1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

câu hỏi thực tế và đáp án môn TCQT

11 646 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 36,17 KB
File đính kèm Documents.rar (50 KB)

Nội dung

Các câu hỏi gắn sát với thực tế trên thị trường liên quan tới vấn đề tài chính quốc tế, có kèm theo câu trả lời: Ngày 3072014, FED tuyên bố cắt giảm gói QE 3, nhưng tiếp tục giữ lãi suất thấp gần như bằng không, như đã được duy trì từ tháng 122008. Phân tích tác động của quyết định trên đến giá trị USD trên thị trường ngoại hối quốc tế

1. Ngày 30/7/2014, FED tuyên bố cắt giảm gói QE 3, nhưng tiếp tục giữ lãi suất thấp gần như bằng không, như đã được duy trì từ tháng 12/2008. Phân tích tác động của quyết định trên đến giá trị USD trên thị trường ngoại hối quốc tế. QE (quantitive easing) là một chính sách thuộc về nhóm chính sách tiền tệ phi truyền thống được ngân hàng trung ương (NHTW) sử dụng nhằm kích thích nền kinh tế khi các chính sách tiền tệ truyền thống đã bị vô hiệu. NHTW áp dụng nới lỏng định lượng bằng cách mua các tài sản tài chính từ ngân hàng thương mại và các tổ chức tư nhân khác (quỹ hưu trí, doanh nghiệp) nhằm bơm một lượng tiền xác định vào nền kinh tế. Fed cắt giảm gói Qe3 giảm cung tiền USD trong nền kinh tế Mỹ. Lượng tiền cung cấp cho hệ thống ngân hàng giảm, dự trữ tiền để cho vay tín dụng giảm trong ngắn hạn trong khi nguồn cầu tiền mặt vẫn tăng nhưng do Fed duy trì mức lãi suất 0-0.25% nên lãi suất trên thị trường chỉ tăng nhẹ. Như vậy, thị trường Mỹ sẽ thu hút một lượng vốn đầu tư nước ngoài kích thích đồng USD tăng giá, Khi càng có nhiều người đổ tiền vào nước Mỹ, đồng USD sẽ tăng giá do cầu về đồng tiền này tăng. Vì vậy, lãi suất tăng sẽ khiến giá trị đồng USD tăng. Tuy nhiên, Fed tiếp tục duy trì giữ lãi suất thấp gần như bằng không, như đã được duy trì từ tháng 12/2008, quyết định này là cơ sở để lãi suất ổn định không tăng quá cao kích thích tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế Mỹ Nghiên cứu tác động của quyết định FED tuyên bố cắt giảm gói QE3, nhưng tiếp tục giữ lãi suất thấp gần như bằng không, như đã được duy trì từ tháng 12/2008 đến USD trên thị trường ngoại hối quốc tế có thể thấy theo quy luật kinh tế nguồn cung USD tại thị trường Mỹ giảm khi FED dần dần chấm dứt QE3, điều này sẽ làm tăng giá trị đồng USD trên thị trường ngoại hối. Sự tăng giá này có thể tạo sức ép khiến tỷ giá giữa USD với các đồng tiền khác tăng. Các ngân hàng trung ương nhiều khả năng sẽ điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng phản ánh nhu cầu thực tế thị trường, tuy nhiên việc giới hạn biên độ tỷ giá của ngân hàng trung ương vẫn là công cụ hữu hiệu ổn định tỷ giá, bình ổn thị trường ngoại hối. Cụ thể là ngày 30/7/2014 theo ghi nhận về tỷ giá cao nhất trong ngày 1 GBP = 1.7 USD, ngay sau khi FED công bố quyết định cắt giảm, tỷ giá GBP/USD ngày hôm sau 31/7/2014 đã giảm xuống còn 1.69 USD và giữ nguyên tỷ giá này cho đến ngày 7/8. 2. Phân tích vai trò của IMF trong giải quyết các cuộc khủng hoảng. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) là một tổ chức quốc tế giám sát hệ thống tài chính toàn cầu, theo dõi tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán, cũng như hỗ trợ kỹ thuật và giúp đỡ tài chính khi có yêu cầu. Trụ sở chính của IMF đặt ở Washington D.C, thủ đô của Hoa Kỳ a. Cuộc khủng hoảng năm 1997 - Tích cực: • IMF mở đường cho các hoạt động đầu tư và các khoản trợ giúp tài chính (IMF phê duyệt 35 tỷ USD cho các nước Thái Lan, Indonexia, Hàn Quốc- là 3 nước ảnh hưởng nặng nhất), sau đó các tổ chức tài chính quốc tế khác như ngân hàng thế giới, ngân hàng phát triển Châu á cũng tham gia trợ giúp. IMF đã đóng vai trò trung tâm trong việc giải quyết khủng hoảng. • Các khoản trợ giúp tài chính của IMF có tác dụng tốt ngăn chặn sự lây lan cũng như sự xuống dốc tiếp tục của nhiều nền kinh tế Châu á. • IMF đã đề ra những biện pháp cải cách cơ cấu kinh tế tài chính phù hợp để đạt được sự phát triển bền vững trong tương lai với 2 phương án: thứ nhất giảm tổng nhu cầu về tiền nhờ chính sách tiền tệ - tín dụng và quản lí ngân sách. Thứ 2 là phá giá tiền tệ hoặc chuyển sang chế độ thả nổi. Theo IMF phải thắt chặt chi tiêu bằng cách hủy bỏ các dự án mạo hiểm đồng thời thu hẹp kinh tế nhà nước bằng chương trình tư nhân hóa. - Tiêu cực: • IMF đã không dự đoán được cuộc khủng hoảng: IMF có một vai trò là dự báo sớm cho nền kinh tế thế, thế nhưng trong khủng hoảng tiền tệ năm 1997, IMF đã không dự báo trước được nên không có những biện pháp kịp thời, ví dụ là ngày 6/4/1998, IMF cho rằng thời điểm tồi tệ nhất của khủng hoảng đã qua nhưng ngay sau đó đồng tiền của một số nước tiếp tục mất giá và giảm sâu tới mức kỉ lục. • IMF có những biện pháp sai lầm trong xử lý khủng hoảng. Tại Thái Lan, Hàn Quốc và Indonesia, đồng tiền các nước này tiếp tục mất giá với tốc độ ngày càng tăng, ngay cả sau khi đã có sự can thiệp của IMF. Điều này cho thấy các chính sách kinh tế của IMF vừa không trúng đích, vừa không có tác động “kỳ diệu” khôi phục lòng tin của các thị trường và các nhà đầu tư. • Hoạt động vì lợi ích của các cường quốc, đặc biệt là Mỹ b. Cuộc khủng hoảng năm 2008 Tuy có nhiều ý kiến trái chiều nghi ngờ về vai trò của IMF trong cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008-2009 vì không dự báo được những rủi ro kinh tế tiềm ẩn trước đó nhưng cũng không thể phủ nhận vai trò vô cùng quan trọng của IMF trong cuộc khủng hoảng này.Nhờ các gói cứu trợ của IMF mà các nước đặc biệt là những có thu nhập thấp có thể hồi phục được sau những cú sốc kinh tế. Những tác động tích cực của IMF trong cuộc khủng hoảng 2008-2009 có thể nhìn thấy rõ ở những khía cạnh sau: • Các khoản trợ giúp tài chính của IMF có tác dụng ngăn chặn sự lao dốc của nhiều nền kinh tế trên thế giới. Đến năm 2010, nền kinh tế thế giới đã có sự phục hồi nhất định, tốc độ tăng trưởng của các nước có thu nhập thấp và những nước chậm phát triển ở khoảng 6.3%. • IMF đã đề ra được những biện pháp khắc phục phù hợp để đạt được sự phát triển bền vữngtrong tương lai. • Trong cuộc khủng hoảng 2008, IMF còn có vai trò giám sát, chấn chỉnh hệ thống tài chính ngân hàng các nước làm tăng hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng c. Cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu: • Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) và IMF đã cùng với các nước thành viên Eurozone đưa ra gói cứu trợ trị giá 110 tỉ Euro (lần 1) và 158,6 tỉ Euro (lần 2) đối với Hy Lạp; 85 tỉ Euro đối với Ireland và 78 tỉ Euro đối với Bồ Đào Nha • Đồng thời, IMF cũng đã cùng với EU thuyết phục các ngân hàng tư nhân chủ nợ xóa nợ cho các con nợ lớn, trước hết là Hy Lạp. • Nhưng sai lầm trong gói cứu trợ thứ nhất cho Hy lạp đã làm tình hình của nước này càng trầm trọng hơn 3. Phân tích hiện tượng sai lệch tỷ giá (currency misalignment) và bất ổn kinh tế vĩ mô toàn cầu. Mức độ chênh lệch tỷ giá là sự chênh lệch giữa REER (tỷ giá hối đoái thực đa phương) và EREER (tỷ giá thực cân bằng) của một đồng tiền. IMF khuyến cáo các nền kinh tế nên giữ cho tỷ giá hối đoái thực đa phương thực tế (REER) gần với tỷ giá thực cân bằng (EREER) để đạt được cân bằng đối nội và đối ngoại của nền kinh tế. Tỷ giá hối đoái thực bị định giá cao hay thấp đều không tốt cho cân bằng chung của nền kinh tế. Ảnh hưởng đến quốc gia có sai lệch tỉ giá (tỷ giá hối đoái thấp – được định giá thấp). - Giữ được lợi thế xuất khẩu làm tăng GDP (do hàng hóa giá rẻ và có tính cạnh tranh trên thị trường). - Làm tăng giá hàng hóa, đặc biệt là hàng nhập khẩu đối với người tiêu dùng trong nước (người tiêu dùng trong nước sẽ phải mua với giá cao hơn do đồng tiền nước họ bị định giá thấp và do những sản phẩm nhập khẩu có giá cao hơn giá trị của nó trên thị trường quốc tế). - Giá của nguyên liệu đầu vào nhập từ nước ngoài tăng làm cho giá của các sản phẩm phục vụ cho thị trường quốc nội tăng cũng là 1 trong những lý do gây lạm phát. Khi lạm phát tăng, nó đòi hỏi phải tăng lãi suất trong nước để có thể giữ nền kinh tế trong nước ở mức kiểm soát được. - Làm mất cân bằng cán cân thương mại thế giới và quốc gia. - Giữ tỷ giá thấp còn làm rủi ro của quốc gia đó lớn hơn và có thể nó là 1 trong những lí do làm ảnh hưởng đến tài chính của quốc tế và tạo nên khủng hoảng tài chính toàn cầu. b. Ảnh hưởng đến quốc gia khác và thế giới. - Đem lại lợi thế cạnh tranh không công bằng cho các nhà xuất khẩu các quốc gia khác trên thị trường quốc tế - Mất cân bằng cán cân thương mại tạo nên thặng dư hay thâm hụt bị động khi đồng tiên của mình bị lấn át. - Nguyên nhân gia tăng tình trạng thất nghiệp ở các quốc gia này. Lợi ích lớn nhất đối với quốc gia khác đó là sự sẵn có của sản phẩm giá rẻ của quốc gia có tỷ giá hối đoái thấp tại thị trường trong nước. Điều này sẽ được đưa ra như là một trong những lý do khiến tỷ lệ lạm phát vẫn ở mức thấp Việc giảm giá vẫn có thể có tác động khuyến khích xuất khẩu ban đầu, nhưng sau đó tác động này có thể giảm đi do làm gia tăng các yếu tố đầu vào do lạm phát và tăng giá của các đầu vào nhập khẩu, trả lãi vốn vay bằng ngoại tệ. 4. Tính đến quý 1/2014, dự trữ ngoại hối Trung Quốc đạt 3,95 nghìn tỷ USD. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cho rằng dự trữ ngoại hối lớn như vậy là một gánh nặng đối với Bắc Kinh. Vận dụng kiến thức thực tế của anh (chị) để lý giải ý kiến trên. Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc năm 2013 tới 3.820 tỉ USD, tháng 6/2014 tới trên 4.000 tỉ USD và dự kiến tới cuối năm 2014 có thể tới 4.400 tỉ USD. Nắm trong tay số tiền khổng lồ đứng đầu thế giới và chiếm 1/3 tổng lượng dự trữ ngoại tệ toàn thế giới. Theo Ngân hàng trung ương Trung Quốc cho biết: Khoản ngoại tệ dự trữ này từ các nguồn sau đây: Một là, do xuất siêu, cán cân thanh toán quốc tế dư thừa ngoại tệ. Hai là, nguồn đầu tư nước ngoài (FDI) đưa vào. Ba là, khoản vay nước ngoài. Bốn là “tiền nóng” của các nhà đầu tư tiền tệ đưa vào tục lợi. Dự trữ ngoại tệ khổng lồ có hai mặt tích cực và tiêu cực. Mặt tích cực: Với khoản dự trữ ngoại hối lớn như vậy có thể giúp Trung Quốc có thể chống đỡ cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ quốc tế và cũng là chỗ dựa vững chắc để thực hiện âm mưa quốc tế hóa đồng nhân dân tệ. Ngoài ra đây cũng là chỗ dựa vững về tài chính tiền tệ để các doanh nghiệp TQ đầu tư ra nước ngoài cũng như sát nhập thu mua các công ty nước ngoài vào công ty trong nước. Mặt tiêu cực: - Một là, để tương xứng với trữ lượng ngoại hối hiện nay, TQ cần phải in thêm nhâm dân - tệ, đẩy lạm phát lên cao. Hai là, dữ trự ngoại hối của trung quốc còn đơn nhất, chủ yếu là đồng USD (trong đó hơn 70% là đồng USD, 10% là đồng Yên Nhật Bản, 20% là đồng EUR và bảng Anh, khi một đồng USD giảm giá mạnh, tính ra mỗi tháng dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc tự nhiên bị thụt két tới 30 tỉ USD), đó là chưa kể chi phí cho bảo quản, trong khi đó chúng ta không phát huy được khoản dự trữ ngoại tệ lớn này để sinh lời, đầu tư ra ngoài không linh hoạt, - không đảm bảo thu lời tương xứng với việc sử dụng ngoại tệ. Ba là, thời gian qua, dự trữ ngoại hối của TQ tăng là do lượng xuất siêu lớn vì giá nguyên vật liệu và giá nhân công rẻ, nhưng với khoản ngoại tệ thu về cất trữ trong kho khó có thể - thu lời và không đảm bảo hiệu quả cho các doanh nghiệp ngoại thương. Trong số lượng dự trữ ngoại tệ hiện nay, có 1 số lượng không nhỏ là do các nhà đầu cơ quốc tế đưa vào trục lợi, họ mua đồng nhân dân tệ với giá rẻ rồi bán lại với giá cao, hành động này có tác hại tới kinh tế và tiền tệ trong nước. Rõ ràng, cần phải giữ trong tay một mức độ dự trữ ngoại hối nhất định với mục đích ổn định tiền tệ. Nhưng nắm giữ quá nhiều sẽ gây tổn hại cho nền kinh tế quốc gia vì việc nắm giữ ngoại hối không phải là không có chi phí. 5. Nêu các hiểu biết của anh/chị về chế độ tỷ giá (de jure và de factor) của Việt nam giai đoạn 2008 – 2013. Năm 2008-2011 Cơ chế áp dụng Neo tỷ giá với biên độ được điều chỉnh 2012-2013 Cơ chế tỷ giá neo cố định Đặc điểm chế độ tỷ giá thực (de factor) Tỷ giá chính thức được điều chỉnh dần từ mức khoảng 16.100VND/USD vào đầu năm 2008 lên 16.500 VND/USD (06/08 đến 12/08), lên 17.000 VND/USD (01/09 đến 11/09), lên 17.940 VND/USD (12/09 đến 01/10), lên 18.544 VND/USD (từ 02/10 đến 08/10), lên 18.932 VND/USD (từ 08/10 đến 02/11), và sau đó lên 20.693 (từ 02/2011) và điều chỉnh tăng dần đến 20.828 vào cuối năm 2012. - Biên độ tỷ giá tại các NHTM được điều chỉnh nhiều lần lên mức +/-0,75% (từ 23/12/07 đến 09/03/08), +/-1% (10/03/08 đến 25/06/08), +/-2% (26/05/08 đến 05/11/08), +/-3% (06/11/08 đến 23/03/09), +/-5% (24/03/09 đến 25/11/09), và +/-3% (26/11/09 đến 11/02/2011), và sau đó được thu hẹp xuống +/-1% (từ 11/02/2011). - Tỷ giá chính thức giữ nguyên ở 20.828 VND/USD từ tháng 1/2012 đến 28/6/2013, tăng lên 21.036 VND/USD - Biên độ giao dịch được giữ cố định +/-1% 6. Phân tích các nguyên nhân dẫn tới hiện tượng điều chỉnh tỷ giá ngày 19/6/2014 của NHNN. Chiều 18/6, Ngân hàng Nhà nước bất ngờ điều chỉnh tỷ giá VND/USD tăng 1% từ mức 21.036 VND/USD lên 21.246 VND/USD việc điều chỉnh tỷ giá nhằm góp phần hỗ trợ xuất khẩu, qua đó hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Nguyên nhân của việc tăng tỷ giá Từ đầu năm đến nay, kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng có nhiều diễn biến tích cực, mặt bằng lãi suất tiếp tục giảm so với cuối năm 2013. Chính sách tiền tệ đã góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát ở mức thấp (CPI tháng 5 chỉ tăng 0,2% so với tháng 4 so với cùng kỳ năm ngoái, lạm phát tăng 4,72%). Trong những tháng đầu năm 2014, thị trường tiền tệ, ngoại hối diễn biến ổn định, cung cầu ngoại tệ vẫn đảm bảo. 5 tháng đầu năm cả nước xuất siêu 1,6 tỷ USD, cán cân thanh toán tổng thể thặng dư trên 10 tỷ USD, điều đó cũng giúp cho NHNN mua được một lượng ngoại tệ lớn tăng dự trữ ngoại hối lên mức kỷ lục là 35 tỷ USD. Cung tiền M2 đã có bước tăng đáng kể. Cụ thể, M2 trong tháng 7 tăng 7,36% so với cuối năm 2013. Dư thừa thanh khoản đồng nghĩa với áp lực giảm giá VND, ngoài ra, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay bằng VNĐ đã giảm 0.5-1.5%/năm so với cuối năm 2013 do đó làm giảm tính hấp dẫn của VND so với USD, gây thêm áp lực lên tỷ giá. Theo số liệu tổng hợp từ các TCTD, hệ thống hiện nay đang có trạng thái ngoại tệ âm, việc điều chỉnh tỷ giá lần này sẽ ảnh hưởng đến chi phí tài chính của hệ thống các TCTD, tuy nhiên điều chỉnh tỷ giá sẽ góp phần hỗ trợ xuất khẩu, qua đó hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, đồng thời tạo điều kiện ổn định thị trường ngoại hối, đảm bảo thanh khoản ngoại tệ, đáp ứng nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của nền kinh tế 7. Từ năm 2013, NHTM Việt nam chào sản phẩm “cho vay VND với lãi suất USD”. Hãy phân tích tác động của hiện tượng này tới hoạt động của hệ thống ngân hàng và tới sự biến động của tỷ giá. Trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng thấp, điều kiện cho vay bằng ngoại tệ bị thắt chặt, nhiều NH đang tung ra chương trình cho vay VND với lãi suất ngoại tệ nhưng thực chất số tiền vay và lãi suất đều được định giá bằng USD. Theo đó, khách hàng là DN, cá nhân có nhu cầu bổ sung vốn kinh doanh, thanh toán tiền mua hàng hóa được các NH cho vay VND thời hạn 3-6 tháng, lãi suất tối thiểu 7%/ năm. Tuy nhiên, khách hàng phải cam kết thanh toán cho NH số tiền gốc và lãi được quy đổi theo sự biến động của tỷ giá USD. Tác động tới ngân hàng - Lợi ích: + Góp phần không nhỏ trong tăng trưởng tín dụng, kích thích như cầu vay vốn. Bởi lẽ, lãi suất vay vốn bằng VND tương đối cao so với vay vốn bằng USD, đẩy chi phí sử dụng vốn của các DN lên cao nên các doanh nghiệp sẽ vay nhiều hơn bằng hình thức này. + Tiếp đó, điều kiện vay USD rất chặt chẽ. Điều này đồng nghĩa DN không có nguồn thu ngoại tệ phải vay VND rồi mua ngoại tệ của NH để thanh toán hàng hóa nhập khẩu. Thế nhưng, do lãi suất cho vay VND thường cao gấp đôi so với USD khiến DN không dám vay. Các NHTM đưa ra sản phẩm này đã giải quyết được vấn đề khơi thông nguồn vốn. - Tác hại: + Thứ nhất là rủi ro tỷ giá. + Thứ hai là rủi ro về cung vốn. Khi nhận thấy sản phẩm cho vay này thực sự giảm được chi phí sử dụng vốn so với các hình thức vay khác thì hiển nhiên cầu sẽ tăng đáng kể. Để đáp ứng được lượng cầu lớn như vậy, nhất là khi chương trình được nhân rộng, NH cần phải có nguồn ngoại tệ mạnh để chuyển đổi. a. Tác động tới tỷ giá - Để thực hiện được sản phẩm này, NHTM phải tiến hành hai việc: một là huy động tiền gửi USD, chuyển đổi USD của người gửi tiền tiết kiệm sang VND để cho vay với mức lãi suất thấp, hai là chuyển đổi VND sang USD để trả lại cho người gửi tiền tiết kiệm. Khi ngân hàng thực hiện chuyển đổi USD sang VND khiến cho cầu tiền đồng tăng lên và hiển nhiên tỷ giá USD/VND sẽ giảm. Đối với việc chuyển đổi từ VND sang USD để trả người gửi tiết kiệm. Việc NHTM mua lại nguồn ngoại tệ sẽ làm cho mức cầu ngoại tệ tăng lên - dẫn đến việc tăng tỷ giá. Theo Thông tư số 03 của NHNN về cho vay bằng ngoại tệ, các ngân hàng thương mại chỉ được phép cho vay bằng ngoại tệ để thanh toán tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ khi khách hàng có đủ nguồn thu ngoại tệ để trả nợ, ngoại trừ DN nhập khẩu xăng dầu. Điều này đồng nghĩa với việc nếu doanh nghiệp không có nguồn thu ngoại tệ sẽ phải vay VND rồi mua ngoại tệ của ngân hàng để thanh toán hàng hóa nhập khẩu. Nếu sản phần không ra đời, các doanh nghiệp không đủ điều kiện vay USD sẽ phải đi vay USD trên thị trường chợ đen để thanh toán hoạt động xuất khẩu khi đó sẽ làm cho tỷ giá chợ đen tăng lên và phát sinh thêm nhiều bất ổn. 8. Đánh giá tác động của thông tư 07/2012 về Quy định trạng thái ngoại tệ của các TCTD, 9. 10. - chi nhánh ngân hàng nước ngoài lên tỷ giá USD/VND. Phân tích các nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, 1997-1998. Nền tảng kinh tế vĩ mô yếu kém, nền kinh tế phát triển mất cân đối Thâm hụt tài khoản vãng lai (kim ngạch XNK giảm) Các dòng vốn từ bên ngoài kép vào Tỷ giá hối đoái dồn nén 1 cách khiên cưỡng Hệ thống tài chính yếu kém, mất lòng tin từ phía người dân Thị trường thương mại toàn cầu giảm sút Hoạt động đầu cơ va rút vốn hàng loạt Phân tích các nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, 2008-2009. Cuộc khủng hoảng bắt đầu từ Mỹ bằng việc cho vay mua nhà dưới chuẩn với quy mô lơn, - tạo bong bóng nhà đất. “chứng khoán hóa” đã vượt khỏi sự kiểm soát của chính phủ Do cơ cấu và cơ chế vận hành của mỹ: nới lỏng chính sách tiền tệ, sự nới lỏng trong quản lý và nới lỏng trong chính sách 11. Phân tích các nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu hiện nay. - Vi phạm quy định do chính những nước này tạo ra: nợ chính phủ không đc vượt quá 60% - GDP và thâm hụt ngân sách không quá 3% GDP. Chi tiêu theo kiểu vung tay quá trán, với việc ra nhập EU, Hi Lạp đã huy động được - nguồn vốn với chi phí thấp nhưng sử dụng không được hiệu quả. Các nước vi phạm quy định thâm hụt ngân sách (từ năm 2003) nhưng chưa bị phạt Thông tin thiếu minh bạch và độ tin cậy (ví dụ: thâm hụt ngan sách thực tế của Hy Lạp - năm 2009 là 13.6% thay vì 6% nhưng thông báo) Nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu là do chính sách tài khóa thiếu bền vững và sự mất cân đối trong việc vay nợ của các quốc gia, sự kiểm soát chi tiêu và quản lý nợ kém, không chặt chẽ, bội chi ngân sách lớn và kéo dài khiến vay nợ trở - thành nguồn lực chính bổ sung thâm hụt chi tiêu kích cầu kinh tế sau khủng hoảng năm 2008 làm trầm trọng thêm vấn đề nợ công. Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đã đẩy các nền kinh tế Âu – Mỹ vào thời kỳ suy thoái kinh tế lâu dài, buộc các chính phủ phải tăng cường chi tiêu công để kích thích kinh tế. - Một nguyên nhân nữa là sự hạn chế trong cơ chế phối hợp điều hành trong khu vực sử dụng đồng tiền chung (Eurozone), nhất là giữa tiền tệ và tài khóa. Các quốc gia trong khu vực chủ yếu hợp tác trong các chính sách tiền tệ, nhằm bảo đảm duy trì giá trị đồng Euro, trong khi các chính sách tài khóa lại chưa có được một sự đồng thuận và hài hòa tương - ứng. nguyên nhân khác khiến cuộc khủng hoảng lan rộng và có nguy cơ trầm trọng hơn chính là việc thiếu cơ chế phối hợp ứng phó giữa các quốc gia trong khu vực. Hầu hết các quốc gia đều cố gắng thực hiện những chính sách của riêng mình và khi không thể giải cứu được nền kinh tế mới nhờ đến sự viện trợ của EU và IMF, mà không hề có những cảnh báo sớm với một chiến lược xử lý về dài hạn được đưa ra. - [...]... rộng và có nguy cơ trầm trọng hơn chính là việc thiếu cơ chế phối hợp ứng phó giữa các quốc gia trong khu vực Hầu hết các quốc gia đều cố gắng thực hiện những chính sách của riêng mình và khi không thể giải cứu được nền kinh tế mới nhờ đến sự viện trợ của EU và IMF, mà không hề có những cảnh báo sớm với một chiến lược xử lý về dài hạn được đưa ra - ... trong khu vực sử dụng đồng tiền chung (Eurozone), nhất là giữa tiền tệ và tài khóa Các quốc gia trong khu vực chủ yếu hợp tác trong các chính sách tiền tệ, nhằm bảo đảm duy trì giá trị đồng Euro, trong khi các chính sách tài khóa lại chưa có được một sự đồng thuận và hài hòa tương - ứng nguyên nhân khác khiến cuộc khủng hoảng lan rộng và có nguy cơ trầm trọng hơn chính là việc thiếu cơ chế phối hợp ứng ... đoái thực đa phương thực tế (REER) gần với tỷ giá thực cân (EREER) để đạt cân đối nội đối ngoại kinh tế Tỷ giá hối đoái thực bị định giá cao hay thấp không tốt cho cân chung kinh tế Ảnh hưởng đến... kinh tế vĩ mô toàn cầu Mức độ chênh lệch tỷ giá chênh lệch REER (tỷ giá hối đoái thực đa phương) EREER (tỷ giá thực cân bằng) đồng tiền IMF khuyến cáo kinh tế nên giữ cho tỷ giá hối đoái thực. .. sau đây: Một là, xuất siêu, cán cân toán quốc tế dư thừa ngoại tệ Hai là, nguồn đầu tư nước (FDI) đưa vào Ba là, khoản vay nước Bốn “tiền nóng” nhà đầu tư tiền tệ đưa vào tục lợi Dự trữ ngoại tệ

Ngày đăng: 11/10/2015, 16:12

w