Trong xây dựng kinh tế-xã hội, Tây Nguyên có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì? Câu 1. Trong xây dựng kinh tế-xã hội, Tây Nguyên có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì? Trả lời a/ Thuận lợi + Vị trí địa lí: Tây Nguyên ở vị trí bản lề của phần nam bán đảo Đông Dương, có nhiều điều kiện để mở rộng giao lưu kinh tế - văn hóa với các vùng trong nước, với các nước trong Tiểu vùng sông Mê Công. + Có nhiều tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên và nhân văn: - Đất trồng: có diện tích lớn đất ba dan (1,36 triệu ha, 66 % diện tích đất ba dan cả nước), thích hợp để trồng cây công nghiệp, dặc biệt là cây cà phê. - Rừng: có diện tích và trữ ỉượng lớn nhất nước (gần 3 triệu ha 25% diện tích rừng cả nước), rừng còn nhiều gỗ quý, chim và thú quý - Thủy năng: trữ năng thủy điện lớn (21 % của cả nước), xếp sau Tây Bắc - Khoáng sản: có trữ lượng lớn bô xít (khỏang 3 tỉ tấn), tập trung ở nam Tây Nguyên - Cảnh quan du lịch: đa dạng (hồ, thác, rừng _.) - Các dân tộc ở Tây Nguyên có bản sắc văn hóa phong phú với nhiều nét đặc thù. - Tây Nguyên có thế mạnh về trồng cây công nghiệp lâu năm, khai thác lâm sản và thủy năng, du lịch sinh thái và du lịch văn hóa. + Được sự chú trọng đầu tư của Nhà nước, đang thu hút nhiều dự án đầu tư của trong nước và của nước ngoài. b/ Khó khăn: + Mùa khô kéo dài 4 -5 tháng, mực nước ngầm hạ thấp, việc làm thủy lợi khó khăn và tốn kém, rừng dễ bị cháy. Vào mùa mưa đất ba dan vụn bở dễ bị xói mòn, rửa trôi + Thiếu lao động có chuyên môn kĩ thuật, có tay nghề giỏi + Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chầt kĩ thuật của các ngành kinh tế còn trong tình trạng kém phát triển
Trong xây dựng kinh tế-xã hội, Tây Nguyên có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì? Câu 1. Trong xây dựng kinh tế-xã hội, Tây Nguyên có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì? Trả lời a/ Thuận lợi + Vị trí địa lí: Tây Nguyên ở vị trí bản lề của phần nam bán đảo Đông Dương, có nhiều điều kiện để mở rộng giao lưu kinh tế - văn hóa với các vùng trong nước, với các nước trong Tiểu vùng sông Mê Công. + Có nhiều tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên và nhân văn: - Đất trồng: có diện tích lớn đất ba dan (1,36 triệu ha, 66 % diện tích đất ba dan cả nước), thích hợp để trồng cây công nghiệp, dặc biệt là cây cà phê. - Rừng: có diện tích và trữ ỉượng lớn nhất nước (gần 3 triệu ha 25% diện tích rừng cả nước), rừng còn nhiều gỗ quý, chim và thú quý - Thủy năng: trữ năng thủy điện lớn (21 % của cả nước), xếp sau Tây Bắc - Khoáng sản: có trữ lượng lớn bô xít (khỏang 3 tỉ tấn), tập trung ở nam Tây Nguyên - Cảnh quan du lịch: đa dạng (hồ, thác, rừng _.) - Các dân tộc ở Tây Nguyên có bản sắc văn hóa phong phú với nhiều nét đặc thù. - Tây Nguyên có thế mạnh về trồng cây công nghiệp lâu năm, khai thác lâm sản và thủy năng, du lịch sinh thái và du lịch văn hóa. + Được sự chú trọng đầu tư của Nhà nước, đang thu hút nhiều dự án đầu tư của trong nước và của nước ngoài. b/ Khó khăn: + Mùa khô kéo dài 4 -5 tháng, mực nước ngầm hạ thấp, việc làm thủy lợi khó khăn và tốn kém, rừng dễ bị cháy. Vào mùa mưa đất ba dan vụn bở dễ bị xói mòn, rửa trôi + Thiếu lao động có chuyên môn kĩ thuật, có tay nghề giỏi + Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chầt kĩ thuật của các ngành kinh tế còn trong tình trạng kém phát triển