Cho hàm số bậc nhất y = ax - 4 (1). 26. Cho hàm số bậc nhất y = ax - 4 (1). Hãy xác định hệ số a trong mỗi trường hợp sau: a) Đồ thị của hàm số (1) cắt đường thẳng y = 2x - 1 tại điểm có hoành độ bằng 2. b) Đồ thị của hàm số (1) cắt đường thẳng y = -3x + 2 tại điểm có tung độ bằng 5. Bài giải: a) Giả sử M là giao điểm của đồ thị của hàm số (1) và đường thẳng y = 2x -1. Vì M thuộc đường thẳng y = 2x - 1 và có hoành độ là x = 2 nên tung độ của nó là y = 2 . 2 - 1 = 3. Như vậy ta có M(2; 3). Vì M thuộc đồ thị của hàm số (1) nên 3 = a . 2 - 4. Do đó a = 3,5. b) Gọi N là giao điểm của đồ thị của hàm số (1) và đường thẳng y = -3x + 2. Lập luận tương tự như trên, ta tìm được N(-1; 5) và a = -9.
Cho hàm số bậc nhất y = ax - 4 (1). 26. Cho hàm số bậc nhất y = ax - 4 (1). Hãy xác định hệ số a trong mỗi trường hợp sau: a) Đồ thị của hàm số (1) cắt đường thẳng y = 2x - 1 tại điểm có hoành độ bằng 2. b) Đồ thị của hàm số (1) cắt đường thẳng y = -3x + 2 tại điểm có tung độ bằng 5. Bài giải: a) Giả sử M là giao điểm của đồ thị của hàm số (1) và đường thẳng y = 2x -1. Vì M thuộc đường thẳng y = 2x - 1 và có hoành độ là x = 2 nên tung độ của nó là y = 2 . 2 - 1 = 3. Như vậy ta có M(2; 3). Vì M thuộc đồ thị của hàm số (1) nên 3 = a . 2 - 4. Do đó a = 3,5. b) Gọi N là giao điểm của đồ thị của hàm số (1) và đường thẳng y = -3x + 2. Lập luận tương tự như trên, ta tìm được N(-1; 5) và a = -9.