lênh network dùng để khai báo những cổng giao tiếp nào của router được phép chạy RIP trên đó. Từ đó RIP sẽ bắt đầu gửi và nhận thông tin cập nhật trên các cổng tương ứng RIP cập nhật thông tin định tuyến theo chu kỳ. - Khi router nhận được thông tin cập nhật có sự thay đổi nào đó thì nó sẽ cập nhật thông tin mới vào bảng định tuyến. - Chúng ta có thể cấu hình cho RIP thực hiên cập nhật tức thời khi cấu trúc mạng thay đổi bằng lệnh ip rip triggered. - Một số các cấu hình bổ sung: + Điều chỉnh các thông số định tuyến. + Điều chỉnh các thông số về thời gian hoạt động của RIP. + Khai báo phiên bản của RIP mà ta đang sử dụng(RIPv1 hay RIPv2) + Cấu hình cho RIP chỉ gửi thông tin định tuyến rút gọn cho một cổng nào đó. + Kiểm tra thông tin định tuyến IP rut gọn. + Cấu hình cho IGRP và RIP chạy đồng thời. + Không cho phép RIP nhận thông tin cập nhật từ một địa chỉ IP nào đó. + Mở hoặc tắt chế độ split horizon ü Kết nối RIP vào mạng WAN. Kết luận. IV- - RIP được thiết kế như là một giao thức IGP (Interior Gateway Protocol là giao thức định tuyến nội miền) dùng cho các hệ thống tự trị AS (AS – Autonomouns system) có kích thước nhỏ. - RIP chỉ áp dụng cho những mạng nhỏ, không sử dụng cho hệ thống mạng lớn và phức tạp. - Giao thức định tuyến RIP là giao thức ra đời lâu nhất trong các giao thức định tuyến hiện tại đang sử dụng. - RIP là giao thức có tính ổn định, dễ sử dụng - Ưu điểm của giao thức này là: dễ cấu hình, router không xử lý nhiều nên tốc độ sẽ nhanh hơn. - Nhược điểm: + Hệ thống metric quá đơn giản (như Hop count) nên tuyến đường được chọn chưa phải là tối ưu nhất. + Vì các gói tin được gửi theo định kỳ nên một lượng lớn bandwith sẽ bị chiếm, dù cho mạng không có gì thay đổi đi nữa. + Do Router hội tụ chậm, dẫn đến việc sai lệch trong bảng định tuyến, gây ra tình trạng loop. + Kết nối liên tục với các bộ định tuyến lân cận để cập nhật các bảng định tuyến của chúng, do đó tạo ra một lượng tải lớn trên mạng. + Các gói tin giới hạn dưới 15 hop và bảng định tuyến được trao đổi với các bộ định tuyến khác khoảng 30giây/lần. + Bộ định tuyến sẽ không biết được chính xác cấu trúc của toàn bộ hệ thống mạng. + Đường đi có số hop ngắn nhất đôi khi không phải là đường đi tối ưu nhất. + Không dùng cho các liên mạng quy mô lớn. ... thước nhỏ - RIP áp dụng cho mạng nhỏ, không sử dụng cho hệ thống mạng lớn phức tạp - Giao thức định tuyến RIP giao thức đời lâu giao thức định tuyến sử dụng - RIP giao thức có tính ổn định, dễ sử... khác biệt hai version: - RIPv1 giao thức classful RIPv2 giao thức classless Các giao thức classful có nhiều điểm hạn chế nên ngày tiến trình RIP chạy chủ yếu RIPv2 - RIPv1 sử dụng địa broadcast... động RIP + Khai báo phiên RIP mà ta sử dụng(RIPv1 hay RIPv2) + Cấu hình cho RIP gửi thông tin định tuyến rút gọn cho cổng + Kiểm tra thông tin định tuyến IP rut gọn + Cấu hình cho IGRP RIP chạy

Ngày đăng: 12/10/2015, 10:32

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • GIAO THỨC ĐỊNH TUYẾN RIP (ROUTING INFOMATION PROTOCOL)

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan