1. Trang chủ
  2. » Tất cả

bt555

36 146 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 197 KB

Nội dung

MỤC LỤC MỤC LỤC 1 LỜI MỞ ĐẦU . 1 PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ KẾ TOÁN CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI .2 1.1. Khái niệm và vai trò của tỷ giá hối đoái: .2 1.1.1. Khái niệm tỷ giá: .2 1.1.2. Vai trò của tỷ giá: 3 1.1.2.1. Đối với quan hệ thương mại và tài chính quốc tế: 3 1.1.2.2. Đối với thị trường ngoại hối: 4 1.1.2.3. Đối với các chủ thể kinh tế: 4 1.2. Hạch toán tỷ giá hối đoái theo chuẩn mực kế toán quốc tế: .5 1.2.1 Vấn đề đặt ra 5 1.2.2 phạm vi áp dụng .5 1.2.3 hạch toán kế toán các giao dịch ngoại tệ 5 1.2.4 công bố .9 1.3 Kinh nghiệm trong quản lý, chính sách về tỷ giá hối đoái trên thế giới: .10 1.3.1 Chế độ tỷ giá hối đoái cố định .10 1.3.1.1 Chế độ đồng giá vàng (1880 – 1932): 10 1.3.1.2. Chế độ tỷ giá cố định theo thỏa ước Bretton Woods (1946 – 1971) 12 1.3.1.3. Nhận định chung về chế độ tỷ giá cố định: .14 1.3.2. Chế độ tỷ giá thả nổi (từ năm 1973 đến nay): .15 1.3.3. Chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý (bán thả nổi): .16 PHẦN II: TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ KẾ TOÁN CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM .18 2.1 Q trình điều hành chính sách và quản lý tỷ giá hối đối ở Việt Nam: .18 2.1.1 Trước năm 1986 .18 2.1.2 Năm 1986 .18 2.1.3 Giai đoạn 1988 đến 1991 .19 2.1.4 Giai đoạn 1991 – 1994 .21 2.1.5 Giai đoạn từ tháng 10/1994 đến 1997 25 2.1.6 Từ 1997 đến nay .26 2.2 Hệ thống Luật, chuẩn mực, quy định chế độ hiện hành về hạch tốn tỷ giá hối đối ở Việt Nam: 27 PHẦN III: Ý KIẾN ĐỀ XUẤT VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐỐI VÀ KẾ TỐN TỶ GIÁ HỐI ĐỐI 29 3.1 Nhận xét, đánh giá về tỷ giá hối đối và kế tốn chênh lệch tỷ giá hối đối: 29 3.2 Đề xuất hồn thiện tỷ giá hối đối và kế tốn tỷ giá hối đối: .31 KẾT LUẬN .33 TÀI LIỆU THAM KHẢO 34 LỜI MỞ ĐẦU Với sự phát triển như vũ bão của nền kinh tế thế giới, các mối quan hệ kinh tế trên mọi lĩnh vực của một nước ngày càng được mở rộng ra các nước khác, do đó vấn đề thanh toán, định giá, so sánh, phân tích đánh giá về mặt giá trị và hiệu quả trở nên phức tạp hơn nhiều. Đơn vị thanh toán không chỉ là tiền tệ trong nước mà còn phải sử dụng các loại ngoại tệ khác nhau liên quan đến việc trao đổi tiền của nước khác. Hoạt động chuyển đổi đồng tiền này thành đồng tiền khác trong qua trình quan hệ giữa các nước với nhau đã làm nảy sinh phạm trù tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đoái tác động lên hoạt động xuất nhập khẩu và có ảnh hưởng rất mạnh tới nền kinh tế. Tỷ giá hối đoái còn là một công cụ hữu ích trong chính sách của nhà nước để đạt được các mục tiêu kinh tế đặt ra. Tuy nhiên tỷ giá hối đoái là một phạm trù kinh tế nhạy cảm và rất phức tạp nên việc quản lý tỷ giá là rất khó khăn. Hiện nay với việc tỷ giá hiện nay biến động mạnh và khó lường cho thấy chính sách tỷ giá của Việt Nam hiện nay chưa hợp lý, công tác quản lý tỷ giá yếu kém. Để tìm ra chính sách tỷ giá hối đoái hợp lý, linh hoạt và nâng cao năng lực quản lý tỷ giá của cơ quan nhà nước nên tôi lựa chọn tìm hiểu về “ tỷ giá hối đoái và kế toán tỷ giá hối đoái”. Cơ cấu đề án gồm 3 phần: Phần I: Tổng quan về tỷ giá hối đoái và kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái. Phần II: Tỷ giá hối đoái và kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái ở Việt Nam. Phần III: Ý kiến đề xuất về tỷ giá hối đoái và kế toán tỷ giá hối đoái tại Việt Nam. 1 PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ KẾ TOÁN CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI. 1.1. Khái niệm và vai trò của tỷ giá hối đoái: 1.1.1. Khái niệm tỷ giá: Hầu hết các nước trên thế giới đều có đồng tiền của riêng mình như Mỹ có đồng đôla, Pháp có đồng frăng, Nhật có đồng yên, Trung quốc có nhân dân tệ…. Trong quan hệ thương mại quốc tế giữa hai nước với nhau, việc chuyển đổi từ đồng tiền này sang đồng tiền khác là rất phổ biến. vậy cơ sở đâu để quy đổi hai đồng tiền với nhau? Để quy đổi hai đồng tiền ta dùng tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền. Có nhiều quan niệm về tỷ giá như: Tỷ giá là giá cả của một đồng tiền được biểu hiện bằng một số lượng đơn vị của một đồng tiền khác, tỷ giá là số đơn vị nội tệ trên một đơn vị ngoại tệ hay ngược lại, tỷ giá phản ánh mối quan hệ về mặt giá trị giữa các đồng tiền khác nhau. Hiện nay trên thế giới có hai phương pháp niêm yết tỷ giá là phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp: - Phương pháp trực tiếp: là cách niêm yết một số lượng cố định ngoại tệ được biểu hiện bằng một số lượng biến đổi nội tệ. Đồng yết giá là ngoại tệ, đồng tiền định giá là nội tệ. - Phương pháp gián tiếp: là cách niêm yết một số lượng cố định nội tệ được biểu hiện bằng một số lượng biến đổi ngoại tệ. Đồng tiền yết giá là nội tệ, đồng tiền định giá là ngoại tệ. Đa số các nước niêm yết tỷ giá theo phương pháp trực tiếp, chỉ có năm đồng tiền được niêm yết gián tiếp là GBP, AUD, NZD, EUR, SDR trong đó USD là đồng tiền định giá. 2 1.1.2. Vai trò của tỷ giá: Tỷ giá có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, nó tác động đến giá cả tương đối của hàng hoá trong nước và hàng hoá nước ngoài. Khi đồng tiền một nước tăng giá (tăng trị giá so với các đồng tiền khác) thì hàng hoá của nước đó tại nước ngoài trở thành đắt hơn và hàng hoá nước ngoài tại nước đó trở thành rẻ hơn (giá nội địa tại hai nước giữ nguyên). Ngược lại, khi đồng tiền của một nước sụt giá, hàng hoá của nước đó tại nước ngoài trở thành rẻ hơn trong khi hàng hoá nước ngoài tại nước đó trở nên đắt hơn. 1.1.2.1. Đối với quan hệ thương mại và tài chính quốc tế: Tỷ giá hối đoái đóng vai trò chính trong thương mại quốc tế, nó cho phép chúng ta so sánh giá cả của các hàng hoá và dịch vụ sản xuất trên các nước khác nhau. Giá hàng xuất khẩu của một nước sẽ được tính theo giá của nước nhập khẩu nếu biết tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền của hai nước. Khi đồng tiền của một nước mất giá, người nước ngoài nhận ra rằng hàng xuất khẩu của nước đó rẻ đi nên sẽ mua nhiều hơn làm tăng xuất khẩu, trong khi người dân trong nước nhận thấy hàng nhập khẩu từ nước ngoài đắt hơn, điều đó làm cho người dân trong nước dùng hàng nhập khẩu ít hơn nên xuất khẩu giảm. Vì vậy tỷ giá hối đoái được sử dụng để điều tiết chính sách khuyến khích xuất khẩu hay nhập khẩu hàng hoá của một nước. Đồng tiền ổn định và tỷ giá hối đoái có vai trò quan trọng trong chính sách tiền tệ, nó là mục tiêu của chính sách tiền tệ mà mọi quốc gia đều hướng tới. Đồng tiền ổn định và tỷ giá hợp lý sẽ tạo điều kiện cho việc duy trì, mở rộng và phát triển các mối quan hệ kinh tế trong nước và quốc tế, giúp cho nền kinh tế trong nước có điều kiện hội nhập khu vực và thế giới ngày càng mạnh mẽ hơn. 3 1.1.2.2. Đối với thị trường ngoại hối: Thị trường ngoại hối là nơi diễn ra việc mua bán các đồng tiền khác nhau. Thông qua thị trường ngoại hối mà đồng tiền các nước được trao đổi và định giá theo quy luật cung cầu, vì vậy qua thị trường ngoại hối tỷ giá giữa các đồng tiền được hình thành. Tác động vào tỷ giá sẽ tác động vào xuất nhập khẩu, nên sẽ làm tăng nguồn ngoại tệ hoặc hút nguồn ngoại tệ của thị trường ngoại hối. thông qua tỷ giá ta có thể làm cân bằng thị trường ngoại hối. Đối với những cá nhân, tổ chức tham gia thị trường ngoại hối với mục đích kiếm lời thông qua chênh lệch tỷ giá, nếu tỷ giá biến động mạnh và khó lường sẽ làm cho họ bị tổn thất khiến cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các chủ thể kinh tế giảm, nếu tình trạng trên khéo dài sẽ dẫn tới thị trường ngoại hối kém phát triển., vì thế một tỷ giá ổn định sẽ làm cho thị trường ngoại hối phát triển. 1.1.2.3. Đối với các chủ thể kinh tế: Tỷ giá có ảnh hướng tới mọi thành phần kinh tế. Việc tăng giá một đồng tiền có thể làm cho những nhà sản xuất trong nước khó khăn trong việc bán hàng của họ ở nước ngoài và có thể tăng sự cạnh tranh của hàng nước ngoài tại nước vì giá hàng ngoại giảm đi. Tuy việc tăng giá một đồng tiền làm thiệt hại một số nhà kinh doanh trong nước nhưng người tiêu dùng lại được lợi vì hàng ngoại rẻ đi, người dân có thể sử dụng được sản phẩm dịch vụ tốt, chất lượng của nước ngoài với giá rẻ hơn. Đối với các cá nhân hoặc tổ chức kinh tế nắm giữ ngoại tệ, kinh doanh ngoại tệ, nhất là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu luôn luôn phải đối mặt với rủi ro tỷ giá. Khi tỷ giá tăng các doanh nghiệp nhập khẩu sẽ phải mua ngoại tệ với giá đắt hơn nên chi phí tăng làm giảm lợi nhuận, còn các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ nhận được ngoại tệ với giá trị lớn hơn, lợi nhuận tăng lên. 4 1.2. Hạch toán tỷ giá hối đoái theo chuẩn mực kế toán quốc tế: 1.2.1 Vấn đề đặt ra Việc kế toán các giao dịch ngoại tệ và hoạt động ở nước ngoài được quy định. Các nội dung chủ yếu được đưa ra bao gồm: • Tỷ giá nào được sử dụng để ghi nhận và chuyển đổi? • Làm thế nào để ghi nhận ảnh hưởng tài chính của những thay đổi tỷ giá trong các báo cáo tài chính. 1.2.2 phạm vi áp dụng IAS cần được áp dụng để kế toán cho: • Các giao dịch ngoại tệ. • Chuyển đổi các báo cáo tài chính của các hoạt động ở nước ngoài. 1.2.3 hạch toán kế toán các giao dịch ngoại tệ 1.2.3.1 Các giao dịch ngoại tệ là những giao dịch bằng đồng ngoại tệ, bao gồm: • Mua hoặc bán hàng hóa hoặc dịch vụ. • Vay hoặc cho vay vốn. • Kết thúc các hợp đồng hối đoái chưa thực hiện. • Mua vào hoặc bán ra tài sản. • Phát sinh và thanh toán nợ. 1.2.3.2 Các nguyên tắc sau được áp dụng cho việc ghi nhận và tính toán các giao dịch ngoại tệ: • Sử dụng tỷ giá giao ngay áp dụng vào ngày giao dịch. 5 • Nếu không được thanh toán trong cùng kỳ kế toán có phát sinh thì các khoản bằng tiền có được (tức là các khoản được nhận hoặc được trả bằng tiền mặt) được chuyển đổi theo tỷ giá đóng cửa. • Chệnh lệch hối đoái khi thanh toán các khoản bằng tiền được ghi nhận trong thu nhập. • Các khoản mục không phải bằng tiền (ví dụ hàng tồn kho, tài sản, nhà xưởng và thiết bị) đã kết chuyển theo chi phí ban đầu sẽ được báo cáo theo tỷ giá giao ngay vào ngày giao dịch. • Các khoản không phải bằng tiền đã kết chuyển theo giá trị thực tế sẽ được báo cáo theo tỷ giá giao ngay vào ngày đánh giá. • Chênh lệch tỷ giá từ việc quy đổi các khoản bằng tiền vào ngày lập bảng tổng kết tài sản được ghi nhận vào thu nhập. • Theo phương pháp hạch toán thay thế cho phép, chênh lệch tỷ giá do giảm giá nghiêm trọng của một loại tiền tệ theo những điều kiện nghiêm ngặt có thể được tính vào giá trị kết chuyển của tài sản; xem tham khảo SIC 11. • Chênh lệch tỷ giá phát sinh từ một khoản bằng tiền trong nội bộ tập đoàn, tạo nên một phần giá trị đầu tư thuần của doanh nghiệp vào một đơn vị nước ngoài sẽ được tính vào vốn góp cổ đông cho tới khi thanh lý. • Chênh lệch tỷ giá phát sinh từ một khoản nợ nước ngoài dùng để tự bảo hiểm cho một khoản đầu tư thuần của doanh nghiệp vào một tổ chức nước ngoài sẽ được tính vào vốn chủ sở hữu cho tới khi thanh lý. 1.2.3.3 Các hoạt động ở nước ngoài Một hoạt động ở nước ngoài là một công ty con, đơn vị liên doanh, liên kết hoặc chi nhánh có hoạt động được đóng tại hoặc được tiến hành tại một nước khác không phải là nước sở tại của doanh nghiệp lập báo cáo. Phân biệt hai loại: 6 • Đơn vị ở nước ngoài: Hoạt động ở nước ngoài không phải là một phần hợp nhất trong hoạt động của doanh nghiệp báo cáo. • Hoạt động hợp nhất ở nước ngoài: Hoạt động ở nước ngoài là một phần hợp nhất với hoạt động của doanh nghiệp báo cáo. Theo mục đích phân loại, các chỉ số khác nhau được xem xét dựa trên việc hoạt động nước ngoài được cấp vốn như thế nào và hoạt động như thế nào trong mối liên quan với doanh nghiệp báo cáo. Phương pháp sử dụng cho việc giải thích các báo cáo tài chính của hoạt động ở nước ngoài được dựa theo việc phân loại. 1.2.3.4 Phương pháp tỷ giá đóng cửa được sử dụng cho việc quy đổi các báo cáo tài chính của các đơn vị ở nước ngoài. Quy tắc quy đổi: • Tất cả tài sản và nợ càn phải được quy đổi theo tỷ giá đóng cửa (vào ngày của bảng tổng kết tài sản). • Thu nhập và chi phí cần được quy đổi vào những ngày giao dịch thực sự. Tỷ giá xấp xỉ hoặc trung bình cũng được phép áp dụng theo yêu cầu thực tiễn. • Các nguyên tắc đặc biệt áp dụng cho các đơn vị ở những nước có siêu lạm phát. • Mọi chênh lệch tỷ giá sau chuyển đổi được trực tiếp đưa vào vốn chủ sở hữu (trước là dự trữ quy đổi giao dịch ngoại tệ, FCTR). • Khi thanh lý một khoản đầu tư thuần, tổng giá trị FCTR được ghi nhận vào thu nhập. 1.2.3.5 Phương pháp tạm thời được sử dụng cho việc chuyển đổi các báo cáo tài chính của các hoạt động hợp nhất ở nước ngoài. Các khoản mục trong báo cáo tài chính được chuyển đổi như thể là chính đơn vị báo cáo tham gia vào tất cả các giao dịch hoạt động nước ngoài. Các nguyên tắc chuyển đổi: 7 • Tất cả các khoản bằng tiền được quy đổi theo tỷ giá đóng cửa. • Các khoản không phải bằng tiền được ghi chép theo chi phí ban đầu và được quy đổi theo tỷ giá ban đầu. • Các khoản không phải bằng tiền do các hoạt động nước ngoài có được khi đầu tư vào các hoạt động này, được quy đổi theo tỷ giá của ngày có được khoản đầu tư đó. • Các khoản không phải bằng tiền được đánh giá lại sẽ được quy đổi theo tỷ giá vào ngày đánh giá. • Các khoản lãi cổ đông được quy đổi theo tỷ giá ban đầu. • Các khoản trong báo cáo thu nhập được quy đổi theo tỷ giá vào ngày giao dịch hoặc bất kỳ tỷ giá hối đoái bình quân gia quyền phù hợp nào trong kỳ. • Chênh lệch tỷ giá được đưa vào thu nhập. • Báo cáo theo tập đoàn có thể yêu cầu điều chỉnh theo IAS 21.28 để giảm giá trị kết chuyển của một tài sản xuống mức có thể thu hồi được hoặc giá trị thuần có thể thực hiện. 1.2.3.6 Thay đổi trong việc phân loại các hoạt động ở nước ngoài có thể xảy ra tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể. Những bước quy đổi dưới đây liên quan đến cách phân loại đã chỉnh sửa, cần được áp dụng từ ngày thay đổi: • Hoạt động hợp nhất với đơn vị ở nước ngoài: Chênh lệch tỷ giá do chuyển đổi vào ngày phân loại lại được chuyển sang FCTR. • Đơn vị ở nước ngoài chuyển sang hoạt động hợp nhất: FCTR vẫn được giữ nguyên cho tới khi hoạt động được bán đi. Các khoản không phải bằng tiền được ghi theo tỉ giá vào ngày phân loại lại sau này trở thành “ngày mua”. 8

Ngày đăng: 18/04/2013, 15:19

Xem thêm

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w